Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Học kì II

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Học kì II

Sinh hoạt tập thể

 Sinh hoạt lớp

1. Nhận xét tuần qua:

- Nề nếp:

+ Các em có ý nghe cô giáo giảng bài.

+ Mặc đồng phục tương đối đầy đủ.

+ Các em có ý thức đi học chuyên cần

- Học tập:

+ Nhiều em đã học tiến bộ , tuy nhiên vẫn còn một vài em học yếu: Phương, Hiệp c, Huy.

+ Các em học sinh yếu đã đi ôn luyện thêm 1 buổi / tuần

 

doc 218 trang Người đăng hang30 Lượt xem 338Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh hoạt tập thể
 Sinh hoạt lớp
1. Nhận xét tuần qua:
- Nề nếp:
+ Các em có ý nghe cô giáo giảng bài... 
+ Mặc đồng phục tương đối đầy đủ.
+ Các em có ý thức đi học chuyên cần
- Học tập:
+ Nhiều em đã học tiến bộ , tuy nhiên vẫn còn một vài em học yếu: Phương, Hiệp c, Huy.
+ Các em học sinh yếu đã đi ôn luyện thêm 1 buổi / tuần
- VSCN và VS lớp học :
+Một vài emvệ sinh chưa sạch sẽ:Vương, Vượng, Thảo
+ Cán bộ lớp kiểm tra VS CN tốt, vệ sinh lớp học sạch sẽ.
- TDVS: Các em đã có ý thức xếp hàng tập thể dục; ra vào lớp; 
2. Kế hoạch tuần tới .
+ Tiếp tục học tuần 20.
+Tránh hiện tượng không đeo khăn quàng đến lớp và không chuẩn bị bài ở nhà.
+ Đội ngũ cán bộ lớp phải thường xuyên KT các bạn : VSCN, chuẩn bị bài ở nhà ...
3.Tuyên dương
Chiến, Thắng, Trang, Huyền
Tuần 19:
Thứ hai ngày 16 tháng 01 năm 2006
Tập đọc
Chuyện bốn mùa
I - Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Từ ngữ: đâm chồi nảy lộc, đơm, bập bùng, tựu trường.
- Hiểu nội dung: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng đều có ích lợi cho cuộc sống.
II - đồ dùng:
- Tranh SGK, bảng phụ.
III - Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
A. Kiểm tra: (3-5’)
- Kiểm tra sách vở của HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu: (1-2’)
- GV giới thiệu 7 chủ điểm của sách Tiếng Việt 2 (tập 2).
- Mở đầu chủ điểm bốn mùa là bài tập đọc “Chuyện bốn mùa”
2. Luyện đọc đúng: (33’)
- GV đọc toàn bài -> HS đọc thầm.
- HS chia đoạn.
a. Đoạn 1:
	- Đọc đúng:
	+ Câu 1	: nàng tiên.
	+ Lời Xuân	: sung sướng.
+ Lời Đông	: học trò.
+ Lời Hạ	: trăng rằm rước đèn.
+ Lời Thu	: bếp lửa, nhà sàn.
- Từ ngữ: đâm chồi nảy lộc, đơm, bập bùng.
- Hướng dẫn đọc: phân biệt giọng kể với giọng nhân vật ngắt hơi đúng sau các dầu câu. Lên giọng cuối câu hỏi.
- GV đọc đoạn -> HS đọc -> HS nhận xét, GV cho điểm.
b. Đoạn 2:
- Đọc đúng:
	+ Câu 1	: Ngắt hơi sau “bà Đất”
	+ Lời bà Đất	: ngắt hơi sau: mầm sống, xuân về, cây cối, nảy lộc.
- Từ ngữ: Tựu trường.
- Hướng dẫn đọc: Giọng bà Đất vui vẻ rành rẽ. Nhấn giọng ở một số từ gợi cảm.
- GV đọc đoạn 2 -> HS đọc -> HS, GV nhận xét.
* Hướng dẫn đọc cả bài: Giọng vui, phân biệt lời các nhân vật. Ngắt hơi đúng.
- 2 HS đọc nối đoạn.
- 1 HS đọc cả bài.
Tiết 2
1. Luyện đọc: (8-10’)
- HS đọc đoạn -> HS đọc cả bài.
2. Tìm hiểu bài: (17-20’)
- HS đọc thầm đoạn 1 và cầu hỏi 1.
(4 nàng tiên tượng trưng 4 mùa) -> Cho HS quan sát tranh.
- HS đọc thầm câu hỏi 2.
+ Mùa Xuân có gì hay: 
.Theo lời nàng Đông? (Vườn cây đâm chồi nảy lộc).
. Lời bà Đất? (Xuân làm cho cây lá tươi tốt).
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi 3.
+ Mùa Hạ, mùa Thu, mùa Đông có gì hay?
- Em thích nhất mùa nào? Vì sao?
- GV chốt: Bốn mùa đều có vẻ đẹp riêng, đem lại ích lợi cho cuộc sống.
3. Luyện đọc lại: (7’)
- HS đọc cả bài.
- HS đọc phân vai -> Bình chọn bạn đọc hay.
4. Củng cố, dặn dò: (3’)
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà chuẩn bị tiết kể chuyện.
Thứ ba ngày17 tháng 01 năm 2006
Kể chuyện
Chuyện bốn mùa
I - mục đích yêu cầu:
- Rèn luyện kỹ năng nói: Kể lại chuyện, phối hợp điệu bộ, thay đổi giọng.
- Dựng lại câu chuyện theo lối phân vai.
- Rèn kỹ năng nghe: Theo dõi bạn, đánh giá.
II - đồ dùng: Tranh SGK.
III - Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: (3-5’)
- Nêu tên chuyện em thích nhất đã học? Chuyện đó có nhân vật nào? Kể về chuyện đó?
B. Bài mới: (28-30’)
1. Giới thiệu bài: (1-2’)
2. Hướng dẫn HS kể chuyện:
a. HS kể đoạn 1 theo tranh:
- HS đọc yêu cầu.
- Quan sát tranh -> HS đọc lời dưới tranh, nhận ra từng nàng tiên qua cách ăn mặc, cảnh.
- HS kể đoạn 1 -> Khuyến khích HS kể bằng lời kể của mình.
b. Kể toàn bộ câu chuyện:
- HS kể đoạn 2.
- HS kể nối tiếp đoạn.
- HS kể cả chuyện.
c. Dựng lại câu chuyện theo vai:
- HS kể phân vai.
- HS nhận xét, GV nhận xét.
3. Củng cố (1-2’)
- GV nhận xét giờ học.
- Khen 1 số em.
Chính tả (Tập chép)
Chuyện bốn mùa
I - mục đích yêu cầu:
- Chép chính xác một đoạn trích trong “Chuyện bốn mùa” viết hoa đúng các tên riêng.
- Luyện viết đúng các âm dễ lẫn l/n.
II - đồ dùng: Bảng phụ.
III - Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu: (1-2’)
a. Hướng dẫn Chính tả:
* Hướng dẫn HS chuẩn bị: (8-10’)
- GV đọc đoạn chép.
- Tìm các tên riêng trong bài?
- Viêt đúng: Tựu trường, ghét, nảy lộc, có ích, trời xanh.
+ GV đọc, viết bảng từ -> HS đọc + phân tích.
+ HS viết bảng: tựu trường, ghét, nảy lộc.
* GV đọc lần 2 - Hướng dẫn HS chép bài: (13-15’)
- HS nêu cách trình bày.
- HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng.
- GV ra hiệu lệnh -> HS chép bài.
b. Chấm chữa: (3-5’)
- GV đọc -> HS soát lỗi 2 lần.
- HS ghi tổng số lỗi -> chữa lỗi.
- GV chấm điểm.
c. Luyện tập: (5-7’)
- Bài 2 (a) -> vở.
- HS đọc yêu cầu: Điền l hay n -> HS làm vở.
- Bài 3 (a) -> HS làm miệng.
d. Củng cố: (1-2’)
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà viết lại từ sai cho đúng.
Thứ tư ngày 18 tháng 02 năm 2006
Tập đọc
Lá thư nhầm địa chỉ
I - mục đích yêu cầu:
- Đọc: đọc trơn, ngắt nghỉ đúng, phân biệt giọng.
- Đọc hiểu: một số từ ngữ, nắm được một số kiến thức về thư từ, biết cách ghi địa chỉ trên bì thư.
- Nhớ: không được bóc thư, xem trộm thư.
II - đồ dùng:
- Phong bì đã dùng có tem, dấu bưu điện.
III - Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: (3-5’)
- HS đọc: Chuyện bốn mùa.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1-2’)
2. Luyện đọc đúng: (15-17’)
- GV đọc mẫu -> HS đọc thầm.
- GV chia đoạn.
a. Đoạn 1:”Mai đang  nhà mình mà”
	- Đọc đúng:
	+ Câu 1	: treo tranh tết
- Hướng dẫn đọc: đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật. Giọng bác đưa thư gọi giục giã, giọng Mai ngây thơ, ngạc nhiên, giọng mẹ ôn tồn. Lên giọng ở cuối câu hỏi.
- GV đọc mẫu -> HS đọc.
b. Đoạn 2: còn lại.
- Đọc đúng:
	+ Lời mẹ	: trả lại, bưu điện, chuyển giúp.
- Từ ngữ: bưu điện.
- Hướng dẫn đọc: Giọng mẹ giảng giải, ngắt hơi đúng.
- GV đọc mẫu -> HS đọc.
* 2 HS đọc nối đoạn.
 1 HS đọc cả bài.
3. Tìm hiểu bài: (8-10’)
- HS đọc thầm đoạn 1 và câu hỏi 1.
+ Nhận được phong thư Mai ngạc nhiên về điều gì?
(Nhận được phong thư Mai ngạc nhiên vì nhà Mai không có ai tên Tường)
- HS đọc thầm đoạn 2 và câu hỏi 2.
+ Tại sao mẹ bảo Mai đừng bóc thư của ông Tường?
(Mẹ bảo Mai đừng bóc thư của ông Tường vì bóc thư của người khác là mất lịch sự -> phạm pháp).
- GV giới thiệu cách bóc thư.
- Trên phong bì thư ghi những gì? Ghi như vậy để làm gì?
4. Luyện đọc lại: (3-5’)
- HS đọc phân vai.
5. Củng cố: (4-6’)
- GV nhận xét giờ học.
- Hiểu và thực hiện không bóc thư của người khác.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn tử: Từ ngữ về các mùa 
Đặt và trả lời câu hỏi “Khi nào?”
I - mục đích yêu cầu:
- Biết gọi tên các tháng trong năm và các tháng bắt đầu, kết thúc của từng mùa.
- Xếp được các ý theo lời bà Đất trong “Chuyện bốn mùa” phù hợp với từng mùa.
- Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ “Khi nào?”
II - đồ dùng:
- Bảng phụ.
III - Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: (3-5’)
- Kiểm tra sách vở + đồ dùng.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1-2’)
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: (28-30’)
Bài 1 (8’) - Làm miệng.
- HS đọc yêu cầu.
- HS kể tên các tháng trong năm.
- GV kẻ bảng -> HS nêu mỗi mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông bắt đầu và kết thúc khi nào -> GV ghi bảng.
=> GV chốt: Một năm có 4 mùa và 12 tháng.
	Bài 2 (15’) - Làm vở.
	- HS đọc yêu cầu.
- GV gợi ý: Xếp các ý cho đúng lời bà Đất.
- HS đọc bài -> HS, GV nhận xét.
=> Mỗi mùa đều có ích lợi riêng đối với con người.
	Bài 3 (9’) - Làm miệng.
	- HS đọc yêu cầu -> HS đọc câu hỏi.
- GV gợi ý: Trả lời các câu hỏi có cụm từ “Khi nào?”
- 1 HS hỏi -> 1 HS trả lời -> GV khuyến khích dùng từ đặt câu.
- GV nhận xét.
=> GV chốt: Câu hỏi khi nào để hỏi về thời điểm xác định.
3. Củng cố: (3’)
- GV nhận xét giờ học
Tập viết
Chữ hoa P
I - mục đích yêu cầu:
- HS viết đúng mẫu chữ P cỡ nhỡ, cỡ nhỏ.
- Biết viết cụm từ Phong cảnh hấp dẫn đúng mẫu đều nét, nối chữ đúng quy định.
II - đồ dùng:
- Mẫu chữ P.
III - Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: (3-5’)
- Kiểm tra sách vở + đồ dùng.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1-2’)
2. Hướng dẫn HS chuẩn bị: (10-12’)
a. Chữ hoa P:
- GV đưa chữ mẫu -> HS quan sát, nêu cấu tạo.
- GV chỉ và nêu cấu tạo (Chữ hoa P cao 5 dòng li rộng 4 ô gồm 2 nét)
- GV chỉ + nêu cách viết: ĐB ở ĐK li 6 viết nét móc ngược trái, DB ở ĐK 2. ĐB ở ĐK 5 viết nét cong 2 đầu, DB giữa dòng li 4.
- HS viết bảng con.
b. Từ ứng dụng và cụm từ ứng dụng:
* Từ ứng dụng:
- HS đọc cụm từ: phong, nêu độ cao các con chữ, số chữ.
- GV hướng dẫn cách viết.
- HS viết bảng con.
* Cụm từ ứng dụng:
- HS đọc cụm từ: Phong cảnh hấp dẫn -> GV giải nghĩa.
- HS nêu số chữ -> khoảng cách các chữ -> độ cao các con chữ.
- GV nêu cách viết.
3. Hướng dẫn HS viết vở: (15-17’)
- HS đọc bài viết -> HS xem vở mẫu -> HS ngồi đúng tư thế.
- GV hướng dẫn từng dòng -> HS viết bài.
4. Chấm bài: (3-5’)
- GV chấm bài -> Nhận xét.
3. Củng cố: (1-2’)
- GV nhận xét giờ học.
Thứ năm ngày 19 tháng 01năm 2006
Tập đọc
Thư Trung thu
I - mục đích yêu cầu:
- Đọc: đọc trơn, diễn tả được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi: vui, đầm ấm, đầy yêu thương.
- Đọc hiểu: từ ngữ (chú giải)
- Hiểu được nội dung lời thư, lời của bài thơ. Cảm nhận tình yêu thương của Bác Hồ đối với các em nhớ lời khuyên của Bác, yêu Bác.
- Học thuộc lòng bài thơ.
II - đồ dùng:
- Tranh Bác Hồ với thiếu nhi.
III - Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: (3-5’)
- HS đọc: Lá thư nhầm địa chỉ.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1-2’)
2. Luyện đọc: (15-17’)
- GV đọc toàn bài.
- GV chia đoạn.
a. Đoạn 1:
	- Đọc đúng:
	+ Câu 1	: Trung thu.
	+ Câu 2	: lắm.
	+ Câu 3	: Trả lời riêng.
	- Từ ngữ: Trung thu.
- Hướng dẫn đọc: Đọc giọng tình cảm
- GV đọc mẫu -> HS đọc đoạn.
b. Đoạn 2: 
- Đọc đúng: xinh xinh, thi đua, kháng chiến, gìn giữ.
- Từ ngữ: thi đua, kháng chiến, hoà bình.
- Hướng dẫn đọc: Giọng đọc tình cảm, ngắt hơi đúng.
- GV đọc đoạn -> HS đọc đoạn
* HS đọc nối đoạn.
 HS đọc cả bài.
3. Tìm hiểu bài: (8-10’)
- HS đọc thầm đoạn 1 và câu hỏi 1.
+ Mỗi tết Trung thu Bác nhớ tới ai?
(Nhớ đến các em HS)
- HS đọc thầm đoạn 2 và câu hỏi 2.
+ Những câu thơ nào cho biết Bác rất yêu thiếu nhi?
(Ai yêu các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh)
+ Bác khuyên các em làm điều gì?
(Tuổi nhỏ làm việc nhỏ)
4. Luyện đọc lại (3-5’)
- HS đọc th ...  đọc lần 1 -> HS soát lỗi bút mực
- GV đọc lần 2 -> HS soát bút chì
- HS thống kê -> ghi số lỗi sai -> chữa lỗi
d. Luyện tập (5 -7')
Bài 2 ( 140 ) -> làm miệng.
Bài 3 ( 140 )
- HS đọc yêu cầu -> lớp đọc thầm
- HS đọc mẫu
- HS làm vở -> HS đọc bài
- HS, GV nhận xét
e. Củng cố: (1-2')
- GV nhận xét giờ học
- Về nhà viết lại từ sai cho đúng
Thứ sáu ngày 12 tháng 5 năm 2006
Tập làm văn
Kể ngắn về bản thân
I - Mục đích, yêu cầu:
- Rèn kĩ năng nói: Biết kể về nghề nghiệp của một bản thân theo các câu hỏi hợi ý.
- Rèn kỹ năng viết: Viết lại dược những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn đơn giản, chân thật.
II- Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh giới thiệu một số nghề nghiệp
III- Các hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra: (3-5')
- HS đọc bài Tập Làm Văn ( tuần 33 )
B. Bài mới:
1. Giới thiệu: (1-2')
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: (30-32')
Bài 1(140) -> Làm miệng (12')
- HS đọc yêu cầu -> lớp đọc thầm bài 
- GV gợi ý: chỉ dựa vào các câu hỏi , không phải là trả lời câu hỏi
- Em định kể về ai ? ( Bố, mẹ, cô, dì, chú )
- HS kể về người thân của mình.
- HS, GV nhận xét sửa câu
Bài 2: (140) -> Viết (20')
- HS đọc yêu cầu -> Lớp đọc thâm
- GV lưu ý: câu văn phải đủ ý, sử dụng đúng dấu chấm, phẩy. Các câu liền mạch, nối kết thành đoạn văn.
- HS làm vào vở
- HS đọc bài -> lớp nhận xét
- GV nhận xét, sửa câu -> chấm điểm
3. Củng cố: (1-2')
- GV nhận xét giờ học
Thứ hai ngày 15 tháng 5 năm 2006
Tập đọc
Tiết 1: Ôn tập cuối học kỳ II
I- Mục đích, yêu cầu:
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc
- Cách đạt câu hỏi có cụm từ " Khi nào "
- Ôn về dấu chấm 
II- Các hoạt động:
1. Kiểm tra tập đọc: (15')
- HS bốc thăm bài -> HS chuẩn bị -> HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
- HS, GV nhận xét -> GV chấm điểm
2. Đặt câu hỏi có cụm từ: Khi nào, bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ (13')
	-HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm –omHS làm việc theo nhóm
	-Đại diện nhóm nêu -> HS, GV nhận xét
=> Ôn cách sử dụng câu hỏi về thời gian
3. Ngắt đoạn văn thành câu( 12’)
	- HS đọc yêu cầu -> lớp đọc thầm bài 3/ 144
- HS tự ngắt đoạn thành 5 câu 
- HS dọc bài -> HS, GV nhận xét
=> Mỗi câu diễn đạt 1 ý trọn vẹn, sau mỗi câu phải dùng dấu chấm để ngăn cách giữa các câu
4. Củng cố, dặn dò(1-2’)
-GV nhận xét giờ học
-Dặn HS tiếp tục ôn các bài tập đọc
Tập đọc
Ôn tập cuối học kỳ II (Tiết 2)
I- Mục đích, yêu cầu:
- Kiểm tra Tập đọc
- Ôn từ ngữ chỉ mầu sắc. đặt câu
- Ôn đặt câu hoỉ có cụm từ " Khi nào "
II- Các hoạt động:
1. Kiểm tra Tập đọc ( 15’): 
- HS bốc thăm bài -> HS chuẩn bị -> HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
- HS, GV nhận xét -> GV chấm điểm
2. Ôn từ ngữ chỉ mầu sắc:
- HS đọc yêu cầu -> lớp đọc thầm bài
- HS gạch chân các từ chỉ mầu sắc
- HS đọc bài -> HS, GV nhận xét
=> Ôn các từ chỉ mầu sắc
3. Đặt câu:
- HS đọc yêu cầu bài 3/ 141
- HS đọc lại các từ chỉ mầu sắc ở bài 2
- HS đặt câu với từ đó
- HS, GV nhận xét, sửa câu
4. Đặt câu hỏi có cụm từ "khi nào":
- HS đọc yêu cầu -> Lớp đọc thầm bài
- HS, GV nhận xét.
=> Củng cố đặt câu hỏi về khoảng thời gian
5. Củng cố, dặn dò ( 1-2’)
- GV nhận xét giờ học
- Dặn HS ôn lại các bài tập đọc
Thứ ba ngày 16 tháng 5 năm 2006
Kể chuyện
Ôn tập cuối học kì II (tiết 3)
I- Mục đích và yêu cầu:
- Kiểm tra tập đọc 
- Ôn cách đặt câu, trả lời câu hỏi có cụm từ " ở đâu"
- Ôn cách sử dụng dấu chấm hỏi, dấu phẩy
II- Các hoạt động:
1. Kiểm tra tập đọc: 
- HS bốc thăm bài -> HS chuẩn bị -> HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
- HS, GV nhận xét -> GV chấm điểm
2. Đặt câu hỏi có cụm từ "ở đâu"?
- HS đọc yêu cầu bài 2/142 -> Lớp đọc thầm SGK
- HS đặt câu hỏi -> HS, GV nhận xét
- Từng cặp HS hỏi và trả lời.
=> câu hỏi có cụm từ ở đâu dùng để hỏi về địa điểm, nơi chốn.
3. Điền dấu chấm hỏi, dấu phẩy:
- HS đọc yêu cầu bài 3/142 -> Lớp đọc thầm
- HS nêu số 0 trống, các dấu cần điền
- HS làm SGK
- HS đọc bài -> HS, GV nhận xét
=> HS nêu cách dùng dấu chấm hỏi, dấu phẩy.
4. Củng cố, dặn dò ( 1-2’)
- GV nhận xét giờ học
- Dặn HS ôn lại các bài tập đọc
Chính tả
Ôn tập cuối học kỳ II (Tiết 4)
I- Mục đích yêu cầu:
- Kiểm tra đọc
- Ôn cách đáp lời chúc mường
- Đặt câu hỏi có cụm từ " như thế nào? "
II- Các hoạt động:
1. Kiểm tra đọc:
 - HS bốc thăm bài -> HS chuẩn bị -> HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
- HS, GV nhận xét -> GV chấm điểm
2. Đáp lời chúc mừng:
- HS đọc yêu cầu bài 2/142 -> lớp đọc thầm
- Lớp thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm nêu
- Từng cặp học sinh nên đóng vai
- Lớp nhận xét
=> Khi nhận được lời chúc mừng, phải cám ơn lịch sự, khiêm tốn
3. Đặt câu hỏi có cụm từ “như thế nào?”
- HS đọc yêu cầu bài 3/142 -> Lớp đọc thầm
- HS đặt câu hỏi có cụm từ "như thế nào"
- Từng cặp HS hỏi và trả lời.
- HS, GV nhận xét.
=> Đây là những câu hỏi về đặc điểm.
4. Củng cố, dặn dò ( 1-2’)
- GV nhận xét giờ học
- Dặn HS ôn lại các bài tập đọc
Thứ tư ngày 17 tháng 5 năm 2006
Tập đọc
Ôn tập cuối học kỳ II (Tiết 5)
I- Mục đích yêu cầu:
- Kiểm tra đọc
- Ôn: Đáp lời khen ngợi
- Đặt câu hỏi có cum từ Vì sao
II- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra đọc (15’): 
- HS bốc thăm bài -> HS chuẩn bị -> HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
- HS, GV nhận xét -> GV chấm điểm
2. Nói lời đáp của em:
- HS đọc yêu cầu bài 2/142 -> Lớp đọc thầm bài
- HS nêu lời đáp của mình trong từng trường hợp 
- Từng cặp HS nên đóng vai 
- HS, GV nhận xét
=> Biết đáp lời khen ngợi phù hợp với tình huống giao tiếp thể hiện là người khiêm tốn, có văn hoá
3. Đặt câu hỏi có cụm từ “vì sao”
	-HS đọc yêu cầu -> Tìm cụm từ trả lời cho câu hỏi “vì sao”-> HS đặt câu hỏi
- Từng cặp HS lên hỏi, trả lời
- HS, GV nhận xét
=> Câu hỏi có cụm từ " Vì sao " để hỏi nguyên nhân, lí do của một sự việc
4. Củng cố, dặn dò ( 1-2’)
- GV nhận xét giờ học
- Dặn HS ôn lại các bài học thuộc lòng
Luyện từ và câu
Ôn tập cuối học ký II (Tiết 6)
I- Mục đích, yêu cầu:
1. Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng
2. Ôn cách đáp lời từ chối 
3. Đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ " Để làm gì ? "
- Ôn về dấu chấm than, dấu phẩy
II- Các hoạt động:
1. Kiểm tra học thuộc lòng: 
- HS bốc thăm bài -> HS chuẩn bị -> HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
- HS, GV nhận xét -> GV chấm điểm
2. Nói lời đáp:
- HS đọc yêu cầu bài 2/143 -> Lớp đọc thầm.
- HS nói lời đáp trong từng trường hợp 
- HS, GV nhận xét
- Từng căp HS nên đóng vai.
=> Khi bị từ chối cần đáp lại với thái độ lịch sự, nhã nhặn
- Tìm bộ phận câu trả lời: Để làm gi?
- HS đọc yêu cầu -> Lớp đọc thầm
- HS tìm và gạch chân bộ phận câu
- HS đọc lại -> HS, GV nhận xét
3. Điền dấu chấm than hay dấu phẩy vào ô trống:
- HS đọc yêu cầu -> lớp đọc thầm
- HS làm SGK -> 1 HS làm bảng phụ -> đọc bài
- HS, GV nhận xét.
- Vì sao chuyện này làm người đọc buồn cười ?
=> GV chốt cách viết và đọc khi gặp dấu chấm than dấu phẩy 
Tập viết
Ôn tập cuối học kỳ II (Tiết 7)
I- Mục đích yêu cầu:
- Kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng
- Ôn cách đáp lời an ủi
- Cách tổ chức câu thành bài
II- Các hoạt động:
1. Kiểm tra học thuộc lòng: (15') 
- HS bốc thăm bài -> HS chuẩn bị -> HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
- HS, GV nhận xét -> GV chấm điểm
2. Nói lời đáp của em: (8')
- HS yêu cầu -> HS đọc thầm
- HS nói lời đáp trong từng trường hợp.
- Từng cặp HS lên đóng vai
- HS, GV nhận xét
=> Khi người khác an ủi phải tỏ thái độ biết ơn lịch sự, để đáp lời an ủi đó.
3. Kể và đặt tên chuyện (theo tranh): (14')
- HS đọc yêu cầu -> lớp đọc thầm
- GV lưu ý: quan sát cả 4 tranh để hình dung ra câu chuyện
- HS nêu nội dung tranh 1,2,3,4 -> lớp nhận xét.
- HS kể lại câu chuyện theo tranh (Kể theo trí tưởng tượng và lời văn của mình)
- HS đặt tên cho truyện.
- 2HS khá kể lại truyện
- Lớp bình chọn bạn kể hay.
4. Củng cố: (3')
- GV nhận xét giờ học
- Về nhà kể lại chuyện
Thứ năm ngày 18 tháng 5 năm 2006
Tập đọc
Ôn tập cuối học kỳ II (Tiết 8)
I- Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục kiểm tra học thuộc lòng
- Ôn về từ trái nghĩa, dấu chấm, dấu phẩy
- Ôn cách tổ chức cau thành bài
II- Các hoạt động dạy học:
- HS bốc thăm bài -> HS chuẩn bị -> HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
- HS, GV nhận xét -> GV chấm điểm
2. Xếp các từ thành cặp từ trái nghĩa: (7')
- HS đọc yêu cầu -> Lớp đọc thầm bài.
- HS xếp các cặp từ trái nghĩa
- HS đọc bài.
- HS, GV nhận xét.
=> Củng cố lại các từ trái nghĩa (Từ có ý nghĩa trái ngược nhau)
3. Chọn dấu câu để điền vào ô trống: (7')
- HS đọc yêu cầu -> lớp dọc thầm
- HS làm SGK 
- HS đọc bài -> GV, HS nhận xét
=> GV chốt cách dùng dấu chấm, phẩy
4. Viết 3 - 5 câu nói về em bé: (9')
- HS đọc yêu cầu -> lớp đọc thầm bài
- HS đọc gợi ý
- HS viết bài -> đọc bài
- HS, GV nhận xét, sửa câu
5. Củng cố: (2')
- GV nhận xét giờ học.
Chính tả
Kiểm tra đọc hiểu - Luyện từ và câu
I- Mục đích yêu cầu:
- Kiểm tra kỹ năng đọc hiểu - Luyện từ và câu của học sinh.
II- Đề bài
1 . Đọc thành tiéng (6 điểm): HS đọc đoạn văn (khoảng 50 chữ) đã học ở học kỳ II
2. Đọc thầm và làm bài tập ( 4 điểm)
a . HS đọc thầm bài : Cô gái đẹp và hạt gạo
	Ngày xưa, ở một làng Ê Đê có một cô h’bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng. Cô lại không biết yêu quí cơm gạo. Một hôm H’Bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi :
- Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẻ chúng tôi thế ?
H’Bia giận dữ quát :
-Tao dẹp là do công mẹ công cha chứ đâu cần nhờ đến các người.
Nghe nói vậy , thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng.
Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, H’Bia ân hận lắm. Không có cái ăn, H’Bia phải đi đào củ, trồng bắp từ mùa này qua mùa khác, da đen xạm. Thấy H’Bia đã nhận ra lỗi của mình và biết chăm làm, thóc gạo lại rủ nhau kéo về. Từ đó H’Bia càng biết quí thóc gạo, càng chăm làm và xinh đẹp hơn xưa.
Theo Truyện cổ Ê Đê
B . Dựa vào nội dung bài Tập đọc, đánh dấu (x) trước ý trả lời đúng.
1. Vì sao thóc gạo bỏ H’Bia để đi vào rừng?
a.	Vì thóc gạo thích đi chơi.
b.	Vì H’Bia đuổi thóc gạo đi.
c.	Vì H’Bia khinh rẻ thóc gạo.
2. Vì sao thóc gạo lại rủ nhau về với H’Bia?
a.	Vì H’Bia không có gì để ăn.
b.	Vì H’Bia đã biết lỗi và chăm làm.
c. 	Vì thóc gạo nhớ H’Bia quá.
3. Từ nào trái nghĩa với từ lười biếng?
a.	Lười nhác.
b. 	Nhanh nhẹn.
c.	Chăm chỉ.
4. Bộ phận gạch dưới trong câu: “Đêm khuya, thóc gạo cùng nhau bỏ cả vào rừng” trả lời cho câu hỏi nào?
a.	Là gì?
b.	Làm gì?
c.	Như thế nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Tieng Viet ki 2 Hay.doc