Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Nguyễn Thị Hà

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Nguyễn Thị Hà

THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I. Mục đích,yêu cầu:

1. Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác.

- Đọc đứng các từ ngữ trong bài.

- Thể hiện đọc tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.

2. Hiểu bài:

- Hiểu các từ ngữ trong bài:(phần chú giải)

- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học,nghe thầy,yêu bạn . Học thuộc lòng đoạn: Sau 80 năm công học tập của các em.

II. Các hoạt động dạy học:

 

doc 152 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 283Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Nguyễn Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thø hai ngµy th¸ng n¨m 2010
Tập đọc:
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. Mục đích,yêu cầu:
1. Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác.
- Đọc đứng các từ ngữ trong bài. 
- Thể hiện đọc tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.
2. Hiểu bài:
- Hiểu các từ ngữ trong bài:(phần chú giải)
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học,nghe thầy,yêu bạn . Học thuộc lòng đoạn: Sau 80 năm  công học tập của các em. 
II. Các hoạt động dạy học: 
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ 
chức dạy học tương ứng
Dạy bài mới
1-Giới thiệu bài:
 - Trong môn học TV, các em sẽ được học vế năm chủ điểm :
 + Việt Nam Tổ quốc em.
 + Cánh chim hoà bình. 
 + Con người với thiên nhiên.
 + Giữ lấy màu xanh.
 + Vì hạnh phúc con người.
 - Tiết học đầu tiên hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em bài “Thư gửi các học sinh”trong chủ điểm “VN tổ quốc em” Nội dung như thế nào.Bác Hồ khuyên nhủ, trông mong gì ở các em? Để biết được điều đó chúng ta cùng đi vào bài học.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
 -1 học sinh khá, giỏi đọc toàn bài 
 - HS luyện đọc đoạn: GV chia đoạn:
 + Đoạn 1: Từ đầunghĩ sao?
 + Đoạn 2: Phần còn lại 
 - HS đọc trơn từng đoạn nối tiếp.
- HS luyện đọc từ khó VD: siêng năng, trở nên,non sông.
 - HS đọc chú giải TN .
 - GV đọc toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
 Câu 1: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì khác so vơi những ngày khai trường khác.
 + Là ngày khai trường của nước ta sau 80 năm làm nô lệ - thực dân Pháp.
 Câu 2 : Sau CM tháng 8 -nhiệm vụ của toàn dân là gì?
 + XD lại cơ đồ tổ quốc đã để lại,làm cho nước ta theo kịp..
 Câu 3 : HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước ?
 + Cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy yêu bạn để lớn lên XD đất nước VN bước tới đài vinh quang. 
 Câu 4: Nêu nội dung của bài (phần yêu cầu )
c.Luyện đọc diễn cảm -học thuộc lòng:
- GV đọc mẫu, hướng dẫn luyện đọc đoạn 2 
- HS luyện đọc –thi đọc diễn cảm - học sinh -GV nhận xét cho điểm.
- Luyện đọc thuộc lòng : cho HS.
- HS thi đọc thuộc lòng đoạn thư –GV nhận xét cho điểm.
3.Củng cố- dặn dò
 -Em có suy nghĩ gì khi đọc bức thư của Bác?
 -Nhận xét –Dăn dò : chuẩn bị bài sau.
- Hs lắng nghe
-1 học sinh đọc
- Đọc 3,4 lượt
GV hướng dẫn cách đọc cách phát âm
- 1 hs đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm theo
- Một vài hs trả lời câu hỏi 
- nx
- HS thảo luận theo nhóm câu 2- đưa câu trả lời – nhóm khác nx, bổ sung
- Hs đọc đoạn 2
- Trả lời câu 3- nx
- 2, 3 hs nêu
- Gv chốt- chi bảng
- Gv đọc diễn cảm
- Y/c hs nêu cách đọc diễn cảm
- Gv treo bảng phụ đã chép sẵn đoạn văn cần luyện
- 1, 2 hs đọc mẫu
- Hs luyện đọc: 5,6 em
- 2, 3 hs nêu
- Hs lắng nghe
 Ghi bảng:
- Ngày 5 – 9 – 1945: ngày khai trường đầu tiên của nước VN mới.
- Nhiệm vụ: xây dựng lại cơ đồ => Hs cần: siêng năng học tập , ngoan ngoãn
Nội dung: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học,nghe thầy,yêu bạn 
Chính tả (nghe viết) 
 VIỆT NAM THÂN YÊU 
- Nghe viết đúng, trình bày đúng bài chính tả VN.
- Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo y/c của BT 2, thực hiện đúng BT3.
II. Đồ dùng dạy học.
-Vở bài tập tiếng việt5 
-Bút dạ + một tờ phiếu ghi trước nd BT2, BT3.
III. Các hoạt động dạy học
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học tương ứng
1.Giới thiệu bài.
2.Hướng dẫn học sinh nghe viết.
a.GV đọc bài học sinh theo dõi chú ý nội dung chính của bài.
- Bài thơ nói lên điều gì?
+ Niềm tự hào về truyền thống .của dân tộc VN.
+ Ca ngợi đất nước Vn tươi đẹp.
- Cho học sinh luyện viết 
+ Dập dờn, Trường Sơn, áo nâu nhuộm bùn.
- Cho học sinh nhắc lại cách viết chính tả thể thơ lục bát.
b.GV đọc cho học sinh viết.
- Nhắc nhở tư thế, cách cầm bút.
- Đọc từng dòng cho học sinh viết-theo dõi-uốn nắn.
c.Chấm chữa bài.
- GV đọc lại từng bài cho học sinh soát lỗi
- HS tự phát hiện lỗi ghi ra lề vở.
- Từng cặp đổi bài cho nhau, sửa.
- GV chấm 5-7 bài.
3.Làm bài tập chính tả.
a.BT2: Cho học sinh đọc to yêu cầu BT.
- Chọn tiếng bắt đầu bằng ng học ngh : ô số 1
 - Chọn  : ô số 2
- Chọn. : ô số 3
- GV cho 3 nhóm lên thi- nêu cách chơi.
 	+ Mỗi nhóm 3 em, 3 em trong nhóm nối tiếp nhau, mỗi em đính vào con số đã ghi sao cho đúng, lần lượt đến hết.
+ Đáp án : ngày, ghi, ngát, ngữ, gái, có, ngày, của, kết
b.BT 3:
- Hs đọc yêu cầu của bài giáo viên nhắc lại yêu cầu.
- HS làm vở bài tập gọi trình bày kết quả -giáo viên nhận xét và chốt lời giải đúng.
4.Củng cố- dặn dò.
- Nhận xét tiết học 
- Dặn dò làm lại bài sai - chuẩn bị cho bài sau.
- Gv ghi đầu bài
- GV đọc bài 
- 1, 2 hs nêu
- Gv đọc cho hs viết
- Vài hs lên bảng viết – nx, sửa sai ngay
- 1,2 hs nhắc 
- Hs viết bài
- Hs đổi vở soát lỗi - tự ghi lỗi
- Nhận xét chung về ưu khuyết của bài chấm.
- Cho học sinh làm bài theo hình thức trò chơi tiếp sức.
- Nx- bổ sung
- Một vài em đọc lại đáp án đúng
- 1, 2 hs đọc
- lớp nx- bổ sung
Thø ngµy th¸ng n¨m 2010
Luyện từ và câu
TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Mục đính yêu cầu.
- Giúp học sinh hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn.
- Vận dụng những hiểu biết đã có làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa, phân biệt từ đồng nghĩa.
II. Các hoạt động dạy học.
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học tương ứng
1. Giới thiêụ bài.
2. Nhận xét.
a. Bài tập1:
- Học sinh đọc yêu cầu BT1
- GV yêu cầu học sinh đọc từ in đậm trong 2 VD
Nêu yêu cầu 
 - Ở câu a, các em phải so sánh nghĩa của từ “xây dựng” và “kiến thiết”
 - Ở câu b, . “vàng hoe” và “vàng xuộm”, “vàng lịm”
 + Xây dựng: làm cho hình thành một t/ch hay 1 chỉnh thể về xh, chính trị, kinh tế, văn hoá theo một theo một phương hương nhất định.
 + Kiến thiết: xây dựng theo một qui mô lớn.
 * Các màu vàng ở mức độ khác nhau 
 + Vàng xuộm: có màu vàng đậm và đều khắp.
 + Vàng hoe: nhạt tươi và ánh lên.
 + Vàng lịm: đập trông rất hấp dãn.
b. Hướng dẫn làm BT 2:
- Học sinh đọc yêu cầu.
- GV nhắc lại yêu cầu 
+ Các em đổi vị trí ‘kiến thức’và xây dựng được không? Vì sao? 
 + Các vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm cho nhau được không? Vì sao?
- GV nhận xét chốt 
a -Có thể thay đổi vị trí vì nghĩa của các từ ấy giống nhau hoàn toàn.
 b -Không thay đổi được vị trí nghĩa của các từ không giống nhau.
3.Ghi nhớ.
- Cho học sinh đọc phần ghi nhớ- học sinh tìm ví dụ ngoài sách.
- Yêu cầu học sinh học thuộc nội dung cần ghi nhớ.
4. Luyện tập
a.BT1: Học sinh đọc to 
- Học sinh đọc thầm giáo viên nêu yêu cầu xếp nhưng từ in đậm bằng nhóm từ đồng nghĩa 
- Gv nhận xét - chốt : Nước nhà – non sông - hoàn cầu – năm châu.
b.BT 2: 
 HS đọc to yêu cầu – giáo viên nêu lại.
- HS làm việc theo nhóm 3-lên trình bày - nhóm khác nhận xét.
- Gv nhận xét chốt: 
 + Đẹp: đẹp đẽ, xinh xắn, xinh đẹp 
 + To lớn : to tướng , to kềnh ,to xù 
 + Học tập: học, học hỏi, học hành, học việc
- Những từ trên thuộc từ đồng nghĩa nào?
c.BT 3: 
- Hs nêu yêu cầu.
- HS làm vào vở
- GV nhận xét- chốt.
5.Củng cố- dặn dò 
- Nhắc lại ghi nhớ
- Nhận xét giờ.
- Dặn dò: Học thuộc-làm bài tập
- 2, 3 hs đọc
- Học sinh làm việc cá nhân trình bày kết quả (mỗi câu 2 hs trình bày)
- Lớp nhận xét
- GV nhận xét - chốt lại lời giải đúng.
- Hs đọc
- Học sinh làm theo nhóm 3
- Trình bày kết quả nhận xét 
- Gv nx- chốt kết quả đúng
- 3,4 hs nhắc lại
- HS dùng bút chì gạch chân trong SGK.
- Cho học sinh trình bày- nhận xét.
- HS làm việc theo nhóm 3
- Hs lên trình bày - nhóm khác nhận xét.
- Hs đọc y/c
- HS nối tiếp đọc bài của mình.
- Nêu nx
Kể chuyện 
LÝ TỰ TRỌNG
I . Mục đích – yêu cầu :
 1. Rèn kỹ năng nói : Dựa vào lời kể của gv và tranh minh hoạ ,hs biết thuyết minh cho mỗi tranh bằng 1,2 câu , kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện , biết kết hợp lời kể với điệu bộ , cử chỉ lời nói , nét mặt một cách tự nhiên.
 2. Hiểu ý nghĩa câu chuyện : ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước , dũng cảm bảo vệ đồng chí ,hiên ngang bất khuất trước kẻ thù 
II . Các hoạt động dạy học :
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức
tổ chức dạy học tương ứng
Giới thiệu bài :
Gv kể chuyện :
 - Gv kể lần 1 : (không sử dụng tranh )
 - Giải nghĩa từ khó : sáng dạ , mít tinh ,luật sư ,thành niên ,quốc tế ca.
 - Gv kể lần hai (sử dụng tranh )- Hs vừa quan sát tranh vừa nghe cô kể 
3. Hướng dẫn hs kể chuyện : 
 a) HS tìm câu thuyết minh cho mỗi tranh:
- HS đọc yêu cầu câu 1:
- GV nêu yêu cầu: Dựa vào nội dung câu chuyện cô đã kể ,dựa vào tranh minh hoạ trong SGK .Các em hãy tìm cho mỗi tranh 1,2 câu thuyết minh.
- HS trao đổi : HS lần lượt thuyết minh từng tranh.
- GV nx - lời thuyết minh từng tranh .
 +Tranh 1 : Lí Tự Trọng rất sáng dạ được cử ra nước ngoài học tập .
 + Tranh 2: Về nước anh được giao nhiệm vụ chuyển và nhận thư từ , tài liệu .
 + Tranh 3: Trong công việc , anh trọng rất bình tĩnh và nhanh trí .
 + Tranh 4 : Trong một buổi mít tinh , anh bắn chết một tên mật thám và bị giặc bắt .
 + Tranh 5 : Trước toà án giặc , anh hiên ngang khẳng định lý tưởng CM của mình .
 + Tranh 6 : Ra pháp trường , LTT hát vang bài quốc tế ca
 b). BT 2 :
 - HS nêu yêu cầu 
 - HS kể theo từng tranh , toàn bộ câu chuyện 
 - Bình chọn hs kể chuyện hay nhất.
 - GV hỏi : Qua câu chuyện cho thấy anh LTT là người như thế nào?
 => Nêu ý nghĩa câu chuyện ? 
4. Củng cố - dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học .
 - Dặn dò: Tìm đọc thêm những câu chuyện ca ngợi những anh hùng ,danh nhân .
- Hs lắng nghe
- Gv đưa tranh
- Hs quan sát tranh- nghe kể
- Hs nhắc lại y/c
- Hs đưa lời thuyết minh
- Hs nêu lại
- HS kể theo nhóm đôi, kể cho nhau nghe, trao đổi thảo luận nội dung 
- Hs nx bình chọn
- Gv nx – cho điểm
- 2, 3 hs nêu
Thứ ba ngày tháng năm 20
Tập đọc:
QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA.
I. Mục đích-yêu cầu.
1. Đọc lưu loát toàn bài.
- Đọc đúng các từ ngữ khó.
- Biết đọc diễn cảm bài văn miêu tả quang cảnh ngày mùa với giọng chậm rãi,dàn trải, dịu dàng, nhấn giọng những tư ngữ tả màu vàng rất khác nhau của cảnh vật.
2.Hiểu nội dung: Bức tranh làng quê vào ngày mùa thật đẹp.
II.Các hoạt động dạy học :
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức
tổ chức dạy học tương ứng
A. Bài cũ :
- Gọi học sinh đọc thuộc lòng đoạn văn trong bài:”Thư gửi các học sinh”
- Hỏi : Ngày khai trường tháng 9- 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác ?
- Em có suy nghĩ gì khi đọc bức thư?
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bà ... i cảm 
2. Hiểu nd của bài văn: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Ca Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau.
II. Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ:
- HS đọc bài: Cái gì quí nhất
- Nêu nội dung câu chuyện?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Gọi hs đọc toàn bài.
- Chia đoạn: 3 đoạn: mỗi lần xuống dòng là một đoạn
- HS luyện đọc theo đoạn
- Đọc chú giải
- GV đọc mẫu- hướng dẫn đọc
b) Tìm hiểu bài:
* HS đọc đoạn 1 - giải nghĩa từ “ phũ” 
Câu 1: Mưa ở Cà Mau có gì khác thường/
	+ Mưa ở Cà Mau là mưa dông: rất đột ngột nhưng chóng tạnh
- Hãy đặt tên cho đoạn văn này?	
 + Mưa ở Cà Mau
* HS đọc đoạn 2:
Câu 2: Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao?
	+ Cây cối mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài cắm sâu vào lòng đất để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt.
- Người Cà Mau dựng nhà cửa ntn?	
	+ Nhà cửa dựng dọc bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì, từ nhà nọ sang nhà kia phải leo lên cầu bằng thân cây đước.
- Hãy đặt tên cho đoạn văn này/
	+ Đất, cây cối và nhà cửa ở Cà Mau.
* HS đọc đoạn 3:
Câu 3: Người dân Cà Mau có tính cách ntn?
+ Người Cà Mau thông minh, giàu nghị lực, thượng võ, thích kể và thích nghe những câu chuyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh của con người.
- Em hãy đặt tên cho đoạn văn này?
	+ Tính cách người Cà Mau / Người Cà Mau kiên cường.	
c) Luyện đọc diễn cảm:
- HS nối tiếp nhau đọc toàn bài.
- HS luyện đọc đoạn 2
- Thi đọc diễn cảm- nx – bình chọn bạn đọc hay.
-GV nx- cho điểm.
3. Củng cố - dặn dò:
- Qua bài văn này em cảm nhận được điều gì về thiên nhiên và con người Cà Mau?
- NX giờ.
- Dặn dò: Học bài - chuẩn bị bài sau.
- 2 hs đọc + TLCH
-NX cho điểm.
- 1 hs đọc
- Đọc 3,4 lượt
- 1 hs đọc đoạn
- TLCH
- Hs thảo luận nhóm
- Trình bày – nx – bổ sung
- 1 hs đọc
- Thảo luận nhom đôi – trình bày
- 1 hs đọc mẫu
- Thi đọc
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH,
TRANH LUẬN (trang 91)
I. Mục đích – yêu cầu:
- Nêu được lí lẽ, dẫn chứng và bước đầu biết diễn đạt gãy gọn, rõ ràng trong thuyết trình, tranh luận mọt vấn đề đơn giản.
II. Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ:
- Gọi hs đọc đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn tả con đường.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn hs luyện tập:
a) Bài tập 1:
- HS đọc y/c nội dung BT
	+ Câu a: Vấn đề tranh luận: Cái gì là quí nhất?
	+ Câu b: Ý kiến và lí lẽ của mỗi bạn:
 Ý kiến của mỗi bạn
Lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến
Hùng: Quí nhất là lúa gạo
Quí: Quí nhất là vàng
Nam: Quí nhất là thì giờ
- Có ăn mới sống được
-Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo
- Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc
+ Câu c: Ý kiến, lí lẽ và thái độ tranh luận của thầy giáo:
- Thầy giáo muốn thuyết phục Hùng, Quí, Nam công nhận điều gì?
- Thầy đã lập luận ntn?
- Người lao động quí nhất
- Thầy tôn trọng người đối thoại, lập luận có tình có lí: 
+ Công nhận những thứ Hùng, Quí, Nam nêu ra đều đáng quí ( lập luận có tình).
+ Nêu câu hỏi: “ Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thời giờ?” rồi ôn tồn giảng giải để thuyết phục hs( lập luận có lí)
* KL: Khi thuyết trình tranh luận về một vấn để nào đó, ta phải có ý kiến riêng, biết nêu lí lẽ để bảo vệ ý kiến một cách có tình có lí, thể hiện sự tôn trọng người đối thoại.
b). Bài tập 2:
- HS đọc y/c nội dung BT.
- GV phân tích VD giúp hs hiểu thế nào là mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng.
- Cả lớp và gv nhận xét- bình chọn nhóm biết tranh luận thuyết phục nhất.
c). Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu nội dung BT
* Phần a: GV ghi số thứ tự 1, 2, 3, 4 trước mỗi câu văn – hs lựa chọn câu trả lời đúng sau đó sắp xếp theo số thứ tự
+ Đáp án: những câu trả lời đúng được sắp xếp theo trình tự : bắt đầu từ điều kiện căn bản nhất:
- Điều kiện 1: Phải có hiểu biết về vấn đề tranh luận	
- Điều kiện 2: Phải có ý kiến riêng của mình không nói theo người khác.
- Điều kiện 3: Phải biết cách nêu lí lẽ để thuyết phục người đối thoại.
* Phần b: Hs phát biểu ý kiến
- GV kết luận:
	+ Khi thuyết trình, tranh luận, để tăng sức thuyết phục và đảm bảo phép lịch sự, người nói cần có thái độ ôn tồn, hòa nhã, tôn trọng người đối thoại, tránh nóng nảy vội vã hay bảo thủ, không chịu nghe ý kiến đúng của người khác.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nx giờ.
- Dặn dò: Tập thuyết trình, tranh luận.
- 2 hs đọc 
- NX cho điểm.
- Hs đọc phân vai theo nhóm
- Thảo luận nhóm- TLCH- trình bày :
- Phân công mỗi nhóm đóng vai một nhân vật- suy nghĩ, thảo luận, chuẩn bị lí lẽ và dẫn chứng cho cuộc tranh luận( ghi ra giấy).
- Từng tốp 3 hs đại diện 3 nhóm ( đóng vai Hùng, Quí, Nam) thực hiện cùng trao đổi tranh luận
- H thảo luận nhóm- trình bày kết quả.
- Lớp nx- bổ sung.
Thứ năm ngày tháng năm 20
Luyện từ và câu:
ĐẠI TỪ. (trang 92)
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Hiểu đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cum DT, DDT, TT) trong câu để khỏi lặp
2. Nhận biết được một só đại từ thường dùng trong thực tế (BT1,2); bước đầu biết dùng đại từ để thay thế cho danh từ bị lặp đi lặp lại nhiều lần.
II. Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ:
- Gọi hs đọc đoạn văn tả một cảnh đẹp ở quê em hoặc nơi em sinh sống
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Phần nhận xét:
a) Bài tập 1:
- HS đọc y/c và nội dung bài tập.
- Các từ “ tớ, cậu” dùng làm gì trong đoạn văn?
	+ Được dùng để xưng hô.
- Từ “ nó” dùng để làm gì?
	+ Dung để xưng hô đồng thời thay thế cho danh từ “ chích bông” trong câu cho khỏi lặp lại từ ấy.
=> Những từ nói trên được gọi là đại từ( Đại có nghĩa là thay thế- như từ đại diện- đại từ có nghĩa là từ thay thế .
b). Bài tập 2:
- Tương tự bài 1;
	+ Từ “ vậy” thay thế cho từ “ thích” từ “ thế” thay thế cho từ “ quí”
- Như vậy cách dùng cácm từ này cũng giống như cách dùng các từ nêu ở bài tập 1( thay thế cho từ khác để khỏi lặp)
=> “ Vậy” và “ thế” cũng là đại từ.
3. Phần ghi nhớ:
- HS đọc và nhắc lại nội dung ghi nhớ trong SGK.
4. Phần luyện tập:
a) Bài tập 1:
- Hs đọc y/c và nội dung bài.
- Hs đọc từ in đậm- TLCH trong SGK
	+ Các từ in đậm trong đoạn thơ dùng để chỉ Bác Hồ
	+ Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ thái độ tôn kính Bác.
b) Bài tập 2:
- HS đọc y/c và nội dung bài.
- GV gợi ý:
	+ Đọc kĩ câu chuyện.
	+ Gạch dưới những danh từ được lặp lại nhiều lần.
	+ Tìm đại từ thích hợp để thay thế cho danh từ ấy.
	+ Viết lại đoạn văn sau khi đã thay thế.
- Gọi hs đọc bài- nx- bổ sung.
- GV nx cho điểm:
	+ Chuột ta.Là mộtnên nó.bụng nónó không sao
3. Củng cố- dặn dò:
- Thế nào là đại từ? Cho VD.
- NX giờ.
- Dăn dò: Học bài- chuẩn bị bài sau.
- 2 hs đọc
- NX cho điểm.
- Hs thảo luận nhóm đôi – tìm đáp án – trình bày
- Nhóm khác nx- bổ sung
- 3,4 hs nhắc lại
- Hs làm việc cá nhân – đưa đáp án
- HS làm bài theo cặp.
- Hs đọc bài- nx- bổ sung.
Thứ sáu ngày tháng năm 20
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH TRANH LUẬN. (trang 93)
I. Mục đích – yêu cầu:
- Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng trong thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản.
 II. Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ:
- Hs làm lại bài tập 3 tiết TLV trước.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn hs luyện tập:
a). Bài tập 1: 
- Gọi hs đọc phân vai truyện:
	+ Chuyện có mấy nhân vật?
	+ Các nhân vật trong chuyện tranh luận với nhau vấn đề gì? Ý kiến của từng nhân vật ntn?
- Gợi ý: Cần nắm vững y/c của đề bài:
 	* Dựa vào ý kiến của một nhân vật trong chuyện, em hãy mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình tranh luận cùng các bạn.
 Nhân vật
 Ý kiến
 Lí lẽ - dẫn chứng
Đất
Nước
Không khí
Ánh sáng
Cây cần đất
Cây cần nước
Cây cần không khí
Cây cần ánh sáng
Đất có chất màu nuôi cây
Nước vận chuyển chất màu.
Cây không thể sống thiếu không khí
Thiếu ánh sáng, cây xanh sẽ không còn màu xanh.
Nhân vật
Ý kiến
Lí lẽ - dẫn chứng
 Đất
Nước
Không khí
Ánh sáng
Cả bốn nhân vật
Cây cần đất nhất
Cây cần nước nhất
Cây cần không khí nhất
Cây cần ánh sáng nhất
- Đất có chất màu nuôi cây. nhổ cây ra khỏi đất, cây sẽ chết ngay.
- Nó vận chuyển chất màu. Khi trời hạn hán thì dù có đất, cây cối cũng héo khô,chết rũ. Ngay cả đất nếu khong có nước cũng sẽ mất chất màu.
- Cây không thể sống thiếu không khí. Thiếu đất, thiếu nước cây vẫn sống được ít lâu nhưng chỉ cần thiếu không khí, cây sẽ chết ngay.
- Thiếu ánh sáng cây sẽ không còn màu xanh. Cũng như con người, ăn uống đấy đủ mà phải sóng trong bóng tối suốt đời thì cũng không ra con người
- Cây xanh cần cả đất, nước, không khí, ánh sáng. Thiếu yếu tố nào cũng không được. Chúng ta phải cùng nhau giúp cây xanh lớn lên và giúp ích cho đời.
- GV nx cho điểm.
b) Bài tập 2: 
- HS đọc y/c BT
*) Hướng dẫn hs nắm vững y/c của đề bài:
 ĐỀ BÀI: Hãy trình bày ý kiến của em nhằm thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn rong bài ca dao
- Cần phải thuyết phục mọi người thấy rõ sư cần thiết của cả trăng và đèn. Để thuyết phục mọi người cần trả lời một số câu hỏi như:
	+ Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì sẽ xảy ra?
	+ Đèn đem lại ích lợi gì cho cuộc sống?
	+ Nếu chỉ có đèn thì chuyện gì sẽ xảy ra?
	+ Trăng làm cho cuộc sống đẹp ntn?
- Đèn trong bài ca dao là đèn dầu, không phải đèn điện . Nhưng đèn điện cũng không phải không có nhược điểm so với trăng.
VD: Theo em, trong cuộc sống, cả đèn và trăng đều cần thiết. Đèn ở gần nên soi rõ hơn, giúp chúng ta đọc sách, làm việc lúc tối trời. Tuy thế, đèn cũng không thể kiêu nhạo với trăng, vì đèn ra trước gió đèn tắt. Dù là đèn điện cũng có thể mất điện. Cả đèn dầu lẫn đèn điện chỉ soi sáng được một nơi. Còn trăng thì sao? Trăng làm cho cuộc sống tươi đẹp, thơ mộng. Trăng gợi cảm hứng sáng tác cho bao nhiêu nhà thơ, họa sĩTuy thế, trăng cũng không thể kiêu ngạo mà khinh đèn. Trăng khi mờ, khi tỏ, khi khuyết, khi tròn. Dù có trăng người ta vẫn cần đèn để đọc sách, làm việc ban đêm. Bởi vậy, cả trăng lẫn đèn đều cần thiết đối với con người
- GV nx cho điểm.
3. Củng cố- dặn dò:
- NX giờ học 
- Dặn dò: Luyện đọc các bài tập đọc, HTL trong tuần 9.
- 2 hs làm
- NX cho điểm.
- 5 hs đọc phân vai
- Hs thảo luận nhóm- trình bày trước lớp:
- Đại diện các nhóm đóng vai 4 nhân vật: đất, nước, không khí, ánh sáng tranh luận trước lớp.
- HS bình chọn nhóm, bạn tranh luận giỏi nhất.
- Hs làm việc cá nhân.
- Một số hs phát biểu ý kiến của mình.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_5_nguyen_thi_ha.doc