Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 1 - Lê Thị Kim Loan

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 1 - Lê Thị Kim Loan

Tập đọc: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I/Mục tiêu:

-Biết nhấn giọng các từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

-Hiểu được nội dung bức thư : Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.

-Học thuộc đoạn:” Sau 80.của các em”. Trả lời được các câu hỏi.

-HS khá giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, triều mến, tin tưởng.

II/Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ viết sẵn đọan thư hs cần học thuộc lòng.

 

doc 10 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 17/03/2022 Lượt xem 242Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 1 - Lê Thị Kim Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 24 tháng 8 năm 2009
 Tập đọc: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I/Mục tiêu:
-Biết nhấn giọng các từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
-Hiểu được nội dung bức thư : Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.
-Học thuộc đoạn:” Sau 80.....của các em”. Trả lời được các câu hỏi.
-HS khá giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, triều mến, tin tưởng.
II/Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ viết sẵn đọan thư hs cần học thuộc lòng.
III/Hoạt động dạy học:
HĐGV
HĐHS
 A)KTBC:Giới thiệu SGK môn TV
 B)Bài mới:Thư gởi các học sinh
 1)HDluyện đọc và tìm hiểu bài:
 a)Luyện đọc:
GV chia đoạn (2 đoạn)
Theo dõi sửa sai cho HS
 b)Tìm hiểu bài:
Câu1/SGK
Câu2/SGK
Câu3/SGK
Nhận xét chốt lại cho học sinh.
c)Luyện đọc diễn cảm và HTL:
Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm 
đoạn 2.
GV nhận xét 
HDHS nêu nội dung của bài.
3)Củng cố -Dặn dò:
Nhận xét tiết học.Liên hệ GD HS
HS khá đọc bài.
HS đọc nối tiếp 2 lần.
(kết hợp luyên đọc từ khó, giải nghĩa từ)
HS đọc theo cặp ,theo nhóm nhỏ
HS đọc bài hiểu được những câu hỏi trong SGK.
-Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ.
-Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại ,làm cho đất nước theo kịp các nước khác trên thế giới
-HS phải cố gắng siêng năng ,ngoan ngoãn nghe thầy ,yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước sánh vai với các đất nước trên thế giới.
HS luyện đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng (cá nhân,cặp,nhóm)
Thi đọc thuộc lòng đoạn 2
HS nêu nội dung của bài
 Thứ ba ngày 25 tháng 8 năm 2009
Chính tả nghe đọc VIỆT NAM THÂN YÊU
 I/Mục tiêu:
-Nghe- viết đúng bài chính tả ; không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
-Tìm được tiếng đúng với YC BT2 ; thực hiện đúng BT3.
II/Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ viết sẵn bài tập 2. - Vở bài tập Tiếng Việt 5 (tập 1)
III/Hoạt động dạy học:
HĐ GV
HĐ HS
1/Mở đầu: GV nêu 1 số yêu cầu của giờ c/tả lớp 5
2/Bài mới:G/t Việt Nam thân yêu
HĐ1: HD hs nghe viết:
-GV đọc bài chính tả (SGK)
-GV cho hs nêu các tờ khó viết, HD hs phân tích, viết vào bảng con.
-Nêu nội dung bài thơ?
-GV đọc bài ( mỗi dòng thơ 2 – 3 lần )
– GV soát lại , ghi điểm.
-GV nhận xét – tuyên dương.
HĐ2: HD hs làm bài tập:
-Bài 2 (SGK)Xác định y/c đề bài?
GV nhận xét chung, kết luận.
-Bài 3 (SGK) Tổ chức cho hđộng nhóm 
GV nhận xét rút ra qui tắc chính tả.
GV cho HS nêu lại qui tắc viết.
Nhận xét – tuyên dương.
3/Củng cố - dặn dò:
-Nêu qui tắc viết các tiếng có âm đầu là g, gh, c, k, ng, ngh?
-Nhận xét tiết học- chuẩn bị bài:Lương Ngọc Quyến
- Luyện viết các từ sai.
HS theo dõi.
-HS theo dõi bài (SGK)
-HS phân tích, viết các từ: mênh mông,nhuộm bùn, nghèo, xuống
-Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam.
-HS viết bài.
-HS soát lại bài.
-HS tự chấm bài.
-Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô để hoàn chỉnh 
đoạn văn sau (SGK) –
+2HS làm bài ở bảng phụ- cả lớp làm bài VBT.
-Cả lớp nhận xét - bổ sung.
-HS thảo luận nhóm – Trình bày kết quả:
Các nhóm trao đổi rút ra qui tắc chính tả.
-HS trả lời:
-Âm cờ:Viết k trước các âm e,ê,i.Viết c trước các âm còn lại.
-Âm gờ:Viết gh trước các âm e, ê,i. Viết g trước các âm còn lại.
Âm ngờ: Viết ngh trước các âm e, ê, i.Viết ng trước các âm còn lại.
Thứ ba ngày 25 tháng 8 năm 2009
Luyện từ và câu: TỪ ĐỒNG NGHĨA ( TĐN)
I/Mục tiêu: bước đầu hiểu được TĐN là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau ; hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, TĐN không hoàn toàn (nội dung ghi nhớ)
-Tìm được TĐN theo YC BT1, BT2 (2 trong số 3 từ) ; đặt câu với một cặp TĐN BT3
II/Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ - vở bài tập.
III/Hoạt động dạy học:
HĐ GV
HĐ HS
1/Mở đầu:Nêu 1 số y/c của môn học
2/Bài mới:G/t: Từ đồng nghĩa
HĐ1: Nhận xét:
-Bài1 (SGK)
*Nêu các từ in đậm trong đoạn văn?
*So sánh nghĩa các từ in đậm trong đoạn văn a, b?
GV kết luận:Các từ in đậm trong đoạn văn a, b là từ đồng nghĩa.
-Theo em thế nào là từ đồng nghĩa?
-Tìm ví dụ về từ đồng nghĩa?
-Bài2 (SGK)
GV nhận xét.
HĐ2: Ghi nhớ:
Gv h/dẫn HS rút ghi nhớ- Ghi bảng.
HĐ3:Bài tập:
-Bài1 (SGK/8) Nêu y/c đề?
-Bài2 (SGK/8)Xác định y/c đề?
-Bài3 (SGK/8) Xác định y/c đề?
(HS có khả năng thì đặt 2-3 cụm từ)
GV nhận xét chung – Tuyên dương.
3/Củng cố-dặn dò:
Nhận xét-chuẩn bị:L/tập TĐN
-Đọc đề
a) xây dựng, kiến thiết.
b) vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm.
*Đoạn a: xây dựng- kiến thiết có nghĩa giống nhau, cùng chỉ một hoạt động.
*Đoạn b: vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm có nghĩa giống nhau cùng chỉ một màu vàng.
+Những từ cónghĩa giống nhau là từ đồng nghĩa. HS nêu: siêng năng, chăm chỉ, cần cù
+Hoạt động nhóm- trình bày ở bảng phụ.
Cả lớp nhận xét- bổ sung- chốt ý đúng:
a)xây dựng và kiến thiết có thể thay thế cho nhau trong câu mà nghĩa không thay đổi.
b)vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay thế cho nhau.
+HS đọc ghi nhớ (SGK)
-Xếp các từ in đậm thành từng nhóm từ cùng nghĩa. :* nước nhà – non sông.
 * năm châu – hoàn cầu.
- Đọc đề, h/động nhóm-Trình bày
-Đặt câu với một cặp từ đồng nghĩa ở BT2
HS làm việc cá nhân-trình bày-nhận xét.
 Thứ ba ngày 25 tháng 8 năm 2009
Kể chuyện: LÍ TỰ TRỌNG
I/Mục tiêu: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể được toàn bộ câu chuyện. 
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi LTT giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
II/Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ.
III/Hoạt động dạy học:
HĐ thầy
HĐ trò
1/Mở đầu: Nêu một số y/c của môn KC
2/Bài mới: G/thiệu Lí Tự Trọng
HĐ1: GV kể chuyện
GV kể lần 1- ghi bảng:Lí Tự Trọng, tên đội Tây, mật thám Lơ-grăng, luật sư- kết hợp g/nghĩa các từ khó.
GV kể chuyện lần 2 – dùng tranh minh hoạ.
HĐ2:HD hs k/chuyện, tr/đổi ND chuyện:
-Bài 1(SGK/9) GV sdụng tranh.
GV nhận xét- đưa ra KL đúng.
-Bài 2(SGK/9)
GV giúp HS nh/xét chọn bạn kể hay, đặt câu hỏi hay nhất.
-Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? 
3/Củng cố- Dặn dò:
Nh/xét tiết học- kh/khích HS về nhà kể câu chuyện cho gia đình nghe. Ch/bị bài sau:Tìm một câu chuyện (đoạn ) em đã được nghe, đọc ca ngợi những người anh hùng, danh nhân của nước ta.
HS theo dõi câu chuyện.
H/động nhóm đôi.
-Tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh.
HS đọc lời th/minh cho mỗi tranh- Nhận xét- chốt ý đúng.
-Kể toàn bộ câu chuyện.
HS kể theo nhóm - Đại diện nhóm kể câu chuyện trước lớp. Tự đặt câu hỏi, trao đổi với bạn về ND câu chuyện.
HS nh/xét, chọn bạn kể , hiểu ND câu chuyện nhất.
- LTT là người yêu nước, dám hi sinh vì đất nước, dũng cảm bảo vệ đ/chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
 Thứ tư ngày 26 tháng 8 năm 2009
Tập đọc: QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA
I/Mục tiêu:
 -Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài, nhấn mạnh ở những từ ngữ tả màu vàng của cảnh vật
-Hiểu được : Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp. Trả lời câu hỏi trong SGK.
-HS khá giỏi đọc d/cảm được toàn bài, nêu được t/ dụng gợi tả của các từ ngữ chỉ màu vàng.
II/Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa (SGK) - Bảng phụ.
III/Hoạt động dạy học:
HĐGV
HĐ HS
1/Bài cũ: Thư gửi các học sinh
2/Bài mới: Giới thiêụ bài . 
 HĐ1: Luyện đọc:
GV nh/xét kết hợp h/dẫn đọc từ khó, cụm từ, 2 câu cuối bài.
GV cho HS giải nghĩa từ- phân biệt sự khác nhau của các màu vàng băng cách đặt câu.
GV đọc mẫu toàn bài.
HĐ2: Tìm hiểu bài: Đọc lướt toàn bài, tlch.
-Câu 1 (SGK/11)
-Câu 2 (SGK/11)
-Câu 3 (SGK/11)
Gv nh/xét, nêu ý chính của bài.
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm:
h/dẫn đọc phù hợp với từng đoạn văn, 
Đọc mẫu đoạn: “Màu lúa vàng mới”
GV nh/xét, tuyên dương.
3/Củng cố - dặn dò:
-Nêu ý chính bài?
-Nhận xét –Bài sau : Sắc màu em yêu
-HS đọc bài và TLCH
-HS khá đọc toàn bài.-HS đọc nối tiếp đoạn
-HS đọc từ: toàn màu vàng, vàng xuộm, vàng hoe, chuỗi tràng hạt
Câu:Ngày không nắnglà ra đồng ngay.
-HS đọc nối tiếp lần 2- giải nghĩa từ khó.
Đặt câu với từ vàng xuộm, vàng lịm, vàng hoe.
-Lúa: vàng xuộm, nắng: vàng hoe, xoan: vàng lịm, tàu lá chuối, lá mít: vàng ối, bụi mía: vàng xọng, rơm, thóc: vàng giòn, tàu đu đủ, lá sắn héo: vàng tươi, con gà, con chó: vàng mượt, mái nhà: vàng mới.Tất cả một màu vàng trù phú, đầm ấm.
-HS đọc câu hỏi, bài làm mẫu- Cả lớp suy nghĩ – Phát biểu tự do.
*Thời tiết: Quang cảnh không có cảm giác héo tàn, hanh haoNgày không nắng, không mưa.
 *Con người:không ai tưởng đến ngày hay đêm, chỉ mải đi gặt lúa. H/động của con người làm cho bức tranh quê sống động.
HS đọc lại ý chính bài văn.
-HS theo dõi.
-HS đọc theo nhóm- Đọc cá nhân.
-Thi đọc diễn cảm.
-Nhận xét, chọn bạn đọc hay nhất.
 Thứ tư ngày 26 tháng 8 năm 2009 
 TẬP LÀM VĂN: CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH
I- Mục tiêu:
 1. Nắm được cấu tạo ba phần( mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn tả cảnh.
 2. Chỉ rõ được cấu tạo 3 phần của bài Nắng trưa ( mục III).
II- Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ ghi sẵn nội dung phần Ghi nhớ.
 - 4 bảng phụ để thảo luận nhóm cấu tạo của bài Nắng trưa.
III- Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1)Mở đầu:GT Mđ-YC của văn tả cảnh.
2)Bài mới: Cấu tạo bài văn tả cảnh.
a)Nhận xét:
Bài tập 1: Đọc đoạn văn
Giúp HS giải nghĩa 
Bài tập 2: Nêu điểm khác nhau của 2 bai văn .
Cho HS so sánh với các loại văn miêu tả đã học.
Nhận xét 
b)Ghi nhớ:
c)Luyện tập:
Cho HS đọc đề bài tập
Nhận xét
3) Củng cố -Dặn dò:
Nhắc lại cấu tạo bài văn tả cảnh
Chuẩn bị bài mới
 HS đọc bài SGK
HS giải nghĩa được các từ ngọc lam,nhạy cảm, ảo giác.
HS tìm được phần mở bài,thân bài,kết bài của bài văn.
HS rút ra được nhận xét về cấu tạo bài văn tả cảnh và so sánh với các loại văn khác.
Trình bày 
HS đọc phần ghi nhớ SGK
HS đọc đề bài, đọc bài văn "Nắng trưa"
Nắm được yêu cầu đề bài 
HS tìm được mở bài ,thân bài,kết bài của bài văn 
Nhận xét bổ sung.
 Thứ năm ngày 27 tháng 8 năm 2009 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I- Mục tiêu:
 -Tìm các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc(3 trong số 4 màu nêu ở bài tập1) và đặt câu với 1 từ vừa tìm được ở BT1(BT2).( HS khá giỏi đặt câu với 2-3 tìm được ở BT1).
-Hiểu nghĩa được các từ ngữ trong bài học.
-Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn(BT3).
II- Đồ dùng dạy- học: - Bút dạ và 2-3 tờ phiếu khổ to pho to nội dung BT 1,3.
III- Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
 - 3 HS lên bảng làm lại BT 2/8
 2. Bài mới: G/th Luyện tập về từ đồng nghĩa
HĐ1: Hoạt động nhóm:
Bài 1: Đọc đề, nêu y/c của đề bài?
 - Gọi 2 HS giỏi làm mẫu.
 - Yêu cầu làm việc theo nhóm 4.Ghi vào bảng phụ.
 - Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả.
 - GV nhận xét chung, chốt từ đúng.
HĐ2: Làm miệng.
Bài 2:Nêu y/c của đề?
 - GV gọi 1 HS giỏi làm mẫu .
 - Tổ chức cho các tổ làm miệng nhau nối tiếp nhau.
 - GV nhận xét, tuyên dương tổ đặt nhiều câu hay.
HĐ3: Cá nhân:
Bài 3: Xác định y/c đề bài?
 - H: Vì sao em chọn từ" hối hả" mà không chọn từ khác?
 - GV: Qua bài tập này các em thấy sự khác nghĩa các từ không hoàn toàn, vì vậy cần phải cân nhắc, lựa chọn từ cho thích hợp với câu, đoạn văn cụ thể.
3. Củng cố, dặn dò:
-Thế nào là từ đồng nghĩa?
- Nhận xét tiết học.- Về nhà làm lại bài Mở rộng vốn từ: Tổ quốc.
-Làm bài tập
*Tìm từ đồng nghĩa chỉ màu xanh, đỏ, trắng, đen.
-Xanh: xanh lơ, xanh thẳm
- Làm theo nhóm.
- Đại diện 4 nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Đặt câu với 1 từ tìm được ở bài tập 
-HS nối tiếp nhau nêu miệng câu vừa đặt.
-Lớp nhận xét.
-Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh
bài văn. (SGK)
-HS nêu lí do.
-HS làm vào vở. -Đọc bài làm. Nh/xét. Chốt ý .
-Từ đồng nghĩa là từ cò nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
 Thứ sáu ngày 28 tháng 8 năm 2009 
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I.Mục tiêu:
-Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài buổi sớm trên cách đồng (BT1).
-Lập được dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày (BT2).
II- Đồ dùng dạy-học: - 2 bảng phụ, tranh ảnh cánh đồng vào buổi sớm.
III- Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
 - Trình bày cấu tạo của bài văn tả cảnh?
 2. Bài mới : Gv giới thiệu bài.
HĐ1:H/dẫn HS làm bài:
-Bài 1: Xác định y/c bài tập.
 a) Tìm những sự vật được TG tả trong buổi sớm mùa thu.
 b) Tác giả quan sát sự vật bằng những giác quan nào?
 c) Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của TG?
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
HĐ2:Lập dàn ý – Trình bày dàn ý:
- Bài 2:YC HS đọc đề.
- Cho HS giới thiệu tranh ảnh với nhau.
- GV kiểm tra kết quả q/ sát ở nhà của HS.
- Hướng dẫn HS nhận xét dàn ý của bạn:
 + Có khả năng quan sát tinh tế.
 + Phát hiện được nét độc đáo của cảnh vật.
 + Trình bày theo một dàn ý hợp lí.
- GV gọi HS khác đọc dàn ý của mình.
- GV nhận xét chung.
 - GV cho HS tự sửa lại dàn ý của mình.
3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học.
Về nhà hoàn chỉnh dàn ý rồi viết vào vở.
- Chuẩn bị tiết tới (Viết đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày)
- 2 HS trình bày.
-Đọc đề- Thảo luận nhóm đôi-trình bày-nhận xét.
a)Vòm trời,những giọt mưa, cỏ, gánh rau, những bó huệ, bầy sáo, mặt trời mọc.
b)Làn da (mát lạnh), mắt (mây xám đục, vòm trời xanh, mặt trời mọc)
c)HS nêu tự do.
-Đọc đề- trao đổi nhóm đôi-tự lập dàn ý vào vở.2 HS làm bảng.
- Nhận xét, bổ sung.
-Một số HS đọc bài làm của mình. Lớp nh/xét
* Ví dụ: Dàn ý tả cảnh công viên vào buổi sáng.
 + MB: Giới thiệu bao quát cảnh yên tĩnh của công viên vào buổi sớm.
 + TB: (Tả các bộ phận của cảnh vật)
 . Cây cối, chim chóc, con đường....
 . Mặt hồ
 . Người tập thể dục, thể thao, 
+ KB: Rất thích đến công viên vào buổi sớm mai.
 Thứ ba ngày 25 tháng 8 năm 2009 
Luyện tiếng việt: TỪ ĐỒNG NGHĨA
I.Mục tiêu: Giúp HS 
-Nắm vững khái niệm từ đồng nghĩa.
-Củng cố về vốn từ đồng nghĩa qua các bài tập.
II.Các hoạt động:
1.Nêu khái niệm về TĐN ?
2.Có mấy loại TĐN ?
3. Bài tập:
Bài 1: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ tuổi thơ ?
 A. trẻ em B. thời thơ ấu C. trẻ con
Bài 2: Gạch bỏ một từ không thuộc các nhóm từ đồng nghĩa sau :
lóng lánh, lấp lánh, lung lay, lấp loá
oi ả, oi nồng, ồn ã, nóng nực
ỉ eo, ta thán, ê a, kêu ca
Bài 3: Xếp 12 từ sau thành 4 nhóm từ đồng nghĩa : chầm bập, vỗ về, chứa chan, ngập tràn, nồng nàn, thiết tha, mộc mạc, đơn sơ, đầy ắp, dỗ dành, giản dị, tha thiết.
Bài 4: tìm các từ ngữ có thể thay thế cho các từ in đậm sau đây:
Đó là món đồ chơi đang rất thịnh hành hồi ấy.
Bố An-mi đã cặm cuội suốt bốn tiếng đồng hồ để nặn một chiếc xe đạp cho con.
Nước mắt lấp lánh trên khoé mắt của An-mi Rô-đơ.
III.Chấm chữa bài, nhận xét
 Đáp án:
 Bài 1: Thời thơ ấu
 Bài 2: a.lung lay- b. ồn ã-c.ê a
 Bài 3: N1:chầm bập, vỗ về, dỗ dành-N2 : chứa chan, ngập tràn, đầy ắp
 N3: nồng nàn, thiết tha, da diết- N4: mộc mạc, đơn sơ, giản dị.
 Bài 4 : a. ưa chuộng/ phổ biến-b.miệt mài-c.long lanh/ trào ra
 Thứ sáu ngày 28 tháng 8 năm 2009
Luyện tiếng việt: LUYỆN TẬP VỀ VĂN TẢ CẢNH
I.Mục tiêu: Giúp HS 
-Củng cố, xây dựng được dàn ý bài văn tả cảnh.
II.Các hoạt động:
1.Lập dàn ý bài văn : tả cảnh cánh đồng lúa chín vào buổi sáng. 
2.HS tiến hành đọc đề, phân tích đề, lập dàn ý.
3.HS tiến hành trình bày, nhận xét, góp ý.
III. Nhận xét, kết luận
-Gợi ý:
 MB: Giới thiệu về cánh đồng mình tả.
 TB : -Tả bao quát
 -Tả từng phần
 KL : nêu suy nghĩ, tình cảm của mình đối với cánh đồng.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_5_tuan_1_le_thi_kim_loan.doc