Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 1 - Trương Thị Thảo Linh

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 1 - Trương Thị Thảo Linh

 Tập đọc :

BÀI:THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I/Mục tiêu:

-Biết nhấn giọng những từ ngữ cần thiết , ngắt- nghỉ hơi đúng chỗ.

-Hiểu nội dung bức thư:Bác Hồ khuyên học sinh chăm học ,nghe thầy,yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông ,xây dựng thành công nước Việt Nam mới.

-Học thuộc lòng một đoạn của bức thư theo yêu cầu sgk .

II/Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ

III/Các hoạt động dạy học:

 

doc 11 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 18/03/2022 Lượt xem 235Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 1 - Trương Thị Thảo Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: GV: Trương Thị Thảo Linh . 
 Thứ hai ngày 24 tháng 08 năm 2009.
 Tập đọc :
BÀI:THƯ GỬI CÁC HỌC SINH 
I/Mục tiêu:
-Biết nhấn giọng những từ ngữ cần thiết , ngắt- nghỉ hơi đúng chỗ.
-Hiểu nội dung bức thư:Bác Hồ khuyên học sinh chăm học ,nghe thầy,yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông ,xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
-Học thuộc lòng một đoạn của bức thư theo yêu cầu sgk .
II/Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ
III/Các hoạt động dạy học:
 HĐGV
1)KTBC:
Giới thiệu SGK môn TV
 2)Bài mới:
a)Giới thiệu bài:
 b)Daỵ bài mới:
 1)HDluyện đọc và tìm hiểu bài:
a)Luyện đọc:
GV chia đoạn (2 đoạn)
Theo dõi sửa sai cho HS
b)Tìm hiểu bài:
Câu1/SGK
Câu2/SGK
Câu3/SGK
Nhận xét chốt lại cho học sinh
c)Luyện đọc diễn cảm và HTL:
Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn 2
GV nhận xét 
-HS nêu nội dung của bài
3)Củng cố -Dặn dò:
Nhận xét -Liên hệ GD HS
 HĐHS
HS khá đọc bài
HS đọc nối tiếp 2lần
(kết hợp luyên đọc từ khó, giải nghĩa từ)
HS đọc theo cặp ,theo nhóm nhỏ
HS đọc bài hiểu được những câu hỏi trong SGK.
Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ.
Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại ,làm cho đất nước theo kịp các nước khác trên thế giới
HS phải cố gắng siêng năng ,ngoan ngoãn nghe thầy ,yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước sánh vai với các đất nước trên thế giới
HS luyện đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng (cá nhân,cặp,nhóm)
Thi đọc thuộc lòng đoạn 2
HS nêu nội dung của bài
Tuần 1: GV: Trương Thị Thảo Linh . 
 Thứ hai ngày 24 tháng 08 năm 2009.
 Luyện từ và câu:
BÀI : TỪ ĐỒNG NGHĨA 
 I/Mục tiêu:
	-Giúp HS hiểu thế nào là từ đồng nghĩa giống nhau và không giống nhau,từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn.
-Tìm được từ đồng nghĩa theo y-c của BT 1;2.Làm đúng BT3.
 II/ĐDDH:
	-Bảng phụ, bảng nhóm
HĐGV
1)Kiểm tra bài cũ: 
2)Bài mới:
a)Giới thiệu bài:
b)Dạy bài mới
1/Nhận xét:
BT1:Cho HS đọc nội dung BT1.
Nhận xét,kết luận
BT2:Tìm hiểu nghĩa của mỗi từ trong bài văn. 
Nhận xét,liên hệ giáo dục HS khi viết văn
2)Phần ghi nhớ:
3)Luyện tập:
BT1:Tìm từ đồng nghĩa
BT2:Tìm từ đồng nghĩa với từ cho trước.
GV nêu thêm
BT3: Đặt câu.
3)Củng cố-Dặn dò:
Đọc lại phần ghi nhớ
Chuẩn bị bài mới
HĐHS
HS đọc và tìm ra những từ in đậm 
Kiến thiết-xây dựng
Vàng xuộm-vàng hoe-vàng lịm
HS so sánh được nghĩa của các từ trên (nghĩa của các từ này giống nhau:cùng chỉ một hoạt động hoặc một màu)
HS nêu được thế nào là từ đồng nghĩa .
Trình bày,nhận xét.
HS tự thay thế các từ có nghĩa giống nhau và rút ra được nhận xét về từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn
HS đọc phần ghi nhớ SGK
Thi tìm từ đồng nghĩa
HS đọc đoạn văn và tìm được từ đồng nghĩa trong đoạn văn đó(nước nhà-non sông,hoàn cầu-năm châu 
HS biết tìm đúng những từ đồng nghĩa với các từ cho trước
Trình bày.
HS biết đặt đúng các câu có từ đồng nghĩa vừa tìm được ở BT2
.
Trình bày,nhận xét.
Tuần 1: GV: Trương Thị Thảo Linh . 
 Thứ ba ngày 25 tháng 08 năm 2009.
 Kể chuyện :
BÀI : LÝ TỰ TRỌNG
I/Mục tiêu:
+Rèn kĩ năng nói:
-Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ HS kể được toàn bộ câu chuyện. 
-Hiểu ý nghĩa câu chuyện :Ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước ,dũng cảm bảo vệ đồng chí ,hiên ngang bất khuất trước kẻ thù.
II/ĐDDH:
-Tranh minh hoạ SGK
III/Các HĐDH:
HĐGV
1)Kiểm tra bài cũ: 
2)Bài mới:a)Giới thiệu bài:
 b)Dạy bài mới:
HĐ1: GV kể chuyện:
GV kể 2 lần nội dung câu chuyện 
HĐ2:HS kể chuyện trao đổi ý nghĩa câu chuyện:
BT1:Tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh
Theo dõi giúp đỡ học sinh 
Nhận xét
BT2-3:Kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
Theo dõi HS kể chuyện
Bình chọn người kể chuyện hay nhất.
3)Củng cố -Dặn dò:
Liên hệ giáo dục học sinh qua câu chuyện đã kể.
Nhận xét tiết học.
HĐHS
nghe
HS dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh của câu chuyện
HS thực hành kể chuyện theo nhóm kể từng đoạn và kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện với các bạn
Đại diện nhóm kể chuyện 
Toàn bộ học sinh đều kể được câu chuyện .
Thi kể chuyện theo nhóm ,tổ.
Hiểu được ý nghĩa câu chuyện.
Nhận xét.
Tuần 1: GV: Trương Thị Thảo Linh . 
 Thứ tư ngày 26 tháng 08 năm 2009.
Tập đọc :
BÀI :QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA
 (Tố Hữu) 
 I/Mục tiêu: 
-Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài ,nhấn giọng những từ ngữ tả màu những vàng khác nhau của cảnh vật .
-Hiểu nội dung :Bài văn ca ngợi quang cảnh làng mạc ngày mùa ,làm hiện lên bức tranh làng quêthật đẹp ,sinh động và trù phú ,qua đó thể hiện tình yêu thiết tha của tác giả đối với quê hương.
 II/ĐDDH
-Tranh ảnh SGK.
-Bảng phụ
 III/CÁC HĐ DH:
HĐGV
1)Kiểm tra bài cũ: Thư gửi các học sinh.
2)Bài mới:a)Giới thiệu bài:
 b)Dạy bài mới:
HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
Theo dõi giúp đỡ HS luyện đọc cho đúng
b)Tìm hiểu bài:
Câu1:
Câu2:
Câu 3:
Câu 4:
c) Đọc diễn cảm:
HDHS đọc diễn cảm đoạn 2 của bài.
Bình chọn người đọc hay nhất
Cho HS nêu nội dung của bài
Nhận xét
3)Củng cố-Dặn dò:
Nhắc lại nội dung bài.
Chuẩn bị bài mới.
HĐHS
HS đọc cả bài
Đọc nối tiếp theo 4 đoạn của bài (2 lần)
Luyện đọc từ khó, giải nghĩa những từ còn chưa hiểu (cây lụi,kéo đá)
Luyện đọc theo nhóm, cặp
Lúa-vàng xuộm,tàu lá chuối -vàng ối,nắng-vàng hoe,xoan-vàn lịm,bụi mía-vàng xọng,.....
HS biết chọn từ ngữ chỉ màu sắc mình thích và nêu lên được cảm giác của mình về màu sắc đó.
HS tìm được những chi tiết về thời tiết và con người làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp,thêm sinh động 
HS nêu được tình cảm của tác giả đối với quê hương (rất yêu quê hương của mình)
- HS luyện đọc (cặp ,cá nhân)
 Thi đọc diễn cảm 
HS nêu nội dung của bài
Nhắc lại
Tuần 1: GV: Trương Thị Thảo Linh . 
 Thứ tư ngày 26 tháng 08 năm 2009.
 Tập làm văn:
BÀI: CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH
 I/Mục tiêu: 
-Nắm được cấu tạo 3 phần của một bài văn tả cảnh (MB,TB,KB).
-Chỉ rõ được cấu tạo 3 phần của bài văn Nắng trưa. 
II/ĐDDH
-Bảng phụ ghi cấu tạo của bài văn tả cảnh.
 -Vở bài tập
 III/CÁC HĐ DH:
HĐGV
1)Kiểm tra bài cũ: 
2)Bài mới:a)Giới thiệu bài:
 b)Dạy bài mới:
1)Nhận xét:
BT1: Đọc đoạn văn
Giúp HS giải nghĩa 
Bài tập 2:
Cho HS so sánh với các loại văn miêu tả đã học
Nhận xét 
2)Ghi nhớ:
3)Luyện tập:
Cho HS đọc đề bài tập
Nhận xét
3) Củng cố -Dặn dò:
Nhắc lại cấu tạo bài văn tả cảnh
Chuẩn bị bài mới
HĐHS
HS đọc bài SGK
HS giải nghĩa được các từ ngọc lam,nhạy cảm, ảo giác.
HS tìm được phần mở bài,thân bài,kết bài của bài văn.
HS rút ra được nhận xét về cấu tạo bài văn tả cảnh và so sánh với các loại văn khác.
Trình bày 
HS đọc phần ghi nhớ SGK
HS đọc đề bài, đọc bài văn "Nắng trưa"
Nắm được yêu cầu đề bài 
HS tìm được mở bài ,thân bài,kết bài của bài văn 
Nhận xét bổ sung.
Tuần 1: GV: Trương Thị Thảo Linh . 
 Thứ năm ngày 27 tháng 08 năm 2009.
 Luyện từ và câu:
BÀI :LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA.
BÀI :LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA.
 I/Mục tiêu: 
-Giúp HS tìm được nhiều từ đồng nghĩa chỉ màu sắc (3 trong số 4 màu nêu ở BT1 ), Đặt câu với 1 từ vừa tìm được ở BT 1.2.
-Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài học.
-Chọn từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn (BT3)
-Rèn cho HS tính cẩn thận khi làm bài tâp.
 II/Các HDDH:-Bảng phụ, bảng nhóm
1)Kiểm tra bài cũ:Mở rông vốn từ:Trật tự -An ninh..
2)Bài mới:a)Giới thiệu bài:
 b)Dạy bài mới:
HĐGV
.1)Nhận xét:
Câu1: Phân tích cấu tạo các câu ghép.
Câu 2: Nêu tác dụng của các từ in đậm trong 2câu trên.
Nhận xét.
Câu 3:Tìm những từ có thể thay thế những từ ngữ trên.
2)Ghi nhớ:
3)Bài tập:
BT1:Tìm những từ ngữ nối các vế câu ghép. 
BT2:Tìm cặp từ hô ứng điền vào đúng chỗ trống..
 Nhận xét,liên hệ giáo dục khi viết câu ghép
3)Củng cố-Dặn dò:
Nhắc lại ghi nhớ
Chuẩn bị bài mới.
HĐHS
HS phân tích được cấu tạo của các câu ghép đã cho.Nhận ra được cặp từ hô ứng trong câu ghép(vừa... đã, đâu ... đấy..)
HS nêu được tác dụng của những cặp từ hô ứng trong các câu đã cho.
HS tìm được những từ ngữ có thể thay thế cho những cặp từ trên đúng ngữ cảnh của câu văn. 
HS đọc lại phần ghi nhớ
HS tìm được những từ ngữ nối các vế câu ghép trong những câu cho sẵn 
HS tìm đúng các đúng các cặp từ hô ứng để điền vào mỗi câu cho thích hợp với ngữ cảnh
Tuần 1: GV: Trương Thị Thảo Linh . 
 Thứ sáu ngày 28 tháng 08 năm 2009.	
Tập làm văn : LUYỆN TẬP TẢ CẢNH (Tiết 2 ) 
I/ Mục đích yêu cầu:
 1/ Từ việc phân tích cách quan sát tinh tế của tác giả trong đoạn văn Buổi sớm trên cánh đồng, HS hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả cảnh.
 2/ Biết lập dàn ý và trình bày dàn ý theo những điều đã quan sát.
II/ Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ , phiếu học tập nhóm.
 Tranh ảnh cảnh công viên, đường phố trong những thời điểm khác nhau.
III/ Các hoạt động dạy học :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1/ Bài cũ:
-Bài văn tả cảnh có mấy phần. Đó là những phần nào?
-Nêu cấu tạo bài Nắng trưa
2/ Bài mới: Giới thiệu bài 
Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
3/ Luyện tập
Bài tập 1:Nêu y/c bài tập.
Thảo luận nhóm đôi, trình bày
Bài tập 2: Nêu y/c bài tập .
 Quan sát tranh tham khảo.
Thảo luận nhóm 4, ghi những điều đã quan sát thành 1 dàn ý vào phiếu học tập nhóm.
3/ Củng cố , dặn dò:
 Nhận xét tiết học.
 Về hoàn chỉnh dàn ý vào vở.
Đọc bài Buổi sớm trên cánh đồng và nêu nhận xét
a) Vòm trời, giọt mưa, sợi cỏ, gánh rau, bó huệ, bầy sáo, mặt trời mọc.
b)Tác giả quan sát bằng các giác quan: Xúc giác ( làn da), thị giác ( mắt).
c)Vài giọt mưa loáng thoáng, những sợi cỏ đẫm nước
Lập dàn ý bài văn tả cảnh
Trình bày.Nhận xét bổ sung
Tuần 1: GV: Trương Thị Thảo Linh . 
 Thứ sáu ngày 28 tháng 08 năm 2009.	
Chính tả : VIỆT NAM THÂN YÊU (tiết 1)
I/ Mục đích yêu cầu:
 1Nghe viết đúng chính tả , không mắc quá 5 lỗi trong bài ,trình bày đúng hình thức trong bài thơ lục bát .
-Tìm được các tiếng thích hợp với ô trống theo y.cầu của BT.
-Thực hiện đúng BT3.
II / Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ viết sẵn bài tập 3
III / Các hoạt động dạy học :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1/ Kiểm tra bài cũ: 
 Nêu yêu cầu về môn học
2/ Bài mới: Giới thiệu bài 
 Đọc bài chính tả
 Bài thơ nói về điều gì?
Đọc thầm và chú ý các từ ngữ dễ viết sai Luyện viết các từ khó (bảng con).
Cách trình bày bài thơ ?
Đọc cho HS viết.
Đọc lại toàn bài cho HS dò.
Chấm bài HS, nhận xét chung.
3.Luyện tập:
-Bài tập 2: Nêu y/c đề
Trò chơi:Thi tìm từ có âm: ng, ngh, g, gh, c, k
Chia 6 nhóm tìm từ
Các ô trống 1, 2, 3chứa tiếng bắt đầu ntn?.
Hãy nhắc lại quy luật viết các âm ngh, ng, g, gh, c, k?
-Bài tập3: làm vào vở BT.
 Đọc lại bài tập 3.
4/ Củng cố , dặn dò:
Về nhà sửa lại các lỗi viết sai, ghi nhớ quy tắc chính tả vừa ôn. 
.
Bài thơ ca ngợi cảnh đẹp của đất nước và phẩm chất cao quý của con người VN
mênh mông,biển lúa,dập dờn , bay lả,nhuộm bùn.
Theo thể thơ lục bát
Đổi vở chấm lỗi
Tìm tiếng có âm gh, ngh, g, gh, c, k điền vào chỗ trống của bài Ngày độc lập.
Ngày,ghi, ngát, ngữ, nghỉ, gái, có, ngày, của, kiên, kỉ
Ô trống 1:chứa tiếng bắt đầu bằng ng, ngh 
Ô trông 1:......................................g, gh
Ô trống 3:......................................c, k
.K, gh, ngh đi với các nguyên âm : e, ê, i.
C, g, ng, đi với các nguyên âm còn lại .
Trình bày, nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_5_tuan_1_truong_thi_thao_linh.doc