Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 11 đến tuần 18

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 11 đến tuần 18

B. Bài mới.

1. Giới thiệu bài.

- GT chủ điểm: Giữ lấy bầu trời xanh. Cho hs qs tranh sgk, gv GT bài.

 2. Dạy bài mới

a. Hướng dẫn luyện đọc

- Gọi một học sinh đọc toàn bài.

- Giúp hs chia đoạn, chia 3 đoạn.

- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt) GV theo dõi sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).

- Gọi HS đọc phần Chú giải.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- Yêu cầu HS đọc toàn bài.

- GV đọc toàn bài - chú ý cách đọc nh sau:

+ Toàn bài đọc với giọng đọc nhẹ nhàng; giọng bé Thu: hồn nhiên, nhí nhảnh; giọng ông: hiền từ, chậm rãi.

+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: khoái, rủ rỉ, ngọ nguậy, bé xíu, nhọn hoắt, đỏ hồng, không phải, săm soi, thản nhiên, líu ríu, vờn, đất lành chim đậu.

 

doc 127 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 12/03/2022 Lượt xem 290Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 11 đến tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010
 Kí duyệt của tổ
Tập đọc
 Tiết 21
Chuyện một khu vườn nhỏ
I. Mục tiêu
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả. Đọc diễn cảm toàn bài văn, phân biệt lời của từng nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu.
- Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ trang 102 (SGK)
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ.
- Nêu các chủ điểm đã học?
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
- GT chủ điểm: Giữ lấy bầu trời xanh. Cho hs qs tranh sgk, gv GT bài.
 2. Dạy bài mới
a. Hướng dẫn luyện đọc 
- Gọi một học sinh đọc toàn bài.
- Giúp hs chia đoạn, chia 3 đoạn.
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt) GV theo dõi sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).
- Gọi HS đọc phần Chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
- GV đọc toàn bài - chú ý cách đọc nh sau:
+ Toàn bài đọc với giọng đọc nhẹ nhàng; giọng bé Thu: hồn nhiên, nhí nhảnh; giọng ông: hiền từ, chậm rãi.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: khoái, rủ rỉ, ngọ nguậy, bé xíu, nhọn hoắt, đỏ hồng, không phải, săm soi, thản nhiên, líu ríu, vờn, đất lành chim đậu.....
b) Tìm hiểu bài
 - Yc hs đọc thầm đoạn, bài TLCH.
+ Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
+ Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật?
- GV ghi bảng các từ ngữ:
- Cây Quỳnh: là dày, giữ được nớc.
- Cây hoa ti gôn: bị vòi ti-gôn quấn nhiều vòng.
+ Cây đa ấn Độ: bật ra những búp hồng nhọn hoắt, xoè những lá nâu rõ to).
+ Bạn Thu chưa vui vì điều gì?
+ Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
+ Em hiểu: "Đất lành chim đậu" là thế nào?
+ Em có nhận xét gì về hai ông cháu bé Thu?
+ Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì?
- Giảng: Thiên nhiên mang lại rất nhiều ích lợi cho con người. Nếu mỗi gia đình đều biết yêu thiên nhiên, trồng cây xanh xung quanh nhà mình sẽ làm cho môi trường sống quanh mình trong lành, tươi đẹp hơn.
+Em thích nhất câu văn nào ? vì sao?
+ Hãy nêu nội dung chính của bài văn?
- Ghi nội dung chính của bài.
* Bài văn nói lên tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu và muốn mọi người luôn làm đẹp môi trường xung quanh mình.
c) Đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS đọc tiếp nối từng đoạn, HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay 
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3.
- Đọc mẫu.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. 
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Củng cố - dặn dò
- Hệ thống bài, liên hệ.
- Nhận xét tiết học.
- Hs nêu
- Hs qs, nêu nd tranh.
- 1hs đọc toàn bài.
- Hs chia đoạn.
- Đọc nt đoạn.
- HS đọc bài theo trình tự:
+HS1: Bé Thu rất khoái....từng loài cây.
+HS2: Cây Quỳnh lá dày....không phải là vờn.
+HS3:Một sớm chủ nhật....có gì lạ đâu hả cháu?
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 2 HS ngồi cùng bạn đọc tiếp nối từng đoạn của bài ((2 vòng).
- 1 HS đọc thành tiếng trớc lớp.
- Lắng nghe.
-HS đọc thầm đoạn, bài ,TLCH
+ Bé Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối, nghe ông giảng về từng loại cây ở ban công.
+ Cây Quỳnh lá dày, giữ được nước. Cây hoa ti gôn thò những cái râu theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi quấn nhiều vòng. Cây đa ấn Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xoè những cái lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra những búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng.
+ Thu chưa vui vì bạn Hằng ở nhà dưới bảo ban công nhà Thu không phải là vườn.
+ Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cùng là vờn.
+ Đất lành chim đậu có nghĩa là nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có con ngời đến sinh sống, làm ăn.
- Lắng nghe
+ Hai ông cháu bé Thu rất yêu thiên nhiên, cây cối, chim chóc. Hai ông cháu chăm sóc cho từng loài cây rất tỉ mỉ.
+ Mỗi người hãy yêu quý thiên nhiên, làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh mình. 
- Hs nêu.
- Rút ra Nd chính của bài.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính, cả lớp ghi vào vở.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu và tìm các từ cần nhấn giọng, chỗ ngắt giọng.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.
- Từ 3 đến 5 HS thi đọc trước lớp ,bình chọn người đọc hay nhất
- Nhắc lại nd bài, liên hệ.
Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010
Chính tả
Tiết 11
 1. Nghe- viết
Luật bảo vệ môi trường
 2.Phân biệt phụ âm đầu: l/n
I. Mục tiêu
- Nghe - viết chính xác, đẹp một đoạn trong Luật Bảo vệ môi trường.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt âm l/n.
*- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường. 
Ii. đồ dùng dạy - học
- Thẻ chữ ghi các tiếng: Lắm/ nắm, lấm/ nấm, lơng/ nơng, lửa/ nửa. 
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ:
- Nhận xét chung về chữ viết của HS trong bài kiểm tra giữa kỳ
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu 
2. Dạy bài mới.
a. Hướng dẫn nghe- viết chính tả.
- Gọi HS đọc đoạn luật.
+ Điều 3, khoản 3 trong Luật Bảo vệ môi trường có nội dung là gì?
*+Cần làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? 
 *Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được.
* Viết chính tả
+Nhắc HS chỉ xuống dòng, ở tên điều khoản và khái niệm"Hoạt động môi trường" đặt trong ngoặc kép.
* Soát lỗi, chấm bài
b. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
* Bài tập 2a.
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Tổ chức cho HS làm bài tập dưới dạng trò chơi.
Hướng dẫn: Mỗi nhóm cử 3 HS tham gia thi. 1 HS đại diện lên bắt thăm. Nếu bắt thăm vào cặp từ nào. HS trong nhóm phải tìm từ ngữ có cặp từ đó.
- Tổ chức cho 4 nhóm HS thi. Mỗi cặp từ 2 nhóm thi.
- Tổng kết cuộc thi: Tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng. Gọi HS bổ sung.
- Gọi HS đọc các cặp từ trên bảng.
- Yêu cầu HS viết vào vở.
- HS nghe và xác định nhiệm vị của tiết học.
- 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
 + Điều 3 , khoản 3 trong Luật Bảo vệ môi trường nói về hoạt động bảo vệ môi trường, giải thích thế nào là hoạt đỗng bảo vệ môi trường....
+ Thực hiện những điều đã nêu trong luật
- HS nêu các từ khó. Ví dụ: môi trường, phòng ngừa, ứng phó, suy thoái, tiết kiệm, thiên nhiên....
- HS viết bài.
- Soát lỗi.
- Nêu yc bt.
- 
- Theo dõi GV hướng dẫn.
- Thi tìm từ theo nhóm.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng
- Viết vào vở.
*Bài 3a.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho HS thi tìm láy theo nhóm. Chia lớp thành 2 nhóm. Các HS trong nhóm tiếp nối nhau lên bảng, mỗi HS viết 1 từ láy, sau đó về chỗ HS khác lên viết.
- Tổng kết cuộc thi.
- Nhận xét các từ đúng.
3. Củng cố - dặn dò
- Hệ thống bài. Nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc thành tiếng trớc lớp
- Tiếp nối nhau tìm từ
Một số từ láy âm đầu n: na ná, nai nịt, nài nỉ, năn nỉ, nao nao, nao nức, náo nức, não nuột, nắc nẻ, nắc nỏm, nắn nót, no nê, năng nổ, nao núng, nỉ non, nằng nặc, nôn nao, nết na, nắng nôi, nặng nề, nức nở, nấn ná, nõn nà, nâng niu, nem nép, nể nang, nền nã....
- Viết vào vở một số từ láy.
- HS nêu lại nd bài.
Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2010
Luyện từ và câu
 Tiết 21
Đại từ xưng hô
I. Mục tiêu
- Hiểu được thế nào là đại từ xưng hô
- Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn.
- Sử dụng đại từ sưng hô thích hợp trong đoạn văn hay trong lời nói hằng ngày.
Ii. đồ dùng dạy - học
- Bài tập 1 - phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp
- Bài tập 1,2 viết sẵn vào bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ 
Nhận xét kết quả bài kiểm tra giữa kỳ của HS
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
- Hỏi: Đại từ là gì? 
- Giới thiệu: Các em đã được tìm hiểu về khái niệm đại từ, cách sử dụng đại từ. Bài học hôm nay giúp các em hiểu về đại từ xưng hô, cách sử dụng đại từ xưng hô trong viết và nói.
2. Dạy bài mới
a.Tìm hiểu ví dụ
Bài 1
- Gọi HS đọc yc và nội dung của bài.
- GV lần lượt hỏi để HS phân tích ví dụ:
+ Đoạn văn có những nhân vật nào?
+ Các nhân vật làm gì?
 +Những từ nào được in đậm trong đoạn văn trên?
 + Những từ đó dùng để làm gì?
 + Những từ nào chỉ người nghe?
+ Từ nào chỉ người hay chỉ vật được nhắc đến?
- Kết luận: Những từ chị, chúng tôi, ta, các ngời, chúng trong đoạn văn trên được gọi là đại từ xưng hô được người nói dùng để tự chỉ mình hay người khác khi giao tiếp.
+ Thế nào là đại từ xưng hô?
Bài 2
- YC HS đọc lại lời của cơm và chị Hơ Bia.
+ Theo em, cách xưng hô của mỗi nhân vật ở trong đoạn văn trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào?
- KL: Cách xưng hô của mỗi người thể hiện thái độ của người đó đối với người nghe hoặc đối tượng được nhắc đến, Cách xưng hô của cơm xưng là chúng tôi gọi Hơ Bia là chị thể hiện sự tôn trọng, lịch sự đối với người đối thoại. Cách căng, thô lỗ, coi thường người đối thoại. Do đó trong khi nói chuyện, chúng ta cần thận trọng trong dùng từ. Vì từ ngữ thể hiện thái độ của mình với chính mình và với những ngời xung quanh.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo cặp để hoàn thành bài.
- Gọi HS phát biểu, GV ghi nhanh lên bảng.
 - Nhận xét các cách xưng hô đúng.
- Kết luận: Để lời nói đảm bảo tính lịch sự cần lựa chọn từ xưng hô phù hợp với thứ bậc, tuổi tác, giới tính, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc tới.
* Ghi nhớ (sgk)
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
3. Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yc và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, làm bài trong nhóm. 
- Gợi ý cách làm bài cho HS:
+ Đọc kỹ đoạn văn.
+ Tìm các đại từ xưng hô.
+ Đọc kỹ lời nhân vật có đại từ xưng hô để thấy được thái độ, tình cảm của mỗi nhân vật.
- Gọi HS phát biểu. GV gạch chân dưới các đại từ trong đoạn văn(BP): ta, chú, em, tôi, anh.
- Nhận xét kết luận lời giải đúng
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài và hỏi:
+ Đoạn văn có những nhân vật nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài tập. Gợi ý HS đọc kĩ đoạn văn, dùng bút chì điền từ thích hợp vào ô trống.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
 - Nhận xét, kế luận lời giải đúng.
+TT các từ cần điền: tôi, tôi nó,tôi, chúng ta
 - Gọi HS đọc đoạn văn đã điền đầy đủ.
+ Nội dung đoạn văn là gì?
*Đoạn văn kể lại câu chuyện Bồ Chao hốt hoảng kể với các bạn chuyện nó và Tu Hú gặp cái trụ chống trời. Bồ Các giải thích đó chỉ là trụ điện cao thế mới được xây dựng. Các loài chim cời Bồ Chao đã quá sợ sệt.
3. Củng cố dặn dò
-Yc hs nhắc lạ ... n văn.
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- Hình ảnh nào trong bài gây ấn tượng cho em nhất trong cảnh chợ Ta-sken?
b, Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
Ta-sken, trộn lẫn, nẹp, mũ vải thêu, xúng xính, chờn vờn, thõng dài, ve vẩy,...
- Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được.
c, Viết chính tả
- Đọc CT cho hs viết bài.
- Đọa lại cho hs soát lỗi.
d, Thu, chấm bài.
- Chấm 1 số bài, nx, chữa lỗi.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài (5 HS ) về chỗ chuẩn bị; khi có 1 bạn kiểm tra xong, thì gọi 1 HS khác tiếp tục lên gắp thăm bài đọc.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- 2 HS tiếp nối đọc thành tiếng.
- HS nối tiếp nhau phát biểu các hình ảnh mà em yêu thích.
- HS tìm và nêu các từ khó. 
- Luyện viết trên bảng+ nháp.
- Nghe- viết ct.
- Soát lỗi.
- Đổi vở KT chéo.
Thứ tư ngày 5 tháng 1 năm 2010
Tập đọc
 Tiết 35
Ôn tập học kì I ( Tiết 5 )
I. Mục tiêu
- Củng cố kĩ năng viết thư.
-Thực hành viết thư cho người thân ở xa kể lại kết quả học tập của em.
- Bồi dưỡng tình cảm gia đình.
II. Đồ dùng dạy - học 
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu của tiết học 
2. Thực hành viết thư
- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài.
- Hướng dẫn HS cách làm bài :
+ Nhớ lại cách viết thư đã học ở lớp 3. Đọc kĩ các gợi ý trong SGK.
+ Em viết thư cho ai ? Người ấy đang ở đâu ?
+ Dòng đầu thư em viết thế nào ?
+ Em xưng hô với người thân ntn?
- GV lưu ý HS : Cần viết chân thực, kể đúng những thành tích và cố gắng của em trong học kì I vừa qua, thể hiện được tình cảm với người thân. 
 + Phần nội dung thư nên viết :
Kể lại kết quả học tập và rèn luyện của mình trong học kì I. Đầu thư : Thăm hỏi tình hình sức khoẻ, cuộc sống của người thân, nội dung chính em kể về kết quả học tập, rèn luyện sự tiến bộ của em trong học kì I và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ trong học kì II. Cuối thư em chúc người thân mạnh khoẻ, lời hứa hẹn, chữ kí và kí tên.
 - Yêu cầu HS viết thư 
- Gọi HS đọc bức thư của mình, GV chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho HS.
- NX, chữa lỗi.
- Thu vở chấm điểm.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học. Dặn dò.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- HS TLCH.
- Lắng nghe.
- HS tự làm bài
- 2,3 hs đọc bài của mình.
 - NX.
Thứ tư ngày 5 tháng 1 năm 2011
 Tập làm văn
 Tiết 36
Ôn tập học kì I ( Tiết 6 )
I. Mục tiêu
- Ôn luyện tập đọc và HTL. 
- Đọc bài thơ và TLCH ở BT2.
- Bồi dưỡng tính tích cực.
II. Đồ dùng dạy - học 
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng ; BN.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu tiết học 
 2. Kiểm tra tập đọc
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc
- GV giúp HSY đọc đúng, đọc hay.
- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân, 2 hs làm trên BN rồi trình bày.
- Gọi HS nx.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
 a, Từ Biên giới
 b, Nghĩa chuyển.
 c, Đại từ xưng hô : em và ta.
 d, HS viết tuỳ theo cảm nhận của bản thân.
 - Gọi HS đọc nhiều câu văn miêu tả của mình.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
 - Lần lượt từng HS gắp thăm bài và về chỗ chuẩn bị; khi có 1 bạn đọc xong, thì gọi 1 HS khác tiếp tục lên gắp thăm bài đọc.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Nêu yc và đọc nd BT.
- Làm bài vào vở, 2 hs làm trên BN.
- HS trình bày BN.
- HS nối tiếp đọc câu văn.
- HS lắng nghe.
Thứ tư ngày 30 tháng 12 năm 2009
Luyện từ và câu 
 Tiết 36
Tập làm văn
 Tiết 36 Kiểm tra học kì I
( Đề do tổ chuyên môn nhà trường ra)
---------------------------------------------------------------
Tuần 18 
Thứ ngày tháng năm 20
Kể chuyện
 Tiết35
Ôn tập và kiểm tra học kì I ( Tiết 3 )
I. Mục tiêu
- Ôn luyện tập đọc và HTL, đọc - hiểu 
- Lập bảng tổng kết vốn từ môi trường.
II. Đồ dùng dạy - học 
	- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 11 đến tuần 19.
	- BN.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
- Nêu Mục đích của tiết học 
2. Kiểm tra tập đọc
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc
- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
3. Hướng dẫn bài tập
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm 4 HS yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ : 
+ Tìm các từ chỉ sự vật trong môi trường thuỷ quyển, sinh quyển, khí quyển.
+ Tìm những từ chỉ những hành động bảo vệ môi trường : thuỷ quyển, sinh quyển, khí quyển.
- Yêu cầu các nhóm làm vào BN dán lên bảng. Các nhóm có cùng nội dung bổ sung thêm các từ ngữ mà nhóm bạn chưa có. GV nx, chốt ý đúng.
- Gọi HS đọc lại các từ đúng.
- Yêu cầu HS viết vào vở các từ đúng.
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài (5 HS ) về chỗ chuẩn bị, khi có 1 bạn kiểm tra xong, thì gọi 1 HS khác tiếp tục lên gắp thăm bài đọc.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
 - Theo dõi, nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng cho HS lớp cùng nghe.
- Hoạt động trong nhóm. Mỗi nhóm làm theo một yêu cầu
- HS trình bày BN.
 - NX, bổ sung.
(HS không cần tìm nhiều từ nhiều bảng TK dưới đây) 
Ví dụ: Tổng kết vốn từ về môi trường
Sinh quyển
(môi trường động, thực vật)
Thuỷ quyển
(môi trường nước)
Khí quyển
(môi trường không khí)
Các sự vật trong môi trường
rừng ; con ngươi ; thú (hổ , báo, cáo, chồn, khỉ, vượn, hươu, nai, rắn, thằn lằn, dê, bò, ngựa,, lợn bò, gà, vịt, ngan, ngỗng,...) ; chim (cò, vạc, bồ nông, sếu, đại bàng, đà điểu,...) ; cây lâu năm (lim, gụ, sếu, táu, thông,...) ; cây ăn quả (cam, quýt, xoài, chanh, mận, ổi, mít, na,...) cây rau (rau muống, cải cúc, rau cải, rau ngót, bí đao, bí đỏ, xà lách,...) ; cỏ
sông, suối, ao, hồ, biển, đại dương, khe, thác, kênh, mương, ngòi, rạch, lạch,...
bầu trời, vũ trụ, mây, không khí, âm thanh, ánh sáng, khí hậu,...
Những hành động bảo vệ môi trường
trồng cây gây rừng; phủ xanh đồi trọc ; chống đốt nương ; trồng rừng ngập mặn ; chống đánh bắt cá bằng mìn ; bằng điện ; chống săn bắt thú rừng, chống buôn bán động vật hoang dã...
giữ sạch nguồn nước, xây dựng nhà máy nước, lọc nước thải công nghiệp,...
lọc khói công nghiệp, xử lí rác thải, chống ô nhiễm bầu không khí,...
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- Nêu lại KT đã ôn tập.
Thứ ngày tháng năm 20
Tập đọc 
 Tiết 36
Ôn tập và kiểm tra học kì I ( Tiết 4 )
I. Mục tiêu
- Ôn luyện tập đọc và HTL.
- Nghe - viết đúng chính tả bài Chợ Ta-sken
II. Đồ dùng dạy - học 
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập dọc và học thuộc lòng 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
Nêu mục tiêu tiết học 
2. Kiểm tra tập đọc
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc
- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
3. Viết chính tả
a, Tìm hiểu nội dung đoạn văn.
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- Hình ảnh nào trong bài gây ấn tượng cho em nhất trong cảnh chợ Ta-sken?
b, Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
Ta-sken, trộn lẫn, nẹp, mũ vải thêu, xúng xính, chờn vờn, thõng dài, ve vẩy,...
- Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được.
c, Viết chính tả
- Đọc CT cho hs viết bài.
- Đọa lại cho hs soát lỗi.
d, Thu, chấm bài.
- Chấm 1 số bài, nx, chữa lỗi.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài (5 HS ) về chỗ chuẩn bị; khi có 1 bạn kiểm tra xong, thì gọi 1 HS khác tiếp tục lên gắp thăm bài đọc.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- 2 HS tiếp nối đọc thành tiếng.
- HS nối tiếp nhau phát biểu các hình ảnh mà em yêu thích.
- HS tìm và nêu các từ khó. 
- Luyện viết trên bảng+ nháp.
- Nghe- viết ct.
- Soát lỗi.
- Đổi vở KT chéo.
Thứ ngày tháng năm 20
Tập làm văn
 Tiết 35
Ôn tập học kì I ( Tiết 5 )
I. Mục tiêu
- Củng cố kĩ năng viết thư.
-Thực hành viết thư cho người thân ở xa kể lại kết quả học tập của em.
II. Đồ dùng dạy - học 
* HS chuẩn bị giấy viết thư.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
Nêu mục tiêu của tiết học 
2. Thực hành viết thư
- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài.
- Hướng dẫn HS cách làm bài :
+ Nhớ lại cách viết thư đã học ở lớp 3. Đọc kĩ các gợi ý trong SGK.
+ Em viết thư cho ai ? Người ấy đang ở đâu ?
+ Dòng đầu thư em viết thế nào ?
+ Em xưng hô với người thân như thế nào?
- GV lưu ý HS : Cần viết chân thực, kể đúng những thành tích và cố gắng của em trong học kì I vừa qua, thể hiện được tình cảm với người thân. 
 + Phần nội dung thư nên viết :
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- HS TLCH.
Kể lại kết quả học tập và rèn luyện của mình trong học kì I. Đầu thư : Thăm hỏi tình hình sức khoẻ, cuộc sống của người thân, nội dung chính em kể về kết quả học tập, rèn luyện sự tiến bộ của em trong học kì I và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ trong học kì II. Cuối thư em chúc người thân mạnh khoẻ, lời hứa hẹn, chữ kí và kí tên.
 - Yêu cầu HS viết thư 
- Gọi HS đọc bức thư của mình, GV chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho HS.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- Lắng nghe.
- HS tự làm bài ;
- 3 đến 5 HS đọc bức thư của mình.
- HS lắng nghe.
Thứ ngày tháng năm 20
Luyện từ và câu
 Tiết 36
Ôn tập và kiểm tra học kì I ( Tiết 6 )
 I. Mục tiêu
- Ôn luyện tập đọc và HTL. 
- Đọc bài thơ và TLCH ở BT2.
II. Đồ dùng dạy - học 
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng
- BN.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
Nêu mục tiêu tiết học 
2. Kiểm tra tập đọc
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc
- GV giúp HSY đọc đúng, đọc hay.
- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
3. Hướng dẫn làm bài tập
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân, 2 hs làm trên BN rồi trình bày.
- Gọi HS nx.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
 a, Từ Biên giới
 b, Nghĩa chuyển.
 c, Đại từ xưng hô : em và ta.
 d, HS viết tuỳ theo cảm nhận của bản thân.
 - GV cho HS đọc nhiều câu văn miêu tả của mình.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài và về chỗ chuẩn bị; khi có 1 bạn đọc xong, thì gọi 1 HS khác tiếp tục lên gắp thăm bài đọc.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Nêu yc và đọc nd BT.
- Làm bài vào vở, 2 hs làm trên BN.
- HS trình bày BN.
- HS nối tiếp đọc câu văn.
- HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_5_tuan_11_den_tuan_18.doc