Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 13 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 13 (Chuẩn kiến thức)

TẬP ĐỌC

Tiết 25 - người gác rừng tí hon .

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài .Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm. rãi , nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng .

2. Hiểu nội dung bài: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng , sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi .

II. Đồ dùng dạy học:

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK /124

 

doc 10 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 14/03/2022 Lượt xem 198Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 13 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 13
Thứ hai ngày 27 tháng 11 năm 2006
Tập đọc
Tiết 25 - người gác rừng tí hon .
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài .Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm. rãi , nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng .
2. Hiểu nội dung bài: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng , sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi .
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK /124
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
? Đọc thuộc lòng đoạn em yêu thích trong bài Hành trình của bầy ong - Nêu nội dung bài
*HĐ2. Giới thiệu bài 
*HĐ3. Luyện đọc đúng 
Bước 1: - H đọc bài
? Lớp đọc thầm theo, tìm hiểu bài chia làm mấy đoạn?
? Đọc nối đoạn?
- Hướng dẫn đọc đoạn :
+ Đoạn 1:
? Giải nghĩa: đi tuần 
- G hướng dẫn : Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng
+ Đoạn 2:
? Giải nghĩa từ : 
- G hướng dẫn đọc : Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng.
+ Đoạn3:
? Giải nghĩa từ ngữ : rô bốt , còng tay .
- G hướng dẫn : Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng
Bước 2:
? Đọc nhóm đôi cho nhau nghe?
Bước 3: Đọc cả bài
- G hướng dẫn 
- G đọc mẫu
*HĐ4. HD tìm hiểu bài 
? Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1 trong SGk( Theo lối ba vẫn đi tuần rừng , bạn nhỏ đã phát hiện ra điều gì ) ?
? Đọc thầm đoạn 2 và kể những việc bạn nhỏ đã làm cho thấy bạn là người thông minh , dũng cảm ?
? Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm ?
? Em hãy nêu nội dung chính của truyện ?
- G chốt nội dung bài
*HĐ5. Luyện đọc diễn cảm 
- G hướng dẫn đọc diễn cảm: 
Lời cậu bé tự thắc mắc : băn khoăn 
Câu hỏi của tên trộm : hạ giọng , thì thào , bí mật . Câu trả lời của chú công an : rắn rỏi, nghiêm trang . Lời khen của chú công an : vui vẻ - toàn bài đọc với giọng chậm rãi , nhanh , hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng ; nhấn giọng ở các từ ngữ : loanh quanh , thắc mắc , bàn bạc , lửa đốt , bành bạch , loay hoay , 
- G đọc mẫu cả bài
*HĐ6: Củng cố , dặn dò:
? Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì ?
- VN: Chuẩn bị bài sau: Tác phẩm của Si- le và tên phát xít.
- 2 H trả lời
- H đọc bài 
- H đọc thầm, trả lời
- 3 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu- ra bìa rừng chưa
Đoạn 2: Qua kẽ lá thu gỗ lại 
Đoạn 3: còn lại
- 3 H đọc
- H giải nghĩa 
- H luyện đọc đ1 
- H luyện đọc đ2 
- H giải nghĩa 
- H luyện đọc đ3 
- H đọc cho nhau nghe
- H đọc 
- H lắng nghe 
-  bạn phát hiện ra những dấu chân người lớn hằn trên đất , lần theo dấu chân bạn nhỏ thấy hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc 
- thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng , lần theo đấu chân , lén chạy theo đường tắt ..
Chạy đi gọi điện thoại báo cho công an , phối hợp với các chú công an bắt bọn trộm gỗ 
- bạn rất yêu rừng , có ý thức bảo vệ rừng 
- Biểu dương ý thức bảo vệ rừng , sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi .
- H đọc từng đoạn 
- H lắng nghe
- H đọc đoạn ,đọc đoạn yêu thích, đọc cả bài.
- tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung , đức tính dũng cảm , sự táo bạo 
_____________________________________
Chính tả 
Tiết 13 – Hành trình của bầy ong .
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Nhớ và viết lại đúng chính xác, trình bày đúng hai khổ thơ cuối bài thơ Hành trình của bầy ong .
2. Ôn luyện cách viết những từ ngữ có tiếng chứa âm đầu s/x hoặc âm cuối t/c .
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
? Tìm 3 cặp từ có chứa tiếng chứa âm đầu s/x ? 
*HĐ2. Giới thiệu bài 
Trong tiết học hôm nay, các em sẽ nhớ và viết đúng hai khổ thơ cuối bài thơ Hành trình của bầy ong .
*HĐ3. Hướng dẫn chính tả 
- G đọc mẫu
- Tập viết chữ ghi tiếng khó: rong ruổi , nối liền , lặng thầm , đất trời .
? Phân tích tiếng ruổi trong từ rong ruổi ?
? Tiếng ruổi được viết ntn?
Làm tương tự với các từ còn lại
- Luyện viết bảng con: ruổi , nối , lặng , trời .
*HĐ4. Viết chính tả 
? Nhẩm thuộc đoạn yêu cầu ?
- G ra hiệu lệnh viết bài 
*HĐ5. HD chấm , chữa 
- G đọc cho H soát bài
- G chấm bài
*HĐ6. HD làm bài tập chính tả 
Bài 2 trang 125
? Đọc thầm, xác định yêu cầu của bài ?
- G nhận xét, chữa
Bài 3trang 125
? Đọc thầm, xác định yêu cầu của bài ?
- G hướng dẫn thêm : 
- G chấm, chữa
*HĐ7: Củng cố , dặn dò:
- G công bố điểm, nhận xét giờ học , tuyên dương những em viết đúng, đẹp.
- VN: Tự sửa lỗi sai
 Chuẩn bị bài sau: Chuỗi ngọc lam.
- H viết vào bảng con.
- H nhẩm theo
- H đọc từ
- ruổi = pâ đầu r+vần uôi +thanh hỏi
- H nêu miệng
- H viết bảng con
- H nhẩm bài
- H nhớ và viết bài vào vở
- H soát bài bằng bút chì, ghi số lỗi, đổi vở cho nhau soát bài.
- H đọc đề, xác định yêu cầu
- H làm nhóm đôi , đại diện nhóm trả lời 
- H đọc đề, xác định yêu cầu. 
- H làm bài vào vở, trả lời miệng kết quả.. 
_____________________________________________________________________
Thứ ba ngày28 tháng 11 năm 2006
Luyện từ và câu
Tiết 25 - Mở rộng vốn từ : Bảo vệ môi trường.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mở rộng ,hệ thống hoá vốn từ về môi trường và bảo vệ môi trường.
2. Hiểu những hành động có ý nghĩa bảo vệ môi trường .
3. Viết được đoạn văn có đề tài ngắn với nội dung bảo vệ môi trường .
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
? Đặt câu có quan hệ từ và cho biết quan hệ từ ấy có tác dụng gì ?
*HĐ2. Giới thiệu bài 
Trong tiết LTVC hôm nay, các em sẽ được làm giàu vốn từ bảo vệ Tổ quốc.
*HĐ3. Hướng dẫn luyện tập 
+ Bài 1 trang 126
? Đọc thầm xác định yêu cầu ?
? Đọc thầm đoạn văn , chú thích và cho biết nội dung đoạn văn ?
? Thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi ?
- G gợi ý : đọc kĩ đoạn văn , nhận xét về các loại động thực vật qua số liệu thống kê , tìm nghĩa cụm từ khu bảo tồn đa dạng sinh học .
- G kết luận chung
+ Bài 2 trang 127
? Đọc thầm và và xác định yêu cầu của đề bài? 
? Nêu yêu cầu của bài ?
? Thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi ?
- G nhận xét chung , kết luận lời giải đúng 
+ Bài 3 trang 127
? Đọc thầm xác định yêu cầu của bài? 
? Làm bài vào vở ?
- G chữa bài.
- G chốt việc sử dụng từ hợp văn cảnh
*HĐ5 :Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập về quan hệ từ .
- H làm nháp
- lắng nghe
- H đọc thầm, xác định yêu cầu 
- H đọc thầm , trả lời
- H thảo luận nhóm đôi , đại diện các nhóm báo cáo kq thảo luận( nơi lưu giữ được nhiều động, thực vật )
- H khác nhận xét
- H đọc đề, xác định yêu cầu
- H trả lời
- H thảo luận nhóm đôi , đại diện các nhóm báo cáo kq thảo luận- H khác nhận xét
- H đọc đề, xác định yêu cầu
 (- viết đoạn văn )
- H làm bài vào vở , đổi vở cho nhau soát bài ,sau đó đọc bài làm , H khác nhận xét 
____________________________
Kể chuyện
Tiết13 - Kể chuyện được chứng kiến
 hoặc tham gia.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- H tìm được một câu chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia đúng với yêu cầu của đề bài . Kể tự nhiên , chân thực ,sinh động , hấp dẫn , sáng tạo . Trao đổi được với bạn về ý nghĩa câu chuyện .
2. Rèn kĩ năng nghe :
- Chăm chú nghe bạn kể , biết nhận xét lời bạn kể.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh ,ảnh . .. minh hoạ về cảnh đẹp mà mình định tả .
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
? Kể lại câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc nói về bảo vệ môi trường ?
*HĐ2. Giới thiệu bài 
Tiết học hôm nay ,các em sẽ kể cho nhau nghe những câu chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia nói về việc làm bảo vệ môi trường . 
 - G ghi tên đề bài
*HĐ3. HD tìm hiểu yêu cầu của đề bài 
? Đọc đề bài trong SGK/88 ?
G ghi bảng 
? Đề bài thuộc kiểu bài gì?
? Nội dung truyện kể là gì?
G gạch chân từ TT : một việc làm ,một hành động dũng cảm ,bảo vệ môi trường
? Đọc thầm gợi ý 1,2 trong SGK và tóm tắt?
G hướng dẫn cách kể : Giới thiệu trực tiếp hay gián tiếp, kể chuyện có đầu , diễn biến, kết thúc.. giọng kể phù hợp 
*HĐ4. H kể chuyện 
- Hoạt động theo nhóm đôi:
? Kể cho nhau nghe theo nhóm đôi và trao đổi ý nghĩa câu chuyện?
- Hoạt động cả lớp:
G nhắc nhở H :
+ Kể chuyện đầy đủ , đúng nội dung chú ý giọng kể , điệu bộ ..
+ H còn lại lắng nghe nghe bạn kể để nhận xét 
- G n/x , cho điểm
*HĐ5. Củng cố , dặn dò:
- Bình chọn bạn kể hay nhất
- Liên hệ thực tế
- VN: Kể lại cho người thân nghe 
 Chuẩn bị bài sau: Pa –xtơ và em bé.
- 1-2 H kể
 - 1-2 H đọc 
- H đọc thầm	
- kể câu chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia
- một việc làm hoặc một hành động dũng cảm để bảo vệ môi trường.
- H trả lời
- H kể cho nhau nghe theo nhóm 2, kết hợp nêu ý nghĩa câu chuyện
- H kể chuyện , nêu ý nghĩa 
- H khác nhận xét
_____________________________________________________
Thứ tư ngày29 tháng 11 năm 2006
Tập đọc
Tiết 26 - Trồng rừng ngập mặn .
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Đọc trôi chảy toàn bài , giọng thông báo rõ ràng , rành mạch phù hợp với nội dung một văn bản khoa học .
2. Hiểu nội dung, ý chính của bài : nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá , thành tích khôi phục của rừng ngập mặn những năm qua ; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi . 
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ SGK/ 129 .
- Tranh ảnh về rừng ngập mặn .
- Bản đồ VN .
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
? Đọc đoạn yêu thích trong bài Người gác rừng tí hon - nêu nội dung bài
*HĐ2. Giới thiệu bài 
Nêu mục đích , yêu cầu của tiết học 
- G ghi tên đề bài- 
*HĐ3. Luyện đọc đúng 
Bước 1: H đọc bài
? Lớp đọc thầm , tìm hiểu bài chia làm mấy đoạn?
? Đọc nối đoạn?
- Hướng dẫn đọc đoạn :
+ Đoạn 1:
? Giải nghĩa từ: rừng ngập mặn, quai đê .
- G hướng dẫn đọc :Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nhịp đúng 
+ Đoạn 2:
? Giải nghĩa từ: 
- G hướng dẫn đọc : ngắt giọng chỗ có dấu ngoặc đơn . Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nhịp đúng.
+ Đoạn 3:
? Giải nghĩa từ: phục hồi.
- G hướng dẫn đọc : ngắt giọng câu cuối bài: ngắt sau : khởi , kể . Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nhịp đúng.
Bước 2:
? Đọc nhóm đôi cho nhau nghe?
Bước 3: Đọc cả bài
- G hướng dẫn 
- G đọc mẫu
*HĐ4. HD tìm hiểu bài 
? Đọc thầm đoạn 1 và cho biết nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn ?
? Đọc thầm đoạn 2 và cho biết vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn ?
- G giới thiệu các tỉnh này trên bản đồ 
? Đọc thầm đoạn 3 và cho tìm hiểu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi ?
- G cho H quan sát tranh trong SGK
? Nêu nội dung chính của bài văn ? 
- G chốt nội dung bài
*HĐ5. Luyện đọc diễn cảm:
- G hướng dẫn đọc diễn cảm: nhấn giọng ở các từ ngữ : xoí lở , thông tin , tuyên truyền , phát triển , hải sản tăng nhanh , 
Toàn bài đọc với giọng thông báo rõ ràng , rành mạch
- G đọc mẫu cả bài
*HĐ6:Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- VN: Chuẩn bị bài sau: Chuỗi ngọc lam.
-1-2 H trả lời
- H lắng nghe .
- 1 H đọc to bài
- H đọc thầm, trả lời
- 3 đoạn:
Đoạn 1: từ đầu – sóng lớn
Đoạn 2: Mấy năm qua – Nam Định
Đoạn 3: còn lại
- 3 H đọc
- H đọc giải nghĩa từ
- H luyện đọc đ1 
- H giải nghĩa 
- H luyện đọc đ2 
- H giải nghĩa 
- H luyện đọc đ3
- H đọc cho nhau nghe
- H đọc
- H lắng nghe 
- nguyên nhân : do chiến tranh , do quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm
- Hậu quả : đê điều bị xói lở , bị vỡ khi có gió, 
- vì các tỉnh này làm tốt công tác thông tin , tuyên truyền để mọi người hiểu rõ tác dụng 
- H quan sát
- phát huy tác dụng bảo vệ vững chắc đê biển , tăng thu nhập cho người dân 
- H theo dõi
- nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá , thành tích khôi phục của rừng ngập mặn những năm qua ; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi . 
- H đọc thể hiện 
- H đọc từng đoạn 
- H lắng nghe
- H đọc đoạn ,đọc đoạn yêu thích, đọc cả bài . 
____________________________________
Tập làm văn
Tiết 25 - Luyện tập tả người.
( tả ngoại hình).
I. Mục đích, yêu cầu:
- Xác định được những chi tiết tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn mẫu .Thấy được mối quan hệ giữa các chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình của nhân vật với nhau và với tính cách của nhân vật .
- Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp .
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
? Nêu cấu tạo của bài văn tả người ?
*HĐ2. Giới thiệu bài 
G nêu yêu cầu , nôị dung tiết học
*HĐ3. Hướng dẫn thực hành 
Bài 1trang 130
? Đọc thầm nội dung và yêu cầu bài 1?
? Đọc thầm lại bài Bà tôi , Chú bé vùng biển và thảo luận nhóm đôi thực hiên yêu cầu của bài ?( Nửa lớp làm một phần )
- G nhận xét , kết luận lời giải đúng .
? Khi tả ngoại hình một người em cần lưu ý điều gì ?
Bài 2trang 130
? Đọc thầm , xác định yêu cầu ?
? Nêu yêu cầu của bài ?
- G gạch chân các từ trọng tâm : lập dàn ý , một người thường gặp .
- G nhận xét , cho điểm những bài đạt yêu cầu .
*HĐ5. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- VN: Chuẩn bị bài sau: Luyện tập tả người ( tiết 26) 
- 1-2 trả lời
- H đọc thầm 
- H thảo luận theo nhóm 2 
- Đại diện các nhóm trả lời các câu hỏi 
- Chọn chi tiết tiêu biểu để chúng bổ sung cho nhau , khắc hoạ được tính cách nhân vật .
- H đọc thầm
- H trả lời
- H làm bài , trao đổi bài cho nhau để sửa bài cho bạn.
- H trình bày miệng bài làm , lớp nhận xét.
_____________________________________________________
Thứ năm ngày30 tháng 11 năm 2006
Luyện từ và câu
Tiết 26 – Luyện tập về quan hệ từ.
I. Mục đích, yêu cầu:
1.X ác định được các cặp quan hệ từ và tác dụng của chúng trong câu .
2. Luyện tập sử dụng các cặp quan hệ từ . 
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
? Đọc đoạn văn viết về đề tài bảo vệ môi trường ?
G nhận xét , cho điểm .
*HĐ2. Giới thiệu bài 
G nêu mục đích , yêu cầu tiết học .
*HĐ3. Hướng dẫn thực hành (31-33/ )
Bài 1trang 131 :
? Đọc thầm , xác định yêu cầu ?
? Nêu yêu cầu của bài tập ?
? Làm bài vào SGK ? 
- G nhận xét, kết luận lời giải đúng .
Bài 2 trang 131 :
? Đọc thầm xác định yêu cầu của bài ? 
? Nêu yêu cầu của bài ? 
- G nhận xét, kết luận lời giải đúng .
? Cặp quan hệ từ trong từng câu có ý nghĩa gì ?
Bài 3 trang 131 :
? Đọc thầm xác định yêu cầu của bài ? 
? Nêu yêu cầu của bài ? 
? Thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi của bài ?
- G nhận xét, kết luận lời giải đúng .
? Khi sử dụng các quan hệ từ trong câu ta cần lưu ý điều gì ?
*HĐ4. Củng cố , dặn dò:
- G hệ thống kiến thức
- VN: Chuẩn bị bài sau: Ôn tập về từ loại.
- 2 H đọc
- H lắng nghe 
- H đọc thầm
- gạch chân các cặp quan hệ từ trong câu 
- H dùng bút chì gạch châ các cặp quan hệ từ sau đó đọc bài làm của mình, lớp nhận xét
- H đọc thầm 
- chuyển 2 câu thành 1 câu trong đó có sử dụng quan hệ từ 
- H làm bài vào vở , đọc bài làm , lớp nhận xét
- H trả lời 
- H đọc thầm
- hai đoan văn có gì khác nhau , .. 
- H thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi của bài , đại diện nhóm báo cáo kết quả , lớp nhận xét
( đoạn văn b hay hơn vì có thêm một số từ và cặp quan hệ từ ) 
- ..dùng đúng chỗ , đúng mục đích .
___________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 1 tháng 12 năm 2006
Tập làm văn
Tiết 26 - Luyện tập tả người .
( Tả ngoại hình)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố kiến thức về viết đoạn văn .
- Viết đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp dựa vào dàn ý đã lập .
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
? Nêu cấu tạo của bài văn tả người ?
*HĐ2. Giới thiệu bài 
G nêu mục đích , yêu cầu của tiết học.
*HĐ3. Hướng dẫn thực hành 
? Đọc thầm , xác định yêu cầu ?
? Đề bài yêu cầu gì ?
G gạch chân các từ :viết đoạn văn , tả ngoại hình, người thường gặp.
? Đọc thầm phần hướng dẫn trong SGKđể timg hiểu cách viết đoạn văn theo yêu cầu của bài ?
? Làm bài vào vở ?
- G nhận xét , sửa chữa , cho điểm những em đạt yêu cầu .
*HĐ4. Củng cố , dặn dò:
- G nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: Làm biên bản cuộc họp . 
- 1-2 H trả lời
- H đọc thầm
- viết đoạn văn tả ngoại hình một người mà em thường gặp .
- H đọc thầm 
- H suy nghĩ làm bài vào vở, đổi vở cho nhau để sửa bài giúp bạn .
- H đọc bài làm của mình, H khác nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_5_tuan_13_chuan_kien_thuc.doc