Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 14

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 14

 I- Mục tiêu

– Đọc lưu loát bài văn.

- Biết phân biệt lời kể với lời đối thoại; đọc phân biệt lời của các nhân vật; thể hiện được tình cảm, cảm xúc qua giọng đọc.

Hiểu các từ ngữ trong bài.

Nắm được nội dung chính: Cậu bé trong truyện và nhân vật “tôi” có cảnh ngộ giống nhau đã biết cảm thông với nhau, trở thành chị em kết nghĩa vào thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, báo hiệu một tương lai tươi sáng như mùa xuân đang tới.

Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi tình cảm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người. Tình thương yêu ấy sưởi ấm những trái tim cô đơn, đem lại hạnh phúc cho mỗi người.

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1428Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
 Môn : Tập đọc 
Tuần14 tiết27.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Giây Phút Thiêng Liêng
 I- Mục tiêu
– Đọc lưu loát bài văn. 
- Biết phân biệt lời kể với lời đối thoại; đọc phân biệt lời của các nhân vật; thể hiện được tình cảm, cảm xúc qua giọng đọc.
Hiểu các từ ngữ trong bài.
Nắm được nội dung chính: Cậu bé trong truyện và nhân vật “tôi” có cảnh ngộ giống nhau đã biết cảm thông với nhau, trở thành chị em kết nghĩa vào thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, báo hiệu một tương lai tươi sáng như mùa xuân đang tới.
Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi tình cảm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người. Tình thương yêu ấy sưởi ấm những trái tim cô đơn, đem lại hạnh phúc cho mỗi người.
II- Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
Kiểm tra bài cũ-
GV kiểm tra 2 HS đọc bài Trồng rừng ngập mặn, trả lời các câu hỏi gắn với nội dung của từng đoạn.
B.Bài mới:
1-Giới thiệu bài: 
Giới thiệu chủ điểm Vì hạnh phúc của con người. Các bài trong chủ điểm cung cấp cho các em vốn từ, vốn hiểu biết về cuộc đấu tranh chống đói nghèo, lạc hậu, bệnh tật, vì tiến bộ, văn minh và hạnh phúc của con người.
- Giới thiệu bài tập đọc Giây phút thiêng liêng. Bài đọc kể một câu chuyện cảm động về tình cảm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa hai con người có số phận không may – cậu bé Nguyễn và nhân vật “tôi”.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
Luyện đọc: 
- 
Đoạn 1: Từ đầu đến Có lẽ vì thế mà chị em tôi thân nhau.
Đoạn 2: tiếp theo Từ vô tuyến ở các nhà xung quanh đến Ba bỏ con một mình, ba ơi!
Đoạn 3: Còn lại. 
Phần chú giải; nói lại nghĩa của các từ tự lập, thui thủi, giao thừa. GV giúp HS giải nghĩa thêm các từ ngữ khác các em chưa hiểu (nếu cần).
Giáo viên đọc diễn cảm cả bài.
Tìm hiểu bài
Câu1: Hoàn cảnh của nhân vật “tôi” và Nguyên có gì giống nhau?
(Nguyên và nhân vật “tôi” đều sống một mình. Nguyên mới hơn 10 tuổi đã phải sống tự lập. Còn nhân vật “tôi” mới mất bố nên cũng sống một mình )
ý 1:Giới thiệu cảnh ngộ của hai chị em
Câu 2: Tìm những chi tiết tả nỗi xúc động của hai chị em lúc giao thừa. (Nhân vật Nguyên: hai tay vịn vào song của sổ; mắt nhìn xa vời vợi; ở khoé mắt, hai giọt lệ lớn sắp sửa lăn xuống má. Nhân vật “tôi”: nước mắt trào ra khi nhớ lại kỉ niệm giờ này năm ngoái đón giao thừa với ba trong bệnh viện, nay ba đã mất) 
Câu 3 : Nỗi xúc động ấy thể hiện suy nghĩ gì trong mỗi người? (Nguyên tủi thân vì bao năm phải sống cô đơn, đón giao thừa không cha, không mẹ. Nhân vật “tôi” vừa thương ba đã mất, vừa buồn vì phải một mình thui thủi, trong giờ phút giao thừa mọi gia đình đều vui vầy sum họp, mình không còn người thân nào để cùng đón giao thừa)
ý 2: Niềm xúc động của hai chị em trong đêm giao thừa
Câu4 :Hai câu tả cảnh giao thừa ở cuối bài nói lên tâm trạng gì?(Một tương lai tươi sáng sẽ đến với hai chị em, với những con người cô đơn đã biết yêu thương, gắn kết với nhau).
ý 3: Tương lai tươi sáng đón chờ hai chị em
Câu 5: Hãy giải thích ý nghĩa của tên bài văn “Giây phút thiêng liêng”.(Tên bài được hiểu đồng thời theo hai nghĩa:
 Nghĩa đen – phút giao thừa chuyển giao năm cũ sang năm mới là giây phút thiêng liêng với mọi người trong một năm.
Nghĩa bóng: giây phút kết nghĩa chị em vào thời điểm mọi người đều muốn yêu thương, xích lại gần nhau hơn; là giây phút thiêng liêng đã mở một trang mới trong cuộc đời hai nhân vật – ấm áp và tươi sáng như mùa xuân đang đến)
Đại ý: : Ca ngợi tình cảm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người. Tình thương yêu ấy sưởi ấm những trái tim cô đơn, đem lại hạnh phúc cho mỗi người.
Đọc diễn cảm
-Giọng đọc của bài (chậm rãi, nhẹ nhàng, trầm lắng); giọng đọc của hai nhân vật (xúc động, nghẹn ngào). Chọn 1 đoạn trong bài (đoạn 2: “Từ vô tuyến ở các nhà xung quanh . Năm nay ba bỏ con một mình ba ơi!”,
C.Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn; chuẩn bị cho tiết tập đọc tới – Hạt gạo làng ta.
PP kiểm tra đánh giá
GV kiểm tra 2 HS.
-Gv nhận xét, cho điểm.
PP thuyết trình
-Gv giới thiệu bài và ghi tên bài bằng phấn màu.
1,2 HS đọc cả bài.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc các đoạn trong bài.
HS đọc
PP thảo luận nhóm
GV có thể tổ chức cho HS tìm hiểu bài theo cách chia nhóm thảo luận. HS mỗi nhóm đọc thầm từng đoạn văn, trao đổi, trả lời các câu hỏi. Đại điện nhóm trình bày ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, góp ý. GV kết luận. 
Luyện đọc diễn cảm.
GV đọc diễn cảm toàn bài.
GV hướng dẫn HS xác lập kĩ thuật đọc diễn cảm: Tìm giọng đọc của bài .Hướng dẫn nhiều HS luyện đọc diễn cảm, đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật.
1, 2 HS đọc diễn cảm toàn bài.
Rút kinh nghiệm sau tiết học:
.
.
.
.
.
.
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
 Môn : Tập đọc 
Tuần14 tiết28.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Hạt gạo làng ta 
I- Mục tiêu
1.– Đọc lưu loát bài thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng tình cảm tha thiết.
2. – Hiểu ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi những người làm nên hạt gạo thời chống Mĩ – hạt gạo được làm nên từ vị phù sa, từ nước có hương sen thơm, từ mồ hôi công sức của cha mẹ, của các bạn thiếu nhi. Hạt gạo là tấm lòng của hậu phương góp phần vào chiến thắng của tiền tuyến. 
* Học thuộc lòng những khổ thơ yêu thích.
II- Đồ dùng dạy học 
Băng ghi lời bài hát Hạt gạo làng ta (nếu có).
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
 4’ 
 1’
7’
12’
A.Kiểm tra bài cũ-
Đọc bài Giây phút thiêng liêng và trả lời các câu hỏi về bài đọc.
B.Bài mới:
1-Giới thiệu bài: 
- Trần Đăng Khoa là một tài năng thơ ca sớm bộc lộ. Anh đã bắt đầu sáng tác từ rất sớm – khi mới 7, 8 tuổi, và ngay lập tức đã có những bài thơ được mọi người yêu thích. Hạt gạo làng ta là một trong số những bài thơ hay nhất của anh Khoa, đã được phổ nhạc. Hôm nay các em sẽ học bài thơ để hiểu rõ hơn giá trị của hạt gạo thời cả dân tộc chống Mĩ. 
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
Luyện đọc
b.Tìm hiểu bài
Câu 1: Đọc khổ thơ 1, em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì? (Hạt gạo được làm nên từ tinh tuý của đất (có vị phù sa), của nước (có hương sen thơm trong hồ nước đầy) và công lao của con người, của cha mẹ (Có lời mẹ hát ngọt bùi đắng cay)
Câu 2: Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
 (Giọt mồ hôi sa
 Những trưa tháng sáu
 Nước nhu ai nấu
 Chết cả cá cờ
 Cua ngoi lên bờ
 Mẹ em xuống cấy.
Hai dòng cuối khổ thơ vẽ hai hình ảnh trái ngược nhau: cua sợ nước nóng phải ngoi lên bờ tìm chỗ mát; mẹ lại bước chân xuống ruộng để cấy) 
Câu hỏi 3: Em hiểu câu thơ “bát cơm mùa gặt, Thơm hào giao thông” như thế nào? (Bữa cơm thời chiến, thời chống Mĩ nên mới có cảnh “thơm hào giao thông”. ý của câu thơ: Nỗi vất vả làm ra hạt gạo trong thời chiến tranh; đóng góp của hạt gạo vào chiến thắng chung của dân tộc: hạt gạo nuôi chiến sĩ, nuôi những người trực chiến trong hào giao thông)
Câu hỏi 4: Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo?(Các bạn thiếu nhi đã thay cha anh ở chiến trường gắng sức lao động, làm ra hạt gạo tiếp tế cho tiền tuyến. Những hình ảnh các bạn chống hạn vục mẻ miệng gầu, bắt sâu lúa cao rát mặt, gánh phân quanh trành quết đất là những hình ảnh cảm động, nói lên nỗ lực của các bạn, ý thức trách nhiệm và tấm lòng của các bạn với tiền tuyến ) 
Đại ý: Ca ngợi những người làm nên hạt gạo thời chống Mĩ
c+Đọc diễn cảm
GV đọc diễn cảm bài văn.
Giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm, tha thiết; chú ý đọc ngắt nhịp các dòng thơ linh hoạt, phù hợp với từng ý thơ. VD: Từ dòng thơ 1 (Hạt gạo làng ta) chuyển sang dòng 2 (Có vị phù sa) có ngắt nhịp bằng 1 dấu phẩy. Nhưng từ dòng 2 (Có vị phù sa) sang dòng 3 (Của sông Kinh Thầy) hai dòng thơ đọc gần như liền mạch  Những dòng thơ sau : Những trưa tháng sáu, Nước như ai nấu, Chết cả cá cờ cũng đọc khá liền mạch. Song hai dòng tiếp có ý đối lập Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy  cần đọc ngắt giọng, ngưng lại rõ rệt gây ấn tượng về sự chăm chỉ, vất vả của mẹ để làm ra hạt gạo.
Củng cố dặn dò
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng những khổ thơ yêu thích; chuẩn bị bài Tập đọc mở đầu tuần 15 : Buôn Chư Lênh đón cô giáo
.
PP kiểm tra đánh giá
GV kiểm tra 2 HS
-Gv nhận xét cho điểm.
-GV có thể mở băng cho HS nghe bài hát Hạt gạo làng ta (nếu có).
1 HS đọc bài thơ
Nhiều HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ.
HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ ngữ khó. HS nêu thêm những từ ngữ các em chưa hiểu. GV giúp các em giải nghĩa từ.
GV đọc diễn cảm bài thơ.
*PP thảo luận nhóm, vấn đáp
HS đọc (thành tiếng, đọc thầm, đọc lướt) từng khổ, cả bài thơ; trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài dưới sự hướng dẫn của GV.
Nhiều HS luyện đọc diễn cảm từng khổ, cả bài thơ.
HS thi đọc thuộc lòng diễn cảm những khổ thơ yêu thích.
Cả lớp hát bài hát Hạt gạo làng ta.
Rút kinh nghiệm sau tiết học:
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
 Môn : Từ và câu 
Tuần14 tiết27.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Tổng kết về từ loại(t1)
I- Mục đích, yêu cầu
1. Hệ thống hoá kiến thức đã học về các từ loại: danh từ, đại từ.
2. Nâng cao một bước kỹ năng sử dụng danh từ, đại từ.
II- Đồ dùng dạy học 
- Bút dạ và 2,3 tờ phiếu phô - tô - cô - pi nội dung bảng phân loại (BT3).
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
 7'
A. Kiểm tra bài cũ
-Mỗi em đặt 1 câu có sử dụng 1 trong các cặp QHT sau: vì nên, nếu... thì, tuy nhưng, chẳng những mà còn
B. Bài mới
1-Giới thiệu bài:
Tiết học này giúp các em hệ thống hoá những điều đã học về danh từ, đại từ; tiếp tục rèn luyện kỹ năng sử dụng các loại từ ấy. Chúng ta sẽ đạt được MĐ, YC của tiết học thông qua việc giải một số bài tập. 
2- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
+Bài 1, 2
lời giải: 
* DT chung: giọng, hàng, nước mắt, vệt, má, cậu, con trai, tay mặt, phía, ánh đèn, tiếng đàn, tiếng hát, mùa xuân, năm.
* DT riêng: Nguyên
* Quy tắc viết hoa DT riêng.
Với các DT riêng (các cụm từ chỉ tên riêng) nói chung: viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành DT riêng (tên riêng) đó
Khi viết ... ngoại hình của mộtngời mà em thờng gặp; đã lập dàn ý chi tiết cho bài văn. Trong tiết hôm nay, các em sẽ tập chuyển một phần trong dàn ý thành đoạn văn hoàn chỉnh. Chúng ta sẽ xem ai là người viết được đoạn văn hay nhất trong tiết học hâm nay. 
2- Hớng dẫn học sinh làm bài tập.
*Bài tập 1
Từ dàn ý đã lập (ở bài tập làm văn tuần trước), hãy viết một đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp.
* Bài tập 2 (BT về nhà):
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
- Yêu cầu HS về nhà để có thể học tốt tiết Tập làm văn đầu tuần 15- Luyện tập tả người (tả hoạt động)
* Phương pháp kiểm tra đánh giá.
- 
GV kiểm tra HS cả lớp.
*PP thuyết trình, trực quan.
.> GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học
>GV ghi tên bài bảng phấn màu.
*PP thực hành, luyện tập
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài và Gợi ý trong SGK. Cả lớp đọc thầm lại.
- HS suy nghĩ, chọn mộtphần trong dàn ý (phần thân bài) để chuyển thành đoạn văn.
- HS chuẩn bị tư liệu để làm bài (xem lại các kết quả quan sát, dàn bài đã lập ở tiết trớc).
- Từng HS viết đoạn văn vào vở; tự kiểm tra đoạn văn đã viết (theo gợi ý 4).
- 1 số HS đọc đoạn văn đã viết.
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá cao những bài viết có ý riêng, ý mới.
- GV thu bài về nhà chấm
- Gv nêu yêu cầu của bài.
- GV nhắc HS chú ý: yêu cầu quan sát hoạt động của nhân vật (xem lại bài văn mẫu Người thợ rèn); Xác định rõ: người em định tả là ai, em định tả hoạt động gì của họ, hoạt động đó diễn ra như thế nào? Nêu cảm tưởng hoặc cảm nghĩ của em khi quan sát hoạt động đó. 
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.
.
.
.
.
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
 Môn : Tập làm văn 
Tuần14 tiết27.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Làm biên bản bàn giao
I- Mục đích, yêu cầu
1.Hs nắm được tác dụng, nội dung, thể thức viết một biên bản bàn giao; sự giống nhau và khác nhau giữa biên bản bàn giao và biên bản cuộc họp.
2.Biết thực hành làm biên bản bàn giao (nhiệm vụ trọng tâm).
II- Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ viết sẵn bảng so sánh để gv điền nhanh kết quả so sánh vào 2 loại biên bản (biên bản bàn giao và biên bản cuộc họp)-BT 2 phần nhận xét. 
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học 
Phương pháp, hình thức dạy học tương ứng
A.Kiểm tra bài cũ
Đoạn văn hs đã viết tuần trước.
B Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài
Trong cuộc sống , con người phảI tiếp xúc với nhiều loại biên bản(biên cuộc họp, bản biên bản bàn giao, biên bảnvụ việc)do đó cũng cần biết làm nhiều loại biên bản.Các biên bản về thể thức cơ bản giống nhau,chỉ khác nhau ở nội dung.Trong tiết tập làm văn tuần trước các con đã học làm biên bản một cuộc họp.Tiết học hôm nay sẽ giúp các con làm quên với một loại biên bản khác – biên bản bàn giao.
2.Phần nhận xét
Bài tập 1, bài tập 2: Đọc và so sánh biên bản bàn giao có gì giống và khác .
Lời giải
3.Phần ghi nhớ
4.Phần luyện tập
-Biên bản bàn giao hai hàng cây
5.Củng cố ,dặn dò
-Gv nhận xét tiết học.
-Yêu cầu hs về nhà hoàn thiện , viết lại vào vở biên bản vừa hoàn thiện ở lớp;chuẩn bị nội dung cho tiết tập làm văn đầu tuần sau Luyện tập tả người trong hoạt động.
PP kiểm tra đánh giá
+GV trả bài, nhận xét đoạn văn hs đã viết tuần trước.
PP thuyết trình
-Gv giới thiệu bài.
-1hs đọc thành tiếng yêu cầu bài 1(Phần lệnh và biên bản mẫu).
-1hs đọc thành tiếng yêu cầu bài tập 2.
-Hs làm việc cá nhân.Các em đọc lướt biên bản bàn giao phòng tự quản, suy nghĩ , tìm sự giống nhau và khác nhau giữa hai biên bản.
-Hs phát biểu ý kiến theo trong yêu cầu.Gv treo bảng phụ, viết nhanh , tóm tắt lên bảng những ý kiến đúng.
-1 hs đọc lại bảng kết quả.
-2,3 hs đọc nội dung ghi nhớ,cả lớp đọc thầm theo.
-1 hs nhắc lại nội dung ghi nhớ không nhìn sgk.
-1 his đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
-Gv nhắc hs đặt tên đúng cho biên bản.
-Hs làm việc cá nhân.Mỗi em viết nháp vhoặc làm bài vào vở.
-Nhiều hs đọc biên bản đã viết.
-Cả lớp và gv nhận xét; bình chọn người làm biên bản hay nhất.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.
.
.
.
.
Lời giải bài 1-TLV-tiết 2 tuần 14
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
 Môn : Chính tả 
Tuần14 tiết27.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Giây phút thiêng liêng
 I.Mục đích, yêu cầu
1.Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc Giây phút thiêng liêng.
2.Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có âm vần dễ lẫn: tr / ch hoặc ao /au.
II.Đồ dùng dạy – học
-Bút dạ+ 4 tờ giấy khổ to cho hs các nhóm chơi trò thi tiếp sức(làm bt2).
-Từ điển hs hoặc vài trang từ điển phô tô nội dung bt 3 cho 2,3 hs làm bài trên bảng lớp(Những chỗ là ô trống trong bài sửa thành các dấu chấm).
III.Các hoạt động dạy học
A-Kiểm tra bài cũ
.2 hs viết bảng lớp , hs khác viết nháp theo lời đọc của cô: sương giá, xương xẩu, xương xương, sương mù(hoặc việc làm, Việt Bắc, lần lượt, cái lược)
B-Bạy bài mới
1.Giới thiệu bài:Gv nối mục đích yêu cầu giờ học.
2.Hướng dẫn hs viết chính tả
-Gv đọc toàn bài chính tả một lượt .Yêu cầu 1 hs nói nội ding của đoạn.
-Gv đọc cho hs viết , mỗi câu hoặc ngữ đọc 2, 3lần.
-Hs viết xong , gv đọc thêm 1 lượt cho các em soát lỗi.
-Gv chấm chữa khoảng 7-110 bài. Từng cặp hs đổi vở cho nhau cùng soát lỗi. Hs ghi các chữ đã sửa lỗi ra ngoài lề.
3.Hướng dẫn hs làm các bài tập chính tả
-Bài tập 2:
-Gv cho hs lớp mình làm bài tập 2a.
-Gv nêu yêu cầu của bài tập: tìm những từ ngữ chứa các tiếng trong bảng có phụ âm đầu tr/ch.Nhắc hs sử dụng từ điển để tìm từ ngữ (nếu có).Gv giao việc cho mỗi nhómtìm những từ ngữ chứa 1 cặp tiếng trong bảng.VD ,nhóm 1: tranh- chanh, nhóm 2: trưng – chưng
-Hs trao đổi thật nhanh theo đơn vị nhóm nhỏ.
-Gv dán lên bảng 4 tờ giấy khổ to lên bảng; mời 4 nhóm thi tiếp sức.Mỗi em cchạy lên bảng viết nhanh từ ngữ tìm được .
-Cả lớp và gv nhận xét , bổ sung; đánh giá cao các nhóm tìm được đúng , nhânh, nhiều từ ngữ.
VD,ý a:
.tranh ảnh,bức tranh, tranh giành, tranh thủ, tranh công, tranh việc,// quả chanh, chanh cốm, chanh đào, chanh chua
.trưng bày, đặc trưng, .trưng bày, .trưng diện, .trưng dụng//bánh chưng, chưng hửng
.trúng đích, bắn trúng, trúng phông// chúng ta, công chúng, dân chúng
.trinh sát, trinh thám, trung trinh// chinh chiến, chinh phạt, cchinh phục
ý b:
. con báo ,báo chí, báo tiệp , báo tin, ấc báo// báu vật, quý báu , kho báu
.cây cao, lên cao, cao nguyên, cao điểm// cây cau, cau có, câu mày, cau cảu
.lao động ,lao khổ,bệnh lao// lau nhà, lau sậy, lau lách..
.chào mào, mào gà, mào đầu// màu mè, màu đỏ,,màu nhiệm
Bài tập 3
-Gv nêu yêu cầu của bầi tập. Cả lớp đọc thầm lại.
-Hs làm việc cá nhân.Các em điền vào ô trống những chữ đúng để hoàn thành mẩu tin.
-Gv dán tờ 2,3 phiếu đã viết sẵn nội dung mẩu tin lên bảng; mơì 2,3 hs lên bảng thi làm đúng , nhanh bài tập. Mỗi hs làm bài xong, đọc lại mẩu tin đã được điền chữ hoàn chỉnh.
-Cả lớp và gv nhận xets. Gv chấm điểm từng bài.
-1 hs đọc lại mẩu tin đã điền đúng.
-Cả lớp sửa theo lời giải đúng.
Lời giải:
 .đảo, hào, dạo, trọng, tàu, vào, trước, trường, vào, chở, trả.
4.Củng cố
-Gv nhận xét tiết học.
-Yêu cầu hs ve4è nhà tìm 5 từ ngữ bắt đầu bằng tr/ ch.
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
 Môn : Từ và câu 
Tuần14 tiết28.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Tổng kết về từ loại(t2)
I- Mục đích, yêu cầu
1. Hệ thống hoá kiến thức đã học về các từ loại: động từ, tính từ, quan hệ từ.
2. Nâng cao một bước kỹ năng sử dụng động từ, tính từ, quan hệ từ.
II- Đồ dùng dạy học 
- Bút dạ và 2,3 tờ phiếu phô - tô - cô - pi nội dung bảng phân loại (BT1).
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
 7'
A. Kiểm tra bài cũ
GV viết lên bảng các câu văn sau:
 Bé Mai dẫn Tâm ra vườn chim.Mai khoe:
 -Tổ kia là chúng làm nhé.Còn tổ kia là cháu gài lên đấy.
+Tìm các dt riêng và DT chung (ở dòng 1), đại từ (ở dòng 2).
B. Bài mới
1-Giới thiệu bài:
 ở lớp 5 các em đã hoch 5 từ loại .Đó là những từ loại nào?
Chúng ta đã ôn luyện về danh từ, đại từ.
Còn 3 từ loại nữa là động từ, tính , từ, QHT, chúng ta sẽ ôn tập trong tiết học này.
2- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
+Bài 1
lời giải: 
Động từ
Tính từ
Quan hệ từ
trả lời, nhịn, vịn, hắt, thấy , lăn, trào, đón, bỏ
xa, vời vời, lớn
qua, ở, với
-Bài tập 2:Lời giải:
 Các động từ diễn tả việc làm của các bạn thiếu nhi trong đoạn thơ:
 chống hạn, vục mẻ miệng gầu, bắt sâu, gánh phân, quết đất.
Bài tập 3:
.
5. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
- Yêu cầu HS về nhà hoàn thành bài tập 3.
* Phương pháp kiểm tra đánh giá.
- GV kiểm tra 2, 3 HS.
_Gv nhận xét ,cho điểm.
*PP thuyết trình, trực quan.
.> GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học
>GV ghi tên bài bằng phấn màu.
*PP thực hành, luyện tập
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
-Hs làm việc cá nhân.Các em đọc kĩ đoạn văn , phân loại từ, ghi kết quả vào bảng phân loại (trên nháp).
-Gv dấn trên bảng lớp 2, 3 tờ phiếu đã viết sẵn bảng phân loại; mời 22, 3 hs lên bảng thi làm bài.Hs nào làm xong đọc kết quả phân loại.
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại.
**Chú ý:SGK in nhầm , từ nó-ở câu 3 không cần in đậm vì nó là đại từ.
- 1 Hs đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 2.GV nhắc các em chú ý yêu cầu của bài: chỉ kể việc làm của các bạn thiếu nhi.
- HS làm việc cá nhân
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại.
-Gv nêu yêu cầu của bài tập.
-1 hs đọcc thành tiếng khổ thơ 2 của bài thơ Hạt gạo làng ta.
-Hs làm việc cá nhân. Từng em dựa vào ý khổ thơ , viết một đoạn văn ngắn tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng nực.Sau đó, gạch dưới một động từ, một tính từ, một quan hệ từ đã dùng trong đoạn văn.
-Nhiều hs đọc kết quả làm bài .
-Gv nhận xét , chấm điểm .Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn hay nhất, chỉ đúng tên các từ loại trong đoạn văn.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTIENG VIET - Tuan 14.doc