Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 16 - Lê Thành Long

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 16 - Lê Thành Long

b) Tìm hiểu bài

- GV chia HS thành nhóm, yêu cầu HS trong nhóm cùng đọc thầm và trao đổi trả lời câu hỏi tìm hiểu bài của SGK.

- Gọi 1 HS khá điều khiển các bạn báo cáo kết quả tìm hiểu bài. Sau đó theo dõi để hỏi thêm, giảng thêm khi cần.

- Câu hỏi tìm hiểu bài:

+ Hải Thượng Lãn Ông là người như thế nào?

+ Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài?

+ Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ?

- Giảng: Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái. Ông giúp những người dân nghèo khổ, ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra mà chết do bàn tay thầy thuốc khác. Điều đó cho thấy ông là một thầy thuốc có lương tâm và trách nhiệm đối với nghề, đối với mọi người. Ông còn là một con người cao thượng và không màng danh lợi.

+ Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi?

 

doc 19 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 07/03/2022 Lượt xem 368Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 16 - Lê Thành Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀNG LONG
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỖ VĂN NẠI
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
	TUẦN : 16 . 
	Từ ngày :
	Đến ngày :
Năm học: 2009 - 2010
MỤC LỤC
PHÂN MÔN
TÊN BÀI DẠY
NGÀY DẠY
Trang
Tập đọc 
Thầy thuốc như mẹ hiền 
 / / 
Chính tả 
Về ngôi nhà đang xây 
 / / 
Luyện từ & câu 
Tổng kết vốn từ
 / / 
Kể chuyện 
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia 
 / / 
Tập đọc 
Thầy cúng đi bệnh viện. 
 / / 
Tập làm văn 
Tả người (Kiểm tra viết) 
 / / 
Luyện từ & câu 
Tổng kết vốn từ 
 / / 
Tập làm văn
Làm biên bản một vụ việc 
 / / 
KÝ DUYỆT
 / / 
Môn: TẬP ĐỌC.
Tuần: 16.
Tiết: 31.
Bài: THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng , chạm rãi.
- Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợ tài năng , tám lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. (Trả lời được c.hỏi 1,2,3 trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Tranh minh hoạ SGK trang 153. 
	- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Yêu cầu 2 HS đọc bài thơ Về ngôi nhà đang xây và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
+ Em thích hình ảnh nào trong bài thơi? Vì sao?
+ Bài thơ nói lên điều gì?
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng toàn bài thơ, lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ bài tập đọc và mô tả những gì vẽ trong tranh.
- Tranh vẽ một người thầy thuốc đang chữa bệnh cho em bé mọc mụn đầy người trên một chiếc thuyền nan.
- Giới thiệu: Người thầy thuốc đó chính là Hải Thượng Lãn Ông. Ông là một thầy thuốc nổi tiếng tài đức trong lịch sử y học Việt Nam. Ở Thủ đô Hà Nội và nhiều thành phố, thị xã đều có những con đường mang tên ông. Bài văn Thầy thuốc như mẹ hiền giới thiệu đôi nét về tài năng và nhân cách cao thượng của ông.
- Lắng nghe.
2.2. HƯỚNG DẪN LUYỆN ĐỌC VÀ TÌM HIỂU BÀI
a) Luyện đọc:
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- HS đọc theo trình tự:
+ HS 1: Hải Thượng Lãn Ông..cho thêm gạo củi.
+ HS 2: Một lần khác..càng nghĩ càng hối hận.
+ HS 3: Là thầy thuốc.chẳng đổi phương.
- Yêu cầu HS đọc phần Chú giải.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Giải thích: Lãn Ông có nghĩa là ông lão lười. Đây chính là biệt hiệu danh y tự đặt cho mình, ngụ ý nói rằng ông lười biếng với chuyện danh lợi.
- Theo dõi.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn tiếp nối nhau luyện đọc theo cặp từng đoạn.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- 2 HS đọc toàn bài trước lớp.
- GV đọc mẫu chú ý cách ngắt giọng như sau:
+ Toàn bài đọc với giọng kể nhẹ nhàng, điềm tĩnh, thể hiện thái độ cảm phục lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: nhân ái, danh lợi, nặng, nhà nghèo, nóng nực, đầy mụn mủ, hôi tanh, nồng nặc, ngại khổ, ân cần, suốt một tháng trời, cho thêm, kĩ, lấy thuốc khác, hối hận, nổi tiếng, tiến cử, chối từ, trôi như nước, nhân nghĩa, chẳng đổi phương.
b) Tìm hiểu bài
- GV chia HS thành nhóm, yêu cầu HS trong nhóm cùng đọc thầm và trao đổi trả lời câu hỏi tìm hiểu bài của SGK.
- HS tìm hiểu bài theo nhóm, nhóm trưởng điều khiển hoạt động.
- Gọi 1 HS khá điều khiển các bạn báo cáo kết quả tìm hiểu bài. Sau đó theo dõi để hỏi thêm, giảng thêm khi cần.
- 1 HS khá điều khiển lớp hoạt động.
- Câu hỏi tìm hiểu bài:
- Trả lời.
+ Hải Thượng Lãn Ông là người như thế nào?
+ Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.
+ Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài?
+ Những chi tiết: Lãn Ông nghe tin con nhà thuyền chài bị bệnh đậu nặng mà nghèo, không có tiền chữa, tự tìm đến thăm. Ông tận tuỵ chăm sóc cháu bé hàng tháng trời không ngại khổ, ngại bẩn. Ông chữa khỏi bệnh cho cháu bé, không những không lấy tiền mà còn cho họ thêm gạo, củi.
+ Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ?
+ Người phụ nữ chết do tay thầy thuốc khác song ông tự buộc tội mình về cái chết ấy. Ông rất hối hận.
- Giảng: Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái. Ông giúp những người dân nghèo khổ, ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra mà chết do bàn tay thầy thuốc khác. Điều đó cho thấy ông là một thầy thuốc có lương tâm và trách nhiệm đối với nghề, đối với mọi người. Ông còn là một con người cao thượng và không màng danh lợi.
- Lằng nghe.
+ Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi? 
+ Ông được vời vào cung chữa bệnh, được tiến cử vào chức ngự y nhưng đã khéo chối từ.
+ Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào ?
+ Lãn Ông không màng công danh, chỉ chăm làm việc nghĩa. / Công danh rồi sẽ trôi đi, chỉ có tấm lòng nhân nghĩa là còn mãi. / Công danh chẳng đáng coi trọng ; tấm lòng nhân nghĩa mới đáng quý, không thể đổi thay.
- Ghi nội dung chính bài lên bảng.
- 2 HS nhắc lại nội dung của bài, HS cả lớp ghi vào vở.
- Kết luận: Bài văn ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách của Hải Thượng Lãn Ông. Tấm lòng của ông như mẹ hiền. Cả cuộc đời ông không màng danh lợi mà chỉ chăm làm việc nghĩa. Với ông, công danh chẳng đáng coi trọng, tấm lòng nhân nghĩa mới đáng quý, không thể thay đổi. Khí phách và nhân cách cao thượng của ông được muôn đời nhắc đến.
- Lắng nghe.
c) Luyện đọc diễn cảm 
- Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.
- Đọc và tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm đoạn 1:
+ Treo bảng phụ có viết sẵn đoạn 1.
+ Đọc mẫu.
+ Theo dõi GV đọc mẫu. 
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe.
Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.
Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ , mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Thầy cúng đi bệnh viện.
____________________________________________
Môn: CHÍNH TẢ.
Tuần: 16.
Tiết: 16.
Bài: VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức 2 khổ thơ đầu của bài thơ Về ngôi nhà đang xây.
- Làm được BT2a/b; tìm được những tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẫu chuyện (BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bài tập 3 viết sẵn trên bảng phụ.
	- Giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi 2 HS lên bảng tìm những tiếng có nghĩa chỉ khác nhau ở âm đầu tr . ch hoặc khác nhau ở thanh hỏi / thanh ngã.
- 2 HS lên bảng viết từ.
- Gọi HS nhận xét từ bạn đặt trên bảng.
- Nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- GV nêu: Giờ chính tả hôm nay các em sẽ nghe viết 2 khổ thơ đầu trong bài Về ngôi nhà đang xây và làm bài tập chính tả phân biệt r / d / gi; v / d hoặc iêm / im; iêp / ip.
- HS lắng nghe và xác định yêu cầu của tiết học.
2.2. HƯỚNG DẪN NGHE – VIẾT 
a) Trao đổi về nội dung đoạn thơ 
- Gọi HS đọc đoạn thơ.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- Hỏi: Hình ảnh ngôi nhà đang xây cho em thấy điều gì về đất nước ta?
- HS: Khổ thơ là hình ảnh ngôi nhà đang xây dở cho đất nước ta đang trên đà phát triển.
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS tìm và nêu từ khó. 
- Yêu cầu HS luyện đọc và luyện viết.
c) Viết chính tả
d) Soát lỗi, chấm bài
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2
Lưu ý: GV chỉ chọn phần b)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập theo nhóm.
- 1 nhóm viết vào giấy khổ to, các nhóm khác viết vào vở.
- Gọi nhóm làm giấy khổ to dán bài lên bảng, đọc các từ nhóm mình tìm được. Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung từ mà nhóm khác nhận xét, bổ sung từ mà nhóm bạn còn thiếu.
- Nhóm viết vào giấy khổ to báo cáo kết quả làm bài, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- Nhận xét, kết luận các từ đúng.
- 1 HS đọc lại bảng các từ ngữ.
b) Các từ có thể là:
Chiêm bao, lúa chiêm, vụ chiêm
Thanh liêm, liêm khiết, liêm sỉ
Chim gáy
Tủ lim, gỗ lim, lòng lim dạ đá
Rau diếp
Số kiếp, kiếp người
Dao díp, díp mắt
Kíp mổ, cần kíp
- Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS dùng bút chì viết các từ còn thiếu vào SGK.
- 1 HS làm trên bảng l ...  VĂN
Tuần: 16..
Tiết: 31.
Bài: TẢ NGƯỜI
(Kiểm tra viết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Viết được bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện được sự quan sát chân thực, diễn đạt trôi chảy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng lớp viết sẵn đề bài cho HS lựa chọn. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
	1. Kiểm tra bài cũ.	
 	- Kiểm tra giấy bút của HS.
	2. Thực hành viết.
	- Gọi HS đọc 4 đề bài kiểm tra trên bảng.
	- Nhắc HS : Các em đã quan sát ngoại hình, hoạt động của nhân vật, lập dàn bài chi tiết, viết đoạn văn miêu tả hình dáng, hoạt động của người mà em quen biết. Từ kĩ năng đó hãy viết thành bài văn tả người hoàn chỉnh.
	- HS viết bài.
	- Thu chấm một số bài.
	- Nêu nhận xét chung.
	3. Củng cố – dặn dò
	- Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS.
	- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị tiết Tập làm văn làm biên bản của một vụ việc. 
____________________________________________
Môn: LUYỆN TỪ & CÂU.
Tuần: 16..
Tiết: 32.
Bài: TỔNG KẾT VỐN TỪ 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết kiểm tra vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho (BT1).
- Đặt được câu theo y/c của BT2,3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- HS chuẩn bị giấy.
	- Bài văn Chữ nghĩa trong văn miêu tả viết trên bảng lớp hoặc giấy khổ to.
	- Giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi 4 HS lên bảng đặt câu với 1 từ đồng nghĩa, 1 từ trái nghĩa với mỗi từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.
- Mỗi HS đặt 2 câu, 1 câu có từ trái nghĩa, 1 câu có từ đồng nghĩa với từ mình chọn.
- Gọi HS dưới lớp đọc các từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với các từ trên.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- Nhận xét việc học bài ở nhà của HS.
- Nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét bài làm của bạn nếu sai thì sửa lại cho đúng. 
- Nhận xét chung và cho điểm HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- GV nêu: Tiết học hôm nay các em sẽ tự kiểm tra kiến thức về từ và câu của mình và tham khảo cách dùng từ, sử dụng từ ngữ trong văn miêu tả.
- HS nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. 
2.2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP 
Bài 1
- Yêu cầu HS lấy giấy để làm bài
- Làm bài độc lập.
- Gợi ý HS:
+ Bài 1a: Xếp các tiếng vào nhóm đồng nghĩa, mỗi nhóm 1 dòng.
+ Bài 1b: Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
- Trong thời gian HS làm bài. GV ghi cách cho điểm lên bảng.
+ Bài 1a: Mỗi nhóm từ đồng nghĩa đúng: 1 điểm.
+ Bài 1b: Mỗi tiếng điền đúng: 1 điểm.
- Yêu cầu HS trao đổi bài, chấm chéo. Sau đó nộp bài lại cho GV.
- Chấm bài cho nhau.
- Nhận xét khả năng sử dụng từ, tìm từ của HS.
- Kết luận lời giải đúng.
- Sửa bài vào vở nếu sai:
- Đáp án
1.b) đỏ – điều – son
Trắng – bạch
Xanh – biếc – lục
Hồng – đào.
1.b) 
Bảng màu đen gọi là bảng đen.
Mắt màu đen gọi là mắt huyền
Ngựa màu đen gọi là ngựa ô.
Mèo màu đen gọi là mèo mun.
Chó màu đen gọi là chó mực.
Quần màu đen gọi là quần thâm.
Bài 2
- Gọi HS đọc bài văn.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng từng đoạn của bài văn, xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn. (2 lượt)
- Giảng: Nhà văn Phạm Hổ bàn với chúng ta về chữ nghĩa trong văn miêu tả. Đó là:
+ Trong miêu tả người ta hay so sánh. Em hãy đọc ví dụ về nhận định này trong đoạn văn.
+ HS nêu. Ví dụ: 
Trông anh ta như một con gấu.
Trái đất đi như một giọt nước mắt giau74 không trung.
+ So sánh thường kèm theo nhân hoá. Người ta có thể so sánh, nhân hoá để tả bên ngoài, để tả tâm trạng. Em hãy lấy ví dụ về nhận định này.
+ Ví dụ:
Con gà trống bước đi như một ông tướng.
Dòng sông chảy lặng lờ như đang mải miết nhớ về một con đò năm xưa
+ Trong quan sát để miêu tả, người ta phải tìm ra cái mới, cái riêng. Không có cái mới, cái riêng thì không có văn học. Phải có cái mới cái riêng bắt đầu từ sự quan sát. Rồi mới đến cái mới cái riêng trong tình cảm, trong tư tưởng. Em hãy lấy ví dụ về nhận định này.
+ Ví dụ:
Huy-gô thấy bầu trời đầy sao giống như cánh đồng lúa chín, ở đó người gặt đã bỏ quên lại một cái liềm con là vành trăng non.
Mai-a-cốp-xki lại thấy những ngôi sao như những giọt nước mắt của những người da đen.
Ga-ga-rin thì lại thấy những vì sao là những hạt giống mà loài người vừa gieo vào vũ trụ.
- Nhận xét các câu trả lời của HS.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp cùng theo dõi. 
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
- Gọi 2 nhóm làm bài vào giấy khổ to dán bài làm lên bảng. GV và HS cả lớp nhận xét, sửa chữa để có câu hay.
- Mỗi nhóm đặt 3 câu, 2 nhóm làm bài vào giấy khổ to.
- Kết luận: Trong văn miêu tả, muốn có cái riêng, cái mới chúng ta hãy bắt đầu từ sự quan sát, quan sát bằng tất cả cảm nhận của riêng mình để thấy sự vật có một cái gì đó rất riêng. Cũng quan sát dòng sông đang chảy nhưng có những người thấy nó như dải lụa đào, áng tóc trữ tình, vòng tay mẹ âu yếm ôm con, . Các em hãy bắt đầu từ sự quan sát để tìm thấy những cái mới, cái riêng trong câu văn của mình.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà: Ôn lại từ đơn, từ phức, từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
________________________________________________
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tuần: 16.
Tiết: 32.
Bài: LÀM BIÊN BẢN MỘT VỤ VIỆC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nhận biết được sự giống nhau, khác nhau, giữa biên bản về một vụ việc với biên bản cuộc họp.
- Biết làm một biên bản về việc cụ Ún trốn viện (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi HS đọc lại đoạn văn tả hoạt động của 1 em bé,
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng. 
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- GV nêu: Các em đã biết cách viết một biên bản, hình thức trình bày một biên bản khi học bài Làm biên bản một cuộc họp. Tiết học hôm nay, các em cùng tham khảo Biên bản về việc Mèo Vằn ăn hối lộ của nhà Chuột để lập biên bản một vụ việc.
- Lắng nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. 
2.2. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP 
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi của bài.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu HS phát biểu. GV ghi nhanh lên bảng ý kiến của HS.
- Nối tiếp nhau phát biểu, bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh.
Sự giống nhau
Sự khác nhau 
- Ghi lại diễn biến để làm bằng chứng.
- Phần mở đầu: Có tên biên bản, có Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Phần chính: Cùng có ghi:
+ Thời gian.
+ Địa điểm.
+ Thành phần có mặt.
+ Nội dung sự việc.
- Phần kết: Cùng có ghi:
+ Ghi tên.
+ Chữ kí của người có trách nhiệm.
- Biên bản cuộc họp có: Báo cáo, phát biểu.
- Biên bản một vụ việc có: Lời khai của những người có mặt.
Bài 2 
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài tập.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS dựa vào Biên bản về Mèo ăn hối lộ của nhà Chuột và phần Gợi ý trong SGK để làm bài.
- 1 HS làm ra giấy khổ to, cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS làm ra giấy dán lên bảng, HS cùng GV nhận xét, bổ sung ý kiến.
- 1 HS báo cáo biên bản của mình, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- Gọi HS dưới lớp đọc bài làm của mình.
- 3 HS dưới lớp đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
- Ví dụ về biên bản:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN VỀ VIỆC BỆNH NHÂN TRỐN BỆNH VIỆN 
Hôm nay, vào hồi 7 giờ sáng ngày 14 tháng 12 năm 2006, chúng tôi gồm có những người sau đây lập biên bản về việc bệnh nhân Lò Văn Ún trốn viện.
Các bác sĩ và y tá trực ca đêm ngày 13 tháng 12 năm 1006
+ Bác sĩ: Nguyễn Minh Đức – Trưởng ca trực.
+ BS: Nguyễn Hoàng Long.
+ Y tá: Lê Thu Hồng.
Hai bệnh nhân nằm cùng phòng 205 với bệnh nhân Lò Văn Ún là Sùng A Chính và Nông Văn Thành.
Sau đây là toàn bộ sự việc:
1. Bệnh nhân: Lò Văn Ún, 70 tuồi đang nằm chờ mổ sỏi thận.
2. Lời khai của bác sĩ Đức:
Vào lúc 22 giờ đêm ngày 13 tháng 12 năm 2006, tôi đến phòng 205 để khám bệnh cho bệnh nhân lần cuối thì phát hiện cụ Ún không có mặt trong phòng. Anh Chính và anh Thành nói là cụ Ún đi vệ sinh từ lúc 16 giờ chưa thấy về.
3. Lời khai của y tá Hồng:
Tôi tiêm cho cụ Ún lúc 15 giờ 30 phút. Cụ vẫn bình thường nhưng tâm lý hơi lo sợ.
4. Lời khai của bệnh nhân cùng phòng:
Lúc 16 giờ chúng tôi thấy cụ bảo đi vệ sinh. Không thấy cụ về chúng tôi cứ nghĩ cụ đi dạo đâu đó nên đi ngủ.
5. Lúc 22 giờ 30 phút, các bác sĩ, y tá kiểm tra tủ đồ đạc của cụ Ún thì thấy trống không. Tìm hết trong khuôn viên bệnh viện mà không thấy cụ. Chúng tôi dự đoán cụ Ún lần đầu đi bệnh viện, rất sợ phải mổ nên đã trốn viện về nhà.
Đề nghị lãnh đạo viện có biện pháp khẩn cấp tìm cụ Ún, đưa cụ về bệnh viện để mổ sỏi thận. Nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Đại diện bác sĩ, y tá Đại diện các bệnh nhân cùng phòng
Nguyễn Minh Đức Sùng A Chính
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về Chỉnh hoàn thành biên bản và chuẩn bị bài sau.
_________________________________________________________
DUYỆT 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16.doc