Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 16 - Nguyễn Phước Nguyên

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 16 - Nguyễn Phước Nguyên

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động 1- Kiểm tra bài cũ- Giới thiệu bài

Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài

a) Luyện đọc

- Một HS khá giỏi (hoặc 2 HS tiếp nối nhau ) đọc toàn bài.

- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. - chia bài làm 3 phần để luyện đọc:

Phần 1, gồm các đoạn 1, 2: từ đầu đến mà còn cho thêm gạo, củi.

Phần 2, gồm đoạn 3: tiếp theo đến Càng nghĩ càng hối hận.

Phần 3, gồm 2 đoạn còn lại.

 GV giúp HS đọc đúng và hiểu nghĩa những từ ngữ mới và khó trong bài; giải thích thêm về biệt hiệu Lãn Ông (ông lão lười) là biệt hiệu danh y tự đặt cho mình, ngụ ý rằng ông lười biếng với chuyện danh lợi.

-HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai em đọc toàn bài.

- GV đọc diễn cảm bài văn – giọng nhẹ nhàng, điềm tĩnh.

b) Tìm hiểu bài- HS đọc lướt bài văn và cho biết :

- Những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài.

- Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?

- Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi?

- Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào?

- HS nêu ND , ý nghĩa bài văn.

 

doc 8 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 271Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 16 - Nguyễn Phước Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày..tháng.năm
tuần 16 Tập đọc
Thầy thuốc như mẹ hiền
(Thời gian dự kiến : 40 phỳt)
I- Mục tiêu:
1. Đọc lưu loat, diễn cảm bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, điềm tĩnh, thể hiện thái độ cảm phục tấm lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông.
 2. Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông
II - đồ dùng dạy – học
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1- Kiểm tra bài cũ- Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài	
a) Luyện đọc
- Một HS khá giỏi (hoặc 2 HS tiếp nối nhau ) đọc toàn bài.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. - chia bài làm 3 phần để luyện đọc:
Phần 1, gồm các đoạn 1, 2: từ đầu đến mà còn cho thêm gạo, củi.
Phần 2, gồm đoạn 3: tiếp theo đến Càng nghĩ càng hối hận.
Phần 3, gồm 2 đoạn còn lại.
 GV giúp HS đọc đúng và hiểu nghĩa những từ ngữ mới và khó trong bài; giải thích thêm về biệt hiệu Lãn Ông (ông lão lười) là biệt hiệu danh y tự đặt cho mình, ngụ ý rằng ông lười biếng với chuyện danh lợi. 
-HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai em đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn – giọng nhẹ nhàng, điềm tĩnh.
b) Tìm hiểu bài- HS đọc lướt bài văn và cho biết :
- Những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài.
- Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?
- Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi?
- Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào?
- HS nêu ND , ý nghĩa bài văn.
c). Đọc diễn cảm
- GV Hướng dẫn HS đọc toàn bài; tập trung hướng dẫn kĩ cách đọc đoạn 2. Chú ý nhấn mạnh các từ ngữ nói về tình cảm người bênh, sự tận tuỵ và lòng nhân hậu của Lãn Ông (nhà nghèo, đầy mụn mủ, nồng nặc, không ngại khổ, ân cần, suốt một tháng trời, cho thêm); ngắt câu:Lãn Ông biết tin / bèn đến thăm.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 2.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 	
GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại hoặc đọc lại bài cho người thân.
@ Rỳt kinh nghiệm - bổ sung:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***– & —***
chính tả
Nghe – viết : Về ngôi nhà đang xây.
(Thời gian dự kiến : 40 phỳt)
I- Mục tiêu:
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt các tiếng có âm đầu r / d / gi/ v /d/ hoặc phân biệt các tiếng có các âm vần iêm / im , iêp / ip.
II - đồ dùng dạy – học
	-Vở bt.
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1	( 5 phút )
- kiểm tra bài cũ
HS làm lại BT2a trong tiết chính tả trước.
Giới thiệu bài:
 GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS nghe – viết
GV đọc bài viết chính tả .
HS đọc thầm và nêu cách trình bày 2 khổ thơ .
GV đọc – HS viết bài .
HS đổi chéo vở soát bài .
GV thu chấm 1/3 lớp – Nêu NX
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2 
- HS đọc YC bài tập 2a.
- HS làm việc theo nhóm, báo cáo kết quả theo hình thức thi tiếp sức
- Cả lớp sửa chữa, bổ sung từ ngữ vào bài làm của mình.
Bài tập 3
- HS đọc yêu cầu của BT3, GV nhắc HS ghi nhớ: ô đánh số 1 chứa tiếng bắt đầu bằng r hoặc gi: ô đánh số 2 chứa tiếng bắt đầu bằng v hoặc d.
 - Cách tổ chức hoạt động tươngtự BT2. Lời giải: rồi, vẽ, rồi, rồi, vẽ, vẽ, rồi, dị.
- Sau khi hoàn thành bài tập, một vài HS dọc lại mẩu chuyện và trả lời câu hỏi của GV để hiểu câu chuyện buồn cười ở chỗ nào.
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò ( 2phút )
GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ những hiện tượng chính tả trong bài: về nhà kể lại truyện cười (BT3) cho người thân.
@ Rỳt kinh nghiệm - bổ sung:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***– & —***
Ngày..tháng.năm
Luyện từ và câu
Tổng kết vốn từ
(Thời gian dự kiến : 40 phỳt)
I- Mục tiêu:
1. Thống kê được nhiều từ đồng nghĩa và trái nghĩa nói về các tính cách nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.
2. Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong một đoạn văn tả người.
II - đồ dùng dạy – học
- Từ điển tiếng Việt (hoặc một vài trang phô tô)
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1- kiểm tra bài cũ
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1 - HS đọc YCBT .
 - HS nêu yêu cầu của bài tập. - Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm và báo cáo kết quả.
 - HS khác NX – GV chốt ý đúng:
 Bài tập 2
 - HS đọc YCBT . - HS nêu yêu cầu của bài tập.
 - Tổ chức cho HS làm việc độc lập và báo cáo kết quả.
 - HS khác NX – GV chốt ý đúng:
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò	
GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà xem lại BT2.
@ Rỳt kinh nghiệm - bổ sung:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***– & —***
Kể chuyện
Kể chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia
(Thời gian dự kiến : 35 phỳt)
I- Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Tìm và kể được câu chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình; nói được suy nghĩ của mình về buổi sum họp đó.
2. Rèn kĩ năng nghe: chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II - đồ dùng dạy – học
- Bảng lớp viết đề bài, tóm tắt nội dung gợi ý 1, 2, 3, 4.
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1	
- kiểm tra bài cũ
HS kể lại một câu chueyẹn em đã được nghe hoặc được đọc về những người dã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu vì hạnh phúc của nhân dân.
- Giới thiệu bài
GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS kể chuyện	
a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Một HS đọc Đề bài và gợi ý.
- GV kiểm tra HS đã chuẩn bị nội dung tiết học này như thế nào. Một số HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể.
- Cả lớp đọc thầm Gợi ý và chuẩn bị dàn ý KC.
b) HS thực hành KC và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện trước lớp.
KC theo cặp: Từng HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình. GV đến từng nhóm, hướng dẫn góp ý .
-Thi KC trước lớp.
- HS tiếp nối nhau thi kể. GV viết lần lượt lên bảng tên những HS thi kể, tên câu chuyện của các em để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn.
- Mỗi em kể xong, tự nói suy nghĩ của mình về không khí đấm ấm của gia đình, có thể trả lời thêm câu hỏi của các bạn.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hay nhất trong tiết học.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò	
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị trước bài KC trong SGK, tuần 17: Tìm một câu chuyện (mẩu chuyện) em đã được nghe, được đọc nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho những người xung quanh.
@ Rỳt kinh nghiệm - bổ sung:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***– & —***
Ngày dạy..tháng.năm
Tập đọc
Thầy cúng đi bệnh viện
(Thời gian dự kiến : 40 phỳt)
I- Mục tiêu:
1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, giọng kể linh hoạt, phù hợp với diễn biến truyện.
2. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: PHê phán cách suy nghĩ mê tín dị đoan; giúp mọi người hiểu cúng bài không thể chữa khỏi bệnh, chỉ có khoa học và bệnh viện mới làm được điều đó.
II - đồ dùng dạy – học
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1	- kiểm tra bài cũ- Giới thiệu bài
GV gíup HS hiểu rõ: Bài đọc Thầy cúng đi bệnh viện kể một câu chuyện có thật ở Tây Bắc. Qua câu chuyện thầy cúng không chữa được bệnh cho chính mình, phải nhờ bệnh viên, các em hiểu thêm một khía cạnh nữa của cuộc đấu tranh vì hạnh phúc của con người - đấu tranh chống lạc hậu, mê tín, dị đoan.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài	
a) Luyện đọc
- Một HS khá, giỏi (hoặc 2 HS tiếp nói nhau ) đọc toàn bài.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. GV giúp HS đọc đúngvà hiểu nghĩa những từ ngữ mới và khó trong bài. HS luyện đọc theo cặp. Một, hai em đọc toàn bài.
- chia ra làm 4 phần:
+ Phần 1, gồm đoạn 1: từ đầu đến học nghề cúng bái
+Phần 2, gồm đoạn 2: từ Vậy màđến không thuyên giảm
+ Phần 3, gồm các đoạn 3, 4: từ thấy cha đến vẫn không lui.
+ Phần 4, gồm các đoạn 5, 6 còn lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài 
b) Tìm hiểu bài- Đọc thầm đoạn 1 và cho biết 
-Cụ ún làm nghề gì?
- Đọc thầm đoạn 2 và cho biết :-Khi mắc bệnh, cụ ún đã tự chữa băng cách nào? Kết quả ra sao?
-Đọc thầm đoạn 4 và cho biết :- Vì sao bị sỏi thận mà cụ ún không chịu mổ, trốn bệnh viện về nhà?
--Đọc thầm đoạn 5 và cho biết : Nhờ đâu mà cụ ún khỏi bệnh?
- Câu nói cuối cùng giúp em hiểu cụ ún đã thay đổi cách nghĩ như thế nào?
	- HS nêu ND ,ý nghĩa câu chuyện.
c). Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
-GV hướng dẫn HS đọc toàn bài; tập trung hướng dẫn kĩ cách đọc đoạn 3,4, Chú ý nhấn mạnh các từ ngữ sau: khẩn khoản, nói mãi, nể lời, mổ lấy sỏi, sợ mổ, không tin, trốn, quằn quại, suốt ngày đêm, vẫn không lui.- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn đó.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò- GV mời 1 HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.- GV nhận xét tiết học. 
@ Rỳt kinh nghiệm - bổ sung:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***– & —***
Ngày..tháng.năm
Tập làm văn
Tả người
(Kiểm tra viết)
(Thời gian dự kiến : 40 phỳt)
I- Mục tiêu:
HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện kết quả quan sát chân thực và có cách diễn đạt trôi chảy.
II - đồ dùng dạy – học
	- Vở Tlv.
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1. Giới thiệu bài	
Trong các tiết TLV từ tuần 12, các em đã học văn miêu tả người (Cấu tạo, Quan sát và chọn lọc chi tiết, Luyện tập tả ngoại hình, Luyện tập tả hoạt động). Trong tiết học hôm nay, các em sẽ thực hành viết một bài văn tả người hoàn chỉnhm thể hiện kết quả đã học.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra	
- Một HS đọc 4 đề kiểm tra trong SGK 
- GV nhắc HS: Nội dung kiểm tra không xa lạ với các em vì đó là những nội dung các em đã thực hành luyện tập. Cụ thể: Các em đã quan sát ngoại hình hoặc hoạt động của các nhân vật rồi chuyển kết quả quan sát thành dàn ý chi tiết và từ dàn ý đó chuyển thành đoạn văn. Tiết kiểm tra này yêu cầu các em viết hoàn chỉnh cả bài văn.
- Một vài HS cho biết các em chọn đề nào.
- GV giải đáp những thắc mắc của HS (nếu có)
Hoạt động 3. HS làm bài kiểm tra	
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò	
GV nhận xét tiết làm bài. Dặn HS về nhà đọc trước nội dung tiết TLV tới Làm biên bản một vụ việc.
@ Rỳt kinh nghiệm - bổ sung:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***– & —***
Ngày dạy..tháng.năm
Luyện từ và câu
Tổng kết vốn từ
(Thời gian dự kiến : 40 phỳt)
I- Mục tiêu:
1. HS tự kiểm tra được vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho.
2. HS tự kiểm tra được khả năng dùng từ của mình.
II - đồ dùng dạy – học
	- Vở BT.
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1	- kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài
 GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Phần nhận xét	
Bài tập 1- HS nêu yêu cầu của bài tập.
 - Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi và báo cáo kết quả.
 - HS khác NX – GV chốt ý đúng:
Câu a: Các nhóm đồng nghĩa:
+đỏ – điều – son 	+ xanh – biếc- lục
+ Trắng – bạch	+ hồng - đào
Câu b:
+ Bảng màu đen gọi là bảng đen	+ Mèo màu đen gọi là mèo mun
+ Mắt màu đen gọi là mắt huyền	+Chó màu đen gọi là chó mực.
+ Ngựa màu đen gọi là ngưa ô	+ Quần màu đen gọi là quần thâm.
Bài tập 2- Một HS giỏi đọc bài văn Chữ nghĩa trong văn miêu tả của PHạm Hổ. Cả lớp chăm chú theo dõi trong SGK.
- GV giúp HS nhắc lại những nhận định quan trọng của Phạm Hổ:
+ Trong miêu tả người ta hay so sánh. HS tìm hình ảnh so sánh trong đoạn 1.
+So sánh thường kèm theo nhân hóa. Người ta có thể so sánh, nhân hoá để tả bên ngoài, để tả tâm trạng. HS tìm hình ảnh so sánh, nhân hoá trong đoạn 2.
+Trong quan sát miêu tả, người tìm ra cái mới, cái riêng. Không cái mới, cái riêng thì không có văn học. Phải có cái mới, cái riêng bắt đầu từ sự quan sát. Rồi sau đó mới đến cái mới, cái riêng trong tình cảm, trong tư tửơng. HS nhắc lại VD về một câu văn có cái mới, cái riêng.
Bài tập 3 - HS nêu yêu cầu của bài tập.
 - Tổ chức cho HS làm việc cá nhân và báo cáo kết quả. Lưu ý HS: chỉ cần đặt 1 câu.
 - HS khác NX – GV chốt ý đúng:
Hoạt động 3.Củng cố, dặn dò	
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS thuộc những từ ngữ tìm được ở BT1a; đọc lại các bài LTVC trong các sách để chuẩn bị cho tiết học tới:
- Tiếng Việt 4, tập một: Từ đơn và từ phức (tr.28).
- Tiếng Việt 5 , tập một: Từ đồng nghĩa (tr. 7), Từ đồng âm (tr. 51), Từ nhiều nghĩa (tr. 73)
@ Rỳt kinh nghiệm - bổ sung:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***– & —***
Ngày ..tháng.năm
Tập làm văn
Làm biên bản một vụ việc
(Thời gian dự kiến : 40 phỳt)
I- Mục tiêu:
- HS nhận ra sự giống nhau, khác nhau về nội dungvà cách trình bày giữa biên bản cuộc họp với biên bản vụ việc.
- Biết làm biên bản về một vụ việc.
II - đồ dùng dạy – học
	- Vở BT
iii- các hoạt động dạy – học
 Hoạt động 1	- kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài
 GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. GV nhận xét chung về kết quả làm bài của cả lớp.
Bài tập 1 - HS nêu yêu cầu của bài tập.
 - Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm và báo cáo kết quả. 
 - HS khác NX – GV chốt ý đúng
Bài tập 2
 -- HS đọc YCBT .
 - HS nêu yêu cầu của bài tập.
 - HS làm bài vào vở bài tập. 
- 2 HS làm bài trên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét. GV cho điểm những biên bản tốt.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò	
GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà sửa chữa, hoàn chỉnh biên bản trên.
@ Rỳt kinh nghiệm - bổ sung:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***– & —***

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_5_tuan_16_nguyen_phuoc_nguyen.doc