b) Tìm hiểu bài
- GV chia HS thành nhóm, yêu cầu HS trong nhóm cùng đọc bài, trao đổi và trả lời tìm hiểu bài trong SGK.
- GV gọi 1 HS khá điều khiển cả lớp báo cáo kết quả tìm hiểu bài. GV theo dõi, hỏi thêm, giảng thêm khi cần.
- Câu hỏi tìm hiểu bài:
+ Thảo quả là cây gì?
+ Đến Bát Xát, tỉnh Lào Cai mọi người sẽ ngạc nhiên vì điều gì?
+ Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn?
+ Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở nông thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào?
+ Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng bảo vệ dòng nước?
+ Cây thảo quả mang lại lợi ích kinh tế gì cho bà con Phìn Ngan?
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀNG LONG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỖ VĂN NẠI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG TUẦN : 17. Từ ngày : Đến ngày : Năm học: 2009 - 2010 MỤC LỤC PHÂN MÔN TÊN BÀI DẠY NGÀY DẠY Trang Tập đọc Ngư Công xã Trịnh Tường / / Chính tả Kể chuyện đã nghe, đã đọc / / Luyện từ & câu Người mẹ của 51 đứa con / / Kể chuyện Ôn tập về từ và cấu tạo từ / / Tập đọc Ca dao về lao động sản xuất / / Tập làm văn Ôn tập về viết đơn / / Luyện từ & câu Ôn tập về câu / / Tập làm văn Trả bài văn tả người / / KÝ DUYỆT / / Môn: TẬP ĐỌC. Tuần: 17. Tiết: 33. Bài: NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Biết đọc diễn cảm bài văn. - Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám làm thay đổi tập quán canh tác cua cả một vùng, làm thay đổi cuộc sóng của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ SGK trang 146. - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi HS tiếp nối nhau đọc bài Thầy cúng đi bệnh vi và trả lời câu hỏi về nội dung bài. + Câu nói cuối của bài cụ Ún đã cho thấy cụ đã thay đổi cách nghĩ như thế nào? + Bài đọc giúp em hiểu điều gì? - Mỗi HS đọc 2 đoạn của bài, lần lượt trả lời các câu hỏi. - Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi. - Nhận xét. - Nhận xét, cho điểm từng HS. 2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. GIỚI THIỆU BÀI - Hỏi: Em biết gì về nhân vật Ngư Công trong truy ngụ ngôn của Trung Quốc đã từng học ở lớp 4? - HS nói theo trí nhớ, hiểu biết của mình. - Cho HS quan sát tranh minh hoạ của bài t đọc và mô tả những gì trong tranh. - Tranh vẽ một người đàn ông dân tộc đang dùng xẻng để khơi dòng nước. Bà con đang làm cỏ, cấy lúa cạnh đó. - Giới thiệu: Ngu Công là một nhân vật trong truyện ngụ ngôn của Trung Quốc. Ông tượng trưng cho ý chí dời non lấp bể và lòng kiên trì. Ở Việt Nam cũng có một người được so sánh với ông. Người đó là ai? Ông đã làm gì để được ví như Ngu Công? Các em cùng học bài Ngu Công xã Trịnh Tường để biết. - Lắng nghe. 2.2. HƯỚNG DẪN LUYỆN ĐỌC VÀ TÌM HIỂU BÀI a) Luyện đọc: - Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt), GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng (nếu có) cho từng HS. - HS đọc bài theo trình tự: + HS 1: Khách đến xã Trịnh Tường .vỡ thêm đất hoang trồng lúa. + HS 2: Con nước nhỏphá rừng làm nương như trước nữa. + HS 3: Muốn có nước cấy lúa.gửi thư khen ngợi. - Gọi HS đọc phần chú giải. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc tiếp nối từng đoạn (đọc 2 vòng). - Gọi HS đọc toàn bài. - 2 HS đọc thành tiếng trước lớp. - GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc như sau: - Theo dõi đọc mẫu. + Toàn bài đọc với giọng kể chuyện hào hứng thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo tinh thần quyết tâm chống đói nghèo, lạc hậu của ông Phàn Phù Lìn. + Nhấn giọng ở những từ ngữ: ngỡ ngàng, ngoằn ngoèo, vắt ngang, con nước ông Lìn, cả tháng, không tin, suốt một năm trời, bốn cây số, xuyên đồi, vận động, mở rộng, vỡ thêm, thay đổi, quanh năm, phá rừng, giữ rừng, mấy chục triệu đồng, hai trăm triệu, nghèo nhất, vinh dự, Chủ tịch nước gửi thư khen ngợi,.. b) Tìm hiểu bài - GV chia HS thành nhóm, yêu cầu HS trong nhóm cùng đọc bài, trao đổi và trả lời tìm hiểu bài trong SGK. - HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS cùng trao đổi và trả lời câu hỏi. - GV gọi 1 HS khá điều khiển cả lớp báo cáo kết quả tìm hiểu bài. GV theo dõi, hỏi thêm, giảng thêm khi cần. - 1 HS lên bảng điều khiển cả lớp trao đổi tìm hiểu bài. - Câu hỏi tìm hiểu bài: - Các câu trả lời: + Thảo quả là cây gì? + Thảo quả là cây thân cỏ cùng họ với gừng, quả mọc thành cụm, khi chín màu đỏ nâu, dùng làm thuốc hoặc gia vị. + Đến Bát Xát, tỉnh Lào Cai mọi người sẽ ngạc nhiên vì điều gì? + Đến huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, mọi người sẽ ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao. + Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn? + Ông lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước. Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn. + Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở nông thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào? + Nhờ có mương nước, tập quán canh tác ở Phìn Ngan đã thay đổi: đồng bào không làm lúa nương như trước mà trồng lúa nước; không làm mương nên không còn nạn phá rừng. Đời sống bà con cũng thay đổi nhờ trồng lúa lai cao sản, cả thôn không còn hộ đói. + Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng bảo vệ dòng nước? + Ông Lìn đã lặn lội đến các xã bạn học cách trồng thảo quả về hướng dẫn bà con cùng trồng. + Cây thảo quả mang lại lợi ích kinh tế gì cho bà con Phìn Ngan? - Cây thảo quả đã mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho bà con: nhiều hộ trong thôn mỗi năm thu mấy chục triệu đồng, nhà ông Lìn mỗi năm thu hai trăm triệu. + Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? + Ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo, lạc hậu nhờ quyết tâm và tinh thần vượt khó. / Bằng trí thông minh và lao động sáng tạo, ông Lìn đã làm giàu cho mình, làm cho cả thôn từ nghèo đói vươn lên thành thôn có mức sống khá. / Muốn có cuộc sống hạnh phúc, ấm no, con người phải dám nghĩ dám làm. + Em hãy nêu nội dung chính của bài. + Bài văn ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ, dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống cho cả thôn. - Ghi nội dung chính của bài lên bảng. - 2 HS nhắc lại nội dung chính, HS cả lớp ghi vào vở. - Kết luận: Ông Lìn là một người dân tộc Dao tài giỏi, không những biết cách làm giàu cho bản thân mà còn biết làm cho cả thôn có mức sống khá. Ông Lìn là một con người đã mang hạnh phúc cho người khác. Ông được Chủ tịch nước gửi thư khen ngợi. c) Luyện đọc diễn cảm - Yêu cầu 3 HS đọc tiếp nối từng đoạn. HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay. - Đọc, tìm cách đọc hay. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 1: + Treo bảng phụ. + Đọc mẫu. + Theo dõi GV đọc mẫu. + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. + 2 HS ngồi cạnh đọc cho nhau nghe. Khách đến xã Trịnh Tường, huyện Bát XÁt, tỉnh Lào Cai không khỏi ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao. Dân bản gọi dòng mương ấy là con nước ông Lìn. Để thay đổi tập quán làm lúa nương, ông Phàn Phù Lìn, người Dao ở thôn Phìn Ngan đã lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước. Nhưng tìm được nguồn nước rồi, mọi người vẫn không tin có thể dẫn nước từ rừng về. Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn, trồng một héc ta lúa nước để bà con tin. Rồi ông vận động mọi người cùng mở rộng con mương, vỡ thêm đất hoang trồng lúa. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - 3 HS thi đọc diễn cảm. - Nhận xét, cho điểm HS. 3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ - Hỏi: Bài văn có ý nghĩa chư thế nào? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Ca dao về lao động sản xuất. Môn: CHÍNH TẢ. Tuần: 17. Tiết: 17. Bài: NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi (BT1). - Làm được BT2 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mô hình cấu tạo vần viết sẵn trên bảng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 2 HS lên bảng đặt câu có từ ngữ chứa tiếng rẻ / giẻ hoặc vỗ / dỗ hoặc chim / chiêm. - 2 HS lên bảng đặt câu. - Gọi HS dưới lớp đọc mẩu chuyện: Thầy quên mặt nhà con rồi hay sao? - Nhận xét HS học bài ở nhà. - Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng. - Nhận xét. - GV nhận xét và cho điểm HS. 2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. GIỚI THIỆU BÀI - GV nêu: Tiết Chính tả hôm nay các em cùng nghe viết bài chính tả Người mẹ của 51 đứa con và làm bài tập chính tả. - HS lắng nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. 2.2. HƯỚNG DẪN NGHE – VIẾT a) Tìm hiểu nội dung bài viết - Gọi HS đọc đoạn văn. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Hỏi: Đoạn văn nói về ai? - HS: Đoạn văn nói về mẹ Nhuyễn Thị Phú – bà là một phụ nữ không sinh con nhưng đã co61 gắng bươn chải, nuôi dưỡng 51 em bé mồ côi, đến nay nhiều người đã trưởng thành. b) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS đọc, tìm các từ khó khi viết chính tả. - HS tìm và nêu các từ khó. - Yêu cầu HS luyện viết các từ vừa tìm được. - HS đọc và viết các từ vừa tìm được. c) Viết chính tả d) Soát lỗi, chấm bài 2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2 a) Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài tập. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - Yêu cầu HS tự làm bài. - 1 HS làm trên bảng lớp, HS dưới lớp làm vào vở. - Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. - Nhận xét. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Theo dõi bài chữa của GV và chữa bài của mình (nếu sai). Tiếng Vần Aâm đệm Aâm chính Aâm cuối con o n ra a tiền iê n tuyến u yê n xa a xôi ô i yêu yê u bầm â m yêu yê u nước ươ c cả a đôi ô i mẹ e hiền iê n MÔ HÌNH CẤU TẠO VẦN b) - Hỏi : + Thế nào là những tiếng bắt vần với nhau? + Tì ... HỌC Kính gởi: Ban giám hiệu trường Cấp 2, 3 Nhị Long. Em tên là: NGUYỄN VĂN MINH. Nam/Nữ: Nam. Sinh ngày: 19 tháng 8 năm 1997. Tại: xã Nhị Long Phú, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Quê quán: xã Nhị Long Phú, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Địa chỉ thường trú: Ấp Dừa Đỏ 2, xã Nhị Long Phú, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Học sinh lớp: 5, trường Tiểu học Đỗ Văn Nại. Đã hoàn thành chương trình Tiểu học. Em làm đơn này xin đề nghị Ban giám hiệu Trường cấp 2, 3 Nhị Long xét cho em được vào học lớp 6 của trường. Em xin hứa thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của nhà trường, phấn đấu học tập và rèn luyện tốt. Em xin trân trọng cảm ơn! Ý kiến của cha mẹ học sinh Người làm đơn Chúng tôi trân trọng kính đề nghị Ban Giám hiệu nhà trường chấp thuận đơn và xét duyệt cho con chúng tôi là cháu Nguyễn Văn Minh được theo học tại trường. Nguyễn Văn Minh Tôi xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Văn Hồng. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Yêu cầu HS tự làm bài. - 1 HS làm vào giấy khổ to. Lớp làm vào vở. - Gọi HS đọc bài làm của mình. GV nhận xét cho điểm từng HS. - 3 HS nối tiếp nhau đọc. 3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ mẫu đơn đã học và hoàn thành Đơn xin học môn tự chọn. ____________________________________________ Môn: LUYỆN TỪ & CÂU. Tuần: 17. Tiết: 34. Bài: ÔN TẬP VỀ CÂU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Tìm được mọt câu hỏi, một câu kể, một câu cảm, mọt câu khiến và nêu được dấu hiệu của kiểu câu đó (BT1). - Phân loại được các kiểu câu kể (Ai làm gì ? Ai thế nào ? Ai là gì?), xác định được CN,VN trong từng cầu theo y/c của BT2. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẩu chuyện vui Nghĩa của từ “cũng” viết sẵn trên bảng. - Bảng phụ ghi sẵn: CÁC KIỂU CÂU CHỨC NĂNG CÁC TỪ ĐẶC BIỆT DẤU CÂU Câu hỏi Dùng để hỏi về điều chưa biết. Ai, sao, gì, nào, không Dấu chấm hỏi. Câu kể Dùng để kể, tả, giới thiệu hoặc bày tỏ ý kiến, tâm tư, tình cảm. Dấu chấm Câu khiến Dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn Hãy, chớ, đừng, mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị,.. Dấu chấm than, dấu chấm. Câu cảm Dùng để bộc lộ cảm xúc Oâi, a, ôi chao, trời, trời đất,. Dấu chấm than CÁC KIỂU CÂU KỂ Kiểu câu kể Vị ngữ Chủ ngữ Ai làm gì? Trả lời câu hỏi Làm gì? Trả lời câu hỏi Ai (Cái gì, con gì?) Ai thế nào? Trả lời câu hỏi Thế nào? Trả lời câu hỏi Ai (Cái gì, con gì?) Ai là gì? Trả lời câu hỏi Là gì? Trả lời câu hỏi Ai (Cái gì, con gì?) - Giấy khổ to, bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.KIỂM TRA BÀI CŨ - Yêu cầu 3 HS lên bảng đặt câu lần lượt với các yêu cầu sau: + Câu có từ đồng nghĩa. + Câu có từ đồng âm. + Câu có từ nhiều nghĩa. - 3 HS lên bảng đặt câu theo yêu cầu. - Yêu cầu HS dưới lớp làm miệng bài 2, 3, 4 trang 167. - 3 HS đứng tại chỗ làm miệng. - Gọi HS nhận xét bài bạn làm miệng. - Nhận xét. - Gọi HS nhận xét bài bạn làm bảng. - Nhận xét. - Nhận xét chung và đánh giá HS. 2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. GIỚI THIỆU BÀI - GV nêu: Tiết học hôm nay các em cùng ôn tập về các kiểu câu, luyện tập thực hành về cách xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu. - HS nghe, xác định nhiệm vụ của tiết học. 2.2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP Bài 1 - Yêu cầu HS đọc nội dung của bài tập. - 1 HS đọc hành tiếng cho cả lớp nghe. - Hỏi: + Câu hỏi dùng làm gì? Có thể nhận ra câu hỏi bằng dấu hiệu gì? + Câu kể dùng làm gì? Có thể nhận ra câu kể bằng dấu hiệu gì? + Câu khiến dùng làm gì? Có thể nhận ra câu khiến bằng dấu hiệu gì? + Câu cảm dùng làm gì? Có thể nhận ra câu cảm bằng dấu hiệu gì? - 4 HS nối tiếp nhau trả lời theo khả năng ghi nhớ của mình. - Nhận xét câu trả lời của HS. - Treo bảng phụ, có ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ. Yêu cầu HS đọc. - 1 HS đọc thành tiếng. - Yêu cầu HS tự làm bài tập theo nhóm. GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. - 4 HS ngồi gần nhau cùng trao đổi, thảo luận làm bài, 1 nhóm làm vào giấy khổ to. - Yêu cầu nhóm làm ra giấy dán lên bảng, đọc kết quả làm việc của nhóm mình. GV cùng HS cả lớp bổ sung (nếu cần). - 1 nhóm báo cáo kết quả làm bài, các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến. - Nhận xét kết luận lời giải đúng. - Chữa lại bài nếu sai. Kiểu câu Ví dụ Dấu hiệu Câu hỏi - Nhưng vì sao cô biết cháu cóp bài của bạn ạ ? - Nhưng cũng có thể là bạn cóp bài của cháu? - Câu dùng để hỏi điều chưa biết. - Cuối câu có dấu chấm hỏi ( ? ) Câu kể - Cô giáo phàn nàn với mẹ một học sinh: - Cháu nhà chị hôm nay cóp bài kiểm tra của bạn. - Thưa chị, bài của cháu và bạn ngồi cạnh cháu có những lỗi giống hệt nhau. - Bà mẹ thắc mắc: - Bạn cháu trả lời: - Em không biết. - Còn cháu thì viết: - Em cũng không biết - Câu dùng để kể sự việc. - Cuối câu có dấu chấm hoặc dấu hai chấm. Câu cảm - Thế thì đáng buồn quá ! - Không đâu ! - Câu bộc lộ cảm xúc. - Trong câu có các từ quá, đâu. - Cuối câu có dấu chấm than ( ! ) Câu khiến - Em hãy cho biết đại từ là gì. - Câu nêu yêu cầu, đề nghị. - Trong câu có từ hãy. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - Hỏi: Có những kiểu câu gì? Chủ ngữ, vị ngữ trong kiểu câu đó trả lời cho câu hỏi nào? - Nối tiếp nhau trả lời theo khả năng ghi nhớ của mình. - Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ và yêu cầu HS đọc. - 1 HS đọc thành tiếng. - Yêu cầu HS tự làm bài tập trong nhóm. Gợi ý cách làm bài: - 4 HS thảo luận làm bài. + Viết riêng từng câu kể trong mẩu chuyện. + Xác định kiểu câu kể đó. + Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong từng câu bằng cách: gạch 2 gạch chéo (//) giữa trạng ngữ và thành phần chính của câu, gạch 1 gạch chéo (/) giữa chủ ngữ và vị ngữ. Lời giải đúng: 1. Câu kể kiểu: Ai là gì? + Cách đây không lâu,// lãnh đạo Hội đồng thành phố Nót-ting-ghêm ở Anh/ đã quyết TN CN định phạt tiền các công chức nói hoặc viết tiếng Anh không chuẩn. VN + Ông chủ tịch Hội đồng thành phố / tuyên bố sẽ không kí bất cứ văn bản nào có lỗi ngữ CN VN pháp và chính tả. 2. Câu kể kiểu : Ai thế nào? + Theo quyết định này, mỗi lần mắc lỗi,// công chức/ sẽ bị phạt 1 bảng. TN CN VN + Số công chức trong thành phố / khá đông. CN VN 3. Câu kể kiểu: Ai là gì? + Đây / là một biện pháp mạnh nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Anh. CN VN 3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. ____________________________________________ Môn: TẬP LÀM VĂN Tuần: 17. Tiết: 34. Bài: TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người (Bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày). - Nhận biết được lỗi trong bài văn và viết lại một đoạn văn cho đúng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về: chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp,.. cần chữa chung cho cả lớp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.KIỂM TRA BÀI CŨ - Chấm điểm Đơn xin học môn tự chọn của 3 HS. - 3 HS mang vở lên cho GV chấm. - Nhận xét ý thức học bài của HS. 2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. GIỚI THIỆU BÀI - Gọi HS đọc lại đề tập làm văn. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - Nhận xét chung: (theo hướng như sau) - Lắng nghe. * Ưu điểm: + HS hiểu bài, viết đúng yêu cầu của đề bài như thế nào? + Bố cục của bài văn. + Diễn đạt câu, ý.. + Dùng từ láy, nổi bật lên hình dáng, hoạt động, tính tình của người được tả. + Thể hiện sự sáng tạo trong cách dùng từ, dùng hình ảnh miêu tả hình dáng, tính tình, hoạt động của người được tả. + Chính tả, hình thức trình bày văn bản. - GV nêu tên những HS viết bài đúng yêu cầu, lời văn sinh động, chân thực, có sự liên kết giữa mở bài, thân bài, kết bài, giữa hình dáng để khắc hoạ tính tình,. * Nhược điểm: + Lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, cách trình bày văn bản, lỗi chính tả. + Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến, yêu cầu HS thảo luận, phát hiện lỗi, tìm các sửa chữa. * Lưu ý: Không nêu tên những HS mắc lỗi trên lớp. - Trả bài cho HS. - Xem lại bài của mình. 2.2. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP - Yêu cầu HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn bên cạnh, về nhận xét của cô giáo, sự sửa lỗi bài của mình. - 2 HS ngồi gần nhau cùng trao đổi và sửa bài. - GV đi giúp đỡ từng cặp HS. 2.3. HỌC TẬP NHỮNG BÀI VĂN HAY, NHỮNG ĐOẠN VĂN TỐT - GV gọi một số HS có đoạn văn hay, bài văn được điểm cao đọc cho các bạn nghe. Sau mỗi hs đọc, gv hỏi để tìm ra: cách dùng từ hay, cách diễn đạt hay, ý hay. - 3 – 5 HS đọc, các HS khác lắng nghe, phát biểu. 2.4. HƯỚNG DẪN VIẾT LẠI MỘT ĐOẠN VĂN - Gợi ý HS viết lại một đoạn văn khi: + Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả. + Đoạn văn lủng củng diễn đạt chưa rõ ý. + Đoạn văn dùng từ chưa hay. + Mở bài, kết bài đơn giản. - Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại. - 3 – 5 HS đọc lại đoạn văn của mình. - Nhận xét. 3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà mượn bài của bạn được điểm cao và viết lại bài văn (nếu được điểm 7). - Dặn HS chuẩn bị bài sau. ____________________________________________ DUYỆT
Tài liệu đính kèm: