Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 19

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 19

I- Mục đích, yêu cầu

1.Đọc trôi chảy toàn bài:-Đọc đúng các từ ngữ gốc nước ngoàI: Krem - li, I- va - nốp, Lê- nin.

-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể linh hoạt, thể hiên được diễn biến của câu chuyện với những chi tiết khá bất ngờ, thú vị. Đọc phân biệt lời các nhân vật (Lê - nin, anh công nhân I- va – nốp) và lời của những nguời có mặt trong hiệu cắt tóc.

2. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi Lê- nin- lãnh tụ cách mạng thế giới- đã nêu một tấm gương về ý thức xây dựng, thực hiện nếp sống văn minh.

II- Đồ dùng dạy học

-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

Chân dung Lê - nin (nếu có).

 

doc 17 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1936Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giáo án môn : Tập đọc Ngày soạn : 2-12- 2004
 Lớp : 5 Ngày dạy: 10-1-2005
 Lê - Nin trong hiệu cắt tóc
Tiết 37 - Tuần 19
I- Mục đích, yêu cầu
1.Đọc trôi chảy toàn bài:-Đọc đúng các từ ngữ gốc nước ngoàI: Krem - li, I- va - nốp, Lê- nin.
-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể linh hoạt, thể hiên được diễn biến của câu chuyện với những chi tiết khá bất ngờ, thú vị. Đọc phân biệt lời các nhân vật (Lê - nin, anh công nhân I- va – nốp) và lời của những nguời có mặt trong hiệu cắt tóc.
2. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi Lê- nin- lãnh tụ cách mạng thế giới- đã nêu một tấm gương về ý thức xây dựng, thực hiện nếp sống văn minh.
II- Đồ dùng dạy học 
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK 
Chân dung Lê - nin (nếu có).
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp dạy học 
Ghi chú
5’ 
2’
 32’
1’
A.Kiểm tra bàI cũ:
+Giáo viên kiểm tra 3 học sịnh đọc phân vai bài Người công dân số 1 (phần hai), trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc.
B. Dạy bài mới
1-Giới thiệu bài:
Lê - nin là người lãnh đạo Cách mạng tháng Mười Nga và sáng lập Nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên trong lịch sử loài người nhưng trong sinh hoạt hàng ngày, Người sống rất khiêm tốn, giản dị, như mọi người lao động bình thường. Bài tập đọc hôm nay cho ta thấy phần nằo sự khiêm tốn, giản dị và gương mẫu của Lê- nin.
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a)Luyện đọc
GV viết nên bảng các từ ngữ gốc của nước ngoài: Krem - li, I- va - nốp, Lê - nin. Nhiều HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. Có thể chia bài thành các đoạn nhỏ để luyện đọc:
Đoạn 1: Từ đầu đến “Kính chào đồng chí Lê- nin !”
Đoạn 2: Từ “Lê- nin chào lại” đến “lấy tờ báo trong túi ra xem”.
Đoạn 3: Phần còn lại.
- 1 Hs đọc thành tiếng phần chú giải bài mới. Cả lớp đọc thầm lại.
- GV đọc diễn cảm bài văn:
+ Lời người dẫn chuyện: đọc với giọng kể, tiết tấu nhanh, linh hoạt, phù hợp với diễn biến của cậu chuyện.
+ Lời những người có mặt trong hiệu cắt tóc : vừa trân trọng, vừa thân mật, gần gũi, thể hiện sự kính trọng với Lê - nin.
+Lời Lê -nin : thân mật, giản dị, lịch sự.
+ Lời anh công nhân I-va-nốp: bộc trực, thẳng thắn, chân tình
b)Tìm hiểu bài:
GV tổ chức cho học sinh đọc, trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài đọc dựa theo các câu hỏi trong SGK.Chia bài thành 2 đoạn để tìm hiểu nội dung.
-Câu 1:
 Cả lớp đọc thầm đoạn 1 ( từ đầu đến “ Kính chào đồng chí Lê- nin !”, trả lời câu hỏi : Khách cắt tóc thể hiện nếp sống văn minh như thế nào? ( Khách đến hiệu cắt tóc trong điện Krem – li rất đông nhưng mọi người rất lịch sự, văn minh ngồi đợi theo thứ tự trước sau.)
-Câu 2,3: 
Vì sao mọi người nhường Lê-nin cắt tóc trước ? (Mọi người nhường Lê - nin cắt tóc trước vì Lê- nin rất bận, nếu phảI ngồi đợi theo thứ tự thì mất nhiều thời giờ.)
Lê- nin trả lời thế nào khi được mời cắt tóc trước? (Cám ơn các đồng chí, tôI cũng phảI theo thứ tự chứ ! )
Thái độ của Lê- nin trước mọi người nói lên đIều gì? ( HS phát biểu. VD:
Lê- nin xem mình là một công dân bình thường như tất cả mọi người, phảI thực hiện đúng quy định chung.
ý 1:Lê - nin rất tôn trọng các quy định về nếp sống văn minh..).
Câu hỏi 4:
1 HS đọc thành tiếng đoạn cuối ( từ “ một lát sau” đến hết), trả lời câu hỏi : Anh công nhân I-va-nốp đã ứng xử như thế nào và câu chuyện kết thúc ra sao? ( Anh công nhân I- va –nốp đã mời Lê- nin cắt tóc trước với thái độ chân thành, lí lẽ đầy sức thuyết phục : “Giờ đã đến lượt tôi. Tôi có quyền đổi chỗ cho đồng chí”. Lê- nin không tiện từ chối nữa, cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc).
-Câu 5:
GV nêu câu hỏi : Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc xong câu chuyện ( HS phát biểu tự do. VD :
 -Lê-nin là một công dân mẫu mực.
 -Lê-nin rất khiêm tốn, giản dị, gương mẫu..)
*ý 2: Sự tôn trọng của nhân dân đối với Lê-nin 
*Đại ý: Ca ngợi Lê- nin- lãnh tụ cách mạng thế giới- đã nêu một tấm gương về ý thức xây dựng, thực hiện nếp sống văn minh.
* Cuối cùng, GV chốt lại : Muốn xây dựng xã hội văn minh, tốt đẹp thì tất cả mọi người đều phải thực hiện nghiêm túc các quy định chung về nếp sống văn minh. Một chuyện nhỏ kể về sự gương mẫu của Lê-nin chắc giúp các em hiểu hơn nghĩa vụ của mỗi công dân trong xã hội.
 c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
Tôi phải xếp ở sau đồng chí nào nhỉ? // ( giọng vui , giản dị
Đồng chí Lê-nin , / giờ đã đến lượt tôi.// Tôi thà để năm năm không cắt tóc chứ không để đồng chí đợi thêm một phút nào nữa.// Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự,/ nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí.// Đó là quyền của tôi.// ( giọng chân thành, cương quyết).
GV đọc mẫu đoạn văn.
Nhiều HS luyện đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài văn.
HS thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài.
III. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, 
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn ; đọc trước bài Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng.
*PP thuyết trình, trực quan.
+Gv giới thiệu
* PP thuyết trình, trực quan.
- Gv treo tranh và giới thiệu.
- Gv ghi tên bài bằng phấn màu.
*PP luyện tập thực hành
GV đọc mẫu. Sau đó, yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh- đọc khẽ.
1 hs đọc toàn bài.- Gv hướng dẫn các em chia đoạn.
+Một nhóm 3 HS –Nối tiếp đọc trơn từng đoạn của bài.
+Hs cả lớp đọc thầm theo.
+Hs nhận xét cách đọc của từng bạn.
+Gv hướng dẫn cách đọc của từng đoạn .
+3 hs khác luyện đọc đoạn .
- 1 hs đọc phần chú giải (Gv cho hs nêu những từ các con chưa hiểu và tổ chức giải nghĩa cho các con).
- 1,2 hs khá giỏi đọc cả bài.
- Gv tổ chức cho hs hoạt động dưới sự điều khiển thay phiên của hai hs khá giỏi. Gv là cố vấn, trọng tài. 
+Hs thứ nhất điều khiển ,các bạn tìm hiểu đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1,2,3.
1 HS đọc thành tiếng đoạn 2 (từ “ Lê - nin chào lại mọi người” đến “ lấy tờ báo trong túi ra xem “, trả lời các câu hỏi 2,3
-Hs rút ra ý của đoạn này.
+ Hs thứ hai điều khiển các bạn tìm hiểu để trả lời câu 4,5
- Gv yêu cầu hs nêu đại ý của bài.
+Gv ghi đại ý lên bảng.
+1 hs đọc lại đại ý.
 GV hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm ( theo gợi ý ở mục a). Cần đọc phân biệt lời các nhân vật trong câu chuyện ( lòi mọi người, lời Lê-nin, lời anh công nhân I- va -nốp). Chú ý ngắt giọng, nhấn giọng phù hợp với thái độ tình cảm của nhân vật. VD:
- Gv đọc diễn cảm bài văn.
- Gv yêu cầu hs nêu cách đọc diễn cảm.
+Gv treo bảng phụ đã chép sẵn câu,đoạn văn cần luyện đọc.+Nhiều hs luyện đọc diễn cảm đoạn văn .
-Từng nhóm 2 hs nối nhau đọc cả bài.Hs khác nhận xét - Gv đánh giá, cho điểm.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:	
 Giáo án môn : Tập đọc Ngày soạn : 4.12.2004
 Lớp : 5 Ngày dạy: 12-1-2005
 Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng
Tiết 2 - Tuần 19
I- Mục đích, yêu cầu
1.Đọc trôI chảy toàn bàI:
Đọc đúng các từ ngữ khó.
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc thể hiện sự thán phục, kính trọng, nhấn giọng các con số về số tiền , tài sản mà ông Đỗ Đình Thiện đã trợ giúp cho cách mạng.
2.Nắm được nội dung chính của bài văn : Biểu dương một công đân yêu nước, một nhà tư sản đã trợ giúp cách mạng rất nhiều tiền bạc, tài sản trong thời kì cách mạng gặp khó khăn về tài chính.
II- Đồ dùng dạy học 
ảnh chân dung nhà tư sản Đỗ Đình Thiện in trong sách GK
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp dạy học 
Ghi chú
5’ 
2’
 30’
3’
Kiểm tra bài cũ:
+Gv kiểm tra 2 hs đọc lại bài Lê- nin trong hiệu cắt tóc và trả lời những câu hổi về bàI đọc trong SGK.
B. Dạy bài mới
1-Giới thiệu bài:
Trong thời kì cách mạng nước ta gặp nhiều khó khăn về tài chính số công dân là những tư sản yêu nước đã có sự trợ giúp to lớn về tài sản, tiền bạc cho cách mạng. Bài học hôm nay giới thiệu về một trong những công dân ấy – nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện, người được gọi bằng cái tên : “Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng”.
II.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a)Luyện đọc
Đoạn 1: Từ đầu-> “tỉnh Hoà Bình”.
Đoạn 2: Từ “ với lòng nhiệt thành yêu nước” đến “có24 đồng”.
Đoạn 3: Từ “khi cách mạng thành công” đến”phụ trách quỹ”.
Đoạn 4: Từ “ Trong thời kì kháng chiến” đến “ cho nhà nước “.
Đoạn5: Phần còn lại.
b)Tìm hiểu bài:
GV hướng dẫn HS đọc, trao đổi, thảo luận, tìm hiẻu nội dung bàI đọc dựa theo các câu hỏi trong SGK.
- Câu hỏi 1: 
Cả lớp đọc lướt toàn bàI, trả lời câu hỏi : Vì sao nhà tư sản Đỗ Đình Thiện được gọi là nhà tài trợ đặc biệt của cách mạnh? ( Vì ông Đỗ Đình Thiện đã trợ giúp rất nhiều tiền bạc, tài sản cho cách mạng trong nhiều thời kì khac nhau)
- Câu hỏi 2:
HS đọc lướt toàn bài chú ý các con số nói về tài sản nhà ông Thiện trợ giúp cho Cách mạng qua các thời kì ( từ trước năm 1945 đến kháng chiến chống thực dân Pháp và sau hoà bình lập lại-1954), sau đó kể lại những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện qua các thời kì Cách mạng. (Những đóng góp đó là:
 + Năm 1943: ủng hộ quỹ Đảng 3 vạn đồng Đông Dương. 
 + Năm 1945: Trong Tuần lễ vàng: ủng hộ chính phủ 64 lạng vàng.
 + Với Quỹ độc lập Trung ương : đóng góp vào quỹ 10 vạn đồng Đông Dương.
 + Trong kháng chiến chống Pháp : ủng hộ cán bộ, bộ đội Khu 2 hàng trăm tấn thóc.
 + Sau hoà bình : hiến toàn bộ đồn đIền Chi Nê cho Nhà nước.)
GV chốt lại : Đóng góp của ông Thiện cho Cách mạng là rất to lớn và liên tục chứng tỏ ông là một người rất yêu nước, rất khảng kháI, có tấm lòng vì đại nghĩa, sẵn sàng hiến tặng số tàI sản mình rất lớn của mình cho Cách mạng.
Câu hỏi 3,4
GV nêu câu hỏi:
Việc làm của ông thiện thể hiện những phẩm chất gì ở ông? ( Việc làm của ông Thiện thể hiện rõ ông là một công dân yêu nước, có tinh thần dân tộc rất cao, rất khảng kháI, có tấm lòng vì đại nghĩa, sẵn sàng hiến tặng số tài sản mình rất lớn của mình cho Cách mạng vì ông mong muốn góp sức mình vào sự nghiệp chung)
Em có cảm nghĩ như thế nào về ý htức công dân của ông Đỗ Đình Thiện ? (Ông Đỗ Đình Thiện đã hiểu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của một người dân đối với đất nước, với dân tộc. Vì vậy, ông đã hết lòng ủng hộ Cách mạng. Ông thực sự là một công dân gương mẫu. Ông xứng đáng được mọi người thán phục, kính trọng.)
* Đại ý: Biểu dương một công dân yêu nước, một nhà tư sản đã trợ giúp cách mạng rất nhiều tiền bạc, tài sản trong thời kì cách mạng gặp khó khăn.
 c)Đọc diễn cảm.
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm bàI văn với cảm hứng ca ngợi, giọng đọc thể hiện sự trân trọng, đề cao.
+ Nhiều HS luyện đọc diễn cảm.
+ HS thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bàI văn.
III. Củng cố - Dặn dò:
GV nhận xét tiết học,
- Yeu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bàI văn; chuẩn bị đọc trước Chuyện cây khế ngày nay- bàI học mở đầu tuần 20.
*PP kiểm tra ,đánh giá.
-Gv kiểm ... . ( 2 vế )
Lê - nin cũng không ... cắt tóc. ( 2 vế )
Bài tập 3 
Câu 1: Giữa vế 1 với vế 2 nối với nhau bằng QHT thì; vế 2 và vế 3 nối với nhau trực tiếp ( dấu ,).
Câu 2: Giữa vế 1 với vế 2 nối với nhau bằng QHT tuy ... nhưng...
Câu 3: Giữa vế 1 với vế 2 nối với nhau trực tiếp ( dấu ,).
Ghi nhớ
SGK
Phần luyện tập:
Bài tập 1:
 Đoạn a: 1 câu ghép với 2 vế câu: 
Nếu chẳng may ông mất thì ai là người sẽ 
 vế 1
thay ông đứng đầu triều đình?
 vế 2
 Cặp QHT : Nếu ... thì...
Bài tập 2: 
Có thể khôi phục cá từ bị lược như sau:
a) Chính vì Hồ Chủ Tịch thấy nước mất ... mà Người
b) Câu 1: Vũ Tán Đường ... ông ....
Câu 2: Thái hậu .... thì ...
Tác giả lược bớt các từ trên để câu văn gọn, không rườm rà, tránh lặp.
Chú ý : Lược bớt nhưng người đọc vẫn hiểu đúng, hiểu đầy đủ.
Bài tập 3 
a) ...còn...
b)....nhưng ( mà) ...
....hay....
Bài tập 4 
Vì Vân gặp nhiều khó khăn nên bạn ấy học hành sút kém.
 ............
5. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
Làm lại bài 4 vào vở
*PP kiểm tra ,đánh giá.
-1 hs làm bài tập 4 tiết trước.
- Hs khác nhận xét .
- GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
*PP thuyết trình, trực quan, nhóm.
*PP thực hành, luyện tập
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại
- HS làm việc cá nhân : Dùng bút chì gạch mờ dưới chân các câu ghép. HS trình bày kết quả. Cả lớp và Gv nhật xét.
- GV viết lên bảng phụ 3 câu ghép (viết trước)
- Cả lớp sửa bài trong SGK theo đúng lời giải.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
- HS trao đổi theo nhóm 4. Các em gạch chéo phân tách các vế câu ghép, khoanh tròn các từ và dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu. 
- 3 HS làm bài trên bảng. 
- GV nhận xét - chấm điểm.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
- HS trao đổi theo cặp. - HS chữa bài.
GV nhận xét, kết luận.
2 HS đọc ghi nhớ.
Cả lớp đọc đông thanh.
*PP thực hành, luyện tập
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại
- Sau 3 phút, các nhóm dán bài lên bảng lớp, đại diện của từng nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và Gv nhật xét, chốt ý kiến đúng.
- Cả lớp sửa bài trong SGK theo đúng lời giải.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
- HS làm việc cá nhân.
- 2 HS chữa bài. 
- GV nhận xét bài làm của HS - chấm điểm.
- Cả lớp sửa bài trong SGK theo lời giải đúng.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại
- GV Phát phiếu cho HS làm cá nhân ..
- Sau 3 phút, các bạn dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. Cả lớp và Gv nhật xét, chốt ý - Cả lớp sửa bài trong SGK theo đúng lời giải.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
- HS làm việc cá nhân.
- HS chữa bài - GV nhận xét bài làm của HS – chấm điểm.
 Giáo án môn: Tập làm văn Ngày soạn : 5.12.2004
 Lớp : 5 Ngày dạy: 12-1-2005
 Kiểm tra viết
Tiết 37 - Tuần 19 ( Viết bài văn tả người)
I- Mục đích, yêu cầu
Dựa trên kết quả của những tiết tập làm văn tả người đã học, HS viết được một bài văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ, đặt câu đúng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II- Đồ dùng dạy học 
Một số hình ảnh minh hoạ nội dung kiểm tra: những ca sĩ, nghệ sĩ hài đang biểu diễn...
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
 5’ 
32’ 
2’
Kiểm tra bài cũ
- Trình bày lại dàn ý hoàn chỉnh của bài văn miêu tả người.
Dạy bài mới
1-Giới thiệu bài:
Trong tiết Tập làm văn tuần 18, các em đã luyện tập thêm về thể loại văn miêu tả người:
Trong tiết học hôm nay, các em sẽ làm một bài văn viết về văn tả người. Nội dung kiểm tra không xa lạ với các em vì đó chính là những nội dung các em đã thực hành luyện tập. 
2. Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra.
HS làm bài.
Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét tiết làm bài của HS.
- Yêu cầu HS về nhà đọc trước bài 38.
*PP kiểm tra ,đánh giá.
- 1 hs làm lên bảng trả lời câu hỏi.
- Hs khác nhận xét .
-GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
*PP thuyết trình.
 - Gv giới thiệu.
*PP luyện tập ,thực hành.
- 1HS đọc yêu cầu của đề.
- HS làm bài. 
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
 Giáo án môn: Tập làm văn Ngày soạn : 5.12.04
 Lớp : 5 Ngày dạy: 14-1-2005
 Lập chương trình hoạt động
 Tiết 38 - Tuần 19
I- Mục đích, yêu cầu
Bước đầu biết cách lập chương trình hoạt động cho 1 HĐTT quen thuộc.
Qua việ lập CTHĐ, rèn luyện óc tổ chức và ý thức tập thể.
II- Đồ dùng dạy học 
Giấy khổ to viết CTHĐ , bút dạ phát cho 3 HS làm BT 3
Bảng phụ.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
35’ 
5’
Dạy bài mới
1-Giới thiệu bài:
Biết lập chương trình cho mỗi hoạt động là một trong những kĩ năng rất cần thiết trong đời sống. Bài học hôm nay sẽ giúp các em rèn kĩ năng đó.
2. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: 
Bài 2: 
- Buổi họp lớp bàn việc gì?(Chúc mừng thầy cô nhân ngày 20-11)
Các bạn quyết định chọn hình thức hoạt động nào? ( Liên hoan văn nghệ)
Mục đích của hoạt động đó để làm gì?( bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô)
1- Mục đích
– Chúc mừng thầy cô nhân ngày 20-11
Bày tỏ lòng biết ơn thầy cô
+ Để tổ chức liên hoan có những việc gì phải làm?( Chuẩn bị bánh kẹo, hoa quả, làm báo tường , văn nghệ)
+ Các công việc đó được phân công ra sao? (bánh kẹo,hoa quả, chén đĩa,lọ hoa, hoa tặng thầy cô : Tâm, Phượng và các bạn nữ.
Trang trí lớp học: Trung, Nam , Sơn.
Ra báo : chủ bút lớp trưởng cùng nhóm biên tập. Ai cũng phải viết bài , vẽ hoặc sưu tầm.
Các tiết mục văn nghệ : dẫn chương trình – Thu Hương ; kịch câm : Tuấn béo ;kéo đàn – Huyền Phương ; các tiết mục khác)
+ Kết quả buổi liên hoan thế nào? ( buổi liên hoan diễn ra rất vui vẻ trong không khí đầm ấm./ Các tiết mục văn nghệ hấp dẫn, thú vị./ Báo tường rất hay./ Thầy cô rất cảm động, khen buổi liên hoan tổ chức chu đáo./ Cả lớp ai cũng hài lòng , cảm thấy gắn bó với nhau hơn) (Công việc, phân công:
Mua hoa, bánh kẹo, hoa quả, mượn lọ hoa, chén đĩa bày biện : Tâm , Phượng cùng các bạn nữ.
Trang trí : Trung, Nam, Sơn.
Ra báo (18.11) : Lớp trưởng cùng BBT
Các tiết mục (dẫn chương trình : Thu Hương)
+ Kịch câm : Tuấn
+ Kéo đàn : Huyền Phương
+ Đồng ca : cả lớp)
GV gắn tên phần tiếp theo của bản CTHĐ ( 3. tiến trình buổi lễ), nói với học sinh: Để đạt kết quả của buổi liên hoan tốt đẹp như đã thấy trong bài. Một buổi sinh hoạt tập thể, chắc chắn lớp trưởng Thuỷ Minh đã cùng các bạn lập một CTHĐ rất cụ thể, khoa học, hợp lí, huy động được khả năng của mọi người. Nhiệm vụ của các em : tưởng tượng mình là lớp trưởng Thuỷ Minh , dựa theo chuyện và phỏng đoán, lập lại tiến trình buổi LHVN nói trên – viết nhanh, gọn, vắn tắt, gạch đầu dòng).
 Bài 3: 
Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét tiết học. 
*PP thuyết trình.
*PP vấn đáp, luyện tập ,thực hành.
Hs đọc mẩu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể. Cả lớp đọc thầm.
Hs đọc yêu cầu
Hs đọc gợi ý .
Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài.
- Gv gắn bảng tờ giấy đã viết sẵn.
* Chú ý : GV gạch dưới chân từ Tiến trình buổi lễ (thứ tự các việc làm) để học sinh hiểu yêu cầu của bài tập.
GV chia lớp thành 6 nhóm ; phát bút dạ và giấy cho các nhóm làm bài. Nhóm nào làm xong dán nhanh bài lên bảng lớp.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Nhóm nào làm tốt sẽ được gắn nội dung dưới đề mục thứ 3 của bản chương trình.
Cả lớp vầ giáo viên nhận xét, bổ sung, kết luận.
- Gv gắn bảng tờ giấy đã viết :
Cả lớp đọc thầm lại toàn bộ phần yêu cầu và Gợi ý của bài tập.
Hs đọc yêu cầu bài. Hs làm việc nhóm 4.
Đại diện nhóm trình bày
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 Rút kinh nghiệm sau tiết dạy ..
 Giáo án môn: Kể chuyện Ngày soạn : 5.12.04
 Lớp : 5 Ngày dạy: 13-1-2005
 Kể chuyện đã nghe đã đọc
Tiết 19 - Tuần 19
I- Mục đích, yêu cầu
HS kể lại được rõ ràng , tự nhiên một câu chuyện về một tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
Tìm được ý nghĩa câu chuyện.
II- Đồ dùng dạy học 
Sách báo, tấm gương về nội dung bài học.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
32’
3’
Kiểm tra bài cũ:
Kể lại câu chuyện Chiếc đồng hồ.
Nêu ý nghĩa câu chuyện.
Dạy bài mới:
1-Giới thiệu bài:
Trong tiết hôm nay, các con sẽ kể chuyện mình đã được nghe trong cuộc sống.
2.Hướng dẫn hs kể chuyện. 
- Giáo viên khuyến khích Hs nói tên cuốn sách, báo có viết về những tấm gương sống và làm việc theo pháp luật.
-Chú ý hướng dẫn HS cách kể chuyện tự nhiên, ngữ điệu phù hợp.
3.Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa của câu chuyện.
4. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Yêu cầu hs về nhà kể lại cho người thân nghe và chuẩn bị cho tiết sau.
Phương pháp kiểm tra -đánh giá.
+ GV gọi 3 HS lên bảng kể lại câu 
+ HS khác nhận xét. 
+ GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
 Phương pháp thuyết trình.
GV giới thiệu 
- Phương pháp thực hành luyện tập
GV gọi 1HS đọc đề bài: 
Hs đọc phần gợi ý 1,2. 
- Hs nêu tên câu chuyện đã chọn kể.
Hs đọc phần gợi ý 3.
Hs làm việc theo nhóm 6 và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
Đại diện nhóm kể trước lớp và nêu ý nghĩa câu chuyện chọn kể.
Cả lớp nhận xét, bình chọn người kể hay nhất.
 Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
 Giáo án môn: chính tả Ngày soạn : 5.12.04
 Lớp : 5 Ngày dạy: 11-1-2005
 Cánh cam lạc mẹ 
Tiết 19 - Tuần 19
I- Mục đích yêu cầu
Viết đúng bàI thơ Cánh cam lạc mẹ.
Làm đúng các bài luyện chính tả phân biệt các tiếng có âm đầu r/d/gi; âm chính o/ ô
II- Đồ dùng dạy – học
Phấn màu
III- Các hoạt động dạy – học
Kiểm tra bài cũ:
 HS chữa lỗi sai trong vở chính tả.
Hướng dẫn HS viết.
GV đọc bài một lượt. Giọng đọc thong thả, rõ ràng.
Gv đọc từng dòng thơ, hs viết bài. Mỗi dòng đọc 2 lượt
GV theo dõi tốc độ viết của HS để điều chỉnh tốc độ đọc của mình cho phù hợp. Uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của HS.
- GV đọc lại bài và yêu cầu hs soát lỗi
- GV chấm chữa từ 7 -> 10 bài. Trong đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. HS có thể tự đối chiếu SGK để tự sử những chữ viết sai bên lề trang vở.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2a: 
GV tổ chức cho HS làm bài 
+ Mỗi HS tự làm bài (cá nhân) bằng bút chì mờ vào SGK (khi chưa có Vở bài tập, Tiếng Việt).
Cả lớp làm lại bài vào SGK theo lời giải đúng.
Một chiếc thuyền ragiữa dòngHành khách Duyra..
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học, biểu dương những HS học tốt trong tiết học.
- Yêu cầu những HS viết sai chính tả về nhà làm lại vào vở

Tài liệu đính kèm:

  • docTIENG VIET - TUAN 19.doc