Giáo án dạy tuần 31 khối 5

Giáo án dạy tuần 31 khối 5

Tập đọc$61:

CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN

I/ Mục tiêu:

- Đọc diễn cảm bài văn với giọng phù hợp với tính cách nhân vật.

 Hiểu nội dung bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.

II/.chuẩn bị : GV : Tranh SGK ; HS : SGK

III. Các hoạt động dạy học:

1-Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Tà áo dài Việt Nam và trả lời các câu hỏi về bài

2- Dạy bài mới:

2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.

2.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

 

doc 22 trang Người đăng nkhien Lượt xem 992Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy tuần 31 khối 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
Thứ hai ngày 4 tháng 4 năm 2011
GDTT $61: Chào cờ (Nội dung do nhà trường đề ra)
Tập đọc$61:
Công việc đầu tiên
I/ Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm bài văn với giọng phù hợp với tính cách nhân vật.
 Hiểu nội dung bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.
II/.chuẩn bị : GV : Tranh SGK ; HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Tà áo dài Việt Nam và trả lời các câu hỏi về bài 
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
-Mời 1 HS giỏi đọc. Chia đoạn.
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
-Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
-Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc đoạn 1:
+Công việc đầu tiên anh Ba giao cho út là gì?
+)Rút ý 1:
-Cho HS đọc đoạn 2:
+Những chi tiết nào cho thấy chị út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này?
+Chị út đã nghĩ ra cách gì để giải truyền đơn?
+)Rút ý 2:
-Cho HS đọc đoạn còn lại:
+Vì sao chị Ut muốn được thoát li?
+)Rút ý 3:
-Nội dung chính của bài là gì?
-GV chốt ý đúng, ghi bảng.
-Cho 1-2 HS đọc lại.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Mời HS nối tiếp đọc bài.
-Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
-Cho HS luyện đọc DC đoạn từ Anh lấy từ mái nhàđến không biết giấy gì trong nhóm 2.
-Thi đọc diễn cảm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-Đoạn 1: Từ đầu đến không biết giấy gì.
-Đoạn 2: Tiếp cho đến chạy rầm rầm.
-Đoạn 3: Phần còn lại
+ Rải truyền đơn
+) Công việc đầu tiên anh Ba giao cho Ut.
+út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
+Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi bận. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng
+) Chị út đã hoàn thành công việc đầu tiên.
+Vì chị yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho Cách mạng.
+) Lòng yêu nước của chị út.
-HS đọc.
HS nêu 
-HS tìm giọng đọc DC cho mỗi đoạn.
-HS luyện đọc diễn cảm.
-HS thi đọc.
3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. 
 -Nhắc HS về học bài, luyện đọc lại bài nhiều lần và chuẩn bị bài sau.
Toán$151:
Phép trừ
I/ Mục tiêu: 
Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ, giải bài toán có lời văn.
II/.Chuẩn bị : GV: Bảng phụ ; HS : Bảng con
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS làm lại bài tập 4 tiết trước.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: 
GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2-Kiến thức:
-GV nêu biểu thức: a - b = c
+Em hãy nêu tên gọi của các thành phần trong biểu thức trên?
+GV hỏi HS : a – a = ? ; a – 0 = ?
+ a là số bị trừ ; b là số trừ ; c là hiệu.
+Chú ý: a – a = 0 ; a – 0 = a
2.3-Luyện tập:
*Bài tập 1 (159): Tính
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV cùng HS phân tích mẫu.
-Cho HS làm vào bảng con.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (160): Tìm x
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (160): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
* VD về lời giải:
 a) 8923 – 4157 = 4766
 Thử lại: 4766 + 4157 = 8923
 27069 – 9537 = 17532
 Thử lại : 17532 + 9537 = 27069
*Bài giải:
 a) x + 5,84 = 9,16
 x = 9,16 – 5,84
 x = 3,32
x – 0,35 = 2,25
 x = 2,25 + 0,35
 x = 1,9
*Bài giải:
Diện tích đất trồng hoa là:
 540,8 – 385,5 = 155,3 (ha)
Diện tích đất trồng lúa và đất trồng hoa là:
 540,8 + 155,3 = 696,1 (ha)
 Đáp số: 696,1 ha.
3-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
Lịch sử$31:
Chiến thắng Sông Lô
(Lịch sử địa phương – tiết 1)
I/ Mục tiêu: 
Học xong bài này, HS biết:
-Thu - Đông 1947 Quân và dân Đoan Hùng đã chiến đấu anh dũng, góp phần làm nên một “Chiến thắng Sông Lô” lịch sử.
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Tranh, ảnh tư liệu về chiến thắng Sông Lô.
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ: 
+Nêu vai trò của Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình đối với công cuộc xây dựng đất nước?
+Nêu ý nghĩa của việc xây dựng thành công Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình?
2-Bài mới:
2.1-Hoạt động 1 
-GV giới thiệu tình hình đất nước và địa phương trong những năm 1947.
2.2-Hoạt động 2 làm việc cả lớp
-Gv cho HS đọc Công tác chuẩn bị của Đảng bộ, nhân dân ĐH cho chiến dịch thu đông 1947 
2.3-Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm 6)
-GVphát T/ liệu cho nhóm.
*Nguyên nhân của chiến dịch thu đông 1947?
* Hãy nêu công tác chuẩn bị của Đảng bộ, nhân dân Đoan hùng cho chiến dịch thu đông 1947?
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, chốt ý rồi ghi bảng.
3-Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét giờ học. 
-Dặn HS về nhà tiếp tục tìm hiểu thêm về trận đánh sông Lô.
- làm việc cả lớp 
- HS nối tiếp đọc
- Cả lớp lắng nghe.
-Các nhóm đọc và thảo luận theo các câu hỏi.
*Nguyên nhân :-Địch tấn công lên Việt Bắc để tiêu diệt cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của ta hòng thực hiện chiến lược đánh nhanh thắng nhanh.
* ủy ban Kháng chiến huyện triệu tập hội nghị khẩn cấp, phân công các đồng chí cán bộ, đảng viên phụ trách từng địa bàn. Bố trí cho đồng bào các xã ven sông Lô: Thọ Sơn, Sóc Đăng, Chí Đám, Hữu Đô, Đại Nghĩa, Hùng Long.... triệt để sơ tán, thực hiện khẩu hiệu: vườn không, nhà trống. Ngã ba sông Lô - sông Chảy vốn được coi là cửa ngõ của Việt Bắc được bố trí trận địa pháo của Đại đội " Voi Gầm" đặt tại các điểm: Lã Hoàng, Ngọc Chúc (Chí Đám), Gò Đồn(Thọ Sơn).... nhằm mục đích tiêu diệt gọn sinh lực địch. Bộ đội địa phương và dân và dân quân du kích Đoan Hùng ngày đêm có mặt trên trận địa, một mặt cùng với chính quyền huy động nhân dân đóng góp lương thực, thực phẩm và các phương tiện khác tiếp tế cho bộ đội. Mặt khác phát huy sở trường đánh địch của ông cha ta là " lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh" đã chủ động bố trí trận địa giả ở xã Hữu Đô, Đại Nghĩa. Ban chỉ huy bộ đội địa phương và dân quân du kích Đoan Hùng đã huy động nhân dân các xã ven sông Lô thu gom củi, rác, rơm rạ chất thành hai, ba đồng lớn và lấy nhựa trám làm chất bén cháy; ở bên mỗi đống củi luôn có hai chiến sĩ tự vệ thường trực, sẵn sàng phát hỏa khi có hiệu lệnh. Hàng chục chiếc thùng phuy lớn, bên trong chứa sẵn thuốc pháo được đưa ra trận địa. Nhân dân địa phương hai bên bờ sông Lô còn chuẩn bị trống, mõ, kẻng, chuông chùa.... sẵn sàng khua vang khi có hiệu lệnh. Nhân dân xã Chí Đám, Hữu Đô đã hái hàng trăm quả bưởi ở trong vườn nhà, dùng nhọ nồi trộn dầu, bôi đen lên quả bưởi rồi xâu thành chuỗi, giả làm thủy lôi để đánh lừa địch. Cũng trong thời gian này ủy ban Kháng chiến huyện đã chỉ đạo nhân dân thi đua đào hào, đắp ụ để cản bước quân thù. Quân và dân Đoan Hùng đã phá sập cầu Đen (qua sông Chảy) và hàng chục chiếc cầu trên trục đường quốc lộ 2. Hàng ngàn dân công được huy động trong gần 3 tháng, không kể ngày đêm, đã cùng với các đơn vị bộ đội có mặt trên công trường, huy động hàng vạn cây cọc, hàng ngàn thanh sắt cùng với hàng vạn mét khối đá được chở bằng thuyền, tập kết đổ xuống sông Lô tạo thành một chiến lũy cản giặc còn gọi là kè Sóc Đăng.
Tài liệu GV sưu tầm để phát cho HS các nhóm tìm hiểu bài
 * Hãy nêu công tác chuẩn bị của Đảng bộ, nhân dân Đoan hùng cho chiến dịch thu đông 1947?
	 Tháng 7/1947 sau những thất bại do quân và dân ta giáng trả, thực dân Pháp đưa kế hoạch xâm lược mới. Về quân sự địch chủ trương tiêu diệt quân chủ lực và triệt phá cơ quan đầu não kháng chiến của ta bằng một cuộc tiến công đại quy mô, kết thúc chiến tranh một cách nhanh chóng. Thực hiện âm mưu đó, thực dân Pháp mở chiến dịch Clo.Clo, dùng một lực lượng lớn gồm thủy, lục không quân tiến công lên Việt Bắc bằng hai gọng kìm, trong đó có gọng kìm sông Lô. Quân và dân Đoan Hùng tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến đấu trên sông Lô.
	Thực hiện Nghị quyết của Khu ủy X và Bộ Tư lệnh quân khu, tiếp đó là Chỉ thị của TW Đảng: "Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp". ủy ban Kháng chiến huyện triệu tập hội nghị khẩn cấp, phân công các đồng chí cán bộ, đảng viên phụ trách từng địa bàn. Bố trí cho đồng bào các xã ven sông Lô: Thọ Sơn, Sóc Đăng, Chí Đám, Hữu Đô, Đại Nghĩa, Hùng Long.... triệt để sơ tán, thực hiện khẩu hiệu: vườn không, nhà trống. Tại trận địa Đoan Hùng, dưới sự chỉ đạo củă ủy ban Kháng chiến đứng đầu là đồng chí Nguyễn Mai đã cùng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích, tự vệ và đồng bào nhân dân các địa phương trong huyện bố trí trận điạ sẵn sàng tiêu diệt địch. Ngã ba sông Lô - sông Chảy vốn được coi là cửa ngõ của Việt Bắc được bố trí trận địa pháo của Đại đội " Voi Gầm" đặt tại các điểm: Lã Hoàng, Ngọc Chúc (Chí Đám), Gò Đồn ( Thọ Sơn).... nhằm mục đích tiêu diệt gọn sinh lực địch. Bộ đội địa phương và dân và dân quân du kích Đoan Hùng ngày đêm có mặt trên trận địa, một mặt cùng với chính quyền huy động nhân dân đóng góp lương thực, thực phẩm và các phương tiện khác tiếp tế cho bộ đội. Mặt khác phát huy sở trường đánh địch của ông cha ta là " lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh" đã chủ động bố trí trận địa giả ở xã Hữu Đô, Đại Nghĩa. Ban chỉ huy bộ đội địa phương và dân quân du kích Đoan Hùng đã huy động nhân dân các xã ven sông Lô thu gom củi, rác, rơm rạ chất thành hai, ba đồng lớn và lấy nhựa trám làm chất bén cháy; ở bên mỗi đống củi luôn có hai chiến sĩ tự vệ thường trực, sẵn sàng phát hỏa khi có hiệu lệnh. Hàng chục chiếc thùng phuy lớn, bên trong chứa sẵn thuốc pháo được đưa ra trận địa. Nhân dân địa phương hai bên bờ sông Lô còn chuẩn bị trống, mõ, kẻng, chuông chùa.... sẵn sàng khua vang khi có hiệu lệnh. Nhân dân xã Chí Đám, Hữu Đô đã hái hàng trăm quả bưởi ở trong vườn nhà, dùng nhọ nồi trộn dầu, bôi đen lên quả bưởi rồi xâu thành chuỗi, giả làm thủy lôi để đánh lừa địch. Cũng trong thời gian này ủy ban Kháng chiến huyện đã chỉ đạo nhân dân thi đua đào hào, đắp ụ để cản bước quân thù. Quân và dân Đoan Hùng đã phá sập cầu Đen (qua sông Chảy) và hàng chục chiếc cầu trên trục đường quốc lộ 2. Hàng ngàn dân công được huy động trong gần 3 tháng, không kể ngày đêm, đã cùng với các đơn vị bộ đội có mặt trên công trường, huy động hàng vạn cây cọc, hàng ngàn thanh sắt cùng với hàng vạn mét khối đá được chở bằng thuyền, tập kết đổ xuống sông Lô tạo thành một chiến lũy cản giặc còn gọi là kè Sóc Đăng.
Thứ ba ngày 5 tháng 4 năm 2011
Luyện từ và câu$61:
Mở rộng vốn từ: Nam và nữ
I/ Mục tiêu:
-Mở rộng vốn từ : Biết được cá ...  số dãy núi thuộc huyện ĐH ?
+Kể tên một số con sông chảy qua địa phận Bảo Yên?
-Mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-GV kết luận.
-Phía Bắc , Đông Bắc giáp tỉnh Yên Bái Tuyên Quang,. Phía nam giáp huyện Phù Ninh. Phía tây giáp huyện Hạ Hoà, Thanh Ba.
.
-Địa hình chủ yế là đồi núi thấp, cao về phía bắc thấp dần về phía nam.
-Các dãy núi: Núi Đẫu, núi Gành Đồng....
-Các con sông: Sông Lô, Sông Chảy.
	3-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà tìm hiểu thêm về đặc điểm tự nhiên của Bảo Yên và chuẩn bị bài sau.
Khoa học$62:
Môi trường
I/ Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết:
-Khái niệm ban đầu về môi trường.
-Nêu một số thành phần của môi trường địa phương nơi HS đang sống.
II/ Đồ dùng dạy học:
Hình trang 128, 129 SGK. 
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Giới thiệu bài: 
-GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 
2-Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
*Mục tiêu: Hình thành cho HS khái niệm ban đầu về môi trường.
*Cách tiến hành:
-Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 7. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc các thông tin, quan sát các hình và làm bài tập theo yêu cầu ở mục thực hành trang 128 SGK.
-Bước 2: Làm việc theo nhóm 7 
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo hướng dẫn của GV.
-Bước 3: Làm việc cả lớp
+Mời đại diện một số nhóm trình bày.
+Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+GV hỏi: Theo cách hiểu của em, môi trường là gì?
+GV nhận xét, kết luận: SGV trang 196.
3-Hoạt động 2: Thảo luận
*Đáp án:
 Hình 1 – c ; Hình 2 – d 
 Hình 3 – a ; Hình 4 – b 
+Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta ; những gì có trên trái đất hoặc những gì tác động lên trái đất này.
*Mục tiêu: HS nêu được một số thành phần của môi trường địa phương nơi HS sống.
*Cách tiến hành:
-Bước 1: Làm việc theo nhóm 4
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận câu hỏi:
+Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị?
+Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống?
-Bước 2: Làm việc cả lớp
+Mời đại diện một số nhóm trình bày.
+Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+GV nhận xét, tuyên dương những nhóm thảo luận tốt.
	3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học. 
-Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
Thứ sáu ngày 8 tháng 4 năm 2011
Toán$155:
Phép chia
I/ Mục tiêu: 
-Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm.
II/.Chuẩn bị : GV: Bảng phụ ; HS : Bảng con
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm lại bài tập 1 tiết trước.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2-Kiến thức:
a) Trong phép chia hết:
-GV nêu biểu thức: a : b = c
+Em hãy nêu tên gọi của các thành phần trong biểu thức trên?
+Nêu một số chú ý trong phép chia?
b) Trong phép chia có dư:
-GV nêu biểu thức: a : b = c (dư r)
+ a là số bị chia ; b là số chia ; c là thương.
+Chú ý: Không có phép chia cho số 0 ; a : 1 = a ; a : a = 1 (a khác 0) ; 0 : b = 0 (b khác 0)
+ r là số dư. (số dư phải bé hơn số chia)
2.3-Luyện tập:
*Bài tập 1 (163): Tính rồi thử lại (theo mẫu).
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS phân tích mẫu. để HS rút ra nhận xét trong phép chia hết và trong phép chia có dư.
-Cho HS làm vào nháp. Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (164): Tính 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Mời 1 HS nêu cách làm.
-Cho HS làm bài vào bảng con.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (164): Tính nhẩm
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4 (164): HSKG
Tính bằng hai cách
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Lời giải:
a) 8192 : 32 = 256 Thử lại: 243 x 24 = 8192
 15335 : 42 = 365 (dư 5)
 Thử lại: 365 x 42 + 5 = 15335
b) 75,95 : 3,5 = 21,7 Thử lại: 21,7 x 3,5 = 75,95
 97,65 : 21,7 = 4,5 Thử lại: 4,5 x 21,7 = 97,65
*Kết quả:
 a) 15/20 ; b) 44/21
*VD về lời giải:
 a) 250 4800 950 
 250 4800 7200
* VD về lời giải:
b) (6,24 + 1,26) : 0,75 = 7,5 : 0,75 = 10
 Hoặc : (6,24 + 1,26) : 0,75 
 = 6,24 : 1,26 + 1,26 : 0,75 
 = 8,32 + 1,68 = 10
3-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
Tập làm văn$62:
ôn tập tả cảnh
I/ Mục tiêu:
-Lập dàn ý một bài văn tả cảnh.
-Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Bảng nhóm, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:	
	1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài.
	2-Hướng dẫn HS luyện tập:
*Bài tập 1:
-Mời 4 HS nối tiếp đọc 4m đề bài. Cả lớp đọc thầm.
-Mời một HS đọc phần gợi ý.
-GV nhắc HS :
+Các em cần chọn miêu tả một trong bốn cảnh đã nêu.
+Dàn ý bài văn cần xây dựng theo gợi ý trong SGK, song ý phải là ý của mỗi em, thể hiện sự quan sát riêng, giúp các em có thể dựa vào dàn ý để trình bày miệng.
-HS làm bài cá nhân. GV phát bút dạ bảng nhóm cho 4 HS (làm 4 đề khác nhau) làm.
-Những HS lập dàn ý vào bảng nhóm mang dán lên bảng lớp và lần lượt trình bày.
-Cả lớp NX, bổ sung, hoàn chỉnh dàn ý. 
-Mỗi HS tự sửa dàn ý của mình.
*Bài tập 2: 
-Mời HS đọc yêu cầu của bài.
-Cho HS trình bày dàn ý trong nhóm 4.
-Mời đại diện một số nhóm lên thi trình bày dàn ý trước lớp.
-Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người trình bày hay nhất.
*VD về một dàn ý và cách trình bày (thành câu):
-Mở bài: Em tả cảnh trường thật sinh động trước giờ học buổi sáng.
-Thân bài: 
+Nửa tiếng nữa mới tới giờ học. Lác đác những học sinh đến làm trực nhật. Tiếng mở cửa, tiếng kê dọn bàn ghế
+Thầy (cô) hiệu trưởng đi quanh các phòng học, nhìn bao quát cảnh trường
+Từng tốp HS vai đeo cặp, hớn hở bước vào trường
+Tiếng trống vang lên HS ùa vào các lớp học.
- Kết bài: Ngôi trường, thầy cô, bạn bè, những giờ học với em lúc nào cũng thân thương. Mỗi ngày đến trường em có thêm niềm vui.
	3 -Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét giờ học. 
-Dặn HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại dàn ý để chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả cảnh trong tiết TLV cuối tuần 32.
Đạo đức$31:
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
(tiết 2)
I/ Mục tiêu: 
-Kể được một vài tài nguyên thiên nhiênở nước ta và ở địa phương.
-Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
-Biết giữ gìn , bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng. 
II/.Chuẩn bị : GV: SGK; phiếu BT ; HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nối tiếp nêu phần ghi nhớ bài 14.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: 
GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2-Hoạt động 1: Giới thiệu tài nguyên thiên nhiên (Bài tập 2, SGK).
*Mục tiêu: HS có thêm hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
*Cách tiến hành:
-Một số HS giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên mà mình biết (có thể kèm theo tranh, ảnh minh hoạ).
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận : (SGV trang 61)
-HS giới thiệu theo hướng dẫn của GV.
-Nhận xét.
	2.3-Hoạt động 2: Làm bài tập 4, SGK
*Mục tiêu: HS nhận biết được những việc làm đúng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
*Cách tiến hành: 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 1.
	-Cho HS thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu của bài tập.
	-Mời một số nhóm HS trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
	-GV nhận xét, kết luận: 
+ a, đ, e là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
+b, c, d không phải là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
+Con người cần biết cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí để phục vụ cho cuộc sống, không làm tổn hại đến thiên nhiên.
2.4-Hoạt động 3: Làm bài tập 5, SGK
*Cách tiến hành: 
-GV cho HS thảo luận nhóm 7 theo câu hỏi: Tìm biện pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
	-GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
	-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	-GV kết luận: Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình.
	3-Củng cố, dặn dò: 
	GV nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
 Kỹ thuật $31:
 Lắp Rô- bốt (Tiết 2)
Mục tiêu
- Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp Rô-bốt.
- Biết cách lắp và lắp được Rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp tương đối chắc chắn.
- Với HS khéo tay: lắp được Rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp chắc chắn, tay rô-bốt có thể năng lên, hạ xuống được.
 II. Đồ dùng dạy - học
 - G mẫu Rô-bốt đã lắp sẵn. 
 - G+ H bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.Các hoạt động dạy - học.
 Hoạt động 3. Học sinh thực hành lắp Rô-bốt.
a/Chọn chi tiết.
- GV kiểm tra H chọn các chi tiết.
-HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và để riêng từng loại vào nắp hộp
b/ Lắp từng bộ phận.
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong Sgk để toàn lớp nắm vững quy trình lắp Rô-bốt .
-Yêu cầu HS phải q/s kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong sgk.
- GV nhắc HS cần lưu ý một số điểm sau: 
-HS đọc ghi nhớ trước khi thực hành để HS nắm rõ quy trình lắp Rô-bốt .
+Lắp chân Rô-bốt là chi tiết khó lắp vì vậy khi lắp cần chú ý vị trí trên, dưới của thanh chữ U dài. Khi lắp chân vào tấm nhỏ hoặc lắp thanh đỡ thân Rô-bốt cần lắp các ốc , vít ở phía trong trước .
 +Lắp tay Rô-bốt phải q/s kĩ H5a-Sgk và chú ý lắp 2 tay đối nhau. 
 +Lắp đầu Rô-bốt cần chú ý vị trí thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ phải vuông góc với nhau.
- GV cần theo dõi uốn nắn kịp thời những HS còn lúng túng.
c/ Lắp ráp Rô-bốt (H1-Sgk) 
- HS lắp ráp Rô-bốt theo các bước trong sgk.
- Chú ý khi lắp thân Rô-bốt vào giá đỡ thân cần phải lắp cùng với tấm tam giác .
-Nhắc HS kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của tay Rô-bốt.
IV/Nhận xét-dặn dò:
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép Rô-bốt.
- H/d HS chuẩn bị tiết sau tiếp tục thực hành.
 GDTT $62:
CHủ điểm: Kính yêu bác hồ
Sơ Kết tuần 31
A.Mục tiêu:
- Hoạt động theo chủ điểm của tháng 4: kính yêu Bác Hồ
- Hát các bài hát ca ngợi Đảng, Bác.
- Sơ kết tuần 31: đánh giá ưu khuyết điểm tuần 31.
B.Nội dung:
1. Hoạt động theo chủ điểm của tháng 4: Kính yêu bác Hồ.
- Gv Tiếp tục tổ chức cho học sinh: Thi hát các bài hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ.
- GV nhận xét, khen ngợi những học sinh hát đúng chủ đề, hát hay. 
2.Lớp trưởng báo cáo tình hình học tập của lớp tuần 30: 
3.GV đánh giá chung:
+ Về nề nếp ra vào lớp:.. 
+ Về thể dục, vệ sinh.
+ Về nề nếp học tập:.
+ Tồn tại: .. 
4.Phương hướng tuần 32:
Duy trì những nề nếp đã có.
Kiểm tra nghiêm túc việc chuẩn bị bài ở nhà.
Khắc phục khó khăn để học tập tốt.
Tăng cường kiểm tra, bồi dưỡng HS yếu trong lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 TUAN 31HL.doc