Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 19 - Lê Thành Long

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 19 - Lê Thành Long

NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT

I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê).

- Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1, 2 và câu hỏi 3 (không cần giải thích lí do).

II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh minh học bài đọc SGK. Ảnh chụp Thành phố Sài Gòn những năm đầu thế kỉ XX, Bến Nhà Rồng.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm .

 

doc 19 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 16/03/2022 Lượt xem 231Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 19 - Lê Thành Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀNG LONG
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỖ VĂN NẠI
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
TUẦN : 19.
	Từ ngày :
	Đến ngày :
Năm học: 2008 - 2009
MỤC LỤC
PHÂN MÔN
TÊN BÀI DẠY
NGÀY DẠY
Trang
Tập đọc 
Người công dân số một
 / / 
03
Chính tả 
Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
 / / 
05
Luyện từ & câu 
Câu ghép
 / / 
07
Kể chuyện 
Chiếc đồng hồ
 / / 
09
Tập đọc 
Người công dân số một
 / / 
11
Tập làm văn 
Luyện tập tả người
 / / 
13
Luyện từ & câu 
Cách nối các vế câu ghép
 / / 
14
Tập làm văn
Luyện tập tả người
 / / 
17
Ký duyệt
 / / 
19
Phân môn: TẬP ĐỌC.	 RABÌA
Tuần 19.
Tiết: 37.
NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê).
- Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1, 2 và câu hỏi 3 (không cần giải thích lí do).
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Tranh minh học bài đọc SGK. Ảnh chụp Thành phố Sài Gòn những năm đầu thế kỉ XX, Bến Nhà Rồng.
Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1-Giới thiệu bài 
-Vở kịch viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi còn là một thanh niên đang trăn trở tìm đường cứu nứơc, cứu dân. Đoạn trích nói về những năm tháng người thanh niên yêu nươc Nguyễn Tất Thành chuẩn bị ra nứơc ngoài để tìm đường cứu nước.
2-Hướng dẫn hs luyện đọc và tìm hiểu bài 
a)Luyện đọc 
-Gv đọc diễn cảm trích đoạn vở kịch, giọng rõ ràng, mạch lạc, phân biệt lời tác giả, thể hiện đựơc tâm trạng khác nhau của từng người.
-GV viết lên bảng các từ ngữ khó đọc: phác tuya, Sa-xơ-lu Lô-ba, Phú Lãng Sa để cả lớp lutyện đọc.
-HS đọc lời giới thiệu nhânvật, cảnh trí diễn ra trích đoạn kịch.
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong phần vở kịch.
-HS luyện đọc theo cặp.
-1,2 HS đọc toàn bộ vở kịch.
b)Tìm hiểu bài 
-Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
-Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước.
-Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy?
*Giải thích: Sở dĩ câu chuyện giữa hai người nhiều lúc không ăn nhập với nhau vì mỗi người đeo đuổi một ý nghĩ khác nhau.Anh Lê chỉ nghĩ đến công ăn việc làm của bạn, đến cuộc sống hàng ngày. Anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân.
-Tìm việc làm ở Sài Gòn.
-Các câu nói của anh Thành đều trực tiệp hoặc gián tiếp liên quan đến vấn đề cứu nước, cứu dân. Những câu nói thể hiện sự lo lắng của anh Thành về dân về nc là:
+Chúng ta là đồng bào.. Cùng máu đỏ da vàng. Nhưng... anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?
+Vì anh với tôi... chúng ta là công dân nươc Việt....
-Đó là những chi tiết:
+Anh Lê gặp anh Thành để báo tin đã xin đựơc việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó.
+Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi của anh Lê.
c) Đọc diễn cảm 
-GV mời 3 HS đọc phân vai: anh Thành, anh Lê, người dẫn chuyện. Hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng lời nhân vật ( theo gợi ý ở mục 2a SGK )
-GV đọc mẫu.
-HS đọc diễn cảm từng đoạn.
-Từng tốp HS phân vai luyện đọc.
-Một vài cặp HS thi đọc diễn cảm . 
3-Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc nhở HS tiếp tục luyện đọc.
-Chuẩn bị dựng lại hoạt cảnh trên.
Phân môn: CHÍNH TẢ	RABÌA
Tuần: 19.
Tiết: 19.
NHÀ YÊU NƯỚC 
NGUYỄN TRUNG TRỰC
I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm được BT (2), BT (3) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
VBT TV5 II, nếu có.
Bút dạ và 3,4 tở giấy khổ to phô to nội dung BT2,3.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1-Giới thiệu bài: 
Hôm nay chúng ta sẽ viết bài chính tả Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.
2-Hướng dẫn hs nghe, viết 
-Gv đọc bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực, đọc thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác các tiếng có âm, vần, thanh HS dễ viết sai.
-Bài chính tả cho em thấy điều gì? 
-Nhắc HS chú ý: Nguyễn Trung Trực, Vàm Cỏ, Tân An, Long An, Tây Nam Bộ, Nam Kì, Tây... 
-Đọc cho hs viết.
-Đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
-Gv chấm chữa 7-10 bài.
-Nêu nhận xét chung.
-Hs theo dõi SGK.
-Đọc thầm bài chính tả.
-Nguyễn Trung Trực là nhà yêu nứơc nổi tiếng của Việt Nam. Trước lúc hi sinh ông đã có một câu nói khẳng khái, lưu danh muôn thuở"Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
-Gấp SGK.
-Hs viết.
-Hs soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
3-Hướng dẫn hs làm BT chính tả 
Bài tập 2:
-GV dán 4,5 tờ giấy to lên bảng lớp, chia lớp thành 4 nhóm, phát bút dạ, mời các nhóm thi tiếp sức.
-Gv cùng cả lớp nhận xét.
-Lời giải:
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim 
 Hạt mưa mải miết trốn tìm 
Cây đào trưoc cửa lim dim mắt cười
 Quất gom từng hạt nắng rơi 
 ... 
 Tháng giêng đến tự bao giờ 
Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào.
-HS điền chữ cái cuối cùng sẽ thay mặt nhóm đọc lại toàn bộ bài thơ đã điền chữ hoàn chỉnh. Mỗi chữ cái điền đúng được 1 điểm. Nhóm nào xong trước và được nhiều điểm thì nhóm đó thắng cuộc.
Bài tập 3:
-Lời giải:
a)Ve nghĩ mải không ra, lại hỏi:
Bác nông dân ôn tồn giảng giải:
... Nhà tôi còn bố mẹ già...Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai.
b) Hoa gì đơm lửa rực hồng 
Lớn lên hạt ngọc đầy trong bị vàng?
( Là hoa lựu )
Hoa nở trên mặt nước
Lại mang hạt trong mình.
Hương bay qua hồ rộng 
Lá đội đầu mướt xanh.
( Là cây sen )
-HS làm bài vào vở.
4-Củng cố, dặn dò 
-Nhận xét tiết học, biểu dương những hs tốt .
-Dặn hs về nhà nhớ kể lại đựơc câu chuyện Làm việc cho cả ba thời cho gia đình nghe.
Phân môn: LUYỆN TỪ & CÂU.	RABÌA
Tuần: 19.
Tiết 37.
CÂU GHÉP
I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Nắm sơ lược khái niệm câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại; mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được câu ghép, xác định được các vế câu trong câu ghép (BT1, mục III); thêm được một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép (BT3).
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
VBT TV5 tập II, nếu có.
Bút dạ và 4,5 tờ giấy khổ to chép nội dung BT3.
Bảng phụ.
Lời giải BT1:
STT
Vế 1
Vế 2
Câu 1 
Trời / xanh thẳm, 
biển / cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch.
Câu 2
Trời / rải mây trắng nhạt,
biển / mơ màng dịu hơi sương.
Câu 3
Trời / âm u mây mưa,
biển / xám xịt, nặng nề.
Câu 4
Trời / ầm ầm dông gió, 
biển / đục ngầu giận dữ.
Câu 5
Biển / nhiều khi rất đẹp, 
ai / cũng thấy như thế.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1-Giới thiệu bài 
-Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về câu ghép.
2-Phần nhận xét:
Yêu cầu 1
1-Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc ngồi trên lưng con chó.
2-Hễ con chó đi chậm, con khỉ cấu hai tai chó giật giật.
3-Con chó chạy sải thì khỉ gò lưng như người phi ngựa.
4-Chó chạy thong thả, khỉ buông thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc.
Yêu cầu 2
-Câu đơn: câu 1 
-Câu ghép: câu 2,3,4.
Yêu cầu 3 
-Không thể tách mỗi cụm C-V trong các câu ghép trên thành một câu đơn, vì các vế câu đã diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tách mỗi vế câu thành câu đơn sẽ tạo nên chuỗi câu rời rạc, không gắn kết nhau về nghĩa.
Chốt lại: Các em đã hiểu được những đặc điểm cơ bản của câu ghép. Nội dung ghi nhớ thể hiện rõ các đặc điểm cơ bản ấy.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung các BT.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn của Đoàn Giỏi, lần lượt thực hiện từng yêu cầu của từng BT.
3-Phần ghi nhớ:
-Yêu cầu hs đọc thuộc ghi nhớ.
- 2,3 hs đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK. Cả lớp đọc thầm lại.
4-Luyện tập:
Bài tập 1 
-Lời giải ( phần ĐDDH )
Bài tập 2 
-Không thể tách các vế câu ghép nói trên thành câu đơn vì mỗi vế câu thể hiện một ý có quan hệ rất chặt chẽ với ý của vế câu khác.
-HS đọc thành tiếng BT1.
-HS làm bài trên phiếu bài tập , trình bày kết quả làm bài.
-Cả lớp nhận xét.
5-Củng cố, dặn dò 
-Nhận xét tiết học, biểu dương những hs tốt.
-Nhắc hs nhớ kiến thức đã học 
-Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong bài 
Phân môn: KỂ CHUYỆN.	RABÌA
Tuần: 19.
Tiết: 19.
CHIẾC ĐỒNG HỒ
I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ trong SGK; kể đúng và đầy đủ nội dung câu chuyện.
- Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Tranh minh họa trong truyện SGK.
Bảng lớp viết những từ ngữ cần giải thích.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1-Giới thiệu bài:
Câu chuyện mà các em được nghe hôm nay là truyện Chiếc đồng hồ. Nhân vật chính là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Khi biết nhiều cán bộ chưa yên tâm với việc được giao, Bác đã kể câu chuyện này để giải thích về trách nhiệm của mỗi người trong xã hội.
2-Gv kể chuyện 
-GV kể lần 1.
-GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa phóng to.
-Nội dung câu chuyện: SGV/12
-Hs nghe.
3-Hướng dẫn kể chuyện 
a) Kể chuyện theo cặp 
-Ý nghĩa câu chuyện?
b) Thi kể chuyện trước lớp 
-Tranh 1: Được tin Trung ương  ... h Lê về chuyến đi của mình.
-HS luyện đọc đồng thanh các cụm từ La-tút-sơ Tơ-rê-vin, A-lê-hấp trên bảng phụ.
-1 hs đọc cá nhân, đọc nối tiếp từng đoạn.
-Luyện đọc theo cặp.
-2 HS đọc toàn bộ đoạn kịch 
b)Tìm hiểu bài 
- Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên yêu nươc, nhưng giữa họ có cái gì khác nhau?
- Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước được thể hiện qua lời nói, cử chỉ nào?
-Người công dân số Một trong đoạn kịch là ai? Vì sao có thể gọi như vậy?
 c)Đọc diễn cảm 
-Gv hướng dẫn đọc diễn cảm.
 -Sự khác nhau giữa anh Lê và anh Thành:
+Anh Lê: có tâm lí tự ti, cam chịu cảnh sống nô lệ vì cảm thấy mình yếu đuối, nhỏ bé trứơc sức mạnh vật chất của kẻ xâm lược.
+Anh Thành không cam chịu, ngược lại rất tin tưởng vào con đường mình đã chọn: ra nứơc ngoài học cái mới để về cứu dân, cứu nươc.
+Lời nói: -Để giành lại non sông, chỉ có hùng tâm tráng khí chưa đủ, phải có trí, có lực... Tôi muốn sang nươc họ... học cái trí khôn của họ về cứu dân mình.
 - Làm thân nô lệ, yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta... Đi ngay có được không anh?
 - Sẽ có một ngọn đèn khác anh ạ.
+Cử chỉ: xoè hai bàn tay ra"Tiền đây chứ đâu?”.
-Người công dân số Một ở đây là Nguyễn Tất Thành, sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể gọi Nguyễn Tất Thành là người công dân số Một ví ý thức là công dân của một nước Việt Nam độc lập được thức tỉnh rất sớm ở Người.
-HS đọc phân vai: anh Thành, anh Lê, anh Mai, người dẫn chuyện.
-HS thi đọc diễn cảm đoạn kịch.
3-Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS tiếp tục luyện đọc.
Phân môn: TẬP LÀM VĂN.	RABÌA
Tuần: 19.
Tiết: 37.
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(DỰNG ĐOẠN MỞ BÀI)
I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Nhận biết được hai kiểu mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả người (BT1).
- Viết được đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp cho 2 trong 4 đề ở BT2.
II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Bảng phụ hoặc một tờ phiếu vếit kiến thức đã học về 2 kiểu mở bài:
+Mở bài trực tiếp: giới thiệu trực tiếp người hay sự vật định tả.
+Mở bài gián tiếp: nói một việc khác, từ đó chuyển sang giới thiệu người định tả.
Bút dạ và một tờ giấy khổ to.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1-Giới thiệu bài 
Gợi ý cho HS nhắc lại kiến thức đã học ở lớp 4 về hai kiểu mở bài trực tiếp, gián tiếp để vào bài.
2-Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài tập 1 
-Chỉ ra sự khác nhau của 2 cách mở bài a và mở bài b?
-2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu BT1.
-2 HS đọc đoạn mở bài b và chú giải từ khó SGK.
-Cả lớp theo dõi SGK.
+Mở bài a – mở bài theo kiểu trực tiếp: giới thiệu trực tiếp người định tả ( là người bà trong gia đình.
+Mở bài b – mở bài theo kiểu gián tiếp: giới thiệu hoàn cảnh, sau đó mới giới thiệu người được tả ( bác nông dân đang cày ruộng )
Bài tập 2 
-GV gợi ý: Người em định tả là ai? Tên gì? Em có quan hệ voi người ấy như thế nào? Em gặp gỡ, quen biết hoặc nhìn thấy người ấy trong dịp nào? Ở đâu? Em kính trọng, ngưỡng mộ, yêu quý người ấy như thế nào?
-1 HS đọc yêu cầu bài tập.
-HS suy nghĩ để hình thành ý cho đoạn mở bài.
-HS viết các đoạn mở bài.
-HS nối tiếp nhau đọc đoạn đã viết.
-Cả lớp nhận xét, bổ sung, cùng phân tích để hoàn thệin đoạn mở bài hay hơn.
3-Củng cố, dặn dò 
-GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS viết những đoạn mở bài hay 
-Yêu cầu những HS viết chưa đạt về nhà hoàn chỉnh lại.
-Cả lớp xem lại kiến thức về Dựng đoạn kết bài để chuẩn bị học tốt cho tiết TLV tới.
-HS nhắc lại kiến thức về 2 kiểu mở bài trong bài văn tả người.
____________________________________________________
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.	RABÌA
Tuần: 19.
Tiết: 38.
CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP
I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng các quan hệ từ và nối các vế câu ghép không dùng từ nối (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn theo yêu cầu của BT2.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
VBT TV5 tập II, nếu có.
Bút dạ, giấy khổ to.
3,4 tờ giấy khổ to.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ:
-HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về câu ghép trong tiết trước.
B-DẠY BÀI MỚI 
1-Giới thiệu bài: 
Tiết học trước, các em đ4 biết câu ghép là đoạn nhiều vế câu ghép lại. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về các về câu ghép đựơc nối với nhau bằng những cách nào. 
2-Phần nhận xét 
-Lời giải:
Các vế câu
a)Đoạn này có 2 câu ghép, mỗi câu gồm 2 vế:
-Câu 1: Súng kíp của ta mới bắn một phát / thì súng của họ đã bán năm, sáu mươi phát.
-Câu 2: Quân ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mối bắn, / trong khi ấy đại bác của họ đã bắn được hai mươi viên.
b)Câu này có 2 vế:
Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: / hôm nay tôi đi học.
c)Câu này có 3 vế:
Kia là những mái nhà đứng sau lũy tre ; / đây là mái đình cong cong ; / kia nữa là sân phơi 
- Từ kết quả phân tích trên, các vế câu ghép được nối với nhau bằng mấy cách?
-HS đọc nối tiếp nhau yêu cầu BT1, 2.
-Cả lớp theo dõi SGK.
-HS dùng bút chì gạch chéo để phân tách 2 vế câu ghép, gạch dưới những từ có dấu câu và ranh giơiù giữa các vế câu.
Ranh giới giữa các vế câu
-Từ thì đánh dấu ranh giới giữa hai vế câu.
-Dấu phẩy đánh dấu ranh giới giữa hai vế câu.
-Dấu hai chấm đánh dấu ranh giới giữa hai vế câu.
-Các dấu chấm phẩy đánh dấu rang giới giữa 3 vế câu.
-Hai cách: dùng từ có tác dụng nối và dùngd ấu để nối trực tiếp.
3.Phần ghi nhớ 
-Hs nhắc lại nội dung ghi nhớ SGK.
-1,2 HS nhắc lại ghi nhớ, không nhìn SGK.
4.Phần luyện tập 
Bài tập 1:
Câu ghép và các vế câu
+ Đoạn a có 1 câu ghép với 4 vế câu:
Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng ( 2 trạng ngữ) thì tinh thần ấy lại sôi nổi, / nó kết thành... to lớn, / nó lướt qua... khó khăn, / nó nhấn chìm... lũ cứơp nước.
+Đoạn b có 1 câu ghép với 3 vế câu:
Nó nghiến răng ken két, / nó cưỡng lại anh, / nó không chịu khuất phục.
+Đoạn c có 1 câu ghép với 3 vế câu:
Chiếc lá thoáng tròng trành, / chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng / rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.
Bài tập 2:
-VD: An là bạn thân nhất của em. Tháng hai vừa rồi, bạn tròn 11 tuổi. Bạn thật xinh xắn và dễ thương. Vóc người bạn thanh mảnh, / dáng đi nhanh nhẹn, / mái tóc cắt ngắn gọn gàng... 
-> Câu 4 in đậm là 1 câu ghép, gồm 3 vế. Các vế nối với nhau trực tiếp, giữa các vế có dấu phẩy. 
+Em muốn kể về bạn học sinh giỏi nhất lớp. Bạn tên là Dũng, tấhp bé nhất lớp. Vì Dũng thấp bé nhất lớp nên bạn luôn ngồi bàn đầu, xếp hàng đầu... 
->Câu 3 in đậm là câu ghép gồm 2 vế, các vế nối với nhau bằng cặp quan hệ từ vì.. nên ... 
-HS đọc đề và làm bài.
Cách nối các vế câu
- 4 vế câu nối với nhau trực tiếp, giữa các vế câu có dấu phẩy ( Từ thì nối trạng ngữ với các vế câu )
-3 vế câu nối với nhau trực tiếp, giữa các vế có dấu phẩy.
-Vế 1 và 2 nối nhau trực tiếp, giữa 2 vế có dấu phẩy. Vế 2 nối với vế 3 bằng quan hệ từ rồi.
-HS đọc đề và làm bài.
-HS viết đoạn văn.
-4,5 HS nối tiếp nhau đọc đoạn đã viết.
-Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung ý kiến.
5.Củng cố, dặn dò 
-1 hs nhắc nội dung ghi nhớ.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại.
Phân môn: TẬP LÀM VĂN.	RABÌA
Tuần: 19.
Tiết: 38.
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(DỰNG ĐOẠN KẾT BÀI)
I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Nhận biết được hai kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng) qua hai đoạn kết bài trong SGK (BT1).
- Viết được hai đoạn kết bài theo yêu cầu của BT2.
II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Bảng phụ hoặc một tờ phiếu viết kiến thức đã học ( ở lớp 4 ) về 2 kiểu kết bài: 
+Kết bài không mở rộng: nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người đc tả.
+Kết bài mở rộng: từ hình ảnh, hoạt động của người đựơc tả, say rộng ra các vấn đề khác.
Bút dạ và một vài tờ giấy khổ to. 
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1-Giới thiệu bài
-Tiết học này, các em sẽ luyện tập viết đoạn kết bài trong văn tả người. 
-GV mở bảng phụ viết hai cách kết bài.
-HS đọc.
2-Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài tập 1 
-Chỉ nhau sự khác nhau của kết bài a và kết bài b?
-Chú ý: Kết bài hoặc mở bài có thể chỉ bằng 1 câu.
-Một HS đọc thầm đoạn văn, trả lời câu hỏi.
+Đoạn kết bài a - kết bài theo kiểu không mở rộng: tiếo nối lời tả về bà, nhấn mạnh tình cảm với người đựơc tả.
+Đoạn kết bài b – kết bài theo kiểu mở rộng: sau khi tả bác nông dân, nói lên tình cảm với bác. bình luận về vai trò chung của những người nông dân với xã hội.
Bài tập 2 
-GV phát bút dạ và giy khổ to cho HS.
-1 HS đọc đề bài.
-5,7 HS nói lên đề bài mà em đã chọn.
- HS viết đoạn kết bài.
-HS đọc đoạn đã viết. Mỗi em nói rõ đoạn kết bài của mình viết theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng.
-Cả lớp và GV nhận xét.
3-Củng cố, dặn dò 
-GV nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS viết đoạn kết bài chưa đạt về nhà hoàn chỉnh lại.
-Cả lớp chuẩm bị cho tiết TLV sau bằng cách đọc trước các đề bài, suy nghĩ về dàn ý của bài viết.
-HS nhắc lại kiến thức về 2 kiểu kếtbài trong bài văn tả người.
___________________________________________________
	RABÌA
DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_5_tuan_19_le_thanh_long.doc