Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 20

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 20

I- Mục đích, yêu cầu

1. Đọc trôi chảy toàn bài”

- Đcọ đúng các từ ngữ, câu. đoạn, bài.

- Biết đọc bài với giọng kể chuyện nhẹ nhàng, thấm thía; đọc lời bà Tư nói với các cháu bằng giọng chậm rãi, hiền từ.

2. Hiểu nội dung ý nghĩa bài văn: các công dân nhỏ tuổi phải biết ơn, quan tâm, giúp đỡ gia đình liệt sĩ.

II- Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Truyện cổ tích Cây khế và tranh minh hoạ (nếu có).

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.

 

doc 25 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1818Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giáo án môn : Tập đọc Ngày soạn : 13.12.04
 Lớp : 5 Ngày dạy: 17-1-2005
Cây khế thời nay
Tiết 39 - Tuần 20
I- Mục đích, yêu cầu
1. Đọc trôi chảy toàn bài”
- Đcọ đúng các từ ngữ, câu. đoạn, bài.
- Biết đọc bài với giọng kể chuyện nhẹ nhàng, thấm thía; đọc lời bà Tư nói với các cháu bằng giọng chậm rãi, hiền từ.
2. Hiểu nội dung ý nghĩa bài văn: các công dân nhỏ tuổi phải biết ơn, quan tâm, giúp đỡ gia đình liệt sĩ.
II- Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Truyện cổ tích Cây khế và tranh minh hoạ (nếu có). 
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung 
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’ 
2’
32’
1’
A. Kiểm tra bài cũ:
Bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Các con đã biết truyện cổ tích Cây khế chưa? Truyện đọc mở đầu tuần 20 là Chuyện cây khế ngày nay. Với truyện đọc này, các em sẽ hiểu những công dân nhỏ tuổi phải có ý thức như thế nào với những người già cả là cha, mẹ của các liệt sĩ – cha, mẹ của những người đã đổ máu, hi sinh trong chiến tranh vì cuộc sống hoà bình của chúng ta.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc
-Nối tiếp đọc trơn từng đoạn của bài.
Có thể chia bài làm 4 đoạn như sau:
Đoạn 1: Từ đầu mua trầu cau.
Đoạn 2: Từ “Chờ lúc bà vắng nhà” dến “vào đây bà kể chuyện cổ tích cho nghe”. 
Đoạn 3: Từ “Bà không trách mắng” đến “sự vô ơn và lòng tham”.
Đoạn 4: Đoạn còn lại.
- GV đọc diễn cảm bài văn với giọng kể nhẹ nhàng; trầm và chậm lại ở đoạn kể về cảnh ngộ của bà Tư (có 2 người con là bộ đội đã hi sinh, sống một mình, tuổi đã già yếu, nhà có cây khế ngọt ...). Lời của bà Tư nói với các cháu nhỏ – chậm rãi, hiền từ; đoạn kết – các bạn nhỏ đã biết ân hận, thay đổi hẳn – giọng kể vui.
b) Tìm hiểu bài:
- Đọc (thành tiếng, đọc thầm đọc lướt) từng đoạn , cả bài; trao đổi, trả lời các câu hỏi cuối bài đọc .
+ Gợi ý trả lời câu hỏi:
- Câu 1: Hoàn cảnh gia đình bà Tư có gì đặc biệt:
( Bà Tư là mẹ liệt sĩ. Hai người con của mẹ đi bộ đội chống Mĩ đã hi sinh. Bà chỉ còn một mình, lại già yếu. Nhà có cây khế ngọt, thỉnh thoảng bà hái đem đi bán lấy tiền mua trầu cau.)
- Câu hỏi thêm: Người già yếu, có 2 con đều đã hi sinh, phải sống một mình như bà Tâm thì sẽ có tâm trạng như thế nào?
( tâm trạng sẽ rất đau buồn vì thương tiếc các con, vì già yếu, cô đơn, không nơi nương tựa, chăm sóc, an ủi, tâm tình.)
ý 1: Hoàn cảnh gia đình bà Tư.
- Câu 2: Các bạn nhỏ làm gì khi bà Tư vắng nhà?
( Các bạn leo cây khế, bứt lá, hái quả.)
- Khi thấy bọn trẻ leo cây khế, bứt lá, hái quả, bà Tư đã xử sự như thế nào?
( Bà biết mà không than thở với ai. Trở về bất ngờ, gặp bọn trẻ còn đang ở trên cây, bà không trách mắng mà hiền từ nhắc các bạn nhỏ hãy trèo xuống cẩn thận rồi vào nhà nghe bà kể chuyện cổ tích.)
- Cách xử sự của bà Tư cho thấy bà là người như thế nào?
( bà rất hiền từ, nhân hậu, yêu quý trẻ con, tha thứ cho sự nghịch ngợm của bầy trẻ.) 
ý 2: Việc làm vô tình của bọn trẻ và tấm lòng hiền từ, nhân hậu của bà Tư .
- Câu 3: Vì sao khi nghe bà Tư kể lại câu chuyện cổ tích Cây khế, các bạn nhỏ lại thấy thấm thía? 
( HS phát biểu tự do. VD:
+ Các bạn hiểu ra: chim thần ăn khế còn biết trả ơn người cho khế. Còn các bạn thì chờ lúc bà Tư đi vắng, leo cây, bứt lá, hái quả.
+ Các bạn hiểu ra: bà Tư là mẹ liệt sĩ, già yếu, cô dơn không người nương tựa, chỉ có cây khế (như người em trong truyện cổ tích) mà các bạn còn đến bứt lá, hái quả.
+ Các bạn cảm động vì tấm lòng nhân từ của bà Tư. Bà không trách mắng mà còn đem câu chuyện cổ tích ra kể để khuyên bảo.
+ Bà Tư khuyên bảo các bạn bằng một câu chuyện cổ tích làm các bạn hiểu ra mình đã sai. Cách khuyên bảo như vậy thật thấm thía.)
ý 3: Các bạn nhỏ thấm thía câu chuyện bà Tư kể.
- Câu 4: Việc các bạn nhỏ chăm sóc, giúp đỡ bà Tư thể hiện nhận thức như thế nào ở các bạn?
( + Các bạn đã nhận ra hành động sai trái của mình - đã không giúp đỡ mẹ liệt sĩ, lại phá cây khế của bà.
+ Nhận ra hành động vô ơn của mình đối với mẹ của 2 liệt sĩ đã bỏ mình vì Tổ quốc, các bạn ân hận, muốn sửa chữa khuyết điểm.
+ Các bạn yêu quý, kính trọng bà mẹ liệt sĩ nhân từ, hiền hậu...
- Câu hỏi thêm: Qua câu chuyện, em hiểu ra điều gì?
( Là những công dân nhỏ tuổi, các em phải có ý thức quan tâm đến những người xung quanh, nhất là những người già yếu, cô đơn, gia đình thương binh, liệt sĩ.)
ý 4:Những việc làm tốt của các bạn nhỏ thể hiện sự ân hận và biết ơn gia đình liệt sĩ.
Đại ý: Các công dân nhỏ tuổi phải biết ơn, quan tâm, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ.
 c) Đọc diễn cảm.
- Đọc diễn cảm đoạn văn:
Bà hiền từ nói://
- Các cháu xuống cẩn thận/ từng cháu một, / kẻo té thì khổ bà. // Rồi các cháu vào đây / bà kể chuyện cổ tích cho nghe. //
Bà không trách mắng một bạn nhỏ nào. // Bà nhỏ nhẹ kể cho các bạn nghe chuyện Cây khế. // Câu chuyện cổ tích bạn nào cũng biết, / cũng thuộc / mà lần này mới thấy thấm, / mới hiểu hết ý của nó chê trách sự vô ơn / và lòng tham.//
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những hs học tốt. 
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn và chuẩn bị trước bài Tiếng rao đêm.
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
+ 2; 3 HS đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng và trả lời các câu hỏi trong SGK.
* Phương pháp thuyết trình, trực quan.
+ GV giới thiệu.
* Phương pháp luyện tập, thực hành.
- 1 HS khá, giỏi đọc mẫu toàn bài.
- Nhiều HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- 1; 2 HS đọc lại cả bài.
- HS đọc thành tiếng các từ được chú giải.
- HS nêu các từ chưa hiểu, GV và cả lớp cùng giải nghĩa.
- GV đọc mẫu.
 * Phương pháp trao đổi đàm thoại trò - trò.
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu bài dưới sự điều khiển thay phiên của hai HS khá giỏi. Gv là cố vấn, trọng tài. 
+HS thứ nhất điều khiển các bạn tìm hiểu 2 câu đầu.
- HS đọc đoạn 1 và trả lời câu 1.
- GV hỏi thêm.
- HS nêu ý đoạn 1.
- HS đọc đoạn 2 và trả lời câu 2. (có thể chia ra thành 3 câu hỏi nhỏ).
- HS nêu ý đoạn 2.
+ HS thứ hai điều khiển các bạn tìm hiểu để trả lời câu 3, 4.
- HS đọc đoạn 3 và phát biểu tự do để trả lời câu hỏi 3.
- HS nêu ý đoạn 3.
- HS đọc đoạn còn lại và phát biểu tự do để trả lời câu hỏi 4.
- GV đặt câu hỏi thêm. HS phát biểu tự do. GV chốt lại.
- HS nêu ý 4.
- 1 HS đọc lại cả bài.
- GV yêu cầu HS nêu đại ý của bài.
- GV ghi đại ý lên bảng.
-1 HS đọc lại đại ý.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
- GV yêu cầu HS nêu cách đọc diễn cảm.
+ GV treo bảng phụ đã chép sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
+2 HS đọc mẫu câu, đoạn văn.
+ Nhiều HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn .
- HS thi đọc diễn cảm từng đoạn và cả bài.
- GV đánh giá, cho điểm.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Giáo án môn : Tập đọc Ngày soạn : 13.12.2004
 Lớp : 5 Ngày dạy: 19-1-2005
 Tiếng rao đêm
Tiết 40 - Tuần 20
I- Mục đích, yêu cầu
1. Đọc trôi chảy toàn bài.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện khi châm, trầm buồn, khi dồn dập, căng thẳng, bất ngờ; trở lại giọng trầm, ngỡ ngàng, phù hợp với mỗi tình huống trong mỗi đoạn; đọc đúng, tự nhiên tiếng rao, tiếng la, tiếng kêu: Bánh ... giò ... ò ... ò! ; Cháy! Cháy nhà! ... ; Ô ... này! 
2. Hiểu các từ ngữ trong truyện.
Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi hành động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình thoát nạn.
II- Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
2’
32’
1’
Kiểm tra bài cũ:
Bài Chuyện cây khế thời nay.
B. Dạy bài mới
1-Giới thiệu bài:
Bài đọc Tiếng rao đêm hôm nay chúng ta học sẽ kể về một người bán hàng rong. Chắc chúng ta ai cũng đã từng nghe trong đêm tiếng rao bán hàng. Bài đọc hôm nay sẽ kể về một trong những con người bình thường ấy.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc
- Đọc toàn bài.
-Nối tiếp đọc trơn từng đoạn của bài.
Có thể chia bài làm 4 đoạn như sau:
Đoạn 1: Từ đầu đến “nghe buồn não nuột”.
Đoạn 2: Tiếp theo đến “ khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù .
Đoạn 3: Tiếp theo đến “thì ra là một cái chân gỗ”
Đoạn 4: còn lại
Cách đọc từng đoạn: giọng kể chuyện chậm, trầm buồn ở đoạn đầu ; dồn dập, căng thẳng, bất ngờ ở đoạn tả đám cháy ; trở lại giọng trầm, ngỡ ngàng ở đoạn cuối khi người ta phát hiện ra nạn nhân (người có công cứu một gia đình thoát chết) lại là một thương binh cụt chân, một người bán hàng rong bình thường. Chú ý đọc đúng, tự nhiên các tiếng rao, tiếng la, tiếng kêu.
- Đọc thầm phần chú giải; giải nghĩa các từ được chú giải trong sgk.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài:
- Đọc (thành tiếng, đọc thầm đọc lướt) từng đoạn, cả bài; trao đổi, trả lời các câu hỏi cuối bài đọc.
*Gợi ý trả lời:
Câu 1: Nhân vật tôi nghe thấy tiếng rao của người bán bánh giò vào những lúc nào?
( Vào những đêm khuya tĩnh mịch. )
- Nghe tiếng rao, nhân vật tôi có cảm giác như thế nào?
( Buồn não nuột ).
- Đám cháy xảy ra vào lúc nào?
( vào nửa đêm. )
- Đám cháy được miêu tả như thế nào?
( Ngôi nhà bốc lửa phừng phừng, tiếng kêu cứu thảm thiết, khung cửa ập xuống, khói bụi mù mịt. )
Câu 2: Người đã dũng cảm cứu em bé là ai?
( Là người bán bánh giò )
- Con người và hành động của anh có gì đặc biệt?
( Anh là một thương binh, nhưng khi phục viên về chỉ làm nghề bán bánh giò bình thường. Là người bán bánh giò bình thường nhưng anh có hành động dũng cảm phi thường, với trách nhiệm công dân rất cao; không những báo cháy mà còn xông vào đám cháy cứu người. )
Câu 3: Cách dẫn dắt câu chuyện của tác giả góp phần làm nổi bật ấn tượngvề nhân vật như thế nào?
( HS phát biểu tự do – GV chốt lại: Cách dẫn dắt câu chuyện của tác giả rất đặc biệt – tác giả đưa người đọc di từ hết bất ngờ này đến bất ngờ khác:
+ Đầu tiên là tiếng rao đêm của một người bán hàng rong, cảm giác buồn não nuột của tác giả khi nghe tiếng rao đều đều, khàn khàn kéo dài trong đêm tĩnh mịch.
+ Tiếp theo – sự bất ngờ của đám cháy, bóng một người cao, gầy, khập khiễng lao vào ngôi nhà cháy.
+ Người đó phóng ra đường, tay ôm khư khư một bọc, bị cây rầm đổ xuống người – trong bọc đó hoá ra có một đứa trẻ mặt mày đen nhẻm, khóc không thành tiếng.
+ Người ta đến cấp cứu cho người đàn ông, bất ngờ phát hiện ra anh có một cái chân gỗ. Kiểm tra giấy tờ thì biết anh là một thương binh.
+ Để ý đến chiếc xe đạp dựng  ... 
- GV ghi tên bài lên bảng.
- 1 HS đọc to đè bài.
- GV nhắc HS lưu ý đề bài. 
- Cả lớp đọc thầm lại đề bài, suy nghĩ, chọn hoạt động để lập chương trình. 
- 6 HS nói nhanh tên hoạt động các em chọn.
- HS mở SGK đọc lại phần gợi ý cho BT2, tiết TLV lập chương trình hoạt động.
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn 3 phần chính của một CTHĐ, 2 HS nhìn vào đọc lại.
- HS trao đổi theo cặp - lập chương trình cho 1 hoạt động đã chọn vào vở hoặc giấy nháp.
- GV phát bút dạ và 3,4 tờ giấy khổ to để 3, 4 HS lập chương trình, dán lên bảng. (chọn những HS lập chương trình hoạt động khác nhau.)
- HS viết bài.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc kết quả viết bài.
- HS làm bài trên giấy trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét nhanh, bổ sung, hoàn chỉnh từng bảng chương trình (theo các chi tiêu chí: CTHĐ có rõ mục đích không? Nêu việc có đầy đủ không? Phân việc có rõ ràng không? Trình bày có đủ đề mục của một CTHĐ không?) 
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
........ 
 Giáo án môn: Tập làm văn Ngày soạn : 13-12-2004
 Lớp : 5 Ngày dạy: 21-1-2005
 Trả bài văn tả người
 Tiết 40 - Tuần 20
I- Mục đích, yêu cầu
1. HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn thuộc thể loại miêu tả (tả người): nắm vững bố cục của bài văn; trình tự miêu tả; quan sát và chọn lọc chi tiết; cách diễn đạt (dùng từ, đặt câu đúng, ý rõ, câu văn có hình ảnh, cảm xúc) ; viết đúng chính tả, trình bày sạch.
2. Nhận thức được ưu điểm, khuyết điểm của bạn và của mình khi được thầy cô chỉ rõ: biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi thầy cô yêu cầu ; tự viết lại một đoạn hoặc cả bài cho hay hơn.
II- Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ viết sẵn:
+ Đề bài của bài văn tả người đầu tuần 19.
+ Một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý ... cần chữa chung trước lớp.
- Phiếu bài tập để HS thống kê các lỗi trong bài làm của mình theo từng loại và sửa lỗi:
Lỗi bố cục // Sửa lỗi
Lỗi dùng từ, đặt câu // Sửa lỗi
Lỗi liên kết ý, đoạn, chuyển ý, chuyển đoạn
Hình ảnh, cảm xúc (sáo rỗng, thiếu cảm xúc)
Lỗi chính tả // Sửa lỗi
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung
 các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
2’
36’
2’
1-Giới thiệu bài:
Qua tiết trả bài ngày hôm nay, chúng ta sẽ nhận thấy cái hay, cái dở trong bài làm của bạn và của mình đã được thầy cô chỉ rõ: biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn thuộc thể loại tả người; biết sửa lỗi mình đã mắc; tự viết lại một đoạn hoặc cả bài cho hay hơn.
2. Nhận xét kết quả bài viết của HS.
a. Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
+ Ưu điểm:
+ Khuyết điểm:
+ Thông báo điểm số:
. Giỏi: bài
. Khá: bài
. TB: bài
. Yếu: bài
b. Hướng dẫn HS chữa bài.
* Hướng dẫn từng HS sửa lỗi.
* Hướng dẫn chữa lỗi chung.
c. Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay.
d. HS chọ viết lại một bài văn cho hay hơn.
3. Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Khen những hs có bài làm tốt.
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại các bài viết chưa đạt để nhận điểm cao hơn.
- Xem lại các kiến thức đã học về văn kể chuyện để chuẩn bị cho tiết TLV sau.
* Phương pháp thuyết trình.
- GV nêu yêu cầu của tiết học. 
* Phương pháp vấn đáp, luyện tập ,thực hành.
- GV treo bảng phụ viết sẵn:
+ Các đề bài của bài văn tả người đầu tuần 19.
+ Một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý ... cần chữa chung trước lớp.
- GV nhận xét về kết quả bài viết của cả lớp.
- Thông báo điểm số.
* Lưu ý: GV cần chỉ rõ những ưu điểm và sai sót khi nhận xét bài viết của HS nhưng cần tế nhị, không nêu tên HS có lỗi sai. GV không ghi điểm kém vào sổ mà yêu cầu bhững HS có bài chưa đạt về nhà viết lại để nhận điểm số tốt hơn.
- GV trả bài cho từng HS.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng 2 nhiệm vụ và điều cần lưu ý trong SGK với tiết trả bài văn tả người. Cả lớp đọc thầm lại.
- GV phát phiếu học tập cho từng HS làm việc cá nhân. Nhiệm vụ:
+ Đọc lời nhận xét của thầy cô giáo.
+ Đọc những chỗ thầy cô chỉ lỗi trong bài.
+ Viết vào phiếu học tập các lỗi trong bài làm theo từng loại (lỗi bố cục, từ, câu, liên kết chính tả), sửa lỗi.
+ Đổi bài làm, đổi phiếu cho bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót, soát lại việc sửa lỗi.
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ.
- Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi, cả lớp tự sửa trên nháp.
- Cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng. GV sửa lại bằng phấn màu. (nếu sai).
- GV đọc đoạn văn, bài văn hay của HS trong lớp hoặc GV sưu tầm được.
- HS trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn. Từ đó rút ra được kinh nghiệm cho mình.
- HS đọc thầm lại nhiệm vụ 2 và điều cần lưu ý trong SGK với tiết trả bài văn tả người. Mỗi em chọn một đoạn để viết lại.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc lại đoạn văn viết mới (có so sánh với đoạn cũ)
- GV chấm điểm đoạn viết của 4; 5 em.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Giáo án môn: Kể chuyện Ngày soạn : 13.12.04
 Lớp : 5 Ngày dạy: 20-1-2005
 Tiết 20- Tuần 20 
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I- Mục đích, yêu cầu
- HS kể được một câu chuyện đã chứng kiến hoặc đã làm thể hiện ý thức bảo vệ công trình công cộng, di tích lịch sử văn hoá; ý thức chấp hành luật giao thông; hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
- Biết sắp xếp các tình tiết, sự kiện thành một câu chuyện (có cốt chuyện, nhân vật...)
- Biết kể lại câu chuyện bằng lời mình. Hiểu ý nghĩa câu chuyện.
II- Đồ dùng dạy học 
- Tranh ảnh minh hoạ về ý thức bảo vệ công trình công cộng, di tích lịch sử văn hoá; ý thức chấp hành luật giao thông; hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ ...
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung 
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
1’
32’
2’
A. Kiểm tra bài cũ:
Kể lại câu chuyện về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
B. Dạy bài mới:
1-Giới thiệu bài:
Trong tiết hôm nay, chúng ta sẽ tập kể một câu chuyện đã chứng kiến hoặc đã làm thể hiện ý thức bảo vệ công trình công cộng, di tích lịch sử văn hoá; ý thức chấp hành luật giao thông; hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
2.Hướng dẫn hs kể chuyện
a) Hướng dẫn hiểu yêu cầu của đề bài.
b) HS chuẩn bị kể chuyện
c) Thực hành kể chuyện trong nhóm.
d) Thực hành kể chuyện trước lớp, trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. 
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại chuyện .
* Phương pháp kiêm tra, đánh giá.
- 2HS kể lại câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
- GV đánh giá, cho điểm.
* Phương pháp thuyết trình, minh hoạ.
- GV nêu yêu cầu của tiết học.
- HS đọc thành tiếng 3 đề bài. Cả lớp đọc thầm lại.
- GV yêu cầu HS đọc kĩ Gợi ý 1 để tìm câu chuyện của mình.
- 4; 5 HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện mình định kể.
- HS nhớ lại câu chuyện, nhớ lại sự việc mà các em được chứng kiến hoặc tham gia. Lập dàn ý câu chuyện định kể (trên nháp).
- 2; 3 HS trình bày dàn ý.
- Từng HS nhìn vào dàn bài của mình, kể câu chuyện của mình trong nhóm 6. Cử đại diện nhóm thi kể chuyện trước lớp.
- GV đi từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn khi HS kể chuyện. 
- Các nhóm cử đại diện thi kể. Sau mỗi câu chuyện, HS trao đổi, thảo luận về ý nghĩa câu chuyện; có thể nêu câu hỏi cho người kể.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, cho điểm. Bình chọn người kể hay nhất trong tiết học.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
....
....
Giáo án môn : Chính tả Ngày soạn: 13-12-2004
Tuần 20- Tiết 20 Ngày dạy: 18-1-2005
Chuyện cây khế thời nay
I- Mục đích yêu cầu
Viết đúng chính tả một đoạn trong bài “Chuyện cây khế thời nay” 
Làm đúng các bài luyện chính tả phân biệt các tiếng có âm đầu r/d/gi; có thanh hỏi hay thanh ngã.
II- Đồ dùng dạy – học
Bút dạ + một số tờ phiếu phôtôcopy phóng to nội dung bài tập (BT 2a BT 3a) cho 3; 4 HS làm bài trên bảng.
III- Các hoạt động dạy – học
A. Kiểm tra bài cũ:
GV đọc nội dung bài tập 2a (tiết chính tả tuần 19) cho 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết trên nháp những tiếng chứa âm đầu r/d/gi.
B. Dạy bài mới:
Hướng dẫn HS nghe viết.
- Gv đọc toàn bộ bài 1 lượt. Chú ý đọc thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác các tiếng có âm, vần, thanh dễ lẫn, hs dễ viết sai. Hs nghe và theo dõi sgk.
- GV đọc từng câu hoặc bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. Mỗi câu hoặc bộ phận ngắn trong câu đọc 2; 3 lượt.
- GV theo dõi tốc độ viết của HS để điều chỉnh tốc độ đọc của mình cho phù hợp. Uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của HS.
- GV yêu cầu HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
- GV chấm chữa từ 7 -> 10 bài. Trong đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. HS có thể tự đối chiếu SGK để tự sửa những chữ viết sai bên lề trang vở.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2: 
- HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
+ Mỗi HS tự làm bài (cá nhân) bằng bút chì mờ vào SGK .
+ GV dán 3; 4 tờ phiếu lên bảng lớp; mời 3; 4 HS lên thi làm nhanh.
+ HS làm bài xong trình bày kết quả.
+ Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, kết luận người thắng cuộc.
+ Cả lớp làm lại bài vào SGK theo lời giải đúng.
Lời giải:
+ Các tiếng có chứa âm đầu r/d/gi: dành dụm, để dành, rành, rành rẽ, cái giành.
+ Các tiếng có chứa thanh hỏi hay thanh ngã: nghĩa quân, bổn phận, bảo vệ.
Bài tập 3: 
- GV nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại
+ Mỗi HS tự làm bài (cá nhân) bằng bút chì mờ vào SGK .
+ GV dán 3; 4 tờ phiếu lên bảng lớp; mời 3; 4 HS lên làm. 
+ Làm xong, HS làm đọc lại bài thơ hoặc truyện vui.
+ Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
+ HS sửa bài làm trong SGK theo lời giải đúng: 
Lời giải: a.
Nghe cây lá rầm rì
Là gió đang dạo nhạc
Quạt dịu trưa ve sầu
Cõng nước làm mưa rào
Gió chẳng bao giờ mệt!
Hình dáng gió thế nào.
b. 
Sợ mèo không biết
Một người bị bệnh hoang tưởng, suốt ngày ngỡ mình là chuột, cuối cùng được ra viện nhưng anh ta cứ đứng tần ngần mãi ở cổng viện mà không đi. Một bác sĩ thấy lạ bèn đến hỏi. Bệnh nhân sợ hãi giải thích:
- Bên cổng có một con mèo.
Bác sĩ bảo:
- Nhưng anh đã biết mình không phải là chuột kia mà.
Anh chàng trả lời:
- Tôi biết như vậy hỏi có ăn thua gì. Nhỡ con mèo nó không biết điều ấy thì sao?
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học, biểu dương những HS học tốt trong tiết học.
- Yêu cầu những HS viết sai chính tả về nhà làm lại vào vở.
- Làm bài tập 3a vào vở. 
- Xem lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để chuẩn bị cho tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIENG VIET - Tuan 20.doc