Giáo án môn Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 11

Giáo án môn Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 11

Bài 21: CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ( T.102)

Theo Văn Long

 I. Mục tiêu

 - Đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên(bé Thu); giọng hiền từ( người ông).

 - Hiểu nội dung: tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 - Giáo dục HS yêu quý thiên nhiên .

 II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. tranh ảnh về cây hoa trên ban công, sân thượng trong các ngôi nhà ở thành phố

- Bảng phụ.

- HTTC : nhóm , cá nhân, lớp.

 

doc 19 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 14/03/2022 Lượt xem 175Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
 Tập đọc .
	Bài 21: Chuyện một khu vườn nhỏ( T.102)
Theo Văn Long
 I. Mục tiêu
 - Đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên(bé Thu); giọng hiền từ( người ông).
 - Hiểu nội dung: tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu ( trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
 - Giáo dục HS yêu quý thiên nhiên . 
 II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. tranh ảnh về cây hoa trên ban công, sân thượng trong các ngôi nhà ở thành phố
Bảng phụ.
HTTC : nhóm , cá nhân, lớp. 
 III. các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ(5p)
 B. Bài mới(30p)
 1. Giới thiệu chủ điểm
- GV giới thiệu tranh minh hoạ và chủ điểm Giữ lấy màu xanh 
- Bài học đầu tiên - chuyện một khu vườn nhỏ- kể về một mảnh vườn trên tầng gác của một ngôi nhà giữa phố.
 2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu nội dung bài
 a) Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài (Đọc giọng nhẹ nhàng; giọng bé Thu : hồn nhiên, nhí nhảnh; giọng ông : hiền từ, chậm rãi.)
- Gọi HS chia đoạn: bài chia 3 đoạn
- HS đọc nối tiếp lần 1
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm
- Gọi HS nêu từ khó 
- Gọi HS đọc từ khó
- HS đọc nối tiếp lần 2
- HD đọc câu, đoạn dài khó đọc 
- HS nêu chú giải
- HS luyện đọc theo nhúm 3(3p) 
- Gọi 2 nhóm hS đọc .
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV nhận xét . 
 b) Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm đoạn và câu hỏi 
- HS đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi
H: Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
H; Mỗi loài cây ở ban công nhà bé Thu có đặc điẻm gì nổi bật?
Ghi:
+ cây quỳnh
+ Hoa ti-gôn
+ Cây hoa giấy
+ Cây đa ấn độ
H: Bạn Thu chưa vui vì điều gì?
 H: Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
Em hiểu: " Đất lành chim đậu" là thế nào?
GV: loài chim chỉ đến sinh sống và làm tổ hát ca ở nhỡng nơi có cây cối có sự bình yên, môi trường thiên nhiên sạch đẹp. Nơi ấy không nhất thiết phải là khu rừng , một công viên hay một cánh đồng , một khu vườn lớn mà có khi chỉ là một mảnh vườn nhỏ trên ban công ...Nếu mỗi gia đình đều yêu thiên nhiên, cây hoa chim chóc...
 H: Em có nhận xét gì về hai ông cháu bé Thu?
H: Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì?
H: Em hãy nêu nội dung bài?
GV ghi nội dung bài
 c) Đọc diễn cảm 
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 
- Tổ chức HS đọc diễn cảm đoạn 3
+ treo bảng phụ có đoạn 3( Một sớm chủ nhật  hả cháu )
+ GV đọc mẫu
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp(3p)
- HS thi đọc
- GV nhận xét bình chọn và ghi điểm
 3. Củng cố dặn dò(3p)
* Liên hệ :
- Nhà em có vườn không ? trong vườn nhà em có những loại cây gì ?
- Em có yêu vườn không ? vì sao ?
- Nhắc lại nội dung bài
- Nhận xét giờ học 
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
- HS nghe
- Lớp đọc thầm toàn bài
* Đoạn 1 : Bé Thu rất khoái  từng loài cây .
* Đoạn 2 : Cây quỳnh lá dày  không phải là vườn.
* Đoạn 3 : Một sớm chủ nhật  hả cháu?
- 3 HS đọc nối tiếp
- HS nêu từ khó: Leo trèo, lá nâu, săm soi, khoái
- HS đọc 
- 3 HS đọc nối tiếp
* - Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ !
Ông nói hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa :
 - ừ đúng rồi ! Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu ?
-2 HS nêu chú giải
- HS đọc cho nhau nghe
- 2 nhóm HS thi đọc đọc 
- Lớp đọc thầm bài và câu hỏi
- 1 HS đọc câu hỏi
+ Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối; nghe ông kể chuyện về từng loài cây trồng ở ban công 
+ cây quỳnh lá dày, giữ được nước. cây hoa ti- gôn thò những cái râu theo gió ngọ nguậynhư những vòi voi bé xíu. Cây đa ấn Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xoè những cái lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra những búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng
+ Thu chưa vui vì bạn Hằng ở nhà dưới bảo ban công nhà Thu không phải là vườn.
+ vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn 
+ Đất lành chim đậu có nghĩa là nơi tốt đẹp thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có con người đến sinh sống làm ăn
+ Hai ông cháu rất yêu thiên nhiên cây cối, chim chóc. hai ông cháu chăm sóc cho từng loài cây rất tỉ mỉ.
+ Mỗi người hãy yêu quý thiên nhiên, làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh mình.
* ý nghĩa: Bài văn nói lên tình cảm yêu quý thiên nhiên của 2 ông cháu bé Thu. 
-3 HS đọc nối tiếp bài, lớp theo dõi tìm giọng đọc hay.
- Hs nêu từ nhấn giọng: Hé mây, xanh biếc, săm soi, mổ mổ, thản nhiên rỉa cánh, líu ríu, vội, có chim về đậu, vườn, cầu viện, 
- HS đọc theo cặp
- Tổ chức HS thi đọc diễn cảm(3HS)
- HS nt nhau nêu .
=====================================
Chớnh tả .
	Bài 11: Luật bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu
 - Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn bản luật.
 - Làm được bài tập 2 a/ b, hoặc BT 3 a/b; hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn. 
 - Giáo dục HS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp .
II. Đồ dùng dạy học
 - Thẻ chữ ghi các tiếng: lắm/nắm; lấm/nấm; lương/ nương; lửa/nửa; 
 - HTTC : cá nhân, lớp, nhóm .
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài(1p)
Tiết chính tả hôm nay chúng ta cùng nghe-viết điều 3 khoản 3 trong luật bảo vệ rừng
2. Hướng dẫn nghe viết chính tả(30p)
a) Trao đổi về nội dung bài viết
- Gọi HS đọc đoạn viết
H: Điều 3 khoản 3 trong luật bảo vệ môI trừng có nội dung gì?
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các tiếng khó dễ lẫn khi viết chính tả
- Yêu cầu HS viết các từ vừa tìm được
c) Viết chính tả
- GV đọc HS viết bài
d) Soát lỗi, chấm bài 
3. Hướng dẫn làm bài chính tả
Bài 2( nhóm)
- Gọi HS đọc yêu cầu- HS làm bài 
- Gọi HS lên làm trên bảng lớp
- Nhận xét KL
- HS đọc đoạn viết
+ Nói về hoạt động bảo vệ môI trường , giảI thích thế nào là hoạt động bảo vệ môI trường.
- HS nêu: môi trường, phòng ngừa, ứng phó, suy thoái, tiết kiệm, thiên nhiên
- HS luyện viết
- HS viết chính tả
- HS soát lỗi
- HS đọc yêu cầu bài
- 4 HS lên làm
lắm- nắm
lấm- nấm
lương- nương
lửa- nửa
Thích lắm- nắm cơm; quá lắm- nắm tay; lắm điều- cơm nắm; lắm lời- nắm tóc
lấm tấm- cái nấm; nấm rơm; lấm bùn- nấm đất, lấm mực- nấm đầu.
Lương thiện- nươnbg rẫy; lương tâm- vạt nương; lương thực- nương tay; lương bổng...
đốt lửa- một nửa; nửa vời- lửa đạn; nửab đời- lửa binh; ..
Bài 3( nhóm)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Tổ chức HS thi tìm từ láy theo nhóm
- Nhận xét các từ đúng
- Phần b tổ chức tương tự
3. Củng cố dặn dò(3p)
- Nhận xét tiết học
- HS đọc
- 4 nhóm HS thi 
=======================================
Luyện từ và cõu .
Bài 21: Đại từ xưng hô
I. Mục tiêu:
 - Nắm được khái niệm đại từ xưng hô( NDghi nhớ).
 - Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn(BT1 mục III)
 - Chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào ô trống (BT2).
 - HS khá, giỏi nhận xét được thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ xưng hô(BT1).
 - Giỏo dục HS yờu thớch mụn học .
 II. Đồ dùng dạy học
 - BT1 viết sẵn trên bảng lớp
 - BT 2 viết sẵn vào bảng phụ
 - HTTC : Nhúm, cỏ nhõn, l ớp .
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ(5p)
- Nhận xét kết quả bài kiểm tra giữa kì 
 B. Bài mới(30p)
 1. Giới thiệu bài
Đại từ là gì? Đặt câu có đại từ?
GV: Bài học hôm nay giúp các em hiểu về đại từ xưng hô, cách sử dụng đại từ xưng hô trong viết và nói.
2. Tìm hiểu ví dụ
Bài 1(nhóm)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 
H Đoạn văn có những nhân vật nào ?
H:các nhân vật làm gì?
H; Những từ nào được in đậm trong câu văn trên?
H; Những từ đó dùng để làm gì?
H; Những từ nào chỉ người nghe?
H: Từ nào chỉ người hay vật được nhắc tới?
KL: Những từ chị, chúng tôi, ta, các người chúng, trong đoạn văn trên được gọi là đại từ xưng hô. Đại từ xưng hô được người nói dùng để chỉ mình hay người khác khi giao tiếp
H: Thế nào là đại từ xưng hô?
 Bài 2(lớp)
 - Yêu cầu HS đọc lại lời của Hơ Bia và cơm
H: Theo em , cách xưng hô của mỗi nhân vật ở trong đoạn văn trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào?
- Đại từ là từ dùng để xưng hô thay thế cho danh từ, động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy.
VD: Mai ơi! chúng mình về đi.
- HS đọc
+ Có Hơ bia, cơm và thóc gạo
+ cơm và Hơ Bia đối đáp với nhau . Thóc gạo giận Hơ Bia bỏ vào rừng
+ Chị, chúng tôi, ta, các ngươi, chúng.
+ Những từ đó dùng để thay thế cho Hơ Bia, thóc gạo, cơm
+ Những từ chỉ người nghe: chị, các người
+ từ chúng
- HS trả lời
- HS đọc
+ Cách xưng hô của cơm rất lịch sự, cách xưng hô của Hơ Bia thô lỗ, coi thường người khác.
GV: Cách xưng hô của mỗi người thể hiện thái độ của người đó đối với người nghe hoặc đối tượng được nhắc đến. Cách xưng hô của cơm xưng là chúng tôi, gọi Hơ Bia là chị thể hiện sự tôn trọng lịch sự đối với người đối thoại. Cách xưng hô của Hơ Bia xưng là ta, gọi cơm gạo là các người thể hiện sự kiêu căng thô lỗ coi thường người đối thoại. Do đó trong khi nói chuyện chúng ta cần thận trọng trong dùng từ. Vì từ ngữ thể hiện thái độ của mình đối với chính mình và với những người xung quanh.
Bài 3(cặp đôi)
- Gọi HS đọc yêu cầu bai
- HS thảo luận theo cặp
- Gọi HS tả lời
- Nhận xét các cách xưng hô đúng.
KL; Để lời nói đảm bảo tính lịch sự cần lựa chọn từ xưng hô phù hợp với thứ bậc, tuổi tác, giới tính, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được ngắc đến.
3. Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ
4. Luyện tập
Bài 1(nhóm)
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và làm bài trong nhóm
- Gọi HS trả lời, GV gạch chân từ: ta, chú, em, tôi, anh.
- Nhận xét KL 
Bài 2( lớp)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
H: đoạn văn có những nhân vật nào?
H: Nội dung đoạn văn là gì?
- 1 HS lên bảng làm
- GV nhận xét bài trên bảng
- Gọi HS đọc bài đúng
- 1 HS đọc lại bài văn đã điền đầy đủ.
3. Củng cố dặn dò(3p)
- Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ
- Nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà học bài
- HS đọc
- HS thảo luận
- HS nối tiếp nhau trả lời
+ Với thầy cô: xưng là em, con
+ Với bố mẹ: Xưng là con
+ Với anh em: Xưng là em, anh, chị
+ với bạn bè: xưng là tôi, tớ, mình
- HS đọc ghi nhớ
- gọi HS đọc
- HS thảo luận nhóm
- HS trả lời
- HS đọc
+ Bồ câu, tu hú, các bạn của bồ chao, bồ các.
+ Đoạn văn kể lại chuyện bồ chao hốt hoảng kể với các bạn chuyện nó và tu hú gặp cái trụ chống trời. Bồ các giải thích đó chỉ là trụ điện cao thế mới được xây dựng . các loài chim cười bồ chao đã quá sợ sệt
- 1 HS làm trên bảng phụ cả lớp làm vào vở
==========================================
Kể chuyện 
Bài 11: Người đi săn và con nai
 I. Mục tiêu
 - Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh và lời gợi ý(BT1); tưởng tượng và nêu được kết thúc câu chuện một cách hợp lí(BT2). Kể nối tiếp được từng đoạn câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học
 -  ... 
- Thi đọc trong nhóm.
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV nhận xét 
 b) Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm bài và câu hỏi
H: Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh nào?
H: Vì sao tác giả lại băn khoăn day dứt trước cái chết của con chim sẻ?
H: Những hình ảnh nào đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong tâm trí của tác giả?
H: Bài thơ cho em biết điều gì?
GV ghi nội dung bài 
 c) Đọc diễn cảm
- 2 HS đọc toàn bài 
- GV treo bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc đoạn 1( Con chim sẻ nhỏ chết chẳng ra đời )
- GV hướng dẫn cách đọc
- GV đọc mẫu
- HS đọc 
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn 1
- HS thi đọc diễn cảm.
- Thi đọc thuộc lòng từng đoạn thơ, cả bài.
- GV nhận xét ghi điểm
 3. Củng cố dặn dò(3p)
* Liên hệ :
- Em hãy đặt tên khác cho bài thơ ?
- Em có thích các loài chim không ? em cần làm gì để bảo vệ các loài chim?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về đọc thuộc bài thơ và chuẩn bị bài sau
- 2 HS đọc bài
- HS quan sát và nêu nội dung tranh vẽ
- HS đọc thầm bài
* Đoạn 1: Con chim sẻ nhỏ  chẳng ra đời .
* Đoạn 2: Đêm đêm tôi  đá lở trên ngàn .
- 2 HS đọc nối tiếp bài thơ
- HS nêu từ khó: Ngon lành, rung lên, lại lăn, cơn bão, mãi mãi
- HS đọc từ khó
- 2 HSđọc nối tiếp
* Đêm ấy / tôi nằm trong chăn / nghe cánh chim đập cửa.
- 2 HS nêu chú giải (SGK)
- HS đọc cho nhau nghe
- HS đọc trong nhóm
- Lớp đọc thầm bài và câu hỏi – 1 HS đọc to câu hỏi
+ Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh thật đáng thương: nó chết trong cơn bão gần về sáng, xác nó lạnh ngắt và bị một con mèo tha đi. Nó chết đi để lại trong tổ những quả trứng đang ấp dở. Không còn mẹ ấp ủ, những chú chim non sẽ mãi mãi chẳng ra đời.
+ Tác giả băn khoăn, day dứt vì tác giả nghe tiếng con chim đập cửa trong cơn bão, nhưng nằm trong chăn ấm tác giả khong muốn mình bị lạnh để ra mở cửa cho chim sẻ tránh mưa.
+ Hình ảnh những quả trứng không có mẹ ấp ủ để lại ấn tượng sâu sắc, khiến tác giả thấy chúng cả trong giấc ngủ, tiếng lăn như đá lở trên ngàn. Chính vì vậy mà tác giả đặt tên bài thơ là Tiếng vọng.
* ý nghĩa: Bài thơ là tâm trạng day dứt ân hận của tác giả vì đã vô tâm gây nên cái chết của chú chim sẻ nhỏ.
- 2 HS nhắc lại 
- HS đọc
- HS tìm từ nhấn giọng( chết rồi, giữ chặt, ấm áp, ngon lành, chiều gió hú, lạnh ngắt, tha đi, mãi mãi .)
- HS đọc 
- HS tự đọc thuộc đoạn thơ theo nhóm
- 3 HS thi đọc
- 2HS thi đọc. 
- HS nêu : + Sự ân hận muộn mằn ; cánh chim đập cửa; Kí ức ; 
============================================
TLV.
Bài 21: Trả bài văn tả cảnh
I. Mục tiêu
 - Biết rút kinh nghiệm bài văn( bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, dùng từ); nhận biết và sửa được lỗi trong bài.
 - Viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
 II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về: chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, hình ảnh... cần chữa chung cho cả lớp.
HTTC : Cỏ nhõn, lớp, nhúm .
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Nhận xét chung bài làm của HS
- Gọi HS đọc lại đề bài tập làm văn
GV: Đây là bài văn tả cảnh. Trong bài văn các em miêu tả cảnh vật là bài chính, cần lưu ý để tránh nhầm sang văn tả người hoặc tả cảnh sinh hoạt.
- Nhận xét chung
Ưu điểm:
+ HS hiểu đề
+ Bố cục của bài văn
+ Trình tự miêu tả
+ Diễn đạt câu, ý
+ Dùng từ láy, hình ảnh, âm thanh để làm nổi bật lên đặc điểm của cảnh vật
+ Thể hiện sự sáng tạo trong cách dùng từ, dùng hình ảnh miêu tả vẻ đẹp của cảnh vật, có bộc lộ cảm xúc của mình trong từng đoạn văn
+ Lỗi chính tả: GV nêu tên các HS viết bài tốt, lời văn hay...
Nhược: Lỗi điển hình về ý, dùng từ đặt câu cách trình bày bài văn, lỗi chính tả
 Viết lên bảng các lỗi điển hình 
- Yêu cầu HS thảo luận phát hiện ra và cách sửa
- Trả bài cho HS
 2. Hướng dẫn chữa bài
- Gọi HS đọc 1 bài
- Yêu cầu HS tự nhận xét, chữa lỗi
H; Bài văn nên tả theo trình tự nào là hợp lí nhất?
H: mở bài theo kiểu nào để hấp dẫn
H: Thân bài cần tả những gì?
H: Phần kết bài nên viết như thế nào?
- Gọi các nhóm trình bày
- GV nhận xét
 Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Đọc cho HS nghe những đoạn văn hay
- gọi 3 HS đọc bài văn của mình
- Yêu cầu HS tự viết lại đoạn văn
- Gọi HS đọc lại đoạn văn vừa viết
- Nhận xét em viết tốt
 3. Củng cố dặn dò(3p)
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS đọc lại bài văn ghi nhớ các lỗi 
- HS đọc
- Lớp nghe .
- HS thảo luận
- 1 HS đọc bài
HS nêu
- HS trình bày
- HS đọc
- 3 hS đọc bài của mình
- HS viết bài
- HS đọc bài vừa viết
===================================
Luyện từ và câu.
	Bài 22: Quan hệ từ
 I. Mục tiêu
 - Bước đầu nắm được khái niệm về quan hệ từ( ND ghi nhớ); nhận biết được quan hệ từ trong các câu văn(BT1, mục III); xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của nó trong câu(BT2); biết đặt câu với quan hệ từ(BT3).
 - HS khá, giỏi đặt được câu với các quan hệ từ nêu ở BT3.
 - Giỏo dục HS yờu thớch mụn học .
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng lớp viết sẵn các câu văn ở phần nhận xét
 - BT 2, 3 phần luyện tập viết sẵn vào bảng phụ.
 - HTTC : nhúm, cỏ nhõn, lớp .
 III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ(5p)
- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu có đại từ xưng hô
- Nêu ghi nhớ?
- GV nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới(30p)
 1. Giới thiệu bài: nêu yêu cầu bài 
 2. Tìm hiểu ví dụ
 Bài 1(cặp đôi)
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp
H; từ in đậm nối những từ ngữ nào trong câu
Quan hệ mà từ in đậm biểu diễn quan hệ gì?
- gọi HS trả lời
- GV nhận xét KL 
a) Rừng say ngây và ấm nóng.
b) Tiếng hót dìu dặt của hoạ mi...
c) không đơm đặc như hoa đào nhưng cành mai...
KL: Những từ in đậm trong các ví dụ trên được dùng để nối các từ trong một câu hoặc nối các từ trong một câu hoặc nối các câu với nhau làm người đọc, người nghe hiểu rõ mối quan hệ giữa các từ trong câu hoặc quan hệ về ý nghĩa các câu . các từ ấy được gọi là quan hệ từ.
H: quan hệ từ là gì?
Quan hệ từ có tác dụng gì?
Bài 2(nhóm)
- Cách tiến hành như bài 1
- Gọi HS trả lời Gv ghi bảng
a) Nếu ...thì...: biểu thị quan hệ điều kiện giả thiết
b) tuy...nhưng...: biểu thị quan hệ tương phản
KL: Nhiều khi các từ ngữ trong câu được nối với nhau không phải bằng một quan hệ từ mà bằng một cặp từ chỉ quan hệ từ nhằm diễn tả những quan hệ nhất định về nghĩa giữa các bộ phận câu.
3. Ghi nhớ
- HS đọc ghi nhớ
 4. Luyện tập
Bài 1(nhóm đôi)
- Gọi HS đọc nội dung yêu cầu bài
- Yêu cầu hS tự làm bài
- Nhận xét bài làm trên bảng, KL bài làm đúng:
 a) Chim, mây, nước và hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của hoạ mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc
và: nối nước và hoa
của: nối tiếng hót kì diệu với hoạ mi
b) những hạt mưa to và nặng bắt đầu rơi xuống như ai ném đá. 
và: nối to với nặng
như: nối rơi xuống với ai ném đá.
c) bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội nghe ông rủ rỉ giảng về từng loại cây.
Với: nối với ông nội
về: nối với giảng với từng loại cây
Bài 2( nhóm bàn)
- HS làm tương tự bài 1
KL lời giải đúng
a) Vì mọi người tích cực trồng cây nên quê hương em có nhiều cánh rừng xanh mát
- vì...nên...: biểu thị quan hệ nhân quả
b) Tuy...nhưng...: biểu thị quan hệ tương phản
Bài 3( lớp)
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- yêu cầu HS tự làm bài
- gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng
- Gọi HS đọc câu mình đặt
3. Củng cố dặn dò(3p)
- Nhận xét tiết dạy 
- Dặn HS về nhà làm lại bài tập
- 2 HS làm trên bảng
- HS đọc thuộc ghi nhớ
- HS đọc
HS trao đổi thảo luận
- HS nối tiếp nhau trả lời
a) và nối xay ngây với ấm nóng ( quan hệ liên hợp)
b) của nối tiếng hót dìu....( quan hệ sở hữu)
c) Như nối không đơm đặc với hoa đào( quan hệ so sánh)
Nhưng nối với câu văn sau với câu văn trước( quan hệ tương phản)
- HS trả lời
- Hs đọc ghi nhớ
- Hs đọc 
- HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm
- HS nêu yêu cầu bài tập và làm tương tự bài tập 2
=========================================
Tập làm văn .
	Bài 22: luyện tập làm đơn
I. Mục tiêu
 - Viết được lá đơn kiến nghị đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, nêu được lí do kiến nghị, thể hiện đầy đủ nội dung cần thiết.
 - Giỏo dục HS yờu thớch mụn học .
II. Caực kyừ naờng soựng cụ baỷn ủửụùc giaựo duùc trong baứi :
-Ra quyeỏt ủũnh ( laứm ủụn kieỏn nghũ ngaờn chaởn haứnh vi phaự hoaùi moõi trửụứng).
-ẹaỷm nhieọm traựch nhieọm vụựi coọng ủoàng.
III. Caực phửụng phaựp kyừ thuaọt daùy hoùc tớch cửùc:
Tửù boọc loọ .
Trao ủoồi nhoựm .
 IV. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ viết sẵn các yêu cầu trong mẫu đơn.
 - Phiếu học tập có in sẵn mẫu đơn đủ dùng cho HS.
 - HTTC : nhúm, cỏ nhõn, lớp .
V. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ(5p)
- Kiểm tra , chấm bài của HS viết bài văn tả cảnh chưa đạt phải về nhà viết lại
- Nhận xét bài làm của HS
B. Bài mới(30p)
 1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu nội dung bài
 2. Hướng dẫn làm bài tập
a) Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề
- cho HS quan sát tranh minh hoạ 2 đề bài và mô tả lại những gì vẽ trong tranh.
GV; Trước tình trạng mà hai bức tranh mô tả. em hãy giúp bác trưởng thôn làm đơn kiến nghị để các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết.
 b) Xây dựng mẫu đơn
Hãy nêu những quy định bắt buộc khi viết đơn
- GV ghi bảng ý kiến HS phát biểu
H: Theo em tên của đơn là gì?
H: Nơi nhận đơn em viết những gì?
H: Người viết đơn ở đây là ai?
H: Em là người viết đơn tại sao không viết tên em
Phần lí do bài viết em nên viết những gì?
H: Em hãy nêu lí do viết đơn cho 1 trong 2 đề trên?
c) Thực hành viết đơn
- Treo bảng phụ có ghi sẵn mẫu đơn hoặc phát mẫu đơn in sẵn
GV có thể gợi ý
- Gọi HS trình bày đơn
- Nhận xét ghi điểm
3. Củng cố dặn dò(3p)
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà đọc đơn cho bố mẹ nghe
- 
- HS đọc dề
+ Tranh 1: vẽ cảnh gió bão ở một khu phố, có rất nhiều cành cây to gãy, gần sát vào đường dây điện, rất nguy hiểm
+Tranh 2: vẽ cảnh bà con đang rất sợ hãi khi chứng kiến cảnh dùng thuốc nổ đánh cá làm chết cả cá con và ô nhiễm môi trường
+ Khi viết đơn phải tỷình bày đúng quy định: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên của đơn. nơi nhận đơn, tên của người viết, chức vụ, lí do viết đơn, chữ kí của người viết đơn.
+ Đơn kiến nghị/ đơn dề nghị.
+ Kính gửi: Công ti cây xanh xã ...
 UBND xã ....
+ Người viết đơn phải là bác tổ trưởng dân phố...
+ Em chỉ là người viết hộ cho bác trưởng thôn..
+ phần lí do viết đơn phải viết đầy đủ rõ ràng về tình hình thực tế, những tác động xấu đã , đang, và sẽ xảy ra đối với con người và môi trường sống ở đây và hướng giải quyết.
- 2 HS nối tiếp nhau trình bày.
- HS làm bài
- 3 hS trình bày
==============================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_khoi_5_tuan_11.doc