Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 20 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 20 (Chuẩn kiến thức)

HĐ4. HD tìm hiểu bài <10-12>

? Đọc thầm đoạn 1, quan sát tranh và trả lời câu hỏi 1 /SGK?

? Theo em Trần Thủ Độ làm như vậy nhằm mục đích gì ?

? Đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2 /SGK ?

? Đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi 3/ SGK ?

? Những lời nói của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người ntn ?

- G chốt nội dung bài

*HĐ5. Luyện đọc diễn cảm:< 10-12/="">

- G hướng dẫn đọc diễn cảm:

+ Đoạn 1 : đọc với giọng chậm rãi , rõ ràng .Câu nói của thái sư với người xin làm chức câu đương : Giọng lạnh lùng , nghiêm nghị .

+ Đoạn 2 : Giọng Linh Từ Quốc Mẫu ấm ức, lời thái sư đọc với giọng ôn tồn , điềm đạm .

+ Đoạn 3 : Lời viên quan tâu với vua : thiết tha ;lời vua : chân thành , tin cậy ; Lời thái sư : trầm ngâm , thành thật , gây ấn tượng bất ngờ .

- G đọc mẫu cả bài

- G gọi H đọc , nhận xét , chấm điểm .

 

doc 12 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 14/03/2022 Lượt xem 365Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 20 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 20
Thứ hai ngày 22 tháng1năm 2007
Tập đọc
Tiết 39 – Thái sư Trần Thủ Độ .
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Đọc trôi chảy diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biết lời các nhân vật
2. Hiểu nghĩa các từ khó trong truyện: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ- một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGKtrang 132 .
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
? Đọc đoạn yêu thích trong bài Người công dân số Một ? Nêu nội dung bài .
*HĐ2. Giới thiệu bài 
- G ghi tên đề bài- Giới thiệu bài 
*HĐ3. Luyện đọc đúng 
Bước 1: 
?1 H đọc bài, lớp đọc thầm , tìm hiểu bài chia làm mấy đoạn?
? Đọc nối đoạn?
- Hướng dẫn đọc đoạn :
+ Đoạn 1:
- Đọc đúng :l- lập nên ; ngắt giọng câu 1  sau tiếng mình
? Giải nghĩa: câu đương 
- HD đọc toàn đoạn : Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng.
+ Đoạn 2:
- Đọc đúng : ngọn ngành
? Giải nghĩa: kiệu , quân hiệu .
- HD đọc toàn đoạn : Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng.
+ Đoạn 3 :
- Đọc đúng : chuyên quyền ; ngắt giọng câu 5  sau tiếng là
? Giải nghĩa: xắtc, thượng phụ.
- HD đọc toàn đoạn : Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng.
Bước 2:
? Đọc nhóm đôi cho nhau nghe?
Bước 3: : Đọc cả bài
- G hướng dẫn đọc toàn bài
- Gọi H đọc bài
- G đọc mẫu
*HĐ4. HD tìm hiểu bài 
? Đọc thầm đoạn 1, quan sát tranh và trả lời câu hỏi 1 /SGK?
? Theo em Trần Thủ Độ làm như vậy nhằm mục đích gì ?
? Đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2 /SGK ? 
? Đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi 3/ SGK ?
? Những lời nói của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người ntn ?
- G chốt nội dung bài
*HĐ5. Luyện đọc diễn cảm:
- G hướng dẫn đọc diễn cảm: 
+ Đoạn 1 : đọc với giọng chậm rãi , rõ ràng .Câu nói của thái sư với người xin làm chức câu đương : Giọng lạnh lùng , nghiêm nghị .
+ Đoạn 2 : Giọng Linh Từ Quốc Mẫu ấm ức, lời thái sư đọc với giọng ôn tồn , điềm đạm .
+ Đoạn 3 : Lời viên quan tâu với vua : thiết tha ;lời vua : chân thành , tin cậy ; Lời thái sư : trầm ngâm , thành thật , gây ấn tượng bất ngờ .
- G đọc mẫu cả bài
- G gọi H đọc , nhận xét , chấm điểm .
*HĐ6: Củng cố , dặn dò 
- Nêu nội dung bài
- Chuẩn bị bài sau: Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng .
- 2 H đọc 
- H lắng nghe 
- 1H đọc bài , lớp đọc thầm , chia đoạn - 3 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu- mới tha cho 
Đoạn 2: Một lần – thưởng cho 
Đoạn 3: còn lại
- 3 H đọc
- H gạch bút chì vào SGK, đọc thể hiện
- H đọc chú giải SGK, trả lời
- H luyện đọc đ1 
- H đọc chú giải SGK, trả lời
- H luyện đọc đ2 
- H gạch bút chì vào SGK, đọc thể hiện
- H đọc chú giải SGK, trả lời
- H luyện đọc đ3 
- H đọc cho nhau nghe
- H đọc
- H lắng nghe 
- đọc thầm , trao đổi theo cặp , trả lời : ông đồng ý nhưng yêu cầu chặt một ngón chân để phân biệt với các câu đương khác .
- ông muốn răn đe những kẻ không làm theo phép nước .
- Đọc thầm , trả lời : người quân hiệu không bị trách móc mà còn được thưởng cho vàng bạc .
- Đọc thầm , trả lời : ông nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thật .
- cư xử nghiêm minh , nghiêm khắc với bản thân và luôn đề cao kỉ cương , phép nước . 
- H trả lời
- H đọc đoạn 
- H lắng nghe
- H đọc đoạn ,đọc doạn yêu thích, đọc cả bài
______________________________________
Chính tả 
Tiết 20 – Cánh cam lạc mẹ.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Nghe- viết đúng , chính xác bài Cánh cam lạc mẹ.
2. Viết đúng các tiếng có chứa âm đầu r/ d/ gi hoặc âm chính o/ ô .
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
Kiểm tra đồ dùng của H
*HĐ2. Giới thiệu bài 
Trong tiết học hôm nay, các em sẽ nghe cô đọc để viết đúng một đoạn trong bài chính tả Cánh cam lạc mẹ .Sau đó sẽ làm bài tập .
*HĐ3. Hướng dẫn chính tả 
- G đọc mẫu
- Tập viết chữ ghi tiếng khó : vườn hoang, khản đặc , ngưng , xén tóc. 
? Phân tích tiếng vườn trong từ vườn hoang?
? Vần ươn được viết bằng những con chữ nào ?
Làm tương tự với các từ còn lại
- Luyện viết bảng con. 
*HĐ4. Viết chính tả 
- G nhắc H cách viết hoa danh từ riêng, nhắc H tư thế ngồi viết .
- G đọc từng dòng
*HĐ5. HD chấm , chữa 
- G đọc cho H soát bài
- G chấm bài
*HĐ6. HD làm bài tập chính tả 
Bài 2( Vở)
? Đọc thầm đề , xác định yêu cầu ?
? Xác định các ô trống cần điền và làm bài vào vở ?
- G chấm, chữa
*HĐ7:Củng cố , dặn dò:
- G công bố điểm, nhận xét giờ học , tuyên dương những em viết đúng, đẹp.
- VN: Tự sửa lỗi sai
 Chuẩn bị bài sau: Trí dũng song toàn .
- H đọc thầm theo
- H đọc 
- vườn = pâ đầu v+ vần ươn +thanh huyền
- H nêu miệng
- H viết bảng con
- H viết bài vào vở
- H soát bài bằng bút chì, ghi số lỗi, đổi vở cho nhau soát bài.
- H đọc đề, xác định yêu cầu
H làm bài vào vở 
H đọc bài làm , H khác nhận xét
____________________________________________________________
Thứ ba ngày 23 tháng 1 năm 2007
Luyện từ và câu
Tiết 39 – Mở rộng vốn từ : Công dân .
I. Mục đích, yêu cầu:
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm công dân.
- Biết cách dùng 1 số từ thuộc chủ điểm công dân.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
Đặt câu ghép theo 2 cách nối vào vở nháp 
G nhận xét , chấm điểm
*HĐ2. Giới thiệu bài 
*HĐ3. HD luyện tập 
 Bài 1( miệng)
? Đọc thầm, xác định yêu cầu đề bài?
- G nhận xét , kết luận lời giải đúng :ý b
 (Công dân là người của một nước , có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước ).
Bài 2
? Đọc thầm, xác định yêu cầu đề bài?
? Nêu yêu cầu của bài?
? Thảo luận nhóm đôi thực hiện yêu cầu của đề?
- G nhận xét , kết luận lời giải đúng .
 a) công dân, công cộng, công chúng
b) công bằng, công lí, công minh, công tâm
c) công nhân, công nghiệp.
Bài 3 –vở
? Đọc thầm , xác định yêu cầu của bài ?
- G nhận xét , kết luận lời giải đúng : nhân dân , dân chúng , dân .
Bài 4
? Đọc thầm, xác định yêu cầu đề bài?
? Nêu yêu cầu của bài?
? Thảo luận nhóm đôi thực hiện yêu cầu của đề?
- G gợi ý : trước hết các em cần thay thế thử các từ gần nghĩa vào câu văn rồi đọc xem có phù hợp không .
- G nhận xét , kết luận lời giải đúng .
*HĐ4: Củng cố , dặn dò:
- G hệ thống kiến thức .
- Chuẩn bị bài sau: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ .
- H làm bài vào vở nháp , đọc bài làm .
- H đọc đề, xác định yêu cầu
- H nối tiếp trả lời miệng 
- H khác nhận xét 
- H đọc đề, xác định yêu cầu
- H trả lời
 - H thảo luận nhóm làm bài. 
- đại diện nhóm báo cáo kết quả 
- H khác nhận xét 
- H đọc đề, xác định yêu cầu 
- H làm vào SGK , đọc bài làm , lớp nhận xét.
- H đọc đề, xác định yêu cầu
- H nêu .
- H thảo luận nhóm làm bài. 
- đại diện nhóm báo cáo kết quả 
- H khác nhận xét 
________________________________
Kể chuyện
Tiết 15 - Kể chuyện đã nghe , đã đọc.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Biết kể tự nhiên , bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe , đã đọc có nội dung phù hợp với yêu cầu của đề bài .
- Trao đổi được với bạn về ý nghĩa câu chuyện .
2. Rèn kĩ năng nghe :
- Chăm chú nghe bạn kể , biết nhận xét lời bạn kể.
II. Đồ dùng dạy học:
Sách, báo , truyện ..nói về nội dung bảo vệ môi trường .
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
? Kể lại đoạn tự chọn trong truyện Pa-xtơ và em bé . Nêu ý nghĩa câu chuyện
*HĐ2. Giới thiệu bài 
Tiết học hôm nay ,các em sẽ kể cho nhau nghe những truyện sưu tầm được có nội dung nói về những người có công chống lại đói nghèo , lạc hậu .
 - G ghi tên đề bài
*HĐ3. HD tìm hiểu yêu cầu của đề bài 
? Đọc đề bài trong SGK/147 ?
G ghi bảng 
? Đề bài thuộc kiểu bài gì?
? Nội dung truyện kể là gì?
G gạch chân từ TT : chống lại đói nghèo , lạc hậu , vì hạnh phúc . 
? Đọc thầm gợi ý 1,2 trong SGK và tóm tắt?
? Giới thiệu câu chuyện tìm được ngoài nhà trường?
? Kể những câu chuyện thế nào cho hay, đọc thầm gợi ý 3 trong SGK?
G hướng dẫn cách kể : Giới thiệu trực tiếp hay gián tiếp, kể chuyện có đầu diễn biến, kết thúc.. giọng kể phù hợp 
*HĐ4. H kể chuyện 
- Hoạt động theo nhóm đôi:
? Kể cho nhau nghe theo nhóm đôi và trao đổi ý nghĩa câu chuyện?
- Hoạt động cả lớp:
G nhắc nhở H :
+ Kể chuyện đầy đủ , đúng nội dung chú ý giọng kể , điệu bộ ..
+ H còn lại lắng nghe nghe bạn kể để nhận xét 
- G n/x , cho điểm
*HĐ5. Củng cố , dặn dò:
- Bình chọn bạn kể hay nhất
- Liên hệ thực tế
- VN: Kể lại cho người thân nghe 
 Chuẩn bị bài sau: sưu tầm câu chuyện theo nội dung Tuần 16
- 1 -2 H kể
- H lắng nghe 
 - 1-2 H đọc 
- H đọc thầm	
- kể câu chuyện đã nghe , đã đọc
- kể về những người đã góp công sức chống lại đói nghèo , lạc hậu , bảo vệ hạnh phúc .
- H trả lời
- H giới thiệu tên và đưa truyện
- H kể cho nhau nghe theo nhóm 2 , chú ý ngữ điệu , điệu bộ, kết hợp nêu ý nghĩa câu chuyện
- H kể chuyện , nêu ý nghĩa 
- H khác nhận xét
_________________________________
 Tiết 20 - Kể chuyện đã nghe , đã đọc.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Biết kể tự nhiên , bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe , đã đọc có nội dung về 1 tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
- Trao đổi được với bạn về ý nghĩa câu chuyện .
2. Rèn kĩ năng nghe :
- Chăm chú nghe bạn kể , biết nhận xét lời bạn kể.
II. Đồ dùng dạy học:
Sách, báo , truyện  về 1 tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
? Kể lại đoạn tự chọn trong truyện Chiếc đồng hồ . Nêu ý nghĩa câu chuyện
*HĐ2. Giới thiệu bài 
Tiết học hôm nay ,các em sẽ kể cho nhau nghe những truyện sưu tầm được có nội dung nói về về 1 tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
 - G ghi tên đề bài
*HĐ3. HD tìm hiểu yêu cầu của đề bài 
? Đọc đề bài trong SGK/19 ?
G ghi bảng 
? Đề bài thuộc kiểu bài gì?
? Nội dung truyện kể là gì?
G gạch chân từ TT : sống và làm việc theo pháp luật , nếp sống văn minh .
? Đọc thầm gợi ý 1,2 trong SGK và tóm tắt?
? Giới thiệu câu chuyện tìm được ngoài nhà trường?
? Kể những câu chuyện thế nào cho hay, đọc thầm gợi ý 3 trong SGK?
G hướng dẫn cách kể : Giới thiệu trực tiếp hay gián tiếp, kể chuyện có đầu diễn biến, kết thúc.. giọng kể phù hợp 
*HĐ4. H kể chuyện 
- Hoạt động theo nhóm đôi:
? Kể cho nhau nghe theo nhóm đôi và trao đổi ý nghĩa câu chuyện?
- Hoạt động cả lớp:
G nhắc nhở H :
+ Kể chuyện đầy đủ , đúng nội dung chú ý giọng kể , điệu bộ ..
+ H còn lại lắng nghe nghe bạn kể để nhận xét 
- G n/x , cho điểm
*HĐ5. Củng cố , dặn dò:
- Bình chọn bạn kể hay nhất
- Liên hệ thực tế
- VN: Kể lại cho người thân nghe 
 Chuẩn bị bài sau: sưu tầm câu chuyện theo nội dung Tuần 21
- 1 -2 H kể
- H lắng nghe 
 - 1-2 H đọc 
- H đọc thầm	
- kể câu chuyện đã nghe , đã đọc
- kể về 1 tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh
- H trả lời
- H giới thiệu tên và đưa truyện
- H kể cho nhau nghe theo nhóm 2 , chú ý ngữ điệu , điệu bộ, kết hợp nêu ý nghĩa câu chuyện
- H kể chuyện , nêu ý nghĩa 
- H khác nhận xét
------------------------------------------------
___________________________________
Thứ tư ngày 24 tháng 1 năm 2007
Tập đọc
Tiết 40 - Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng.
I. Mục đích, yêu cầu:
1.Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài; Biết đọc diễn cảm với cảm hứng ca ngợi, kính trọng nhà tài trợ đặc biệt củat cách mạng
2.Hiểu các từ ngữ , nội dung bài văn: Biểu dương 1 công dân yêu nước, 1 nhà tư sản đã trợ giúp cách mạng rất nhiều tiền bạc, tài sản trong thời kì cách mạng gặp khó khăn về tài chính.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK trang 20 .
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
? Đọc đoạn yêu thích trong bài Người công dân số Một ( phần II ) - nêu nội dung đoạn trích
*HĐ2. Giới thiệu bài 
- G ghi tên đề bài- 
*HĐ3. Luyện đọc đúng 
Bước 1: 
?1 H đọc bài, lớp đọc thầm , tìm hiểu bài chia làm mấy đoạn?
? Đọc nối đoạn?
- Hướng dẫn đọc đoạn :
+ Đoạn 1:
- Đọc đúng : l- Lạc Thuỷ .
? Giải nghĩa: đồn điền .
- HD đọc toàn đoạn : Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng.
+ Đoạn 2:
- Đọc đúng : sửng sốt; ngắt giọng câu 3 sau tiếng Đảng, ngắt giọng câu 6 sau tiếng Dương
? Giải nghĩa: tổ chức, đồng Đông Dương, tay hòm chì khoá , Tuần lễ vàng , quỹ Độc lập .
- HD đọc toàn đoạn : Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng.
+ Đoạn 3:
- Đọc ngắt giọng câu 1 sau tiếng mạng .
? Giải nghĩa: 
- HD đọc toàn đoạn : Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng.
Bước 2:
? Đọc nhóm đôi cho nhau nghe?
Bước 3: : Đọc cả bài
- G hướng dẫn đọc toàn bài
- Gọi H đọc bài
- G đọc mẫu
*HĐ4. HD tìm hiểu bài 
? Đọc thầm đ2 và trả lời câu hỏi 1/SGK ?
? Đọc lướt đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2/SGK ?
- G cho H quan sát tranh minh hoạ .
? Từ câu chuyện trên em suy nghĩ ntn về trách nhiệm của công dân với đất nước ?
? Nội dung chính của phần II là gì ?
? Nêu nội dung bài ?
- G chốt nội dung bài
*HĐ5. Luyện đọc diễn cảm:
- G hướng dẫn đọc diễn cảm :
Toàn bài đọc với giọng ca ngợi, kính trọng nhà tài trợ đặc biệt củat cách mạng .Nhấn giọng ở các từ ngữ :nhiệt thành yêu nước , trợ giúp , ủng hộ quỹ Đảng , 
- G đọc mẫu cả bài
Gọi HS đọc diễn cảm, nhận xét, chấm điểm 
*HĐ6:Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: Trí dũng song toàn.
-1-2 H trả lời
- 1H đọc bài , lớp đọc thầm , chia đoạn -3 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu- Hoà Bình
Đoạn 2: tiếp – Nhà nước
Đoạn 3: còn lại
- 3 H đọc
- H đọc câu thể hiện
- H đọc chú giải SGK, trả lời
- H luyện đọc đ1 
- H gạch vào SGK , đọc thể hiện .
- H đọc chú giải SGK, trả lời
- H luyện đọc đ2 
- H gạch vào SGK , đọc thể hiện .
- H luyện đọc đ3 
- H đọc cho nhau nghe
- H đọc
- H lắng nghe 
- H kể lại những đóng góp của ông Thiện qua các thời kì
-  việc làm của ông Thiện cho thấy ông là 1 công dân yêu nước, có tấm lòng vì đại nghĩa....
- Hs nêu: biết hi sinh vì cách mạng, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ TQ, biết góp công, góp của vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ TQ
- H trả lời 
- H đọc từng đoạn 
- H lắng nghe
- H đọc đoạn theo dãy,đọc đoạn yêu thích, đọc cả bài
________________________________
Tập làm văn
Tiết 39 - Tả người.
(Kiểm tra viết)
I. Mục đích, yêu cầu:
HS viết được 1 bài văn tả người có bố cục rõ ràng; đủ ý, thể hiệnk được những quan sát riêng, dùng từ, đặt câu đúng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ .
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC( 2-3 /): 
? Nêu cấu tạo của bài văn tả người ?
*HĐ2. Giới thệu bài ( 1-2 /)
G nêu mục đích, yêu cầu của tiết học .
*HĐ3. Hướng dẫn luyện tập ( 32-34 /)
? Đọc thầm , xác định yêu cầu ?
? Đề bài yêu cầu gì ?
G giải đáp thắc mắc của H ( nếu có )
- G thu bài 
*HĐ5. Củng cố dặn dò ( 1-2 /)
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài tiết 40
- H trả lời
- H đọc thầm , tìm hiểu đề 
- H trả lời .
- H làm bài .
_________________________________________
Thứ năm ngày 25 tháng 1năm 2007
Luyện từ và câu
Tiết 40 – Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ .
2. Nhận biết các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép, biết cách dùng quan hệ từ nối các vế câu ghép.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
*HĐ1. KTBC:
? Đặt 2câu ghép theo hai cách nối các vế vào vở nháp ?
G nhận xét , chấm điểm.
*HĐ2. Giới thiệu bài 
G nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
*HĐ3. Hình thành khái niệm 
Bài 1,2
? Đọc thầm, xác định yêu cầu đề bài?
- G gơị ý : gạch chân các câu ghép, gạch chéo giữa các vế câu
? Thảo luận nhóm đôi thực hiện yêu cầu của bài ?
- G nhận xét , kết luận lời giải đúng , khen những H biết cách tìm đúng câu ghép , vế câu .
Bài 3
? Đọc thầm, xác định yêu cầu đề bài?
? Nêu yêu cầu của bài?
? Thảo luận nhóm đôi thực hiện yêu cầu của đề?
- G nhận xét , kết luận lời giải đúng .
- Kết luận : Các vế câu ghép có thể nối với nhau bằngmột quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ .
* Rút ra ghi nhớ 
- Gọi H đọc ghi nhớ 
- Lấy ví dụ về câu ghép có dùng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ .
*HĐ4 . HD luyện tập 
Bài 1 -SGK
? Đọc thầm , xác định yêu cầu của bài ?
- G lưu ý : gạch chân câu ghép , khoang tròn dấu hiệu nối các vế câu
? Thực hiện yêu cầu của bài ?
- G nhận xét, kết luận lời giải đúng: cặp từ Nếu –thì.
Bài 2 –vở
? Đọc thầm , xác định yêu cầu của bài ?
? Thảo luận nhóm đôi thực hiện yêu cầu của bài ? 
G nhận xét và chốt lời giải đúng: nếu.... thì 
Tác giả lược bớt từ để câu văn thoáng, gọn, tránh lặp. Lược bớt từ người đọc vẫn hiểu đầy đủ, hiểu đúng.
Bài 3 –vở
? Đọc thầm , xác định yêu cầu của bài ?
? Thực hiện yêu cầu của bài vào vở ?
- G nhận xét, kết luận lời giải đúng.
*HĐ4: Củng cố , dặn dò:
- G hệ thống lại kiến thức .
- Chuẩn bị bài sau: Mở rộng vốn từ : công dân.
- H làm nháp , đọc bài làm
- H đọc đề, xác định yêu cầu.
- H thảo luận nhóm làm bài 
- đại diện nhóm báo cáo kết quả 
- H khác nhận xét 
- H đọc đề, xác định yêu cầu
- H trả lời
 - H thảo luận nhóm làm bài 
- đại diện nhóm báo cáo kết quả 
- H khác nhận xét 
- H đọc ghi nhớ theo dãy
- H nêu ví dụ
H đọc đề, xác định yêu cầu
- H làm bài cá nhân , đọc bài làm , lớp nhận xét .
- H đọc và xác định yêu cầu .
- H thảo luận nhóm làm bài 
- đại diện nhóm báo cáo kết quả 
- H khác nhận xét 
- H đọc và xác định yêu cầu .
- H làm bài vào vở,- đọc bài làm
- H khác nhận xét 
_____________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 26tháng 1 năm 2007
Tập làm văn
Tiết 40 – Lập chương trình hoạt động .
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Dựa vào mẩu chuyện về một buổi sinh hoạt tập thể, biết lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể đó và cách lập CTHĐ nói chung.
2. Qua việc lập CTHĐ, rèn óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học, ý thức tập thể.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
? Gọi 2 H đọc đoạn mở bài ở tiết trước ? 
G nhận xét , cho điểm .
*HĐ2. Giới thiệu bài 
Nêu mục đích , yêu cầu của tiết học .
*HĐ3. Hướng dẫn thực hành 
Bài 1 
? Đọc thầm , xác định yêu cầu ?
? Đề bài yêu cầu gì ?
? Thảo luận nhóm đôi thực hiện yêu cầu của bài ?
- G nhận xét và kết luận: Để đạt KQ của buổi liên hoan tốt đẹp như trong mẩu chuyện, chắc bạn lớp trưởng đã cùng các bạn lập 1 CTH rất cụ thể, khoa học, hợp lí huy động được khả năng của mọi người.
Bài 2 
? Đọc thầm , xác định yêu cầu ?
? Thực hiện yêu cầu theo nhóm ?
- G nhận xét cách dùng từ , diễn đạt cho H ,
bình chọn nhóm viết đúng nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo.
*HĐ4. Củng cố , dặn dò:
- G nhận xét tiết học
- VN: Chuẩn bị bài TLV tiết 41
- 2 H đọc
- H đọc thầm
- H trả lời 
- H thảo luận nhóm
- đại diện nhóm trả lời , H khác bổ sung .
- H đọc thầm ,xác định yêu cầu
- H làm bài theo nhóm
- các nhóm đọc bài làm của mình , lớp nhận xét 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_5_tuan_20_chuan_kien_thuc.doc