Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 21

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 21

I-Mục đích yêu cầu :

1-Đọc trôi chảy toàn bài :

 Đọc đúng các từ ngữ khó trong bài (ngư trường, làng biển, dân chài, vàng lưới, lưu cữu, ý tưởng )

 Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi. Đọc phân biệt lời các nhân vật (bố Nhu, ông Nhu, Nhụ). đọc đoạn kết bài (suy nghĩ của Nhụ) với giọng mơ tưởng.

2- Hiểu các từ ngữ trong bài văn.

 Hiểu nội dung, ý nghĩa bài : Ca ngợi những người dân chài dũng cảm, táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới một vùng đất mới – một hòn đảo ngời biển - để lập làng, xâydựng cuộc sống mới giữ một vùng biển trời của Tổ quốc.

II- Đồ dùng dạy học :

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

Tranh, ảnh về những làng chài lưới biển giúp giải nghĩa các từ ngữ : Làng biển, dân chài, vàng lưới.

 - Bảng phụ viét sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.

III- Các hoạt động dạy học

 

doc 28 trang Người đăng huong21 Lượt xem 3501Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
Môn : Tập đọc 
Tuần21 tiết 41
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Lập làng giữ biển
I-Mục đích yêu cầu :
1-Đọc trôi chảy toàn bài :
 Đọc đúng các từ ngữ khó trong bài (ngư trường, làng biển, dân chài, vàng lưới, lưu cữu, ý tưởng )
 Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi. Đọc phân biệt lời các nhân vật (bố Nhu, ông Nhu, Nhụ). đọc đoạn kết bài (suy nghĩ của Nhụ) với giọng mơ tưởng.
2- Hiểu các từ ngữ trong bài văn.
 Hiểu nội dung, ý nghĩa bài : Ca ngợi những người dân chài dũng cảm, táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới một vùng đất mới – một hòn đảo ngời biển - để lập làng, xâydựng cuộc sống mới giữ một vùng biển trời của Tổ quốc.
II- Đồ dùng dạy học :
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
Tranh, ảnh về những làng chài lưới biển giúp giải nghĩa các từ ngữ : Làng biển, dân chài, vàng lưới.
 - Bảng phụ viét sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.
III- Các hoạt động dạy học 
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
 4’ 
 1’
 7’
 12’
 3’
 12’
 1’
Kiểm tra bài cũ-
Giáo viên kiểm tra 2, 3 học sinh đọc bài Tiếng rao đêm, trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc.
B.Bài mới:
1- Giới thiệu bài :
 Giáo viên giới thiệu chủ điểm mới, tranh minh hoạ chủ điểm và bài đọc đầu tiên :
 -Trong các tuần 21, 22, 23, các em sẽ làm quen với những bài học nòi về việc bảo vệ trật tự, an ninh của đất nước  Chủ điểm của các tuần này có tên gọi Vì cuốc sống thanh bình. Các em hãy xem tranh minh hoạ chủ điểm, nói về tranh. (Các chiến sĩ biên phòng cưỡi ngựa tuần tra biên giới. Xung quanh là núi non, ruộng bậc thang. Chú công an kchỉ đường ở ngã tư. Xe cứu hoả, lính cứu hoả đang dập tắt đám cháy cứu dân).
 - Bài đọc Lập Làng giữ biển mở đầu chủ điểm. Với bài đọc này, các em sẽ biết đến những người dân chài dũng cảm rời bỏ mảnh đất quê hương quen thuộc, chuyển đến một hàn đảo ngoài biển khơi để khai khẩn đất đai, lập làng mới, làm cho một hòn đảo thuộc lãnh thổ của nước ta có dân sinh sống, giữ gìn một vùng biển của Tổ quốc.
1- Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a- Luyện đọc :
- HS tiếp nối nhau đọc các đoạn văn trong bài (đọc 2,3 vòng). Có thể chia bài thành các đoạn nhỏ để luyện đọc :
Đoạn 1 : Từ đầu đến “Người ông như toả ra hơi muối”.
Đoạn 2 : Từ “Bố Nhụ vẫn nói rất điềm tĩnh” đến “không đến ở thì để cho ai”.
Đoạn 3 : từ “Ông Nhụ bước ra võng” đến “suy tính của người con trai ông quan trọng nhường nào”.
Đoạn 4 : Phần còn lại.
- 1 HS đọc thành tiếng phần chú giải từ mới. Cả lớp đọc thầm lại. GV dùng ảnh đã sưu tầm để giới thiệu một số rừ ngữ như : Làng biẻn, dân chài, vàng lưới. HS nêu thêm những tà các em chưa hiểu (nếu có). GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của các từ đó.
- GV đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi. Đọc phân biệt lời các nhân vật (bố Nhụ, ông Nhụ và Nhụ).
+ Lời bố Nhụ (nói với ông) lúc đầu : rành rẽ, điềm tĩnh, dứt khoát; sau : chậm rãi, mơ tưởng khi nghĩ về một ngôi làng mới.
+Lời ông Nhụ (nói với con trai) : Lúc đầu trầm, mệt mỏi; sau nóng nảy.
+ Lời bố Nhụ (nói với Nhụ) – như vừa tỉnh giấc mơm, vỗ vai con, vui vẻ, thân mật : “Thế nào con, đi với bố chứ?”
+ Lời đáp của Nhụ : nhẹ nhàng, tuân phục.
+ Đoạn kết bài (suy nghĩ của Nhụ) đọc với giọng mơ tưởng.
b-Tìm hiểu bài
Câu hỏi 1 
Cả lớp đọc lướt toàn bài văn, trả lời các câu hỏi 
- Bài văn có những nhân vật nào ? (Có một bạn nhỏ tên là Nhụ, bố bạn, ông ban – 3 thế hệ trong một gia đình).
- Bố và ông của Nhụ trao đổi về việc gì ? (Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà ra đảo).
- Bố Nhụ nói “Con sẽ họp làng”, chứng tỏ ông là người thế nào ? (bố Nhụ phải là cán bộ lãnh đạo làng, xã).
ý1 : Bố và ông Nhụ trao đổi về việc lập làng giữ biển 
Câu hỏi 2, 3
- 1 HS đọc thành tiếng đoàn văn từ “Bố Nhụ vẫn nói rất điểm tĩnh” đến “Nhụ đáp nhẹ”, cả lớp trả lời các câu hỏi sau :
- Theo lời của bố Nhụ, việc Lập Làng mới ngoài đảo có lợi gì ? (ngoài đảo có đất rộng hết tầm mắt, bài dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mơ ước bây lâu của những dân chài đang sống ở làng cũ – có đất rộng để phơi một vàng lưới, buộc một con thuyền).
- Hình ảnh một làng chài mới hiện ra như thế nào qua những lời nói của bố Nhụ ? (Làng mới ngoài đảo đất rộng hết tầm mắt, dân chài thả sức phơi lưới, buộc thuyền. Làng mới sẽ giống mọi ngôi làng ở trên đất liền – cũng có chợ, có trường học, có nghĩa trang ).
ý 2: Hình ảnh ngôi làng mới với những hình ảnh đẹp hiên ra qua lời nói của bố Nhụ . 
Câu hỏi 4
- HS đọc lướt lại bài văn, tìm những chi tiết cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kỹ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ.
HS phát biểu ý kiến :
- Lúc đầu nghe bố Nhụ nói sẽ kchuyển làng ra đảo, đưa dần cả nhà ra đảo, ông Nhụ nói :”Tao chế ở đây thôi, sức không còn chịu được sóng”.
- Nghe bố Nhụ nói : “Ngay cả chết, cũng cần ông chết ở đấy”, ông Nhụ giận, cảm thấy bị ép buộc, ông đứng lên, tay giơ ra như cái bơi chèo, giọng hổn hển : “Thế là thế nào ?”.
- Nghe bố Nhụ điềm tĩnh giải thích cái lợi của việc rời làng ra đảo, ông Nhụ bước ra võng, ngồi xuống võng, vặn mình, hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của con trai ông quan trọng nhường nào.
- Cuối cùng , GV chốt lại : Tất cả các chi tiết trên đều thể hiện sự chuyển biến tư tưởng của ông Nhụ : Ông đã suy nghĩ rất kỹ về chuyện rời làng, đã định ở lại làng cũ - đã giận khi con trai muốn ông cùng đi – nghe con giải thích, ông đã hiểu ra ý tưởng tốt đẹp trong đầu con trai, ông im lặng đồng tình với kế hoạch của con.
ý 3 : Ông Nhụ đã hiểu ra và đồng tình với kế hoạch của bố Nhụ 
Câu hỏi 5 
1 HS đọc thành tiếng đoạn cuối (Từ “-Để có một ngôi làng” đến hết) GV nêu câu hỏi :
- Đoạn nào nói suy nghĩ của Nhụ ? (Đoạn cuối, từ “Vậy là việc đã quyết định rồi” đén hết).
- Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào ? (Đó là kế hoạch đã được quyết định. Mọi việc sẽ được thực hiện theo đúng kế hoạch ấy. Nhụ đi, sau đó cả nhà sẽ đi. Một làng Bạch đằng Giang ở đảo Mõm Cá Sờu sẽ được những người dân chài lập ra. Nhụ chưa biết hòn đảo ấy – với Nhụ, nó vẫn đang bồng bềnh đâu đó phía chân trời).
- Cuối cùng, GV yêu cầu HS nêu nội dung của bài văn. (Ca ngợi những người dân chài dũng cảm, táo bạo, dám rời mảnh đất que hương quen thuộc tới một vùng đất mới – Một hòn đảo ngoài biển - để lập làng, xây dwngj cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc).
Đại ý : Ca ngợi những người dân chài dũng cảm, táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới một vùng đất mới – một hòn đảo ngời biển - để lập làng, xây dựng cuộc sống mới giữ một vùng biển trời của Tổ quốc.
c-Hướng dẫn HS diễn cảm
- GV hướng dẫn HS tìm giọng đọc của bải văn (theo gợi ý ở mục a). Chú ý tìm đúng giọng đọc, biét đánh dấu nhấn giọng, ngắt giọng, luyện đọc diễn cảm đoạn văn sau :
- Để có một ngôi làng như mọi ngôi làng ở trên đất liền, / rồi sẽ có chợ, / có trường học, / có nghĩa trang // - Bố Nhụ nói tiếp như trong một giấc mơ, / rồi bất ngờ, / vỗ vào vai Nhụ : //
-Thế nào / con, / đi với bố chứ ? //
- Vâng ! // Nhụ đáp nhẹ, //
- Vậy là việc đã quyết định rồi, // Nhụ đi / và sau đó cả nhà sẽ đi, // Đã có một làng Bạch đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mo9mx Cá Sờu. // Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó / ở mãi phái chân trời /
- GV đọc mẫu đoạn văn.
C-Củng cố dặn dò
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn ; chuẩn bị bài Cao Bằng cho tiết Tập đọc tới
Phương pháp Kiểm tra-Đánh giá
+ 3 HS đọc bài và lần lượt trả lời các câu hỏi.
+ HS khác nhận xét. 
+ GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
*/ Phương pháp thuyết trình, trực quan.
GV treo tranh – giới thiệu : 
Chue điểm Vì cuộc sống thanh bình
- Bài : Lập Làng giữ biển
-Phương pháp luyện tập thực hành
+ 2 HS đọc cả bài
+ GV chia đoạn để đọc .
+ Một nhóm 4 HS nối nhau đọc từng đoạn cho đến hết bài.
+ HS cả lớp đọc thầm theo.
+ HS nhận xét cách đọc của từng bạn.
+ GV hướng dẫn cách đọc đoạn. 
+2 HS khác luyện đọc đoạn.
+ HS nêu từ khó đọc.
+ GV ghi bảng từ khó đọc.
+ 2- 3 HS đọc từ khó. Cả lớp đọc đồng thanh.
+ 1 HS đọc từ ngữ phần chú giải.
+2 HS giỏi đặt câu.
+ GV đọc mẫu.
1-2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn
Phương pháp trao đổi, đàm thoại trò – trò .
+ 1 HS đọc đoạn 1, cả lớp 
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm, cùng trao đổi, tìm hiểu bài đọc dựa theo các câu hỏi trong SGK dưới sự điều khiển của 1, 2 HS, GV đóng vai cố vấn. (GV có thể trực tiếp điều khiển lớp học - HS đọc, phát biểu ý kiến. -- GV phân tích ý kiến của HS, chốt lại câu trả lời đúng). Điều quan trọng là làm sao cho tqát cả HS đều đọc, suy nghĩ, được nói suy nghĩ của mình.
HS đọc lướt lại bài văn
+ HS rút ra ý của đoạn 3.
+ Một vài HS phát biểu, trả lời câu hỏi 1; 2.
- GV có thể hỏi thêm :
+ HS rút ra ý của đoạn 1- 2. GV chốt lại và ghi bảng.
+1 HS đọc đoạn 2.
+ HS trao đổi nhóm 4.
+ 3- 4 HS trả lời.
+ HS rút ra ý của đoạn 3. GV chốt lại và ghi bảng.
+ 2 HS nối nhau đọc cả bài 
+ HS suy nghĩ, trao đổi 
2-3 HS trả lời 
Gv Chốt lại :
HS phát biểu tự do
 nhóm đôi, trả lời câu hỏi 4.
+HS đặt câu hỏi phụ.
+ GV yêu cầu HS nêu đại ý của bài.
+ GV ghi đại ý.
+ HS ghi đại ý vào vở soạn.
+ 1 HS đọc lại đại ý.
+ GV đọc diễn cảm bài văn
+ Yêu cầu HS nêu cách đọc diễn cảm.
+ GV treo bảng phụ đã chép sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
+ 2 HS đọc mẫu câu, đoạn văn.
+ Nhiều HS đọc diễn cảm câu,đoạn văn.
+ Cả lớp đọc đồng thanh câu, đoạn văn.
+ Nhiều học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn văn trên 
 + HS thi đọc diễn cảm trước lớp. ( theo tổ ) 
- Từng cặp 4 HS nối nhau đọc cả bài.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy;
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
Môn : Chính tả
Tuần21 tiết 21
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : 
 Ôn tập về quy tắc viết hoa
(Viết tên người, tên địa lý Việt Nam).
I-Mục đích, yêu cầu
- Viết đúng chính tả, trình bày đúng trích đoạn bài thơ Trường Sa rằm Trung thu (nghe – viêt).
- Nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam ; làm đúng các bài tập thực hành.
II- Đồ dùng dạy – học
Bảng phụ viết sẵn quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam.
Bút dạ và 3,4 tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng sau để 3, 4 nhóm HS làm BT3 – thi tiếp sức :
Tên bạn trong lớp
Tên anh hùng nhỏ tuổi trong lịch sử nước ta
Tên nhân vật trong truyện
Tên sông (hoặc hồ, núi, đèo)
Tên xã (phường) quận (huyên); tỉnh (thành phố)
III- Các hoạt đ ...  câu hỏi trắc nghiệm.
	-Cả lớp đọc thầm lại toàn văn yêu cầu của bài ; làm việc cá nhân – mỗi em dùng bút chì khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
	-GV dán 3,4 tờ phiếu khổ to đã viết sẵn nội dung bài lên bảng ; mời 3,4 HS lên bảng thi làm đúng, nhanh - đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng.
	-Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm thi đua, chốt lại lời giải đúng.
	-Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
1.Kể chuyện là gì ?
-Là kể một chuỗi sự việc có đầu, cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật,
-Mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa. (VD : Sự tích hồ Ba Bể, Thạch Sanh )
2. Tính cách nhân vật được thể hiện qua hành động, lời nói, suy nghĩ và ngoại hình của nhân vật như thế nào ?
-Hành động của nhân vật nói lên tính cách của nhânvật. (VD : Hành động chẳng giống nhau của ba anh em sau bữa ăn – truyện Ba anh em).
-Lời nói, ý nghĩa của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật, ý nghĩa của câu chuyện. (VD: Lời nói và ý nghĩa của cậu bé trong truyện “người ăn xin” thể hiện ấm lòng nhân hậu của cậu).
-Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu được chọn lọc góp phần nói lên tínhcách hoặc thân phận của nhânvật. (VD: Đặc điểm ngoại hình của chi Nhà Trò trong – truyện “Dế mèn phiêu lưu kí” nói lên tính cách yếu đuối, thân phận thấp kém, bị bắt nạt của chị.
3. Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào ?
Cấu tạo dựa theo cốt truyện, có 3 phần :
-Mở đầu (mở bài, trực tiếp hoặc gián tiếp).
-Diễn biến (thân bài)
-Kết thúc (Kết bài, tự nhiên hoặc mở rộng).(VD: Thạch Sanh, Cây Khế )
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp : 5 G
 Môn : Luyện từ và câu 
Tuần18 tiết 36.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
 Bài soạn : 
Nối các vế câu ghép bằng
quan hệ từ
(Tiếp theo) 
I/ Mục đích, yêu cầu 
	1-HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện QH tương phản.	
	2-Biết tạo ra các câu ghép mới (thể hiện QH tương phản) bằng cách thay đổi vị trí các vế câu, nối các vế câu ghép bằng một QHT hoặc một cặp QHT hoặc thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống.
II/ Đồ dùng dạy – học
	-Bảng phụ viết 1 câu ghép trong đoạn văn ở BT1 (phần Nhận xét).
	-Bút dạ và 3,4 tờ phiếu khổ to phôtô nội dung các BT1,3, câu ghép trong truyện vui ở BT4 (phần Luyệntập) để 3,4 HS làm bài trên bảng lớp (xem như mẫu).
III/ Các hoạt động dạy – học
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
1’
33’
1’
A.Kiểm tra bài cũ
	GV kiểm tra :
	-1 HS nhắc lại nội dung Ghi nhớ về cách nối các vế câu ghép bằng QHT để thể hiện QH ĐK (GT)-KQ (tiết Luyện từ và câu trước).
	-2,3 HS làm lại BT3,4.
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài
	Trong tiết học hôm nay, chúng ta tiếp tục bài Nối các vế câu ghép bằng QHT – nhưng là QHT thể hiện quan hệ tương phản giữa hai vế câu.
2.Phần Nhận xét
Bài 1
	(Lời giải :
*Câu ghép Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biêt, hấp dẫn lòng người, do 2 vế câu tạo thành. Mỗi vế câu có cấu tạo giống một câu đơn (có C, V) và thể hiện một ý cío QH chặt chẽ với ý của câu kia. Phân tích :
Vế 1 : Tuy bốn mùa là vậy
	 C	 V
Vế 2 : nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người.
	 	 C	 V
*Tuy  nhưng là cặp QHT thể hiện QH tương phản giữa hai vế câu.
Bài 2 
(Lời giải :
*Mỗi mùa Hạ Long có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người, tuy bốn mùa của Hạ Long đều phủ bên mình một màu xanh đằm thắm.
	*Hai vế của câu ghép trên có QH tương phản, được nối với nhau bằng QHT tuy. Khi đổi trật tự các vế câu, cần có những thay đổi nhất định về từ ngữ).
Bài 3
(Lời giải :
(Các cặp QHT thể hiện QH tương phản : tuy  nhưng, dù  nhưng  mặc dù  nhưng ).
3.Phần ghi nhớ
	-1 HS đọc to, rõ nội dung ghi nhớ. Cả lớp đọc thầm theo.
	-2,3 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ (không nhìn SGK).
4.Luyện tập
a)Bài tập 1
 (Lời giải :
Bài a)Mặc dù giặc Tây hung tàn >< nhưng chúng
	 	 CN VN	CN
không thể ngăn cản các cháu học tập, vui tươi, đoàn kết, tiến bộ 
VN
Bài b) Tuy rét vẫn kéo dài >< mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương
	 CN	VN	CN	 VN
b)Bài tập 2
(Lời giải :
*Giặc Tây không thể ngăn cản các cháu học tập, vui tươi, đoàn kết, tiến bộ, mặc dù chúng rất hung tàn.
*Giặc Tây không thể ngăn cản các cháu học tập, vui tươi, đoàn kết, tiến bộ, dù chúng rất hung tàn.
*Mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương, tuy rét vẫn kéo dài.
Mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương, mặc dù rét vẫn kéo dài.
c) Bài tập 3
(Lời giải :
*Tuy hạn hán kéo dài nhưng cây cối trong vườn nhà em vẫn không đến nỗi khô héo.
Tuy hạn kéo dài nhưng người dân quê em vấn có nước dùng, nhờ có giếng khoan.
*Mặc dù mặt trời đã đứng bóng nhưng các cô vẫn miệt mài trên đồng ruộng.
Tuy trời đã sẩm tối nhưng các cô vẫn miệt mài trên đồng ruộng.).
d)Bài tập 4
(Lời giải :
Mặc dù tên cướp rất hung hăng, gian xảo
	 	 C	 V
Nhưng cuối cùng hắn vẫn phảiđưa hai tay vào còng số 8
	 C	 V
3.Củng cố dặn dò
	-GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS, nhóm HS làm việc tốt.
	-Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở BT2, 3 (phần Luyện tập) ; chuẩn bị tiết Luyện từ và câu đầu tuần 22 (mở rộng vốn từ : Trật tự, an ninh).
* Phương pháp kiểm tra đánh giá.
+ HS làm bài BT3,4..
+ HS nhận xét, bổ sung.
+ GV đánh giá, cho điểm.
*Phương pháp thuyết trình, trực quan.
+ GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học
+ GV ghi tên bài bằng phấn màu.
* Phương pháp thực hành, luyện tập
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, tìm sau đó phân tích cấu tạo của câu ghép trong đoạn trích đã cho.
	-HS phát biểu ý kiến, GV treo bảng phụ đã viết 1 câu ghép tìm được, phân tích cấu tạo của câu ghép theo lời phát biểu của HS – gạch dưới các vế câu, bộ phận C, V trong mỗi vế câu. (Có thể mời 1 HS khá, giỏi lên phân tích câu văn, song tốc độ làm bài phải nhanh).
	-GV nói : Câu văn trên sử dụng cặp QHT tuy  nhưng .. thể hiện QH tương phản giữa hai vế của câu văn.
	-Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
GV nêu yêu cầu của bài. Lưu ý HS : Có thể thay đổi thêm, bớt hoặc đổi từ ngữ khi đảo vị trí 2 vế của câu văn.
	-HS suy nghĩ, tạo câu ghép mới, rút ra nhận xét. GV chốt lại lời giải đúng.
	-Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
	-HS suy nghĩ, trả lời nhanh câu hỏi. GV chốt lại liời giải đúng.
-1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
-HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi theo cặp. Các em đánh dấu bằng bút chì mờ vào BT trong SGK.
-GV dán 3,4 tờ phiếu đã viết nội dung BT1. mời 3,4 HS lên bảng gạch dưới các vế câu có QH tương phản ; xác định bộ phận CN và VN của mỗi vế câu ; khoanh tròn QHT và cặp QHT nối chúng.
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
-1 HS đọc yêu cầu của bài tập
	-HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi theo cặp. Các em viết nhảnha nháp những câu ghép mới.
	-HS phát biểu ý kiến – lần lượt theo từng câu. Cả lớp và GV nhận xét nhanh, chốt lại lời giải đúng.
-1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại
	-HS làm việc cá nhân. Các em dùng bút chì viết thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống trong (SGK) để tạo thành câu ghép chỉ QH tương phản.
	-GV dán 3,4 tờ phiếu đã viết nội dung bài ; mời 3,4 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh. Những HS này làm xong bài, trình bày kết quả.
	-Cả lớp và GV nhận xét nhanh. HS bổ sung phương án mới. GV chốt lại lời giải đúng.
	-Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập và truyện vui Chủ ngữ ở đâu ?
	-Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, làm bài.
	-GV mời 3,4 HS làm bài trên phiếu học đã viết sẵn câu ghép trong truyện vui (các em gạch 1 gạch dưới bộ phận C,gạch 2 gạch dưới bộ phân V). Em nào làm xong sẽ trình bày kết quả.
	-Cả lớp và GV nhận xét nhanh, kết luận lời giải đúng.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
Môn : Tập làm văn 
Tuần21 tiết 42
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Viết bài văn kể chuyện
I/Mụcđích, yêu cầu
-Dựa vào những hiểu biết và kỹ năng đã có về văn kể chuyện, HS viết được hoàn chỉnh một bài văn kể chuyện.
	-Bài viết đảm bảo yêu cầu : có cốt truyện, có ý nghĩa; diễn đạt chân thực, giản dị, hồn nhiên, dùng từ, đặt câu đúng. Với đề bài 3 (nhập vai một nhân vật kể lại chuyện) phải đảm bảo thêm yêu cầu tối thiểu của nhập vai : nhất quán từ đầu đến cuối chuyện vai nhân vật em chọn. Bài viết sẽ được đánh giá cao nếu nhập vai “sâu”, “như thật” - đưa được cảm xúc, ý nghĩa của nhân vật vào bài.
II/Đồ dùng dạy – học
	-Giấy kiểm tra
	-Truyện cổ tích Cây Khế.
III-các hoạt động dạy – học
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
 4’ 
 1’
 7’
A- Dạy bài mới :
1.Giới thiệu bài
	Trong tiết Tập làm văn trước, các em đã ôn tập về văn kể chuyện, trong tiết học hôm nay, các em sẽ làm một bài kiểm tra viết về văn kể chuyện theo một trong các đề thầy (cô) nêu. Thầy (cô) tin rằng những giờ học về văn kể chuyện từ học kỳ 1 của lớp 4 đã tạo điều kiện tốt cho các em có thể viết được những bài văn kể chuyện có cốt truyện, có ý nghĩa chân thực, thú vị.
2.Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra
	-1 HS đọc thành tiếng các đề kiểm tra trong SGK.
	-GV nói với HS : Đề 3 yêu cầu các em kể chuyện theo cách nhập vai một nhân vật trong truyện (người em, người anh hoặc chim thần). Như vậy, thực chất các em có 5 đề kiểm tra để chọn viết theo 1 đề em thích nhất. Các em chú ý :
	+ Khi nhập vai một nhân vật kể lại chuyện, ngôài các yêu cầu khác, em phải nhớ yêu cầu tối thiểu của nhập vai là : kể nhất quán từ đầu đến cuối chuyện vai nhân vật em chọn. Tránh nhầm lẫn : ở đầu chuyện em nhập vai người em, cuối chuyện lại diễn đạt theo lời người anh (hoặc chim thần).
	+ Bài viết của em sẽ được đánh giá cao nếu khi nhập vai, tưởng tượng mình là nhân vật, em đưa được cảm xúc, ý nghĩa của nhân vật vào truyện, làm cho người đọc thích thú theo dõi một chuyện Cây khế mới được kể lại sáng tạo dưới con mắt của một nhân vật trong câu chuyện.
3.HS làm bài kiểm tra
	GV tạo điều kiện yên tĩnh cho các em viết bài.
	GV thu bài cuối giờ
4.Củng cố, dặn dò
	-GV nhận xét tiết làm bài
	-Yêu cầu HS về nhà đọc trước, chuẩn bị nội dung cho tiết Tập làm văn tuần 22 (Lập chương trình hành động).
*Phương pháp thuyết trình, trực quan.
+ GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học
+ GV ghi tên bài bằng phấn màu.
* Phương pháp thực hành, 
-Cả lớp đọc thầm các đề bài trong SGK, lựa chọn đề bài cho mình.
	-Nhiều HS tiếp nối nhau nói tên đề tài em chọn.
	-GV giải đáp những thắc mắc của HS (nếu có).
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIENG VIET - TUAN 21.doc