Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 23 - Trường Tiểu học Sông Cầu

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 23 - Trường Tiểu học Sông Cầu

 PHÂN XỬ TÀI TÌNH

I.Mục tiêu:

1/ Kiến thức: Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện.

2/ Kỹ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.

 3/Thái độ : Giáo dục HS noi tấm gương quan án.

4/Tích hợp

II.Đồ dùng dạy học:

 GV : Tranh ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 HS : - Sách ,vở , đồ dùng dạy học,

III.Phương pháp dạy học

Thực hành,vấn đáp,giảng giải,luyện đọc,thảo luận

IV.Các hoạt động dạy, học:

 

doc 16 trang Người đăng hang30 Lượt xem 527Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 23 - Trường Tiểu học Sông Cầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 19/ 2 / 2012.
 Ngày dạy : 20 / 2 / 2012.
TUẦN : 23 
 Tiết CT : 45 	 	
	 PHÂN XỬ TÀI TÌNH
I.Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện.
2/ Kỹ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật. 
 3/Thái độ : Giáo dục HS noi tấm gương quan án.
4/Tích hợp
II.Đồ dùng dạy học: 
 GV : Tranh ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
 HS : - Sách ,vở , đồ dùng dạy học,
III.Phương pháp dạy học
Thực hành,vấn đáp,giảng giải,luyện đọc,thảo luận
IV.Các hoạt động dạy, học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
PP dạy học
1. Khởi động : (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (4’) 
-GV gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Cao Bằng, trả lời câu hỏi của bài.
-GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: * Giới thiệu bài : (1’)
Hoạt động 1: Luyện đọc (12’)
Mục tiêu: Đọc lưu loạt, diễn cảm bài văn với giọng hồi hộp, hào hứng, thể hiện được niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án.
Cách tiến hành: 
-Gọi 1 HS khá đọc toàn bài.
-GV chia bài thành ba đoạn:
+Đoạn 1: Từ đầu . . . Bà này lấy trộm.
+Đoạn 2: tiếp theo . . . cúi đầu nhận tội.
+Đoạn 3: Phần còn lại. 
-Cho HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn.
-Hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ: quan án, vãn cảnh, biện lễ, sư vãi, đàn, chạy đàn.
-Gọi HS luyện đọc theo cặp.
-Gọi 1 HS đọc cả bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài .
Kết luận:GV nhận xét phần đọc của HS
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. (10’)
Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án. 
Cách tiến hành: 
-GV yêu cầu HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi theo đoạn trong SGK/47.
-GV chốt ý.
-Gọi HS nêu ý nghĩa của bài.
Kết luận:Gv rút ra ý nghĩa của bài
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm (8’)
Mục tiêu: Đọc diễn cảm thể hiện đúng yêu cầu của bài.
Cách tiến hành: 
-Hướng dẫn 4 HS đọc diễn cảm truyện theo cách phân vai.
-Cho cả lớp đọc diễn cảm một đoạn: Quan nói sư cụ . . . đành nhận tội.
-Tổ chức cho HS thi đọc.
-GV và HS nhận xét.
Kết luận:GV nhận xét phần đọc của HS
-1 HS đọc toàn bài.
-HS luyện đọc.
-Luyện đọc theo cặp.
-1 HS đọc cả bài.
-Lắng nghe.
-HS đọc và trả lời câu hỏi.
-2 HS nêu ý nghĩa.
-HS theo dõi.
-Cả lớp luyện đọc.
-HS thi đọc.
-Thực hành
-Luyện đọc
-Giảng giải
-Vấn đáp
- Thảo luận
-Luyện đọc
V. Củng cố, dặn dò (3’)
-HS nhắc lại ý nghĩa của bài.
- GDHS noi tấm gương quan án.
-GV nhận xét tiết học.
-Về nhà tìm đọc các truyện về quan án sử kiện.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
 Ngày soạn : 19/ 2/ 2012.
 Ngày dạy : 21 / 2 / 2012.
TUẦN : 23 
Tiết CT : 23 
 	 	CHÍNH TẢ( NHỚ - VIẾT) 	
 CAO BẰNG
I.Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ.
2/ Kỹ năng: Nắm vững quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam và viết hao đúng tên người, tên địa lý Việt nam(BT2, BT3)
3/ Thái độ: GD học sinh tính cận thận , viết đúng mẫu chữ quy định
4/Tích hợp
 * BVMT: HS thấy được vẻ đệp kì vĩ của cao bằng, cảu cửa gió Tùng Chinh; từ đó có ý thức giữ gìn, bảo vệ những cảnh đẹp của đất nước.
II.Đồ dùng dạy học:
 GV : Bảng phụ hoặc 3-4 tờ phiếu khổ to ghi các câu văn ở bài tập 2 (có chừa khoảng trống đủ để HS điền chữ).
 HS : - Sách ,vở , đồ dùng dạy học,
III.Phương pháp dạy học
 Thực hành,luyện tập,giảng giải,thảo luận.
IV.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
PP dạy học
1. Khởi động : (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (4’) 
HS1: Nhắc lại quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
-Gọi 2 HS lên bảng viết 2 tên người, 2 tên địa lí Việt Nam, lớp viết bảng con.
-GV nhận xét bài cũ.
3. Bài mới: * Giới thiệu bài : (1’)
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhớ-viết. (20’)
Mục tiêu: Nhớ – viết đúng chính tả 4 khổ đầu của bài thơ Cao bằng.
Cách tiến hành: 
-GV gọi 1 HS đọc thuộc lòng bài Cao Bằng.
-GV yêu cầu cả lớp đọc thầm 4 khổ thơ trong SGK đểå ghi nhớ.
-GV nhắc nhở HS quan sát trình bày bài thơ, chú ý những từ ngữ viết sai: Đéo Gió, Đèo Giàng, Cao Bắc, Cao Bằng, sâu sắc, . . .
-GV yêu cầu HS gấp SGK, nhớ lại 4 khổ thơ, tự viết bài.
-Chấm 5-7 quyển, từng cặp HS đổi vở soát lỗi. 
Kết luận:GV nêu nhận xét chung.
Hoạt động 2: Luyện tập. (10’)
Mục tiêu: Viết hoa đúng tên người, tên địa lí Việt Nam. 
Cách tiến hành: 
Bài2/17:-Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
-GV mở bảng phụ viết sẵn các câu văn ở bài tập 1.
-HS làm bài vào vở bài tập.
-GV mời 3-4 nhóm lên bảng thi tiếp sức – điền đúng, điền nhanh, đại diện nhóm đọc kết quả, nêu lại cách viết hoa tên người, tên đại lí Việt Nam.
-GV và cả lớp nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3/48:-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-GV giảng về các địa danh trong bài.
-GV nhắc HS chú ý hai yêu cầu của bài tập.
-Yêu cầu HS suy nghĩ, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
-Gọi 2 HS làm bài trên bảng.
-GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 BVMT: HS thấy được vẻ đệp kì vĩ của cao bằng, cảu cửa gió Tùng Chinh; từ đó có ý thức giữ gìn, bảo vệ những cảnh đẹp của đất nước.
Kết luận:GV nhận xét
-Cả lớp lắng nghe, nêu nhận xét.
-HS đọc thầm bài.
-Luyện viết từ ngữ khó.
-HS viết bài theo trí nhớ của mình.
-Chấm vở.
-1 HS.
-Làm bài vào vở bài tập.
-Tham gia trò chơi tiếp sức.
-Đại diện nhóm đọc kết quả.
-1 HS.
-HS lắng nghe
-Làm bài vào vở bài tập.
-2 HS làm bài trên bảng.
-Luyện tập
-Giảng giải
-Thực hành
Thảo luận
-Thực hành
 V. Củng cố ,dặn dò (3’)
-Sửa lỗi chính tả HS hay sai.
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn dò viết mỗi lỗi sai viết lại nhiều lần.
-Chuẩn bị bài:(Nghe – viết ) Núi non hùng vĩ.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Ngày soạn : 19/ 2/ 2012
 Ngày dạy : 22 /2/ 2012
TUẦN : 23 
 Tiết CT : 45 	 	
ÔN TẬP
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ.
I.Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Oân tập nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
2/Kỹ năng: Làm các bài tập liên quan
3/Thái độ: Giáo dục HS thói quen giữ trật tự an ninh.
4/Tích hợp
II.Đồ dùng dạy học: 
GV : Từ điển tiếng Việt, Sổ tay từ ngữ tiếng Việt tiểu học (nếu có).
Một vài tờ phiếu kẻ bảng nội dung ở bài tập 2, một vài tờ phiếu kẻ bảng nội dung ở bài tập 3.
 - HS : - Sách ,vở , đồ dùng dạy học,
III.Phương pháp dạy học
Vấn đáp,thực hành,thảo luận nhóm
IV.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
PP dạy học
1. Khởi động : (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (4’) 
HS1: Làm bài tập 2/45.	
HS2: Làm bài tập 3/45.
-GV nhận xét.
3. Bài mới: * Giới thiệu bài : (1’)
Hoạt động 1: Oân tập nối các vế câu ghép băng cặp từ : Vìnên. (20’)
Mục tiêu: 
Cách tiến hành: 
Bài 1/38:
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-GV nhắc trình tự làm bài. Yêu cầu HS đọc thầm hai câu văn, suy nghĩ, phát biểu ý kiến
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2/38:
-Gọi HS nêu yêu cầu.
-Yêu cầu HS suy nghĩ và phát biểu ý kiến.
Kết luận:GV chốt lại lời giải đúng
Hoạt động 2: Oân tập nối các vế câu ghép băng cặp từ : Nếuthì. (20’)
(10’)
Mục tiêu: 
Cách tiến hành: Làm được bài tập liên quan
Bài 3/49:-Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
-Yêu cầu HS đọc thầm lại mẫu chuyện vui, tự làm bài.
-Gọi HS phát biểu ý kiến. 
- GV và cả lớp nhận xét.
Kết luận: GV chốt lại lời giải đúng.
-HS đọc yêu cầu bài tập.
-HS làm việc với từ điển.
-HS phát biểu ý kiến.
-HS đọc yêu cầu bài tập.
-HS làm việc theo nhóm đôi.
-HS đọc yêu cầu bài tập.
-HS đọc truyện và làm việc cá nhân.
-HS phát biểu ý kiến.
Vấn đáp
-Thực hành
Thảo luận
-Thực hành
 V.Củng cố ,dặn dò (3’)
- GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS nhớ những từ ngữ mới các em vừa học; sử dụng từ điển, giải nghĩa 3-4 từ tìm được ở bài tập 3.
- Chuẩn bị bài:Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
 RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
 Ngày soạn : 19/ 2/ 2012.
 Ngày dạy : 21/ 2 / 2012.
TUẦN : 23 
 Tiết CT : 23 
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I.Mục tiêu: 
1/Kiến thức:Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh.
- Sắp xếp các chi tiết tương đối hợp lý, kể rõ ý, biết và biết trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện.
2/ Kỹ năng: Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
3/Thái độ: Giáo dục HS thói quen giữ trật tự an ninh.
4/Tích hợp
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết đề bài.
- Một số sách, truyện (truyện thiếu nhi, truyện danh nhân, truyện người tốt, việc tốt, Truyện đọc lớp 5), bài báo viết về các chiến sĩ an ninh, công an, bảo vệ, . . .
III.Phương pháp dạy học
Giảng giải,thảo luận, kể chuyện, vấn đáp
IV.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
PP dạy học
1. Khởi động : (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (4’) 
HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng, trả lời câu hỏi 3.
GV nhận xét bài cũ.
3. Bài mới: * Giới thiệu bài : (1’)
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể chuyện. (8’)
Mục tiêu: HS nắm được yêucầu bài để kể được câu chuyện đúng với chủ đề.
Cách tiến hành: 
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
-GV gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài, giải nghĩa các cụm từ: bảo vệ trật tự, an ninh.
-Gọi HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý1,2,3/50
-GV kiểm tra HS tìm đọc truyện ở nhà.
-Gọi HS tiếp nối nhau giới thiệu câu chuyện mình chọn kể.
Kết luận:GV nhận xét  ... a bài thơ: Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu học sinh; sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp của các cháu.
Cách tiến hành: 
-GV tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm trả lời câu hỏi theo đoạn trong SGK/52.( Không hỏi câu hỏi 2)
-Gọi đại diện nhóm trả lời câu hỏi.
-GV chốt ý, 
Kết luận: GV nêu ý nghĩa của bài thơ.
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm (8’)
Mục tiêu: Đọc diễn cảm thể hiện đúng yêu cầu của bài.
Cách tiến hành: 
-Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn thơ tiêu biểu theo trình tự đã hướng dẫn.
-Cho cả lớp học thuộc từng khổ thơ, cả bài thơ.
-Tổ chức cho HS thi đọc từng khổ thơ, bài thơ.
-GV và HS nhận xét, bình chọn người đọc diễn cảm nhất, có trí nhớ tốt nhất.
Kết luận:GV nhận xét phần đọc của HS
-1 HS đọc toàn bài.
-1 HS đọc.
-Lắng nghe.
-HS luyện đọc.
-1 HS đọc cả bài.
-HS đọc và trả lời câu hỏi.
-2 HS nhắc lại ý nghĩa.
-HS theo dõi.
-Cả lớp luyện đọc.
-HS thi đọc.
-Thực hành
-Luyện đọc
-Giảng giải
- Thảo luận
-Vấn đáp
-Luyện đọc
 V/Củng cố ,dặn dò (3’)
-HS nhắc lại ý nghĩa chuyện.
-GDHS Biết giữ gìn, bảo vệ quê hương, đất nước.
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
-Chuẩn bị bài:Luật tục xưa của người Ê – đê.
 RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Ngày soạn : 19/ 2/ 2012.
Ngày dạy : 23/ 2 / 2012
TUẦN : 23 
Tiết CT : 45 	 	
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
I.Mục tiêu:
1/ Kiến thức: lập được một chương trình hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự, an ninh.
2/ Kỹ năng: Biết cách lập chương trình hoạt động
3/Thái độ :Yêu thích môn học
4/Tích hợp
 * GDKNS: Hợp tác (ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động)
 Thể hiện sự tự tin
II.Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ viết vắn tắt cấu trúc 3 phần của chương trình hoạt động.
Những ghi chép HS đã có khi thực hiện một hoạt động tập thể.
Bút dạ và một vài tờ giấy khổ to để HS lập chương trình hoạt động.
III.Phương pháp dạy học
 Vấn đáp, thực hành,thảo luận nhóm, đối thoại
IV.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
PP dạy học
1. Khởi động : (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (4’) 
3. Bài mới: * Giới thiệu bài : (1’)
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS lập chương trình hoạt động. (10’)
Mục tiêu: HS biết cấu trúc 3 phần của chương trình hoạt động.
Cách tiến hành: 
-Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc đề bài và gợi ý trong SGK.
-GV yêu cầu cả lớp đọc thầm đề bài, suy nghĩ, lựa chọn 1 trong 5 hoạt động đã nêu.
-GV nhắc nhở HS những điều cần chú ý.
-Gọi một số HS tiếp nối nhau nói tên hoạt động đã chọn để lập chương trình.
-GV mở bảng phụ viết cấu trúc 3 phần của một chương trình hoạt động, gọi 1 HS nhìn bảng đọc lại.
Kết luận:GV chốt lại mục tiêu của HĐ
Hoạt động 2: HS lập chương trình hoạt động. (20’)
Mục tiêu: Dựa vào dàn ý đã cho, biết lập chương trình hoạt động cho một trong các hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự, an ninh.
GDKNS: Hợp tác (ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động)
 Thể hiện sự tự tin
Cách tiến hành: 
-Yêu cầu HS lập chương trình hoạt động vào vở bài tập. GV phát bút dạ và giấy khổ to cho 4-5 HS lập chương trình hoạt động (mỗi HS lập một chương trình hoạt động khác nhau).
-GV nhắc HS nêu vắn tắt các ý chính. Khi trình bày miệng mới nói thành câu.
-Gọi một số HS đọc kết quả làm bài. Những HS làm bài trên giấy trình bày. Cả lớp và GV nhận xét từng chương trình hoạt động.
-GV giữ lại trên bảng lớp chương trình hoạt động viết tốt hơn cả cho cả lớp bổ sung, hoàn chỉnh, xem như mẫu.
-GV và HS bình chọn người lập được bảng chương trình hoạt động tốt nhất, người giỏi nhất trong tổ chức công việc, tổ chức các hoạt động tập thể.
Kết luận:Giáo viên nhận xét 
-2 HS.
-Cả lớp đọcï thầm.
-HS lắng nghe.
-Nêu ý kiến.
-1 HS đọc.
-HS làm bài vào vở.
-HS lập chương trình hoạt động.
-Trình bày kết quả làm việc.
-HS sửa bài.
- Vấn đáp
-Giảng giải
-Đối thoại
-Thảo luận 
-Thực hành
V. Củng cố, dặn dò (3’)
-GV nhận xét tiết học.
-Về nhà hoàn chỉnh lại chương trình hoạt động đã viết ở lớp, viết lại vào vở.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
 Ngày soạn : 19/ 2 / 2012.
 Ngày dạy : 23 / 2/ 2012.
TUẦN : 23 
 Tiết CT : 46 	 	
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I.Mục tiêu:
 1/Kiến thức:Hiểu được câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến.
2/Kỹ năng:Biết tìm câu ghép mới chỉ quan hệ tăng tiếntrong chuyện người lái xe đãng trí( BT1)
 -Tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo ra các câu ghép.
3/Thái độ:Yêu thích môn học
4/Tích hợp
 * HSKG: phân tích được cấu tạo câu ghép trong BT1.
* TCTV: tăng tiến
II.Đồ dùng dạy học: 
Bảng lớp viết câu ghép ở bài tập 1 (phần nhận xét).
Bút dạ và một tờ phiếu khổ to viết một câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến ở bài tập 1; ba băng giấy viết 3 câu ghép ở bài tập 2.
III.Phương pháp dạy học
Vấn đáp,thực hành,thảo luận nhóm.
IV.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
PP dạy học
1. Khởi động : (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (4’) 
HS1: Làm bài tập 2/49.
HS2: Làm bài tập 3/49.
-GV nhận xét.
3. Bài mới: * Giới thiệu bài : (1’)
Hoạt động 1: Nhận xét. (không dạy)
Mục tiêu: Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến.
Cách tiến hành: 
Bài 1/54:
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập, phân tích cấu tạo của câu ghép đã cho.
-Gọi HS phát biểu ý kiến phân tích cấu tạo của câu ghép.
-GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2/54:
-Gọi HS đặt câu, GV chú ý chọn những câu đủ bộ phận chủ vị trong câu.
+ TCTV: tăng tiến
Kết luận:GV rút ra ghi nhớ SGK/54.
Hoạt động 2: Luyện tập (30’)
Mục tiêu: Biết tạo ra các câu ghép mới (thể hiện quan hệ tăng tiến) bằng cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ, thay đổi vị trí các vế của câu ghép.
Cách tiến hành: 
Bài 1/54:-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-GV yêu cầu HS gạch dưới câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến, phân tích cấu tạo câu ghép.
-Gọi HS phát biểu ý kiến.
-GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2/55:
-GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ, làm bài.
-GV dán lên bảng 3 câu ghép chưa hoàn chỉnh; mời 3 HS lên bảng thi làm bài.
-GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Kết luận:GV nhận xét
-HS đọc yêu cầu bài tập.
-HS nêu ý kiến.
-HS làm việc vào nháp.
-2 HS nhắc lại phần ghi nhớ.
-HS nêu yêu cầu bài tập.
-HS làm bài trên vở bài tập.
+ HSKG phân tích được cấu tạo câu ghép trong BT1.
-HS nêu ý kiến.
-HS nêu yêu cầu. Làm việc cá nhân.
-3 HS lên bảng thi làm bài.
Vấn đáp
-Thực hành
-Thực hành
-Thảo luận 
V.Củng cố, dặn dò (3’)
-Goị HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ.
-GV nhận xét tiết học.
-Về nhà làm bài tập.
 RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
 Ngày soạn : 19 / 2 / 2012.
 Ngày dạy : 24 / 2 / 2012
TUẦN : 23 
 Tiết CT : 46
 	 	.
TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I.Mục tiêu:
1/Kiến thức:Nắm được yêu cầu của bài văn kể chuyện theo ba đề đã cho.
2/Kỹ năng:Nhận biết và tự sửa lỗi trong bài của mình và sửa lỗi chung ,viết lại một đoạn cho đúng hoặc hay hơn.
3/Thái độ:Yêu thích môn học
4/Tích hợp
II.Đồ dùng dạy học: 
	GV : Bảng phụ ghi 3 đề bài của tiết Kiểm tra viết (kể chuyện) cuối tuần 22; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, đoạn, ý . . . cần chữa chung trước lớp.
HS : - Sách ,vở , đồ dùng dạy học,
III.Phương pháp dạy học
 Giảng giải,thực hành
IV.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
PP dạy học
1. Khởi động : (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (4’) 
-GV gọi 2-3 HS đọc trước lớp chương trình hoạt động các em đã lập trong tiết tập làm văn trước, về nhà đã viết lại vào vở.
-GV chấm điểm, nhận xét.
3. Bài mới: * Giới thiệu bài : (1’)
Hoạt động 1: GV nhận xét chung về kết quả làm bài của cả lớp. (12’)
Mục tiêu: Nắm được yêu cầu của bài văn kể chuyện theo ba đề đã cho.
Cách tiến hành: 
-GV mở bảng phụ đã viết sẵn 3 đề bài của tiết kiẻm tra; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý, . . .
-GV nhận xét kết qủa bài làm của HS.
+Nhận xét những ưu khuyết điểm chính, nêu một số ví dụ cụ thể kèm tên HS.
+Những thiếu sót, hạn chế. Nêu một số ví dụ cụ thể kèm thêm tên HS.
-GV thông báo điểm số cụ thể.
Kết luận:GV nhận xét 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa bài. (18’)
Mục tiêu: Nhận biết và tự sửa lỗi trong bài của mình và sửa lỗi chung ,viết lại một đoạn cho đúng hoặc hay hơn.
Cách tiến hành: 
-GV trả bài cho từng HS.
-Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài.
-GV hướng dẫn cho HS học tập những bài văn hay.
-GV hướng dẫn để HS tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn, từ đó rút ra kinh nghiệm cho mình.
-GV yêu cầu HS chọn viết một đoạn văn cho hay hơn.
-Gọi HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình.
-GV chấm điểm một số đoạn văn của HS.
Kết luận:GV nhận xét 
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-Lắng nghe những bài văn hay.
-HS viết lại một đoạn văn.
-Trình bày đoạn văn của mình.
Giảng giải
Thực hành
 V. Củng cố, dặn dò (3’)
-GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS viết bài đạt điểm cao và những HS tham gia chữa bài tốt trong giờ học. 
Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn.
-Chuẩn bị bài: ÔN tập vềtả đồ vật.
-Nhận xét tiết học.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tieng viet tuan 23.doc