Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 26

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 26

I- Mục đích, yêu cầu

1.Đọc trôi trảy, lưu loát toàn bài; đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn ,bài.

 -Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng rõ ràng, rành mạch, chậm rãi, thể hiện lòng khâm phục, tự hào, trân trọng những nghệ sĩ dân gian.

2.Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài:

 - Hiểu đúng các từ ngữ, câu, đoạn trong bài, diễn biến của câu chuyện.

 -Hiểu nội dung chính của bức thư : Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những sản vật văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc. Bài văn nhắn nhủ mọi người: Hãy biết quý trọng và gìn giữ những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1689Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
Môn : Tập đọc 
Tuần26 tiết51.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Tranh làng Hồ 
I- Mục đích, yêu cầu
1.Đọc trôi trảy, lưu loát toàn bài; đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn ,bài.
 -Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng rõ ràng, rành mạch, chậm rãi, thể hiện lòng khâm phục, tự hào, trân trọng những nghệ sĩ dân gian. 
2.Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài:
 - Hiểu đúng các từ ngữ, câu, đoạn trong bài, diễn biến của câu chuyện.
 -Hiểu nội dung chính của bức thư : Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những sản vật văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc. Bài văn nhắn nhủ mọi người: Hãy biết quý trọng và gìn giữ những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.
II- Đồ dùng dạy học 
Tranh minh hoạ trong SGK. 
Một vài bức tranh làng Hồ.
Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
 5’ 
 2’
 5'
 12’
14’ 
 2’ 
Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và trả lời câu hỏi 4, 5 của bài đọc.
B. Dạy bài mới
1-Giới thiệu bài:
 Bản sắc dân tộc không chỉ thể hiện ở những truyền thống quý, những sinh hoạt văn hoá cổ truyền, phong tục tập quán, mà còn ở những vật phẩm văn hoá. Bài đọc hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về một loại vật phẩm văn hoá đặc sắc - đó là những bức tranh dân gian làng Hồ.
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a)Luyện đọc
-Đọc toàn bài.
-Nối tiếp đọc trơn từng đoạn của bài.
Có thể chia bài làm 3 đoạn như sau:
Đoạn 1:Từ đầu ->hóm hỉnh và tươi vui.
Đoạn 2: Tiếp theo -> bên gà mái mẹ.
Đoạn 3 : Đoạn còn lại. 
Chú ý : Trong quá trình HS đọc bài, GV uốn nắn, hướng dẫn cách đoc các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do phát âm địa phương.
VD: tranh, thuần phác, khoáy âm dương, quần hoa chanh nền đen lĩnh, điệp trắng nhấp nhánh...
-Đọc thầm phần chú giải; giải nghĩa các từ được chú giải trong sgk.
 -Đọc diễn cảm toàn bài.
 Giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện cảm xúc trân trọng của tác giả trước những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc.
b)Tìm hiểu bài:
 - Đọc (thành tiếng, đọc thầm đọc lướt) từng đoạn , cả bài; trao đổi, trả lời các câu hỏi cuối bài đọc 
Câu1: 
 + Tranh làng Hồ là loại tranh như thế nào?( Một loại tranh dân gian do người làng Đông Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh vẽ ).
+Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam.( Tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ).
 GV nói thêm: Làng Hồ là một làng nghề truyền thống, chuyên vẽ, khắc tranh dân gian. Những nghệ sĩ dân gian làng Hồ từ bao đời nay đã kế tục và phát huy truyền thống này. Thiết tha yêu mến quê hương nên tranh của họ sống động, vui tươi, gắn liền với cuộc sống của làng quê Việt Nam, thể hiện bản sắc văn hoá Việt Nam.
-Câu 2:.Kĩ thuật tạo màu trong tranh của nghệ nhân làng Hồ có gì đặc biệt? ( màu hoa chanh nền đen lĩnh – một thứ màu đen rất Việt Nam, màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng than của rơm nếp, cói chiếu, lá tre của mùa thu. Màu trắng điệp càng ngắm càng ưa nhìn với những hạt cát nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn - đó cũng là một sự sáng tạo góp vào kho tàng màu sắc của hội hoạ Việt Nam.)
GV rút ra kết luận: Sự say mê công việc, ham thích tìm tòi sáng tạo đã khiến những nghệ nhân làng Hồ tạo cho tranh những màu sắc độc đáo, tươi đẹp chỉ Việt Nam mới có.
Câu 3, 4:
 + Tìm những từ ngữ thể hiện lòng biết ơn và khâm phục của tác giả đối với các nghệ sĩ vẽ tranh làng Hồ ( Từ những ngày còn ít tuổi - đã thích tranh làng Hồ, thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân).
 + Vì sao tác giả lại khâm phục và biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
 GV chốt lại:
 Yêu mến cuộc đời và quê hương, những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có nội dung rất sinh động, vui tươi. Kĩ thuật làm tranh làng Hồ đạt tới mức tinh tế. Các bức tranh thể hiện đậm nét bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Những người tạo nên các bức tranh đó xứng đáng với tên gọi trân trọng, trìu mến – những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
Đại ý: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những sản vật văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc. Bài văn nhắn nhủ mọi người: Hãy biết quý trọng và gìn giữ những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.
c)Đọc diễn cảm.
- Hướng dẫn HS xác định giọng đọc trong bài văn: Giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện cảm xúc trân trọng của tác giả trước những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc.
 Từ ngày còn ít tuổi,/tôi đã thích những tranh lợn, /gà,/ chuột,/ếch,/ tranh cây dừa,/ tranh tố nữ,/của làng Hồ.// Mỗi lần Tết đến,/ đứng trước cái chiếu/ bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố ở Hà Nội,/lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.// Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác,/càng ngắm càng thấy đậm đà, / hóm hỉnh và tươi vui.//
C. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học,biểu dương những hs học tốt. 
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn; đọc trước bài Đất nước.
*PP thuyết trình.
- Kiểm tra 2 HS đọc
- GV nhận xét, cho điểm
- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
*PP luyện tập thực hành
-1, 2 hs khá, giỏi đọc bài văn. Cả lớp đọc thầm theo.
-Gv hướng dẫn các em chia đoạn.
+Một nhóm 2 HS -Nối tiếp đọc trơn từng đoạn của bài.
+Hs cả lớp đọc thầm theo.
+Hs nhận xét cách đọc của từng bạn.
+Gv hướng dẫn cách đọc của từng đoạn .
+2 hs khác luyện đọc đoạn .
+Hs nêu từ khó đọc ->GV ghi bảng.
+2-3 hs đọc từ khó.Cả lớp đọc đồng thanh (nếu cần).
-1 hs đọc phần chú giải(Gv cho hs nêu những từ các con chưa hiểu và tổ chức giải nghĩa cho các con).
-1,2 hs khá giỏi đọc cả bài( hoặc Gv đọc) 
*PP trao đổi đàm thoại trò - trò.
-Gv tổ chức cho hs hoạt động dưới sự điều khiển của mình. 
-1 hs đọc đoạn 1, 2. Cả lớp đọc thầm theo và trả lời các câu hỏi.
- 1HS đọc thành tiếng đoạn còn lại, cả lớp đọc thầm theo, trả lời các câu hỏi sau:
- HS đọc thầm lại toàn bài và trả lời các câu hỏi:
- HS phát biểu tự do.
+Hs đặt câu hỏi phụ.
+1,2 Hs đọc lại cả bài.
+Gv yêu cầu hs nêu đại ý của bài.
+Gv ghi đại ý lên bảng.
+Hs ghi đại ý vào vở soạn.
+1 hs đọc lại đại ý.
+Gv đọc diễn cảm bài văn.
+Gv yêu cầu hs nêu cách đọc diễn cảm.
+Gv treo bảng phụ đã chép sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
+2 hs đọc mẫu câu, đoạn văn.
+Nhiều hs luyện đọc diễn cảm đoạn văn .
-Từng lượt 3 hs nối nhau đọc cả bài.Hs khác nhận xét->Gv đánh giá, cho điểm.
- GV đọc mẫu 1 đoạn văn.
Nhiều HS luyện đọc.
Cá nhân, bàn, tổ thi đọc diễn cảm bài văn.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
............................................................................................................................
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
Môn : Tập đọc 
Tuần26 tiết52.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Đất nước 
I- Mục đích, yêu cầu
1.Đọc trôi trảy toàn bài; đọc đúng các từ ngữ khó.
 -Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng trầm lắng, tự hào.
2.Hiểu các từ ngữ trong bài .
 -Hiểu nội dung chính của bài thơ : Bài thơ thể hiện niềm tự hào, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống dân tộc....
 - Học thuộc lòng bài thơ.
II- Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ trong SGK hoặc tranh ảnh về phong cảnh đất nước( nếu có).
- Bảng phụ để ghi những khổ thơ cần hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
2’
A.Kiểm tra bài cũ:
-Đọc lại bài Tranh làng Hồ và trả lời các câu hỏi 3, 4 trong SGK.
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài:
 Hôm nay các em sẽ học một bài thơ nổi tiếng – bài thơ Đất nước của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Với bài thơ này, các em sẽ hiểu thêm suy ngẫm về đất nước, cảm xúc tự hào về đất nước, về dân tộc của Nguyễn Đình Thi.
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a)Luyện đọc
 + Ngắt giọng đúng nhịp thơ. VD:
 Sáng mát trong/ như sáng năm xưa/
 Gió mùa thu/ hương cốm mới/
 Tôi nhớ/ những ngày thu/ đã xa.//
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội/
Những phố dài/ xao xác hơi may/
Người ra đi đầu/ không ngoảnh lại/
Sâu lưng/thềm nắng lá rơi đầy.//
+Đọc cả bài.
+ Đọc diễn cảm toàn bài
 Giọng đọc phù hợp với cảm xúc của từng đoạn: đoạn 1 ( khổ 1 và 2 ) đọc chậm rãi, nhẹ nhàng, thiết tha, bâng khuâng; đoạn 2: ( khổ 3, 4) đọc với nhịp nhanh hơn, giọng vui, khoẻ khoắn, tràn đầy tự hào; đoạn cuối ( khổ 5 )đọc với giọng chậm rãi, trầm lắng, chứa chan tình cảm và niềm tin yêu thành kính.
b)Tìm hiểu bài:
Câu 1:
+ Hai khổ thơ đầu miêu tả cảnh mùa thu ở đâu? Đó là cảnh mùa thu nào? ( Mùa thu Hà Nội. Cảnh của mùa thu năm xưa, những ngày thu đã xa)
GV giải thích cụm từ “ những ngày thu đã xa”: những ngày mùa thu năm 1946, trước ngày toàn quốc kháng chiến ( 19-12-1946), những người Hà Nội, những chiến sĩ trung đoàn thủ đô từ biệt thủ đô đi kháng chiến.
+ Những ngày thu đã xa được tả trong khổ thơ đầu đẹp mà buồn. Em hãy tìm những từ ngữ nói lên điều đó? ( Đẹp: sáng mát trong, gió thổi mùa thu hương cốm mới, sáng chớm lạnh; Buồn: những phố dài xao xác hơi may, thềm nắng lá rơi đầy, người ra đi đầu không nghoảnh lại.)
GV nói thêm: Đây là những câu thơ viết về mùa thu Hà Nội năm xưa, năm mà những người con của Hà Nội từ biệt Thủ đô lên chiến khu đi kháng chiến
Câu 2: Cảnh đất nước trong mùa thu mới được tả trong khổ thơ thứ 3 đẹp và vui như thế nào? ( Đẹp: rừng tre phấp phới; trời thu thay áo mới, trời thu trong biếc. Vui: rừng tre phấp phới, trời thu nói cười thiết tha).
 GV bình luận thêm: Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá ( làm trời cũng thay áo mới, cũng cười nói như con người ) để thể hiện niềm vui phơi phới, rộn ràng của thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến.
Câu 3: Lòng tự hào về đất nước tự do, về truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào ở hai khổ thơ cuối?
- Lòng tự hào về đất nước tự do được thể hiện qua những từ ngữ: trời xanh đây, núi rừng đây, của chúng ta, của chúng ta...-> Các từ ngữ: đây, của chúng ta được lặp đi lặp lại nhiều lần có tác dụng nêu bật niềm tự hào, niềm hạnh phúc về đất nước giờ đây đã tự do, đã thuộc về chúng ta; những hình ảnh: Những cánh đồng thơm mát , Những ngả đường bát ngát, Những dòng sông đỏ nặng phú sa được miêu tả theo cách liệt kê như vẽ ra trước mắt cảnh đất nước tự do bao la.
- Lòng tự hào về truyền  ... iếp nhau đọc ttoàn văn yêu cầu của bài( yêu câu, bài văn, câu hỏi sau bài ) .Cả lớp đọc thầm theo.
- HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi theo cặp, trả lời các câu hỏi.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- GV dán lên bảng tờ giấy khổ to đã viết kiến thức cần nắm về bài văn tả cây cối, HS nối tiếp nhau nhắc lại từng nội dung.Cả lớp đọc thầm theo, ghi nhớ.
1HS đọc yêu cầu của bài.
- GV nhắc HS chú ý: đề bài yêu cầu viết đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây ( lá, hoa, quả, rễ, thân ) – mỗi HS chỉ chọn tả một bộ phận của cây.Khi tả, HS có thể chọn cách miêu tả khái quát rồi chi tiết hoặc tả sự biến đổi của bộ phận đó theo thời gian, cần chú ý cách thức miêu tả, cách so sánh, nhân hoá....
- Cả lớp suy nghĩ, làm việc cá nhân- mỗi em chọn tả một bộ phận của cây cối, đoạn văn viết vào vở hoặc viết trên nháp
- Nhiều HS đọc đoạn văn đã viết.
- Cả lớp và GV nhận xét, cho điểm đoạn văn viết tốt.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.................................................
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
Môn : Tập làm văn 
Tuần26 tiết52.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài viết văn tả cây cối
I- Mục đích, yêu cầu
 Dựa trên kết quả tiết ôn luyện về văn tả cây cối, HS viết được một bài văn tả cây cối có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II- Đồ dùng dạy học 
Giấy kiểm tra hoặc vở.
Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số cây cối.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
A.Kiểm tra bài cũ
- GV chấm vở của 2, 3 HS về nhà đã viết lại vào vở một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây ( lá, hoa, quả, rễ, thân).
1-Giới thiệu bài:
 Trong tiết TLV trước, các em đã ôn tập về văn tả cây cối, đã viết một đoạn văn ngắn tả về một bộ phận của cây chuối. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tập viết một bài văn tả cây cối hoàn chỉnh với đủ các phần mở bài, thân bài, kết luận theo 1 trong 5 đề văn.
Thầy cô hi vọng rằng các em sẽ viết được những bài văn hay có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh
2.Hướng dẫn HS làm bài 
3. HS làm bài
 3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết làm bài của HS.
- Yêu cầu HS về nhà đọc truớc nội dung tiết 1 của tuần Ôn tập và kiểm tra Tuần 27.
*PP kiểm tra ,đánh giá.
GV kiểm tra 2 hs.
-GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
*PP thuyết trình, trực quan.
-Gv giới thiệu.
*PP luyện tập ,thực hành
- 1 HS đọc 5 đè bài trong SGK. Cả lớp đọc thầm.
- Nhiều HS nói về đề văn em chọn.
- 1 HS đọc gợi ý ( Tìm ý cho bài văn ). Cả lớp đọc thầm theo.
- Cả lớp dựa vào gợi ý1 lập nhanh dàn ý bài viết.
- 1 HS khá, giỏi đọc dàn ý đã lập.GV nhận xét nhanh.
HS làm bài dựa trên dàn ý đã lập.
GV thu bài lúc cuối giờ.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
Môn : Kể chuyện 
Tuần26 tiết26.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
kể chuyện được chứng kiến
 hoặc tham gia
I- Mục đích, yêu cầu
 - Kể một câu chuyện chân thực, có ý nghĩa nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam mà HS được chứng kiến hoặc tham gia.
- Lời kể rõ ràng, tự nhiên.
II- Đồ dùng dạy học 
- Một số tranh ảnh về tình thầy trò.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
 2’ 
 35’ 
 3’
A. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kể lại 1 câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc.
B. Bài mới
1-Giới thiệu bài:
 Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ tự mình tìm và kể một câu chuyện thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam mà em đã chứng kiến hoặc về một kỉ niệm của em với thầy cô. Chúng ta xem bạn nào kể được 1 câu chuyện chân thực, tự nhiên có ý nghĩa.
3.Hướng dẫn hs kể chuyện
a)Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
Gợi ý 1: ( Những việc làm thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo)
Gợi ý 2:( Kỉ niệm về thầy cô).
Gợi ý 3, 4:
b) Thực hành kể chuyện trong nhóm:
c)Thực hành kể chuyện trước lớp, trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
5. Củng cố, dặn dò
- 1 HS nhắc lại tên một số câu chuyện đã được kể trong giờ học.
- GV nhận xét tiết học. Cả lớp bình chọn người kể chuyện hay nhất trong tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà tập kể chuyện.
*PP kiểm tra, đánh giá
- 2HS kể lại truyện.
*PP thuyết trình, trực quan.
-Gv giới thiệu.
- 1 HS đọc đề bài, GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý: Kể một câu chuyện mà em đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam ta. Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô.
- GV giúp HS tìm được câu chuyện của mình bằng cách đọc tuần tự các gợi ý trong SGK:
- 1 HS đọc gợi ý.
- HS trao đổi, có thể nêu thêm những việc làm khác nữa ( nếu có).
- 4, 5 HS lần lượt nói về đề tài câu chuyện em chọn kể ( là câu chuyện em đã tận mắt chứng kiến hoặc chính mình tham gia).
1 HS đọc gợi ý.
- HS trao đổi, có thể nêu thêm những việc làm khác nữa ( nếu có).
- 4, 5 HS lần lượt nói về đề tài câu chuyện em chọn kể ( là kỉ niệm của em).
- 2HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng các gợi ý 3 ( Nhân vật trong các câu chuyện trên có thể là ) và 4 ( Kể như thế nào? ).
Cả lớp đọc thầm theo.
- HS làm việc cá nhân, dựa theo gợi ý 4, các em viết nhanh ra nháp dàn ý câu chuyện định kể.
- 1, 2 HS khá giỏi đọc dàn ý vừa lập trước lớp. GV nhận xét nhanh.
- Cả lớp đọc thầm bài tham khảo “ Cô giáo lớp Một”
- Từng HS nhìn dàn ý đã lập, kể câu chuyện của mình trong nhóm, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện; cử đại diện nhóm thi kể chuyện trước lớp.
- GV tới từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn khi HS kể chuyện.
- Đại diện các nhóm thi kể ( các đại diện phải có trình độ tương đương ).
- Sau mỗi câu chuyện, HS trao đổi, thảo luận về ý nghĩa chuyện. Có thể nêu câu hỏi cho người kể.
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm thi đua; bình chọn câu chuyện hay nhất trong tiết học.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
........................................................................................................................................ 
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
Môn : Chính tả 
Tuần26 tiết26.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Ôn tập về quy tắc viết hoa
( Viết tên người, tên địa lí nước ngoài)
I- Mục đích yêu cầu:
1. Nhớ - viết đúng, trình bày đúng 4 khổ cuối bài thơ Cửa sông.
2. Nắm vững quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam; làm đúng các BT để khắc sâu quy tắc.
II- Đồ dùng dạy học:
ảnh minh hoạ trong SGK
Bút dạ + một số tờ giấy khổ to để HS các nhóm làm BT 3.
III- Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
 1HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. Sau đó, đọc cho 2, 3 bạn viết bảng lớp, cả lớp viết vào nháp 2 tên người, 2 tên địa lí nước ngoài. VD: ơ - gien Pô- chi - ê, Pi – e Đơ - gây – tơ, Chi – ca – gô).
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài mới:
 - Viết lại theo trí nhớ 4 khổ thơ cuối của bài thơ Cửa sông Tiếp tục ôn tập để nắm vững quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
2. Hướng dẫn HS nhớ - viết:
GV nêu yêu cầu của bài.
1HS nhín SGK đọc lại bài thơ. Cả lớp đọc thầm theo, ghi nhớ, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai. VD: nước lợ, nông sâu, uốn cong lưỡi, sóng, lấp loá...
- 2 HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ. Cả lớp nghe và nêu nhận xét.
- HS nhớ lại 4 khổ thơ, tự viết bài. GV nhắc HS chú ý cách viết các tên riêng.
- Hết thời gian quy định GV yêu cầu HS soát lại bài.
- GV chấm chữa từ 7 -> 10 bài. Trong đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. HS có thể tự đối chiếu SGK để tự sửa những chữ viết sai bên lề trang vở.
3.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 2: 
1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo.
HS làm việc độc lập – các em đọc lại đoạn trích Những người đâu tiên, vừa đọc vừa gạch mờ dưới các tên riêng tìm được, suy nghĩ, giải thích cách viết các tên riêng đó.
GV mời 3, 4 HS lên nêu tên riêng có trong bài và giải thích cách viết, viết đúng; sau đó nói lại quy tắc.
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, kết luận người thắng cuộc.
* GV giải thích thêm: Trái Đất – tên hành tinh của chúng ta đang sống, không thuộc nhóm tên riêng nước ngoài.
(Lời giải:
 - Các tên riêng chỉ người ( Cri- xtô- phô - rô Cô - lôm – bô, A – mê - ri- gô Ve- xpu –xi, Phéc – năng đơ Ma – gien – lăng, ét – mân Hin – la – ri, Ten – sing No- rơ - gay ), các tên địa lí ( I- ta- li –a, Lo- ren, A – mê - ri – ca, E- vơ rét, Hi- ma- lay- a, Niu Di – lân): viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tên riêng. Các tiếng trong bộ phận tên riêng được ngăn cách nhau bởi dấu gạch nối.
- Các tên riêng còn lại( trừ Trái Dất): Mĩ, ấn Độ, Pháp, Bồ Đào Nha, Thái Bình Dương được viết hoa chữ cái đầu của mỗi chữ, vì đây là tên riêng nước ngoài nhưng đọc theo phiên âm Hán Việt.
Bài tập 3:
 - GV nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại
GV nói với HS : BT này đố các em tìm đúng và viết đúng chính tả tên của ba người nổi tiếng trên thế giới:
 + người làm ra chiếc máy bơm đầu tiên của loài người ( ác- si – mét).
+ Người viết chữ đẹp nổi tiếng của Trung Quốc thời xưa ( Vương Hi Chi).
+ người tạo ra chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới ( Pa s – can).
+ tên của thành phố khởi xướng Đại hội Thể thao O- lim- pic ( nước Hi Lạp).
+ tên của nước đông dân nhất thế giới ( Trung Quốc).
+ tên của nước ít dân nhất thế giới ( Va- ti- căng).
Những cái tên này các em đã biết khi học TV3, 4, 5. Chúng ta xem : Ai có trí nhớ tốt nhất?Ai nhanh nhất? Ai viết đúng chính tả nhất? Ai viết đẹp nhất?
- GV dán giấy khổ to lên bảng, mời 3, 4 đại diện cho các tổ học tập chơi trò thi tiếp sức.
- Sau một thời gian quy định, kết thúc trò chơi : đại diện mỗi nhóm đọc nhanh kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm có hiểu biết rộng nhất,nắm vững quy tắc chính tả.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng, viết lại vào vở.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học, biểu dương những HS học tốt trong tiết học.
- Yêu cầu những HS viết sai chính tả về nhà làm lại vào vở: BT2, 3. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIENG VIET - TUAN 26.doc