Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 33 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 33 (Chuẩn kiến thức)

TẬP ĐỌC

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

(Trích)

I. MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU.

1.Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài đọc đúng các từ mới và khó trong bài. Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng ; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục.

2. Kiến thức: Hiểu được các từ ngữ mới. Hiểu Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội. Biết liên hệ những điều luật với thực tế.

 3. Thái độ: HS có ý thức thực hiện tốt những quyền và bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. GV:Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

 

doc 12 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 17/03/2022 Lượt xem 267Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 33 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
*********
Soạn : 24/4 Thứ hai ngày 27 tháng 4 năm 2009 
tập đọc
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
(Trích)
I. Mục đích ,yêu cầu.
1.Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài đọc đúng các từ mới và khó trong bài. Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng ; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục.
2. Kiến thức: Hiểu được các từ ngữ mới. Hiểu Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội. Biết liên hệ những điều luật với thực tế. 
 	3. Thái độ: HS có ý thức thực hiện tốt những quyền và bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội.
II. đồ dùng dạy học. GV:tranh minh hoạ bài đọc SGK.
III. các hoạt động dạy -học.
Giáo viên
Học sinh
1 Kiểm tra bài cũ. Y/c HS đọc thuộc bài thơ Những cánh buồm kết hợp trả lời câu hỏi SGK.
2. Bài mới. a) Giới thiệu bài
 b) Hướng dẫn HS luyện đọc 
- GV đọc mẫu điều 15,16,17; Y/c 1HS giỏi đọc tiếp nối điều 21.
- GV tổ chức cho HS xem tranh minh hoạ SGK 
- Mời từng tốp 4 em nối tiếp nhau đọc 4 điều luật. GV kết hợp uốn nắn cách đọc ; giúp các em hiểu các từ gnữ khó trong bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Y/c 2 HS nối tiếp đọc cả bài. 
 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Y/c HS đọc thầm, đọc lướt nội dung và trả lời các câu hỏi. Mời đại diện HS trả lời.GV chốt lại từng câu.
- Để trả lời đúng câu 4, GV yêu cầu HS tự liên hệ bản thân và hứa sẽ cố gắng tiếp tục thực hiện tốt các điều mình chưa thực hiện được.
- Mời HS nêu nội dung chính của các điều luật.
- GV tóm ý chính gắn bảng. Mời vài HS đọc.
 d) Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.
- GV tổ chức hướng dẫn HS đọc đúng từng khoản mục và điều, nghỉ đúng hơi sau dấu câu.
- Tổ chức thi đọc đúng điều 21. GV NX đánh giá, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò. 
- Hãy nêu nội dung của bài.
- Liên hệ giáo dục HS học tập và thực hiện tốt theo các điều luật.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 3 HS đọc, lớp theo dõi nhận xét.
- 1 em đọc bài. Lớp theo dõi.
- HS quan sát tranh.
- Từng tốp 4 em nối tiếp nhau đọc 4 điều luật, lớp theo dõi.
- HS đọc nối tiếp (mỗi em 1 điêù luật), lớp nhận xét bạn đọc.
- 2 HS nối tiếp đọc cả bài. 
- Điều 15,16,17.
- Điều 21 nói về bổn phận trẻ em.
- HS đọc nội dung 5 bổn phận trong điều 21.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- HS G nêu nội dung các điều luật.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV, lớp theo dõi và nhận xét bạnđọc.
 - HS thi đọc giữa các tổ. Mỗi tổ đại diện 2 em tham gia đọc 
- 2 em nêu lại.
Tuần 33
*********
Soạn : 24/4 Thứ hai ngày 27 tháng 4 năm 2009 
chính tả ( nghe - viết )
 Trong lời mẹ hát
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghe - viết đúng chính tả bài Trong lời mẹ hát.
2. Kiến thức: Tiếp tục luyện tập viết hoa đúng tên các cơ quan, tổ chức.
3.Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở và viết đúng.
II. đồ dùng dạy học. 
- Bảng phụ ghi nhớ cách viết đúng tên các cơ quan đơn vị.
- Ba bốn tờ phiếu viết tên các cơ quan tổ chức, đơn vị.
II. các hoạt động dạy-học. 
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS viết đúng tên các cơ quan đơn vị ở bài tập 2,3 của tiết trước.
2 Bài mới.
a) Giới thiệu bài.GV nêu nội dung YC của tiết học.
b) Hướng dẫn HS nghe - viết.
- Y/c 1 em đọc bài viết Trong lời mẹ hát
- Y/c HS đọc thầm bài thơ và cho biết nội dung bài thơ nói lên điều gì ?
 - Y/c 2 HS G nêu nội dung bài viết.
- Y/c HS nêu các cụm từ ngữ dễ viết sai .
- GV hướng dẫn cách viết các từ ngữ khó 
- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở sao cho hiệu quả cao.
- Y/c HS gấp sách để GV đọc cho HS viết bài.
- GV chấm 1 số bài để chữa những lỗi sai thường mắc.
c) Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 2.
- Y/c 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 2.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn và trả lời câu hỏi.
- Mời HS nêu tên và các cơ quan và tổ chức có trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em.
- Mời HS nhắc lại cách viết hoa tên các tổ chức, đơn vị.
- Y/ c HS chép vào vở và viết cho đúng. GV phát 3 phiếu cho HS làm.
- GV nhận xét chữa bài theo cách sau:
Phân tích tên mỗi cơ quan đơn vị thành từng bộ phận cấu tạo, rồi viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận.
- GV chốt lại lời giải đúng và nhắc nhở HS nhớ để viết đúng. Chú ý từ của và về là quan hệ từ không viết hoa.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhắc HS ghi nhớ cách viết hoa tên các cơ quan đơn vị.
- Nhận xét tiết học, biểu dương những em HS tích cực 
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 em viết bảng, lớp viết nháp rồi nhận xét.
- 1 HS đọc bài viết ,HS 
dưới lớp theo dõi 
- Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc đời đứa trẻ.
- 2 HS đại diện nêu các từ dễ viết sai và luyện viết vào vở nháp.
- HS nghe và viết bài vào vở.
- HS rà soát lỗi (đổi vở để soát lỗi cho nhau)
- 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 2.
- Công ước quyền trẻ em ...
- 2 HS nêu cách viết hoa tên các tổ chức,đơn vị...Cả lớp đọc thầm theo bảng phụ GV ghi sẵn.
- HS nhận xét, chữa bài.
- 2 HS nêu lại.
tập đọc
Sang năm con lên bảy.
I. Mục đích ,yêu cầu.
1. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát, diễn cảm toàn bài với , đọc đúng các từ ngữ trong bài, nghỉ hơi đúng nhịp thơ. Nắm được nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài. HS học thuộc lòng bài thơ.
2. Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa bài : Điều người cha muốn nói với con : Khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên.
3.Thái độ: HS thấy được : Để có được hạnh phúc, con người phải rất vất vả, khó khăn vì phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, bằng hai bàn tay của mình.
II. đồ dùng dạy học. Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
III. các hoạt động dạy -học.
Giáo viên
Học sinh.
1 Kiểm tra bài cũ.
- Yêu cầu HS đọc bài Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và trả lời câu hỏi.
2. Bài mới. a) Giới thiệu bài: cho HS xem tranh SGK.
 b) Hướng dẫn HS luyện đọc 
- Y/c 1 HS giỏi đọc bài thơ.
- Mời từng tốp 3 em nối tiếp nhau đọc 3 khổ của bài thơ. GV hướng dẫn HS đọc đúng, phát âm đúng một số từ ngữ khó, hướng dẫn đọc đúng nhịp thơ.
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 2 HS nối tiếp đọc cả bài.
- GV đọc mẫu toàn bài, giọng nhẹ nhàng tự hào, trầm lắng c) Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Y/c HS đọc thầm, đọc lướt và trả lời lần lượt các câu hỏi. GV chốt lại từng câu. 
- Y/c HS đọc thầm KT 1, 2 và trả lời câu 1.
- Y/c HS đọc thầm KT 2, 3 và trả lời câu 2.
- Y/c HS đọc thầm KT 3 và trả lời câu 3.
- Bài thơ nói với các em điều gì ? Gọi HS K, G trả lời.
- Y/c HS nêu nội dung của bài.
- GV tóm tắt gắn bảng nội dung chính. Gọi vài HS đọc lại.
 d) Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- GV mời 3 em đọc nối tiếp luyện đọc diễn cảm toàn bài.
- GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm khổ thơ 1,2 . Chú ý đọc đúng giọng từng khổ thơ, từ ngữ cần đọc nhấn giọng , chỗ ngắt giọng gây ấn tượng.
- Từng tốp 3 HS thi đọc diễn cảm 2 khổ thơ 1, 2
- GV và HS cùng nhận xét đánh giá và bình chọn bạn đọc hay.
- Y/c HS nhẩm HTL từng KT, cả bài thơ. Thi đọc thuộc lòng từng KT, cả bài thơ.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nêu nội dung ý nghĩa của bài.
- Liên hệ giáo dục HS tích cực học tập và lao động bằng chính hai bàn tay và khối óc của mình để giành lấy hạnh phúc thực sự. GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em học tốt. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 3 em đọc và trả lời câu hỏi trong nội dung điều luật.
- 1 em đọc, lớp theo dõi.
- Từng tốp 3 HS đọc, lớp theo dõi, nhận xét bạn đọc.
- HS đọc theo cặp.
- 2 HS đọc cả bài.
- HS chú ý theo dõi.
- Đó là những câu thơ ở KT1 + 2.
- Qua thời ấu thơ các em sẽ không còn sống trong TG tưởng tượng...
- Con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thực.
- Đại diện vài em phát biểu.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV, lớp theo dõi và nhận xét giọng đọc của từng bạn.
- HS thi đọc giữa các tổ. Mỗi tổ cử 1 bạn đại diện tham gia. 
- 2 em nêu.
Soạn 25 / 4 Thứ ba ngày 28 tháng 4 năm 2009
luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Trẻ em.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kĩ năng: Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.
2. Kiến thức: Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về trẻ em ; biết một số thành ngữ, tục ngữ về trẻ em
3. Thái độ : Có ý thức trong việc sử dụng đúng từ ngữ trong chủ đề.
II. Đồ dùng dạy học. Bảng nhóm dùng cho BT 2.
III. Các hoạt động dạy học
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS1 chữa bài 2 của giờ trước, HS 2 nêu hai tác dụng của dấu hai chấm và lấy VD minh hoạ.
2. Bài mới.
a) Giới thiệu bài.
- GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
b. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1. 
- HS đọc kĩ y/c của bài 1. 
- Mời HS trả lời và giải thích vì sao em chọn đó là câu trả lời đúng. GV thống kê kết quả.
- HS và GV chốt lại câu trả lời đúng.
Bài tập 2: 
- YC HS đọc kĩ bài, xác định yêu cầu của bài.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. GV phát phiếu cho HS làm thi theo nhóm còn lại HS làm bài vào vở bài tập và chữa bài.
- GV cho HS đặt câu lại với một số từ. Yêu cầu HS G đặt câu với tất cả các từ đã tìm được.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc y/c của bài
- GV gợi ý để HS tìm ra những hình ảnh so sánh đúng và đẹp về trẻ em. Khuyến khích HS K, G tìm nhiều hình ảnh so sánh.
- Tổ chức cho HS trao đổi ghi lại vào vở nháp để trả lời.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc y/c của bài, yêu cầu làm bài vào vở bài tập. 
- Mời HS đọc lại những câu thành ngữ tục ngữ cho thuộc.
- Yêu cầu HS G đặt câu với các câu TN, TN đó.
3. Củng cố, dặn dò.
- Y/c HS nêu lại nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
- Dặn HS có ý thức sử dụng đúng các từ ngữ vừa học và chuẩn bị bài sau.
- 2 em chữa bài, lớp nhận xét.
- 1 HS đọc. Lớp theo dõi đọc thầm SGK.
- HS đại diện phát biểu
- ý c- Người dưới 16 tuổi.
- HS làm vở bài tập.
- 3 nhóm đại diện làm bảng phụ rồi chữa bài.
- Vài em trả lời.
- HS đọc bài trao đổi theo cặp rồi làm bài theo hướng dẫn.
- Đại diện 3 cặp chữa bài và giải thích rõ so sánh để làm gì ?
- HS tự làm bài vào vở.
- Đại diện vài HS đọc đáp án. Lớp nhận xét và chốt đáp án.
- HS đặt câu.
luyện từ và câu
Ôn tập về dấu câu
(Dấu ngoặc kép)
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng dấu đúng dấu ngoặc kép trong khi làm bài tập. 
2. Kiến thức: Củng cố, khắc sâu kiến thức về dấu ngoặc kép, tác dụng của dấu ngoặc kép.
3. Thái độ : Có ý thức trong việc sử dụng đúng dấu ngoặc kép.
II. Đồ dùng dạy học. 
Bảng phụ ghi nội dung cần ghi nhớ về hai tác dụng của dấu ngoặc kép. Bảng nhóm dùng cho BT 3.
III. Các hoạt động dạy học
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c 3 HS chữa bài 2, 4 của bài Mở rộng vốn từ : Trẻ em.
2. Bài mới. a) Giới thiệu bài. GV nêu MĐ, YC của giờ học.
b. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1. - Y/c HS đọc kĩ y/c của bài 1. 
- Hãy nêu tác dụng của dấu ngoặc kép ? Gọi HS G.
- GV đưa bảng phụ ghi nội dung cần ghi nhớ về dấu ngoặc kép và y/c 2 HS đọc.
- GV hướng dẫn HS đọc kĩ từng câu văn và nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong từng câu văn cho đúng. 
- GV chốt lại câu trả lời đúng và giải thích thêm : ý nghĩ và lời nói trực tiếp của Tốt - tô- chan là những câu văn trọn vẹn nên trước dấu ngoặc kép có dấu hai chấm.
- HS nêu lại tác dụng của dấu ngoặc kép trong từng trường hợp.
Bài tập 2: 
- Y/c HS đọc kĩ bài, xác định yêu cầu của bài.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập : Đoạn văn đã cho có những từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt nhưng chưa được đặt trong dấu ngoặc kép, nhiệm vụ của các em là đọc kĩ, phát hiện ra những từ đó, đặt các từ này vào trong dấu ngoặc kép.
- Y/c HS làm bài vào vở bài tập và chữa bài.
- GV cho HS đọc lại đoạn văn đã điền dấu hoàn chỉnh.
Bài 3: - Y/c HS đọc nội dung bài tập 3. 
- GV nhắc nhở để viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu của bài - dùng dấu ngoặc kép, thể hiện 2 tác dụng của dấu ngoặc kép - khi thuật lại một phần của cuộc họp của tổ, các em phải dẫn lời nói trực tiếp của thành viên trong tổ và dùng những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.
- GV phát bút dạ cho 2 HS làm sau đó trình bày kết quả.
- GV và HS cùng chấm điểm, chữa bài.
- Mời 1 số em đọc đoạn văn và nêu rõ tác dụng của dấu ngoặc kép. GV nhận xét và cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò. 
- Y/c HS nêu lại tác dụng của dấu ngoặc kép
- GV nhận xét tiết học, Y/c HS ôn bài và sử dụng đúng dấu ngoặc kép khi viết bài, dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 3 em chữa bài, lớp nhận xét.
- 1 HS đọc. Lớp theo dõi đọc thầm SGK.
- 2 HS đọc nội dung ghi nhớ.
- HS làm vở bài tập.
- 2 nhóm đại diện làm bảng phụ rồi chữa bài.
- 2 HS nhắc lại.
-1 HS đọc. Lớp theo dõi đọc thầm SGK.
- HS đọc bài tự suy nghĩ rồi làm bài theo hướng dẫn.
- Đại diện 3 em làm bảng phụ chữa bài. 
- 1 HS đọc lại đoạn văn.
-1 HS đọc. Lớp theo dõi đọc thầm SGK.
- HS suy nghĩ viết đoạn văn vào vở theo hướng dẫn của GV.
 - 2 em làm vào phiếu to để chữa chữ bài.
- 2 em đọc đoạn văn và nêu rõ tác dụng của dấu ngoặc kép.
- Bình chọn bạn có đoạn văn hay nhất.
- 2 HS nêu lại tác dụng của dấu ngoặc kép.
Soạn : 27/4 Thứ năm ngày 30 tháng 4 năm 2009
tập làm văn.
Ôn tập về tả người.
Chọn một trong các đề bài sau :
1. Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng, tình cảm tốt đẹp.
2. Tả một người ở địa phương em sinh sống(chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng,).
3. Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
I. Mục đích, yêu cầu.
1. Kĩ năng: Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng cho bài văn tả người - Trình bày rõ ràng mạch lạc, tự nhiên và tự tin.
2. Kiến thức: Ôn tập, củng cố kĩ năng lập dàn ý cho bài văn tả người- một dàn ý đủ ba phần ; các ý bắt nguồn từ quan sát và suy nghĩ chân thực của mỗi HS.
3. Thái độ: HS chủ động làm bài, học bài.
II. Đồ dùng dạy học. GV 3 tờ phiếu to cho HS lập dàn bài.
III. Các hoạt động dạy -học
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới. a) Giới thiệu bài.
- GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học
 b) Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1: Chọn đề bài
- Mời HS đọc nội dung y/c của bài tập 
- GV mở đề bài đã ghi sẵn lên bảng, gọi HS đọc. GV cùng HS phân tích từng đề - gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề.
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS.
Lập dàn ý. - Mời HS đọc gợi ý 1, 2 trong SGK.
- GV nhắc nhở HS : Dàn ý bài văn tả người cần xây dựng theo gợi ý SGK song các ý cụ thể phải thể hiện sự quan sát riêng của mỗi em, giúp các em có thể dựa vào dàn ý để tả người đó (trình bày miệng)
- Y/c HS dựa vào gợi ý 1 viết nhanh dàn ý bài văn. GV phát bút dạ cho 3 HS làm đề bài khác nhau.
Bài tập 2: 
- Y/c HS đọc y/c của bài tập 2 và dựa vào dàn ý đã lập, từng em trình bày miệng bài văn tả người trong nhóm (tránh đọc dàn ý ) mà trình bày ngắn gọn.
- Mời HS G, K đại diện trình bày trước lớp.
- GV nhận xét và yêu cầu HS bình chọn bạn trình bày tốt nhất.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em làm bài tốt.
- Y/c các em về nhà chuẩn bị bài văn tả ngưòi cho thật tốt để giờ sau kiểm tra.
- 1 em đọc đề bài, HS theo dõi.
- HS đại diện trả lời.
 - 1 số HS nói đề bài em đã chọn.
- 1 HS đọc gợi ý1, 2 trong SGK.
- HS viết nhanh dàn ý theo gợi ý 1, 3 em viết vào phiếu ta để chữa bài.
- HS tự sửa dàn ý cho hoàn chỉnh.
- HS trình bày trong nhóm.
- Một số HS lên bảng trình bày, sau đó HS trao đổi, thảo luận về cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày diễn đạt và chọn ra bạn trình bày hay nhất.
Soạn : 28/4 Thứ sáu ngày 1 tháng 5 năm 2009
Tập làm văn.
Tả người 
(Kiểm tra viết)
Chọn một trong các đề bài sau :
1. Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng, tình cảm tốt đẹp.
2. Tả một người ở địa phương em sinh sống(chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng,).
3. Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
I. Mục đích, yêu cầu.. 
1. Kĩ năng: HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý ; thể hiện được những quan sát riêng ; dùng từ, đặt câu đúng, liên kết câu tốt, câu văn có hình ảnh và cảm xúc.
2. Kiến thức: Củng cố lại cách làm bài văn tả người.
3. Thái độ: HS chủ động làm bài, học bài vận dụng tốt để viết văn.
II. Đồ dùng dạy học. HS có dàn ý cho bài văn đã lập ở tiết trước.
III. Các hoạt động dạy -học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới.
a) Giới thiệu bài - GV nêu mục đích,yêu cầu của giờ học
b) Hướng dẫn HS làm bài.
- Mời HS nhắc lại 3 đề văn trong SGK.
- GV giúp HS nắm vững lại yêu cầu của từng đề.
- Nhắc nhở HS chỉnh sửa lại dàn ý, sau đó dựa vào dàn ý đã lập để viết bài văn hoàn chỉnh.
- Tổ chức cho HS làm bài.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Y/c các em về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS mở phần dàn ý đã chuẩn bị để GV kiểm tra.
- 1 HS đọc to đề và lớp theo dõi SGK.
- 2 HS nhắc lại yêu cầu của đề bài và gợi ý..
- HS sửa lại dàn bài đã lập và tự làm bài.
- HS lắng nghe.
Soạn : 26/4 Thứ tư ngày 29 tháng 4 năm 2009
Kể chuyện.
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
I. mục đích yêu cầu.
1.Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói và nghe :
 	- Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc và giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường, xã hội.
 	- Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
2. Kiến thức: Hiểu và biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
3. Thái độ: Giáo dục HS thực hiện tốt bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
II. Đồ dùng dạy học. HS : Chuẩn bị một số tranh ảnh về cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn chăm sóc trẻ em, tranh ảnh trẻ em giúp đỡ cha mẹ việc nhà, trẻ em chăm chỉ học tập.
Sách báo truyện có đăng trẻ em làm việc tốt.
III. Các hoạt động dạy- học
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ. Y/c HS kể lại truyện Nhà vô địch và nêu ý nghĩa của câu chuyện.
2. Bài mới. HĐ1: Giới thiệu bài. 
HĐ 2: Hướng dẫn HS kể chuyện
*Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Mời HS đọc đề bài, GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý.
- GV xác định 2 hướng kể chuyện :
 + Kể về gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc giáo dục trẻ em.
 + Kể chuyện về trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường, xã hội.
- Mời 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý SGK.
- Tổ chức cho HS tìm truyện và lập dàn ý câu chuyện trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- GV kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS. Mời HS nêu trước lớp các câu chuyện đã tìm.
HĐ 3: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 - Mời 1 HS đọc lại gợi ý 3, 4.
 - Mời HS kể chuyện và trao đổi với bạn bên cạnh về ý nghĩa câu chuyện.
- GV cho HS thi kể trước lớp. 
- GV chọn 1 câu chuyện có ý nghĩa nhất để cả lớp cùng trao đổi. 
- GV đưa ra tiêu chí đánh giá, bình chọn. 
3. Củngcố, dặn dò.
- Liên hệ giáo dục HS học tập tấm gương của những bạn nhỏ biết làm tròn bổn phận với gia đình, nhà trường...
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà kể cho người thân nghe, chuẩn bị trước nội dung bài tuần sau.
- 2 HS kể nối tiếp kết hợp nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Vài HS đọc đề bài, lớp theo dõi
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý SGK
 - Một số HS nối tiếp nhau nói trước lớp tên câu chuyện các em sẽ kể (kết hợp giới thiệu truyện hoặc tranh, ảnh các em đem đến lớp)
- 1 HS nêu gợi ý 3, 4. 
- HS kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện các tổ thi kể. HS trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện, nhân vật...
- HS nhận xét đánh giá, bình chọn bạn kể tự nhiên, hấp dẫn nhất.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_5_tuan_33_chuan_kien_thuc.doc