Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 6

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 6

 I.Mục đích yêu cầu:

1. Nhớ – viết đúng, trình bày đúng khổ thơ 2,3 của bài Ê-mi-li, con.(từ .Giôn-xơn! . đến Cha đi, vui xin mẹ đừng buồn!).

2. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có nguyên âm đôi ưa / ươ ; nắm vững quy tắc đánh dấu thanh vào các tiếng có nguyên âm đôi ưa / ươ.

II. Đồ dùng dạy học:

- 2,3 tờ phiếu khổ to phô-tô nội dung các bài tập 3,4 cho 2,3 HS làm bài trên bảng.

III. Hoạt động dạy học chủ yếu:

A – Kiểm tra bài cũ:

- GV đọc cho 3 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết trên nháp những từ có chứa nguyên âm đôi uô, ua.

- Nhắc HS nhớ quy tắc đánh dấu thanh để đánh dấu đúng.

- HS và GV nhận xét các từ viết trên bảng.

 

doc 25 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1633Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án môn : Chính tả
Thứ ......... ngày .... tháng ..... năm 200...
Tiết 6 - Tuần 6
Bài viết: Ê - mi - li, con
 I.Mục đích yêu cầu: 
Nhớ – viết đúng, trình bày đúng khổ thơ 2,3 của bài Ê-mi-li, con....(từ ....Giôn-xơn! ... đến Cha đi, vui xin mẹ đừng buồn!).
Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có nguyên âm đôi ưa / ươ ; nắm vững quy tắc đánh dấu thanh vào các tiếng có nguyên âm đôi ưa / ươ.
II. Đồ dùng dạy học:
- 2,3 tờ phiếu khổ to phô-tô nội dung các bài tập 3,4 cho 2,3 HS làm bài trên bảng.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A – Kiểm tra bài cũ:
GV đọc cho 3 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết trên nháp những từ có chứa nguyên âm đôi uô, ua. 
Nhắc HS nhớ quy tắc đánh dấu thanh để đánh dấu đúng.
HS và GV nhận xét các từ viết trên bảng.
B – Dạy bài mới:
Hướng dẫn HS nhớ – viết:
1 HS đọc yêu cầu của bài
2 HS đọc thuộc lòng khổ thơ 2 và 3 của bài Ê-mi-li, con...
GV nhắc nhở HS chý ý một số điều về cách trình bày một bài thơ, một đoạn thơ, những lỗi chính tả dễ mắc khi viết bài, vị trí của các dấu câu trong bài thơ...
HS nhớ lại tự viết bài.
GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết và cách cầm bút.
GV chấm, chữa tử 7 đến 10 bài. Trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. Các em sửa những chữ viết sai bên lề vở.
Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 2: ( Tìm những tiếng có ưa, ươ trong đoạn thơ. Nêu nhận xét về cách ghi dấu thanh ở các tiếng ấy).
1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
HS tìm các tiếng có chứa nguyên âm đôi ưa, ươ trong đoạn thơ của Huy Cận, lấy bút chì đánh dấu vào các tiếng tìm được.
GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét cách đánh dấu thanh trong các tiếng có ưa, ươ.
2 HS lên bảng, nghe một bạn đọc các tiếng tìm được – viết lại trên bảng.
Cả lớp và GV nhận xét đúng / sai trong cách đánh dấu thanh.
( Lời giải:
+ Những tiếng có ưa:lưa thưa, mưa ( xuất hiện 3 lần), giữa.
+ Những tiếng có ươ: tưởng, nước, tươi, ngược.)
HS nhận xét cách đánh dấu thanh trong các tiếng vừa tìm được.
( Lời giải:
Trong các tiếng lưa, thưa, mưa, giữa ( không có âm cuối): dấu thanh nằm trên các chữ cái đầu của âm ưa – chữ ư. Sẽ tương tự như vậy với các tiếng: cửa, sửa, thừa, bữa, lựa...
Chú ý: Các tiếng lưa, thưa, mưa mang thanh không
Trong các tiếng tưởng, nước, tươi, ngược ( có âm cuối): dấu thanh nằm trên ( hoặc năm dưới) chữ cái thứ hai của âm ươ - chữ ơ. Sẽ tương tự như vậy với các tiếng nướng, vướng, được, mượt...)
HS nêu quy tắc đánh dấu thanh tong các tiếng có chứa ưa, ươ ( như với những tiếng có âm chính là nguyên âm đôi khác)
( Quy tắc:
+ Trong tiếng, dấu thanh nằm ở bộ phận vần, trên (hoặc dưới) âm chính, không bao giờ nằm trên (hoặc dưới) âm đệm và âm cuối.
+ Trong trường hợp âm chính là nguyên âm đôi – như ưa, ươ, dấu thanh sẽ nằm trên (hoặc dưới) chữ cái đầu ư (nếu tiếng đó không có âm cuối), dấu thanh sẽ nằm trên (hoặc dưới) chữ cái thứ hai ô (nếu tiếng đó có âm cuối))
Bài tập 3: 
GV nêu yêu cầu của bài tập.
HS làm việc cá nhân. Các em điền (bằng bút chì mờ) vần thích hợp có chứa nguyên âm đôi ưa, ươ vào chỗ trống trong bài.
GV dán bảng 2,3 tờ phiếu, mời 2,3 HS lên bảng làm bài.
Cả lớp và GV nhận xét về các vần tìm được, cách đánh dấu thanh.
2,3 HS đọc lai khổ thơ sau khi đã điền hoàn chỉnh các tiếng thích hợp.
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
( Lời giải: 
Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng
Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
Nhổ bụi tre làng đuổi giặc Ân.)
Bài tập 4:
Cách làm tương tự bài tập 3.
*. Chú ý: Sau khi HS điền tiếng cho hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ. GV yêu cầu các em đọc lại, học thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ đó.
(Lời giải:
Cầu được ước thấy
Năm nắng mười mưa
Nước chảy đá mòn
Lửa thử vàng gian nan thử sức)
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học
Yêu cầu HS về nhà đọc thuộc lòng và viết lại vào vở các câu thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 4.
Giáo án môn : Kể chuyện
Thứ ......... ngày .... tháng ..... năm 200...
Tiết 6 - Tuần 6
Kể chuyện được chứng kiến
 hoặc tham gia
I.Mục đích yêu cầu:
HS biết chọn một câu chuyện các em đã tận mắt chứng kiến hoặc một việc chính em đã làm để thể hiện tính hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.
Biết sắp xếp các tình tiết, sự kiện thành một câu chuyện ( có cốt chuyện, nhân vật....).
Kể lại câu chuyện bằng lời của mình. Hiểu ý nghĩa câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh... nói về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước – như là gợi ý cho HS tìm được câu chuyện của mình.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5p
1p
7p
7p
10p
10p
1p
A - Kiểm tra bài cũ:
Câu chuyện về chủ điểm hoà bình.
B – Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài:
Giờ học hôm nay các em sẽ kể câu chuyện mà mình đã tận mắt chứng kiến hoặc một việc chính em đã làm để thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước
2- Hướng dẫn học sinh kể chuyện
a)Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài 
Đọc đề bài
Phân tích đề, gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề: đã chứng kiến, đã làm, tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước
b) Lập dàn ý câu chuyện.
c) Thực hành kể chuyện trong nhóm.
d) Thực hành kể chuyện trước lớp.
3- Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể chuyện hay, kể chuyện có tiến bộ.
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân hoặc viết lại vào vở nội dung câu chuyện đó.
Phương pháp kiểm tra, dánh giá:
- Một HS kể lại câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về chủ điểm hoà bình.
- GV hỏi HS đã chuẩn bị ở nhà như thế nào để có thể học tốt giờ học này (chọn đề tài, hình dung dàn ý câu chuyện).
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét đánh giá, cho điểm.
*Phương pháp luyện tập thực hành
- 1,2 HS đọc đề
- Cả lớp đọc thầm lại 
- GV yêu cầu HS phân tích đề, gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề.
- 1,2 HS đọc to gợi ý 1 trong SGK. Cả lớp đọc thầm lại.
- HS lần lượt nêu tên câu chuyện mình sẽ kể.
- HS lập dàn ý câu chuyện định kể trên nháp.
1,2 HS trình bày mẫu dàn ý trước lớp.
- Từng HS nhìn dàn ý đã lập, kể câu chuyện của mình trong nhóm và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS trong nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV tới từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn khi HS kể chuyện.
- HS khá, giỏi kể mẫu câu chuyện của mình 
Các nhóm kể đại diện thi kể.
Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm thi đua. Bình chọn người kể chuyện hay nhất trong tiết học
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Giáo án môn : Luyện từ và câu
Thứ ......... ngày .... tháng ..... năm 200...
Tiết 12 - Tuần 6
Mở rộng vốn từ: Hữu nghị
 hợp tác
I.Mục đích yêu cầu:
Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, nắm nghĩa các từ nói về tình hữu nghị, sự hợp tác giữa người với người ; giữa các quốc gia, dân tộc. Bước đầu làm quen với các thành ngữ nói về tình hữu nghị, sự hợp tác.
Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu.
II. Đồ dùng dạy học:
Từ điển học sinh.
Tranh, ảnh thể hiện tình hữu nghị, sự hợp tác giữa các quốc gia.
Bảng phụ hoặc phiếu khổ to đã kẻ sẵn các bảng sau để HS làm bài tập 1 và 3 trước lớp.
Bảng cho BT1:
a
b
Hữu có nghĩa là bạn bẻ
Hữu có nghĩa là có
hữu nghị,...........................................
..........................................................
hữu ích,.............................................
............................................................
 Bảng cho BT2:
a
b
Hợp có nghĩa là gộp lại
Hợp có nghĩa là đúng với yêu cầu...
hợp tác,..............................................
............................................................
thích hợp, ...........................................
............................................................
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi 
chú
Kiểm tra bài cũ:
Nêu định nghĩa từ đồng âm.
Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ đồng âm mà em biết.
Dạy bài mới:
GTB: Trong bài thơ “Tiếng ru” nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Con người muốn sống con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em
Câu thơ muốn nói một điều: Con người phải yêu thương nhau, phải có tình cảm đồng loại. Nhờ có tình đồng loại, sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, sức mạnh của con người được nhân lên gấp bội. Bài học hôm nay giúp các em mở rộng vốn từ, cung cấp những thành ngữ về sự hợp tác, tình hữu nghị giữa người với người, giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Hướng dẫn h/s làm bài tập:
Bài 1: Xếp những từ có tiếng “hữu” cho dưới đây thành hai nhóm a và b:
 hữu nghị, hữu hiệu, chiến hữu, hữu tình, thân hữu, hữu ích, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu, hữu dụng.
“Hữu”: Có nghĩa là bạn bè.
“Hữu”: Có nghĩa là có.
Đáp án:
*. “Hữu” có nghĩa là bạn bè:
hữu nghị ( tình cảm thân thiện giữa các nước).
chiến hữu ( bạn chiến hữu).
hữu hảo ( như hữu nghị).
bằng hữu ( bạn bè).
thân hữu ( bạn bè thân thiết).
*. “Hữu” có nghĩa là có
hữu ích ( có ích).
hữu hiệu ( có hiệu quả).
hữu tình ( có tình cảm, có mức hấp dẫn).
hữu dụng ( dùng được việc).
Bài 2: Đặt một câu với một từ ở nhóm a và một câu với một từ ở nhóm b trong BT1.
 VD:
– Bác ấy là chiến hữu của bố em.
- Quan hệ giữa hai nước thật hữu hảo.
– Phong cảnh nơi đây thật hữu tình.
- Liều thuốc này thật hữu hiệu.
Bài 3: Xếp các từ có tiếng “hợp” cho dưới đây thành hai nhóm a và b.
 hợp tình, hợp tác, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp nhất, hợp pháp, hợp lực, hợp lí, thích hợp.
“Hợp” có nghĩa là gộp lại (thành lớn hơn).
“Hợp” có nghĩa là đúng với yêu cầu đòi hỏi..... nào đó.
Đáp án:
“Hợp” có nghĩa là gộp lại, tập hợp thành cái lớn.
hợp tác 
hợp nhất (hợp làm một).
hợp lực 
“Hợp” có nghĩa là đúng với yêu cầu đòi 
hỏi nào đó.
hợp tình ; hợp thời; hợp lệ; hợp pháp
hợp lí; thích hợp; 
*. Đặt câu:
 VD:
– Chúng ta hợp tác làm việc thật ăn ý.
- Ba tổ chức riêng rẽ giờ đã hợp nhất.
- Cách giải quyết công việc như vậy thật hợp tình, hợp lí.
- Anh ấy có suy ng ...  ( VD: - Sin-le xem các người là kẻ cướp.
 - Sin-le viết vở “kẻ cướp” tặng cho các 
 người
 - Các người là bọn kẻ cướp)
GV nói thêm: Cụ già người Pháp biết rất nhiều tác phẩm của nhà văn Sin-le. Ông đã thông minh và hóm hỉnh, mượn ngay tên của vở kịch “kẻ cướp” để ám chỉ bọn phát xít chính là bọn kẻ cướp, xâm lược và cướp bóc. Cách nói rất tế nhị và sâu cay khiến tên phát xít bị bẽ mặt, rất tức tối mà không làm gì được.
Câu 4: Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào?
Gợi ý: Không đáp lời tên sĩ quan Đức bằng tiếng Đức, có phải ông cụ ghét tiếng Đức không? Xem bọn phát xít là kẻ cướp, có phải ông cụ ghét người Đức không?
Ông cụ am hiểu và yêu tiếng Đức, say mê tác phẩm văn học Đức nhưng không đáp lời tung hô Hít-le bằng tiếng Đức. Ông ngưỡng mộ nhà văn tài năng Đức nhưng căm ghét những tên phát xít Đức.
Ông cụ am hiểu tiếng Đức, yêu những người Đức chân chính, căm ghét những tên phát xít Đức cướp nước.
Đại ý:
Nhận ra tiếng cười ngụ ý trong truyện: tên sĩ quan phát xít hống hách bị cụ già cho một bài học nhẹ nhàng mà sâu cay khiến hắn phải bẽ mặt.
c) Đọc diễn cảm
Tìm giọng đọc của câu chuyện: Giọng kể chuyện tự nhiên; lời đối thoại thể hiện rõ từng tính cách nhân vật: Cụ già điềm đạm, thông minh, hóm hỉnh; tên phát xít hống hách, hợm hĩnh nhưng dốt nát. Chú ý lời thoại cuối cùng thể hiện ngụ ý hóm hỉnh, sâu cay của ông cụ. Đọc hạ giọng, kéo dài giọng, ngừng một chút ở trươc tiếng “vở”, nhấn giọng hai tiếng “kẻ cướp”.
VD: 
 Nhận thấy vẻ ngạc nhiên của tên sĩ quan,/ ông già nói tiếp://
 - Ngài thử xem Sin-le đã dành những tác phẩm của mình cho ai nào?// Nhà văn đã viết Vin-hen Ten cho người Thuỵ sĩ,/ Nàng dâu Mét-xi-na cho người I-ta-li-a,/ Người con gái oóc-lê-ăng cho người pháp....//
 Càng nghe nói,/ mặt tên sĩ quan phát xít càng ngây ra.// Cuối cùng,/ hắn hỏi:
 - Chẳng lẽ Sin-le không viết gì cho chúng tôi hay sao?//
 Ông già mỉn cười trả lời://
 - Có chứ Sin-le dành cho các người vở,/ kẻ cướp.// 
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học, biểu dương những h/s học tốt.
-Về nhà h/s tiếp tục luyện đọc bài; chuẩn bị bài sau “Những người bạn tốt”.
*. PP kiểm tra, đánh giá:
- 2,3 h/s đọc và lần lượt trả lời các câu hởi trong bài
- H/s khác nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
*. Phương pháp thuyết trình trực quan:
- Treo tranh ảnh và giải thích
*. Phương pháp luyện tập, thực hành:
- 2 h/s đọc cả bài
- Một nhóm 3 h/s đọc nối tiếp từng đoạn (2 vòng).
- H/s nhận xét cách đọc của từng bạn.
- GV hướng dẫn cách đọc từng đoạn.
- 3 h.s luyện đọc đoạn.
- H/s nêu từ khó đọc.
- GV ghi bảng.
- 2.3 h/s đọc từ khó. Lớp đọc đồng thanh.
- 1 h/s đọc chú giải.
- H/s nêu thêm các từ kho hiểu trong bài.
- GV cung h/s giải nghĩa.
- GV đọc mẫu với giọng kể chuyện tự nhiên, giọng cụ già điềm đạm, hóm hỉnh, giọng tên phát xít hống hách hợm hĩnh.
*Phương pháp trao đổi đàm thoại thầy- trò:
- Một h/s đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm theo.
- GV đặt câu hỏi thêm.1,2 h/s trả lời.
*Phương pháp thuyết trình:
- H/s rút ra ý đoạn 1.
- GV chốt lại ghi bảng.
*Phương pháp trao đổi, đàm thoại trò - trò:
- H/s trao đổi thảo luận trước lớp dưới sự điều khiển thay phiên của hai h/s khá, giỏi dựa theo câu hởi SGK.
- 1;2 h/s trả lời câu 1.
*. Phương pháp thuyết trình:
- Một vài h/s trả lời câu 2.
- 2,3 h/s trả lời
- H/s rút ra ý đoạn 2.
- GV chốt lại, ghi bảng.
- H/s khác điều khiển các bạn tìm hiểu đoạn 3
- 1 h/s đọc đoạn 3.
- Cả lớp đọc thầm theo.
- Trao đổi nhóm đồi sau đó một vài h/s phát biểu ý kiến.
*. Phương pháp thuyết trình:
- Trao đổi nhóm 4 sau đó một vài h/s phát biểu ý kiến.
- H/s rút ra ý đoạn 3.
- GV chốt lại và ghi bảng.
- H/s đật câu hỏi phụ.
- H/s nêu đại ý của bài.
- GV ghi đại ý lên bảng.
- H/s ghi đại ý vào vở soạn.
- 1 h/s đọc lại đại ý.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
- H/s nêu cách đọc diễn cảm.
- GV treo bảng phụ đã chép sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
- 2 h/s đọc mẫu câu đoạn văn.
- Nhiều h/s luyện đọc diễn cảm đoạn văn.
-Từng nhóm 3 h/s nối nhau đọc cả bài.
- H/s khá nhận xét, gv đánh giá, cho điểm.
- H/s thi đọc diễn cảm đoạn 2;3.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Giáo án môn : Tập làm văn
Ngày dạy:
Tiết 12 - Tuần 6
 Luyện tập tả cảnh ( Sông nước)
I.Mục đích yêu cầu:
Thông qua những đoạn văn mẫu, HS hiểu thế nào là quan sát khi tả cảnh sông nước, trình tự quan sát, cách kết hợp các giác quan khi quan sát.
Biết ghi lại kết quả quan sát một cảnh sông nước cụ thể.
Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả cảnh sông nước – một dàn ý với ý riêng của mỗi HS.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh minh hoạ cảnh sông nước: biển, sông, suối, hồ, đầm....(cỡ to).
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
Kiểm tra bài cũ:
Đơn xin ra nhập Đội Tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc mầu da cam.
Dạy bài mới:
GTB: 
Các con đã luyện tập quan sát và miêu trả con vật, cây cối, cảnh thiên nhiên, bước đầu tập quan sát và ghi lại kết quả quan sát một cảnh sông nước mà em biết. Trong tiết học hôm nay, trên cơ sở những quan sát đẫ có, các con sẽ tìm hiểu những đoạn văn mẫu của nhà văn để xem họ tả một cảnh biển, một dòng sông, một con kênh như thế nào. Sau đó dựa trên kết quả quan sát đã có, các em lập dàn ý miêu tả một cảnh sông nước.
Hưỡng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi:
*. Lời giải:
Đoạn a:
Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển? ( Tả sự thây đổi mầu sắc của mặt biển theo sắc mầu của trời mây).
Để tả những đậc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào thời điểm nào? ( Tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những khoảng thời gian khác nhau: khi bầu trời xanh thẫm – khi bầu trời rải mây trắng nhạt – khi bầy trời âm u mây mưa – khi bầu trời ầm ầm giông gió).
Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng rất thú vị như thế nào? 
 - Giải nghĩa từ “liên tưởng”: từ chuyện ( hình ảnh) này nghĩ ra chuyện ( hình ảnh) khác, từ chuyện người ngẫm nghĩ ra chuyện mình
 ( Quan sát sự thây đổi mầu sắc của biển, tác giả liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng của con người : biển như con người – cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc ồn ào, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng).
Đoạn b:
Dòng sông được quan sát từ đâu? ( Từ trên một độ cao đặc biệt – trên đỉnh núi Voi, nhìn xuyên qua biển sương, biển mây đọng ngang lưng chừng núi, mới thấy được dòng sông mờ mờ, thấp thoáng như một dải lụa, uốn lượn phía dưới.
Vị trí quan sát đó có lợi thế gì? ( Từ vị trí này, người quan sát có thể nhìn thấy dòng sông giữa một không gian rộng lớn đến hết tầm mắt, nhận thấy mối giao hoà giữa con sông với muôn vật xung quanh).
Dòng sông hiện ra như thế nào từ vị trí quan sát đó?
( Từ vị trí rất cao nhìn xuống, dòng sông hiện ra với một vẻ đẹp huyền ảo dưới màn sương mờ, dưới bóng núi, tầng mây, lớp lớp cây rừng, dòng sông trông mềm mại như một dải lụa đào ; im lặng, nhỏ bé và hiền lành giữa núi rừng rộng lớn).
Đoạn c:
Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào của ngày?
(... mọi thời điểm trong ngày: suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều).
Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào?
( bằng thị giác : để thấy nắng đổ lửa xuỗng mặt đất bốn bề trống huếch trống hoác, thấy mầu sắc con kênh biến đổi trong ngày: sáng – phơn phớt đào, giữa trưa – hoá thành dòng thuỷ ngân cuồn quộn loá mắt; về chiều – biến thành con suối lửa).
( ? ): Những câu văn nào trong đoạn c thể hiện những liên tưởng của tác giả khi quan sát con kênh?
( ánh nắng rừng rực đổ lửa xuống mặt đất; con kênh phơn phớt mầu đào; hoá thành dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loà mắt; biến thành con suối lửa lúc trời chiều).
+ “thuỷ ngân”: kim loại lỏng, trắng như bạc, thường dùng để tráng gương, làm cặp nhiệt độ.......
Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh?
( giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội ở nơi có con kênh Mặt trời này; làm cho cảnh vật hiện ra cũng sinh động hơn, gây ấn tượng với người đọc hơn).
Bài 2: Dựa vào kết quả quan sát của mình, em hãy lập dàn ý một bài văn miêu tả cảnh sông nước.
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét chung về tinh thần làm việc của cả lớp.
Yêu cầu h/s về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý của bài văn tả một cảnh sông nước viết lại vào vở.
*. Phương pháp kiểm tra đánh giá:
GV kiểm tra lấy điểm 2;3 HS (chấm điểm).
GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS (ghi lại kết quả quan sát một cảnh sông nước – yêu cầu BT1, tiết tập lằm văn cuối tuần trước).
*. Phương pháp thuyết trình, trực quan:
*. Phương pháp thục hành, luyện tập:
2;3 HS (1 HS giỏi; 1 HS trung bình) trình bày trước lớp kết quả quan sát một cảnh sông nước.
Cả lớp và GV nhận xét ưu điểm và hạn chế của từng bài.
HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm 3 đoạn văn.
HS suy nghĩ trả lời các câu hởi sau từng đoạn:
+ 1 HS đọc to đoạn văn a.
+ GV giải nghĩa từ liên tưởng.
+ Trao đổi, thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi sau đoạn.
+ Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
+ Các nhóm khác và GV nhận xét bổ sung.
+ GV nói thêm: Liên tưởng này đã khiến biển trở nên, gân gũi đáng yêu hơn.
1 HS đọc to đoạn b.
Cả lớp đọc thầm theo.
Trao đổi, thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hởi sau đoạn.
Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
Các nhóm khác và GV nhận xét, bổ sung.
*. Phương pháp, hình thức tổ chức tương tự đoạn a,b.
GV phát vấn ( câu hỏi thêm).
1;2 HS trả lời.z
GV giải nghĩa từ “thuỷ ngân”.
GV yêu cầu HS đối chiếu phần ghi chép của mình khi thực hành quan sát cảnh sông nước, với các đoạn văn mẫu để xem xét trình tự quan sát, những giác quan đã sử dụng khi quan sát, những gì các em đã học được từ đoạn văn mẫu.
HS làm việc cá nhân trên nháp.
Cả lớp và GV nhận xét.
GV chấm điểm một số bài.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTIENG VIET - TUAN 6.doc