Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 7

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 7

I- Mục đích, yêu cầu

1.Đọc trôi trảy toàn bài ; đọc đúng các từ ngữ phiên âm nước ngoài: A-ri-ôn, Xi-xin

-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện phù hợp với những tình tiết bất ngờ của câu chuyện.

2.Hiểu các từ ngữ trong câu chuyện.

-Hiểu nội dung chính của câu chuyện: ca ngợi sự thông minh , tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người. Cá heo là bạn của con người.

II- Đồ dùng dạy học

- Truyện , tranh ảnh về cá heo.

III- Hoạt động dạy - học chủ yếu

 

doc 23 trang Người đăng huong21 Lượt xem 2985Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
 Môn : Tập đọc 
Tuần7 tiết13.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Những người bạn tốt 
I- Mục đích, yêu cầu
1.Đọc trôi trảy toàn bài ; đọc đúng các từ ngữ phiên âm nước ngoài: A-ri-ôn, Xi-xin
-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện phù hợp với những tình tiết bất ngờ của câu chuyện.
2.Hiểu các từ ngữ trong câu chuyện.
-Hiểu nội dung chính của câu chuyện: ca ngợi sự thông minh , tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người. Cá heo là bạn của con người.
II- Đồ dùng dạy học 
Truyện , tranh ảnh về cá heo.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp dạy học 
Ghi chú
5’ 
2’
32’
3’
Kiểm tra bài cũ:
kể lại câu chuyện “ Tác phẩm của Sin-le và tên phát xít” và lần lượt trả lời các câu hỏi 3,4 trong SGK về nội dung câu chuyện.
B. Dạy bài mới
1-Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu chủ điểm : Chủ điểm tiếp theo của sách tiếng Việt 5 có tên gọi “ Con người với thiên nhiên” Có nhiều bài đọc trong sách tiếng Việt lớp dưới đã cho các con biết mối quan hệ gắn bó giữa con người với thiên nhiên.Sách tiếng Việt lớp 5 sẽ giúp các con hiểu thêm mối quan hệ mật thiết giữa con thiên nhiên với con người , tô điểm cho cuộc sống của con người thêm tươi đẹp; con người ngược laih, cần yêu quý, bảo vệ thiên nhiên; làm giàu, làm đẹp thêm thiên nhiên.. 
Bên cạnh những con vật là người bạn tốt của con người như chó , mèo, voi , khỉcon người còn có những người bạn rất thông minh và tốt bụng là loài cá heo. Bài đọc hôm nay sẽ giúp các con hiêut lí do vì sao ngay từ thời xa xưa , người Hi Lạp cổ đã rất yêu quý cá heo.
II.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a)Luyện đọc
-Đọc toàn bài.
-Nối tiếp đọc trơn từng đoạn của bài.
Có thể chia bài làm 4 đoạn như sau:
Đoạn 1:Từ đầu dong buồm trở về đất liền.
Đoạn 2: Tiếp  sai giam ông lại.
Đoạn 3: Tiếp trả lại tự do cho A- ri- ôn
Đoạn 4: Đoạn còn lại. 
-Đọc thầm phần chú giải; giải nghĩa các từ được chú giải trong sgk.
 -Đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
-Đọc (thành tiếng, đọc thầm đọc lướt) từng đoạn , cả bài; trao đổi, trả lời các câu hỏi cuối bài đọc .
- Câu 1: Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? 
- A-ri-ôn phải nhảy xuống biển vì bọn thuỷ thủ trên tàu cướp hết tặng vật của ông và đòi giết ông. Ông nhảy xuống biển- thà chết dưới biển còn hơn chết trong tay bọn cướp.
ý 1: Lí do A-ri-ôn phải nhảy xuống biển.
-Câu 2: Điều kì lạ gì sẽ xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời?
Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu , say xưa thưởng thức tiếng hát của ông. Bỗy cá heo đã cứu ông khi ông nhảy xuống biển. Chính chúng đã đưa ông trở về đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp. 
- Câu 3: Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào?
Cá heo đáng yêu, đáng quý vì nó biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ, biết cứu giúp nghệ sĩ khi ông nhảy xuống biển. Cá heo là bạn tốt của người.
Câu 4: Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A- ri- ôn?
Đám thuỷ thủ- là người- nhưng tham lam độc ác, không có tính người.
Đàn cá heo- là con vật- nhưng thông minh, tốt bụng, biết cứu giúp người gặp nạn.
Câu 5: Ngoài câu chuyện trên, con còn biết thêm những câu chuyện thú vị nào về cá heo?
Cá heo biể diễn nhào lộn 
Cá heo bơi giỏi nhất ở biển. Nó có thể lao - Hs đặt câu hỏi phụ.
nhanh đến tốc độ 50 km/giờ.
Cá heo cứu 1 chú phi công nhảy dù thoát khỏi đàn cá mập ( Truyện Anh hùng biển cả- sách tiếng Việt 1- tập 2)
ý 2: Sự thông minh , tình cảm của cá heo với con người.
Đại ý: Ca ngợi sự thông minh , tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người. Cá heo là bạn của con người.
c)Đọc diễn cảm.
-Tìm giọng đọc của bài? 
Giọng kể phù hợp với những tình tiết bất ngờ của chuyện.
Đoạn1: 2 câu đầu: giọng kể, chậm rãi. Nhanh hơn ở những câu sau tả tình huống nguy hiểm.: Đoàn thuỷ thủ cướp tặng vật của A-ri-ôn, đò giết ông. Nhấn giọng các từ: nhiều tặng vật quý giá, nổi lòng tham, cướp hết tặng vật, đòi giết, nhảy xuống biển.
Đoạn 2: Giọng sảng khoái, thán phục.
Chú ý ngắt ở câu dài: Chúng đưa ông trở về đất liền / nhanh hơn cả tàu của bọn cướp.//
Nhấn giọng: vang lên, vây quanh tàu, say sưa thưởng thức, cứu.
III. Củng cố – Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học,biểu dương những hs học tốt. 
- Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà.
*PP kiểm tra ,đánh giá.
-2 hs kể lại câu chuyện “ Tác phẩm của Sin-le và tên phát xít” và lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK về nội dung câu chuyện.
-Hs khác nhận xét .
-GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
* PP thuyết trình, trực quan.
- Gv treo tranh và giới thiệu.
- Gv ghi tên bài bằng phấn màu.
*PP luyện tập thực hành
1 hs đọc bài.
- Gv hướng dẫn các em chia đoạn.
+Một nhóm 4 HS -Nối tiếp đọc trơn từng đoạn của bài.
+Hs cả lớp đọc thầm theo.
+Hs nhận xét cách đọc của từng bạn.
+Gv hướng dẫn cách đọc của từng đoạn .
+2 hs khác luyện đọc đoạn .
+Hs nêu từ khó đọc ->GV ghi bảng.
+2-3 hs đọc từ khó.Cả lớp đọc đồng thanh (nếu cần).
- 1 hs đọc phần chú giải(Gv cho hs nêu những từ các con chưa hiểu và tổ chức giải nghĩa cho các con).
- 1,2 hs khá giỏi đọc cả bài( hoặc Gv đọc) giọng thân ái, xúc động, đầy hi vọng tin tưởng.
*PP trao đổi đàm thoại trò – trò.
- Gv tổ chức cho hs hoạt động dưới sự điều khiển thay phiên của hai hs khá giỏi. Gv là cố vấn, trọng tài. 
+Hs thứ nhất điều khiển các bạn tìm hiểu đoạn 1 (từ đầu  đất liền)
-1 hs đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm theo.Một vài hs trả lời các câu hỏi 1 .
-Hs rút ra ý của đoạn 1-> gv chốt lại và ghi bảng.
+ Hs thứ hai điều khiển các bạn tìm hiểu đoạn 2,3,4 -1 hs đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo. Một vài hs trả lời các câu hỏi 2,3,4,5.
- HS đọc thầm đoạn 3,4 – trả ,lời câu hỏi 4. 
- Hs rút ra ý của đoạn 2-> gv chốt lại và ghi bảng.
- Gv yêu cầu hs nêu đại ý của bài.
+Gv ghi đại ý lên bảng.
+1 hs đọc lại đại ý.
- Gv đọc diễn cảm bài văn.
- Gv yêu cầu hs nêu cách đọc diễn cảm.
+Gv treo bảng phụ đã chép sẵn câu,đoạn văn cần luyện đọc.
+2 hs đọc mẫu câu, đoạn văn.
+Nhiều hs luyện đọc diễn cảm đoạn văn .
-Từng nhóm 4 hs nối nhau đọc cả bài.Hs khác nhận xét - Gv đánh giá, cho điểm.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
 Môn : Tập đọc 
Tuần7 tiết14.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
 Bài soạn 
Tiếng đàn ba – la – lai – ca trên sông Đà 
I- Mục đích, yêu cầu
1.Đọc trôi trảy lưu loát bài thơ ; đọc đúng các từ ngữ, câu , đoạn khó. Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp của thể thơ tự do.
-Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện niềm xúc động của tác giả khi lắng nghe tiếng đàn trong đêm trăng, ngắm sự kì vĩ của công trình thuỷ điện sông Đà, mơ tưởng lãng mạn về 1 tương lai tốt đẹp khi công trình hoàn thành.
2. Hiểu nội dung của bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trường , sức mạnh của những người đang chế ngự , chinh phục dòng sông khiến nó tạo nguồn điện phục vụ cuộc sống con người.
Học thuộc lòng bài thơ.
II- Đồ dùng dạy học 
Bảng phụ viết sẵn các câu thơ , đoạn thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc và cảm thụ.
Tranh ảnh về công trình thuỷ điện Hoà Bình.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp dạy học 
Ghi chú
5’ 
2’
32’
1’
Kiểm tra bài cũ:
Kể lại câu chuyện “ Những người bạn tốt” và lần lượt trả lời các câu hỏi 3,4 trong SGK về nội dung câu chuyện.
B. Dạy bài mới
1-Giới thiệu bài:
Công trình thuỷ điện Sông Đà là một công trình rất lớn của nước ta được xây dựng với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên – xô. Xây dựng công trình này, chúng ta muốn chế ngự dòng sông, làm ra điện, phân lũ khi cần thiết để tránh lụt lội. Bài thơ “ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà” sẽ giúp các con hiể sự kì vĩ của công trình, niềm tự hào của những người chinh phục dòng sông.
II.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a)Luyện đọc
- Đọc toàn bài.
- Nối tiếp đọc trơn từng đoạn của bài.
- Gv hướng dẫn cách đọc từ khó: ba-la-lai-ca, đêm trăng chơi vơi, dòng sông lấp loáng..
-Đọc thầm phần chú giải; giải nghĩa các từ được chú giải trong sgk.
- Cao nguyên: vùng đất rộng và cao, xung quang có sườn dốc, bề mặt bằng phẳng hoặc lượn sóng.
- Trăng chơi vơi: trăng một mình sáng tỏ giữa cảnh trời nước bao la.
 -Đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
-Đọc (thành tiếng, đọc thầm đọc lướt) từng đoạn , cả bài; trao đổi, trả lời các câu hỏi cuối bài đọc .
- Câu 1: Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên một hình ảnh đêm trăng rất tĩnh mịch và sinh động?
+ Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên một hình ảnh đêm trăng rất tĩnh mịch ?
Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi , xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.
Mọi vật như đang chìm vào giấc ngủ say sau một ngày lao động vất vả. Trong không gian ấy chỉ có một âm thanh duy nhất vang lên: tiếng đàn ba-la-lai-ca. Âm thanh của tiếng đàn ngân nga giữa không gian bao la càng chứng tỏ đêm trăng tĩnh mịch.
+ Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên một hình ảnh đêm trăng rất sinh động?
Đêm trăng tĩnh mịch nhưng vẫn sinh động vì có tiếng đàn của cô gái Nga, có ánh trăng , có người thưởng thức ánh trăng và tiếng đàn. Mọi vật được tác giả miêu tả bằng biện pháp nhân hoá: công trường say ngủ, tháp khoan đang bận ngẫm nghĩ, xe ủi , xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.
Câu 2: Tìm một hình ảnh đẹp thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong bài thơ?
+ Chỉ có tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà
Thể hiện sự gắn bó , hoà quyện giữa con người với thiên nhiên. Tiếng đàn là tiếng người đang ngân lên , hoà quyện, lan toả  vào dòng trăng( dòng sông lúc này như một “dòng trăng” bởi ánh trăng đã quyện vào mặt nước, lấp loáng)
+ Ngày mai
Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên
Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả
Thể hiện sinh động sự gắn bó , hoà quyện giữa con người với thiên nhiên. Bằng bàn tay khối óc của mình con người đã đem đến cho thiên nhiên gương mặt mới lạ đến ngỡ ngàng. Còn thiên nhiên mang lại cho con người những nguồn tài nguyên quý giá, làm cuộc sống của con người ngày càng tốt đẹp hơn.
- Câu 3: Hình ảnh “ Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên” nói lên sức mạnh của con người ntn?
Để tận dụng sức nước sông Đà chạy máy phát điện, con người đã đắp đập, ngăn sông, tạo thành biển nước mênh mông giữa một vùng đất cao. Hình ảnh “ Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên” nói lên sức mạnh “ dời non lấp biển”, “ khai sơn phá thạch” của co ...  ,thực hành.
1HS đọc yêu cầu của bài tập1. Cả lớp đọc thầm lại.
HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi
HS làm bài theo nhóm 2.
HS phát biểu ý kiến.
Cả lớp và GV nhận xét,chốt lại .
1 hs đọc yêu cầu của bài tập
Cả lớp đọc thầm lại.Gv nhắc các em chú ý chọn câu mở đoạn thích hợp với mỗi đoạn văn bằng cách điền nhẩm những câu cho sẵn vào chỗ trống xem câu ấy có đúng là câu mở đoạn không
HS đọc thầm toàn bộ bài 2, suy nghĩ trả lời câu hỏi. ( HS làm việc theo nhóm).
HS phát biểu ý kiến. GV khuyến khích HS lí giải về sự lựa chọn của mình.
Cả lớp và Gv nhận xét , phân tích nguyên nhân đúng sai trong từng bài làm của HS.
1 HS đọc yêu cầu bài tập.
GV yêu cầu HS đọc lại cả 3 đoạn văn trong bài tập trên.
HS tự viết câu mở đoạn nêu ý bao trùm đoạn theo cách của mình.
HS nối tiếp nhau đọc các câu mở đoạn mình vừa tự viết.
GV đánh giá, cho điểm..
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
 Môn : Tập làm văn 
Tuần7 tiết14.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
 Bài soạn : Luyện tập tả cảnh 
 ( sông nước)
I- Mục đích, yêu cầu
Dựa trên kết quả quan sát một cảnh sông nước và dàn ý đã lập , HS biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn, trong đó thể hiện rõ đối tượng miêu tả( đặc điểm hoặc bộ phận của cảnh), trình tự miêu tả, nét nổi bật của cảnh, cảm xúc của người tả cảnh.
II- Đồ dùng dạy học 
Một số đoạn văn, bài văn, câu văn hay tả cảnh sông nước.
Dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của từng HS.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
 5’ 
30’ 
5’
Kiểm tra bài cũ
- Trình bày kết quả làm bài tập 3.
Dạy bài mới
1-Giới thiệu bài:
Trong tiết Tập làm văn trước, các con đã quan sát một cảnh sông nước, lập dàn ý cho một bài văn. Hôm nay các con sẽ chuyển một phần của dàn ý thành 1 đoạn văn.
II. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1:
Ghi nhớ:
+ Phần thân bài có thể có nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc một bộ phận của cảnh.
+ Trong mỗi đoạn thường có một câu văn nêu ý bao trùm toàn đoạn.
+ Các câu văn trong đoạn phải cùng làm nổi bật đăch điểm của cảnh và thể hiện được cảm xúc của người viết.
Bài 2: ( về nhà)
Quan sát và ghi lại những điều quan sát được về một cảnh đẹp của địa phương em.
Củng cố – Dặn dò
GV nhận xét tiết học. Khen những hs học tốt.
Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn em đã làm tại lớp viết vào vở văn.
Làm bài tập 2.
*PP kiểm tra ,đánh giá.
- 2 hs làm lên bảng đọc kết quả làm bài tập 3.
- Hs khác nhận xét .
- GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
- GV giới thiệu 1 số đoạn văn, bài văn, câu văn hay tả cảnh sông nước.
*PP thuyết trình.
 - Gv giới thiệu.
*PP vấn đáp, luyện tập ,thực hành.
1HS đọc yêu cầu của bài tập1. Cả lớp đọc thầm lại.
GV yêu cầu HS đọc lướt lại bài Vịnh Hạ Long của tiết học trước để xá định lại thế nào là 1 đoạn vaưn.
2,3 HS làm mẫu: Mỗi em cho biết đã chọn phần nào trong dàn ý để chuyển thành đoạn văn hoàn chỉnh.
HS làm bài cá nhân.
Nhiều HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình.
- Cả lớp và GV nhận xét,cho điểm, bình chọn người viết đoạn văn hay nhất trong tiết học.
1 hs đọc yêu cầu của bài tập
Cả lớp đọc thầm lại.Gv nhắc các em chọn cảnh, quan sát cảnh, chọn lọc chi tiết các cảnh để HS ghi nhớ quan sát.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
 Môn : Kể chuyện 
Tuần7 tiết7.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
 Bài soạn : Cây cỏ nước nam
I- Mục đích, yêu cầu
Dựa vào lời kể của Gv và tranh minh hoạ, hs kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên, bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình.
Hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện là một lời khuyên con người hãy biết yêu quý thiên nhiên; trân trọng từng ngọn cỏ , lá cây trên đất nước. Chúng thật đáng quý, hữu ích nếu chúng ta biết nhìn ra giá trị của chúng.
II- Đồ dùng dạy học 
-Tranh minh hoạ truyện (phóng to tranh nếu có điều kiện)
-Bảng phụ viết săn lời thuyết minh cho 6 tranh.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
30’
 5’
Kiểm tra bài cũ:
- Kể lại câu chuyện em đã chứng kiến hoặc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.
Dạy bài mới:
1-Giới thiệu bài:
Trong tiết hôm nay, các con sẽ được nghe kể chuyện “ Cây cỏ nước Nam”.Với câu chuyện này , các con sẽ thấy những cây cỏ của nước ta quý giá như thế nào. Từ cây cỏ , người ta có thể tìm thấy hàng trăm vị thuốc quý. Các em hãy nghe cô kể chuyện để hiểu rõ về danh y Tuệ Tĩnh , hiểu hơn về giá trị của những gì mà thiên nhiên trên đất nước đã cho chúng ta.
2.GV kể chuyện(2,3 lần)
Gv kể lần 1, hs nghe.
Gv kể lại lần 2, lần 3;vừa kể vừa yêu cầu hs quan sát từng tranh minh hoạ trong sgk(hoặc treo tranh minh hoạ phóng to trên bảng lớp).Hs nghe gv kể- nhìn tranh minh hoạ.
Sau lần kể 1,gv giải nghĩa một số từ khó trong văn bản truyện.Cũng có thể vừa kể lần 2 vừa khéo léo kết hợp giải nghĩa từ.
3.Hướng dẫn hs kể chuyện
a)Yêu cầu 1
Dựa theo lời kể của cô , con hãy kể lại từng đoạn của truyện.
* Tranh 1: Danh y Tuệ Tĩnh dẫn các học trò lên 2 ngọn núi Nam Tào, Bắc Đẩu để nói điều ông đã nung nấu mấy chục năm qua- ông muốn nói về giá trị to lớn của cây cỏ nước Nam.
* Tranh 2: Tuệ Tĩnh kể lại câu chuyện ngày xưa khi giặc Nguyên xâm lược nước ta, vua quan nhà Trần lo luyện tập võ nghệ, chuẩn bị khàng chiến bảo vệ bờ cõi rất cẩn thận.
* Tranh 3: Điều làm vua quân nhầ Trần lo lắng: Từ lâu nhà Nguyên đã cấm chở thuốc men, vật dụng xuốn bán cho người Nam. Khi giáp trận có người bị thương và đau ốm, biết lấy gì cứu chữa?
* Tranh 4: Quân dân nhà Trần chuẩn bị thuốc men cho cuộc chiến đấu: Các thái y toả đi mọi miền quê học cách chữa bệnh trong dân gian. Các vườn thuốc mọc lên khắp nơi
* Tranh 5: Cây cỏ nước Nam đã cứu chữa bệnh cho thương binh.
* Tranh 6: Tuệ Tĩnh nói với các học trò ý nguyện của ông: Nối gót người xưa, dùng thuốc nam chữa bệnh cho người Nam.
b) Yêu cầu 2:
- Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- 2,3 HS thi kể toàn bộ câu chuyện theo đúng trình tự câu chuyện dựa vào tranh và lời thuyết minh tranh.
c) Yêu cầu 3: Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
+ Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì?
Các câu trả lời:
+ Những người coi ngục gọi anh Trọng là Câu chuyện ca ngợi danh y Tuệ Tĩnh đã biết yêu quý những cây cỏ trên đất nước, hiểu giá trị của chúng, biết dùng chúng làm thuốc để chữa bệnh.
+ Những phương thuốc vô cùng hiệu nghiệm có khi ta lại tìm thấy ở ngay những cây cỏ bình thường dưoứi chân ta.
4. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Cả lớp bình chọn người kể chuyện hay nhất trong tiết học. - - Yêu cầu HS về nhà tập kể lại chuyện .
Tìm đọc thêm những câu chuyện tương tự.
Phương pháp kiểm tra -đánh giá.
+ GV gọi HS lên bảng kể lại câu chuyện em đã chứng kiến hoặc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.
+ HS khác nhận xét. 
+ GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
 Phương pháp thuyết trình.
- GV giới thiệu 
Phương pháp trao đổi, đàm thoại trò – trò.
Chia nhóm – Mỗi nhóm kể truyện theo 2 tranh.
HS kể chuyện trong nhóm ( sao cho mỗi HS trong nhóm đều được kể ). 
Yêu cầu HS đại diện của nhóm kể lại từng đoạn của truyện theo từng tranh.
GV yêu cầu HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
Các nhóm cử đại diện thi kể toàn câu chuyện.
Cả lớp và giáo viên nhận xét , cho điểm.
GV gợi ý cho HS tự nêu câu hỏi, trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện theo các câu hỏi. Chỉ trong trường hợp HS không nêu được câu hỏi, GV mới ra câu hỏi.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
 Môn : chính tả 
Tuần7 tiết7.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
 Bài soạn 
I- Mục đích yêu cầu
Nghe - viết đúng, trình bày đúng một đoạn của bài “ Dòng kinh quê hương”
Làm đúng các bài luyện tập đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi ia, iê
II- Đồ dùng dạy – học
Bút dạ + một số tờ phiếu phôtôcopy phóng to nội dung bài tập (BT) 3,4, cho 3 HS làm bài trên bảng.
III- Các hoạt động dạy – học
Kiểm tra bài cũ:
GV đọc cho 3 HS viết bảng lớp – Cả lớp viết trên nháp những tiếng chứa các nguyên âm đôi ưa, ươ trong các thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 4 tiết trước.
Hướng dẫn HS nghe – viết
- GV đọc toàn bài chính tả trong SGK 1 lượt. Chú ý đọc thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác, các tiếng có âm, có vần, thanh mà HS địa phương thường viết sai. HS nghe và theo dõi SGK.
GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận trong câu cho HS viết ( đọc 1, 2 lượt).
GV theo dõi tốc độ viết của HS để điều chỉnh tốc độ đọc của mình cho phù hợp. Uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của HS.
- GV đọc lại toàn bộ bài chính tả 1 lượt. HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
- GV chấm chữa từ 7 -> 10 bài. Trong đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. HS có thể tự đối chiếu SGK để tự sử những chữ viết sai bên lề trang vở.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2: 
GV tổ chức cho HS làm bài theo 1 trong 3 hình thức sau:
+ Mỗi HS tự làm bài (cá nhân) bằng bút chì mờ vào SGK (khi chưa có Vở bài tập, Tiếng Việt)
+ HS làm việc theo nhóm nhỏ. GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ phiếu. Sau đó, đại diện nhóm trình bày kết quả làm bài trước lớp.
+ Chơi trò thi tiếp sức: 3,4 nhóm HS lên bảng lớp thi nhau điền tiếng nhanh và đúng trên phiếu), HS mỗi nhóm tiếp nối nhau – mỗi em điền 1 tiếng cos âm đầu phù hợp vào ô trống lần lượt cho đến hết, mỗi tiếng điền đúng được 1 điểm. Nhóm nào xong trước và được nhiều điểm, nhóm ấy thắng cuộc.
GV đánh giá kết quả làm bài của mỗi nhóm hoặc chỉ định 1 HS làm trọng tài đánh giá, GV kết luận
- 1,2 HS đọc lại bài văn sau khi đã điền tiếng thích hợp vào ô trống.
Cả lớp làm lại bài vào SGK theo lời giải đúng.
Chú ý: Trong tiếng, dấu thanh nằm ở bộ phận vần, trên âm chính.
Bài tập 3: 
- GV nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại
- 1 HS giải thích yêu cầu của bài
- HS làm bài cá nhân bằng bút chì mờ vào SGK hoặc làm việc theo nhóm trên phiếu.
- HS lên bảng làm bài theo phiếu (hoặc HS các nhóm dán kết quả làm bài lên bảng lớp)
- Cả lớp và GV nhận xét. 
- HS sửa bài làm trong SGK theo lời giải đúng
Bài tập 4: 
- Cách làm tương tự.
Đông như kiến
Gan như có tía
Ngọt như mía lùi
Tình sâu nghĩa nặng
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giời học, biểu dương những HS học tốt trong tiết học.
- Yêu cầu những HS viết sai chính tả về nhà làm lại vào vở
- Tìm thêm các tiếng có nguyên âm đôi ia, iê.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIENG VIET - TUAN 7.doc