Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần học 02

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần học 02

I/ Mục tiêu

- Biết đọc đúng 1 văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.

- Hiểu nội dung bài : Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời .( trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa )

II/ Đồ dùng dạy học :

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn văn để luyện đọc.

 

doc 10 trang Người đăng hang30 Lượt xem 292Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần học 02", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 31 tháng 8 năm 2009
 Môn : Tập đọc
 Tuần 2- tiết 3 Đề bài : NGHÌN NĂM VĂN HIẾN.( trang 15)
 ( Nguyễn Hoàng) 
I/ Mục tiêu 
- Biết đọc đúng 1 văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
- Hiểu nội dung bài : Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời .( trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa )
II/ Đồ dùng dạy học :
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn văn để luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A/ Bài cũ:
Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa và trả lời các câu hỏi:
B/ Bài mới:
1/ Giớithiệu :
.Nêu mực đích yêu cấu tiết học
2/ Hướng dần HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc :
Hướng dẫn đọc sơ lược.
Luyện đọc từ khó: Ngạc nhiên, triều vua, hàng muỗm.
Cho HS đọc nối tiếp lượt 2.
HS đọc chú giải.
Cho HS luyện đọc theo nhóm đôi.
Gọi 1 HS đọc lại toàn bài.
GV đọc mẫu.
b/ Tìm hiểu bài:
Yêu cầu HS đọc thầm và quan sát tranh Văn Miếu.
Hỏi: Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên về điều gì?
HS đọc bảng số liệu.
Hỏi: Triều đại tổ chức nhiều khoa thi nhất là triều đại nào?
Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất?
Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hoá Việt Nam?
Em có thể kể tên 1 vài vị tiến sĩ của nước ta được ghi tên trên bia Văn Miếu?
GV giới thiệu về truyền thống học tập của dân xứ Quảng: gương Ngũ phụng tề phi.
Tìm nội dung chính của bài 
c/ Luyện đọc lại:
Tổ chức thi đọc diễn cảm.
3/ Hoạt động nối tiếp :chọn HS đọc khá nhất.
Ngoài truyền thống về khoa cử , nước ta còn có những truyền thống văn hoá nào?
HS đọc và trả lời câu hỏi của GV.
.
-chia đoạn
chia đoạn : 3 đoạn :
 đoạn 1: Từ đầu đến 3000 tiến sĩ.
 đoạn 2: Bảng thống kê.
 đoạn 3: Phần còn lại.
Cho HS đọc tiếp nối từng đoạn lượt 1.
Luyện phát âm từ khó.
Luyện đọc nối tiếp lần 2.
 Đọc chú giải.
Luyện đọc trong nhóm.
Quan sát tranh Văn Miếu.
-Nước ta mở khoa thi tiến sĩ từ năm 1075. Ngót 10 thế kỉ, có 185 khoa thi đỗ gần 3000 tiến sĩ.
-Triều Lê: 104 Khoa thi.
-Triều Lê: 1780 tiến sĩ.
- Nước ta có truyền thống coi trọng đạo học, có nền văn hiến lâu đời.
- Nguyễn Hiền, Nguyễn Khuyến, Mạc Đỉnh Chi
HS đọc nối tiếp.
-Ngoài truyền thống về khoa cử, nước ta còn có truyền thống yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm, Truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn
HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
Thi đọc diễn cảm.
Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Dân tộc ta tự hào về nền văn hiến này.
3 HS tiếp nối nhau đọc lại cả bài.
Chính tả : LƯƠNG NGỌC QUYẾN 
I/ Mục tiêu: 
- Nghe- viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi 
-Ghi lại đúng phần vần của tiếng( từ 8 đến 10 tiếng ) trong bt2, chép đúng vần của các tiếng vào mô hình , theo yêu cầu (BT3) 
II/ Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ kẽ sẵn mô hình cấu tạo vần.
Đồ dùng để tổ chức trò chơi.
III/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A/ Bài cũ:
Gọi HS nhắc lại quy tắc chính tả với ngh, ng, g ,ng, c, k. 
HS viết bảng con các từ : ghê gớm, gập ghềnh, ngao ngán, nghễnh ngãng, cà kê.
GV nhận xét.
B/ Bài mới:
1/ Hướng dẫn HS nghe viết:
GV đọc 1 lượt bài chính tả .
GV giảng về lòng yêu nước của Lương Ngọc Quyến: giới thiệu chân dung, năm sinh, năm mất.
Luyện viết từ khó: mưu , khoét, xích sắt
GV nhắc lại cách trình bày, tư thế ngồi, cầm bút
GV đọc cho HS viết
GV đọc cho HS rà soát lại .
GV chấm bài 10 em, nhận xét.
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2: Gọi 1 HS đọc bài tập.
Yêu cầu HS viết phần vần của các từ in đậm vào vở nháp.
Gọi HS nêu miệng các phần vần của từ in đậm.
Bài tập 3 : GV treo bảng phụ , yêu cầu HS ghi các vần vừa tìm vào mô hình cấu tạo.
Tổ chức chấm chữa, nhận xét và chốt ý:
3/ Củng cố dặn dò:
Tổ chức trò chơi : Tìm vần có đủ 3 bộ phận: ân đệm, âm chính , âm cuối.
Nhận xét tiết học.
Dặn: Ghi nhớ mô hình cấu tạo vần.
HS nhắc lại quy tắc.
HS nghe GV đọc và viết bảng con.
HS nghe.
HS viết bảng con.
HS viết.
Viết các phần vần của từ in đậm: Trạng, nguyên, Nguyễn, Hiền, khoa thi, làng ,Mộ, Trạch, Huyện Bình Giang.
Vần có đủ 3 bộ phận: uyên, uyễn, uyện.
Vần có 2 bộ phận: ạng, ình, iang
Vần chỉ có 1 bộ phận : ộ, i, 
HS ghi nhớ
HS chơi theo nhóm
 Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỔ QUỐC
I/ Mục tiêu :
-Tìm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài tập đọc hoặc chính tả đã học (BT1); tìm thêm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc (BT2) tìm được một số từ chứa tiếng quốc (BT3)
- Đặt câu được với một trong những từ ngữ nói về Tổ quốc , quê hương (BT4) 
II/ Đồ dùng dạy học:
Phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A/ Bài cũ:
-Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ.
-Gọi HS sửa bài tập của tiết trước.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: như SGV.
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1: Goị HS đọc yêu cầu bài tập .
Chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 tìm từ đồng nghĩa với Tổ quốc trong bài Thư gửi các học sinh.
Nhóm 2 tìm từ đồng nghĩa với Tổ quốc trong bài Việt Nam thân yêu.
GV chấm chữa, nhận xét.
Bài tập 2: GV nêu yêu cầu bài tập .
Cho HS thảo luận nhóm.
Tổ chức cho HS tham gia trò chơi thi tìm từ đồng nghĩa với Tổ quốc.
GV chấm chọn đôị thắng cuộc .
Bài tập 3: Đọc yêu cầu bài tập .
Tổ chức trò chơi: Tìm từ có chứa tiếng quốc.
Bài tập 4: Cho HS đọc yêu cầu bài tập .
 Đặt câu với các từ ngữ .
3/ Hoạt động nối tiếp :
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị luyện tập về từ đồng nghĩa.
HS trả lời.
HS sửa bài tập của tiết trước.
Thảo luận nhóm.
Nhóm 1: Tổ quốc = nước nhà, non sông.
Nhóm 2: Tổ quốc = đất nước , quê hương.
 HS phát biểu ý kiến.
-Làm bài vào vở bài tập 
Tổ quốc = đất nước, quốc gia, giang sơn , quê hương, non sông, nước nhà
chọn đôị thắng cuộc 
-Học nhóm 4
Quốc tế, quốc kì, quốc huy, quốc hiệu, quốc ca, quốc sách, quốc hội, quốc vương, quốc khánh, quốc ngữ
-Dành cho hs khá , giỏi đặt câu.
Lượt 1: tự chọn từ ngữ để đặt.
Lượt 2: Đặt câu theo yêu cầu của GV
Nhận xét 
 Kể chuyện : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ HỌC
I/ Mục tiêu :
1/ Rèn kĩ năng nói :
 -Chọn được một truyện nói về các anh hùng, danh nhân của nước ta, và kể lại rõ ràng đủ ý .
 - Hiểu được nội dung chính và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
2/ Rèn kĩ năng nghe :
 Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
 II/ Đồ dùng dạy học 
Bảng phụ ghi tiêu chuẩn đánh giá.
Chép sẵn đề bài lên bảng.
III/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A/ Bài cũ:
Gọi 2 HS nối tiếp nhau kể lại chuyện Lý tự trọng.
Hỏi: Nêu ý nghĩa câu chuyện.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu:
2/ Hướng dẫn HS kể chuyện :
a/ Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu đề bài:
 Gọi HS đọc đề.
 GV gạch dưới các từ ngữ cần chú ý.
GV giải nghĩa từ danh nhân: người có danh tiếng, có công trạng đối với đất nước, tên tuổi được người đời ghi nhớ.
Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý .
Hỏi : Em đã được đọc , được học những chuyện kể về danh nhân, anh hùng nào?
GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS
b/ HS thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
Cho HS kể trong nhóm.
Cho HS thi kể trước lớp
Tổ chức cho HS nhận xét đánh giá theo các tiêu chuẩn: 
Nội dung
Cách kể
Khả năng hiểu chuyện .
3/ Ho ạt động nối tiếp :Nhận xét tiết học
 HS trả lời những yêu cầu của GV.
HS đọc đề.
Tìm hiểu yêu cầu của đề.
Đọc các gợi ý ở SGK.
Phạm Ngũ Lão, Tôn Thất Tùng, Phùng Khắc Khoan, Trưng Trắc
HS kể chuyện trong nhóm.
Trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
Thi kể trước lớp.
Nhận xét đánh giá
Chọn HS kể hay nhất.
- Hs khá , giỏi tìm được câu chuyện ngoài sách 
 Kể chuyện một cách tự nhiên sinh động 
Thứ t ư ngày 2 tháng 9 năm 2009
 Tập đọc : SẮC MÀU EM YÊU ( Trang 19 )
 Phạm Đình Ân
I/ Mục đích yêu cầu:
 - Đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ : Tình yêu quê hương , đất nước với những sắc màu, những con người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ.(trả lời các câu hỏi trong sgk,thuộc lòng các khổ thơ em thích )
II/ Đồ dùng dạy học :
 Tranh minh hoạ.
 Bảng phụ ghi đoạn thơ cần luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy học :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A/ Bài cũ:
Gọi HS đọc bài Nghìn năm văn hiến và trả lời câu hỏi về nội dung.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
.2/ Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc :
Hướng dẫn đọc sơ lược : Đọc giọng nhẹ nhàng, tha thiết..
.
GV đọc diễn cảm toàn bài
b/ Tìm hiểu bài:
Yêu cầu HS đọc thầm.
Hỏi : Bạn nhỏ thích những màu sắc nào?
Giảng từ : sờn bạc
Mỗi màu sắc gợi ra những hình ảnh nào?
Vì sao bạn nhỏ yêu tất cả các màu sắc đó?
Bài thơ nói lên điều gì?
c/ Đọc diễn cảm và luyện học thuộc lòng:
GV hướng dẫn đọc diễn cảm 1 đoạn của bài, chú ý cách ngắt nhịp, nhấn giọng.
Luyện đọc diễn cảm trong nhóm.
Thi đọc diễn cảm trước lớp.
HS học nhẩm đoạn thơ mình thích.
Thi đọc thuộc lòng đoạn thơ em thích nhất.
3/ Củng cố , dặn dò:
Nhận xét tiết học.
HS đọc và trả lời câu hỏi.
Gọi 1 HS đọc lại toàn bài.
Cho HS đọc tiếp nối từng đoạn lượt 1
HS đọc chú giải.
Luyện đọc từ khó: óng ánh, bát ngát, khăn quàng
Cho HS đọc nối tiếp lượt 2.
Cho HS luyện đọc theo nhóm đôi.
Màu đỏ, xanh, vàng, trắng, đen ,tím..
Các màu sắc đều gợi lên hình ảnh của quê hương, cảnh vật , con người bạn yêu quý.
Tình cảm của bạn nhỏ với những sắc màu, những con người và sự vật xung quanh, qua đó thể hiện được tình yêu của bạn đối với quê hương đất nước.
Luyện đọc diễn cảm.
HS luyện đọc theo yêu cầu của GV.
Thi đọc diễn cảm.
Thi đọc thuộc lòng
 Tập làm văn: LUYỆN TẬP VĂN TẢ CẢNH.
I/ Mục tiêu 
 - Biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong bài Rừng trưa và bài Chiều tối.(BT1)
 - Dựa vào dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày đã lập trong tiết học trước , viết một đoạn văn có các chi tiết và hình ảnh hợp lí(BT2)
II/ Đồ dùng dạy học:
Phiếu học tập , tranh ảnh.
III/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A/ Bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
1/ B/ Bài mới:
Giới thiệu :
GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
GV giới thiệu tranh ảnh rừng tràm.
Cho HS đọc thầm 2 bài văn tìm những hình ảnh mình yêu thích.
Cho HS phát biểu ý kiến, giải thích vì sao thích hình ảnh đó.
Bài tập 2:
Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài .
Cho 1, 2 HS làm mẫu: chuyển ý trong dàn bài thành 1 đoạn văn tả.
Cho HS cả lớp viết bài vào vở.
Gọi HS đọc bài làm.
Tổ chức nhận xét , chấm chữa.
GV chấm điểm 1 số bài. Nêu nhận xét chung.
3/ Hoạt đ ộng nối tiếp : 
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà quan sát cảnh vật trong 1 cơn mưa và lập dàn ý miêu tả.
2 HS làm bài .
Cả lớp nhận xét.
HS đọc bài tập.
HS thảo luận nhóm đôi.
Cho HS phát biểu ý kiến
 Giải thích vì sao thích hình ảnh đó.
Tác giả đã thể hiện khả năng quan sát tài tình, vận dụng từ tượng thanh , tượng hình để mieu tả nét đặc sắc của cảnh.
1 HS đọc yêu cầu bài .
 1, 2 HS làm mẫu cho cả lớp nghe và nhận xét.
 HS cả lớp viết bài vào vở.
Mẫu: ý: Nắng yếu dần.
Lời: Chập choạng tối, nắng bắt đầu yếu dần, chỉ còn lại những sợi mỏng manh như tơ.
HS ghi chép
 Tập làm văn: LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ.
I/ Mục tiêu :
 -Nhận biết được bảng số liệu thống kê hiểu cách trình bày số liêu thống kêdưới hai hình thức : nêu số liệu và trình bày bảng (BT1).
 -Thống kê được số học sinh trong lớp mẫu (BT2).
II/ Đồ dùng dạy học:
Phiếu học tập nhóm.
III/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A/ Bài cũ: 
Gọi 2 HS đọc đoạn văn tả cảnh đã làm ở tiết trước.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu :
GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
Yêu cầu HS nhìn bảng thống kê, trả lời những câu hỏi
a/ Nhắc lại các số liệu thống kê trong bài.
b/ Các số liệu thống kê được trình bày dưới 2 hình thức.
1/ Nêu số liệu.
2/ So sánh các số liệu
c/ Tác dụng của các số liệu thống kê:(SGK)
Bài tập 2:
.Cho HS hoạt động nhóm: Ghi kết quả thảo luận vào phiếu học tập nhóm.
Gọi HS đọc bài làm.
Tổ chức nhận xét , chấm chữa.
Gọi HS nói tác dụng của bảng thống kê
GV chấm bài, Nêu nhận xét chung.
3/ Ho ạt động nối tiếp : 
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà quan sát cảnh vật trong 1 cơn mưa và lập dàn ý miêu tả.
2 HS làm bài .
Cả lớp nhận xét.
HS đọc bài tập.
Số khoa thi: 185
Số tiến sĩ: 2896.
số bia: 82
Số tên tiến sĩ khắc trên bia: 1306.
Trả lời các câu hỏi của GV về số liệu so sánh qua các triều đại, tác dụng của bảng thống kê.
1 HS đọc yêu cầu bài .
 HS thảo luận nhóm , ghi vào bảng thống kê số HS nam , nữ, số HS giỏi, tiên tiến của mỗi tổ và so sánh.
HS nói tác dụng của bảng thống kê
HS đọc bài làm.
HS nói tác dụng của bảng thống kê
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I/ Mục tiêu: 
 - Tìm được các từ đồng nghĩa trong đoạn văn (BT1) ; xếp được các từ vào các nhóm từ đồng nghĩa (BT2).
 - Viết được đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu có sử dụng 1 số từ đồng nghĩa (BT3)
II/ Đồ dùng dạy học:
Phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A/ Bài cũ: 
Gọi HS làm lại các bài tập ở tiết học trước.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu :
GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
Thảo luận nhóm đôi 
Cho HS phát biểu ý kiến.
GV chốt ý: Má, mẹ , u , bầm, mạ , bu là những từ đồng nghĩa.
GV yêu cầu HS tìm từ đồng nghĩa với :cha
Bài tập 2:
Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài .
Tổ chức trò chơi “ Ai nhanh hơn”
Tổ chức chấm chữa, chọn đội thắng cuộc.
Gọi 1 HS đọc lại kết quả bài làm đúng nhất.
Bài tập 3:
GV nêu yêu cầu bài tập : Viết 1 đoạn văn miêu tả có sử dụng từ đồng nghĩa.
Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
Gọi HS đọc bài làm.
 Tổ chức cho HS nhận xét bổ sung và góp ý.
3/ Ho ạt động nối tiếp : 
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà làm lại bài tập 3 vào vở.
Chuẩn bị bài sau: Mở rộng vốn từ nhân dân.
2 HS làm bài .
Cả lớp nhận xét.
HS đọc bài tập.
Nêu các từ đồng nghĩa với từ Mẹ.
HS thảo luận nhóm đôi.
Tham gia trò chơi .
Chia lớp thành 6 nhóm.
Chọn nhóm nhanh nhất sửa chung.
*Bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang.
* Lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh.
* Vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, hiu hắt.
HS làm việc cá nhân: Viết đoạn văn có sử dụng từ đồng nghĩa.
HS ghi chép 
HS đọc bài làm.
nhận xét bổ sung và góp ý.

Tài liệu đính kèm:

  • docF113 TUAN 2.doc