Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần học 16

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần học 16

 Tập đọc

 Tuần 16 Bài: THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN

I/ Mục tiêu:

Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi.

2/ Hiểu nội dung ý nghĩa : Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãng Ông ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)

II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ

 

doc 8 trang Người đăng hang30 Lượt xem 383Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần học 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 16
 Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2009
 Cách ngôn : CHIM CÓ TỔ, NGƯỜI CÓ TÔNG.
 Tập đọc 
 Tuần 16 Bài: THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
I/ Mục tiêu:
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi.
2/ Hiểu nội dung ý nghĩa : Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãng Ông ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ 
III/ Các hoạt động dạy học :
 HOẠT ĐỘNG CẢ THẦY 
 H/Đ CỦA TRÒ
A/ Bài cũ:
B/ Bài mới: 
1/Giới thiệu: Dùng tranh để giới thiệu .
2/ Luyện đọc và tìm hiểu:
a/ Luyện đọc :
Tổ chức cho HS luyện đọc.Luyện đọc từ: thuyền chài,nồng nặc, khuya, suốt đời.
GV phân đoạn : 3 đoạn, Khổ 1và 2 là 1 đoạn.
Hướng dẫn đọc với giọng nhẹ nhàng điềm tĩnh, chú ý nhấn giọng những từ gợi tả.GV đọc mẫu.
b/ Tìm hiểu:
Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãng Ông trong việc chữa bệnh cho người con thuyền chài?
Giảng : Ân cần
Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãng Ông trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ?
Vì sao nói Lãng Ông không màng danh lợi?
Em hiểu 2 câu thơ cuối như thế nào?
Nội dung chính : 
c/ Luyện đọc lại: 
HS đọc nối tiếp các đoạn .Hướng dẫn cách đọc cụ thể đoạn 3.Cho HS luyện đọc trong nhóm.Tổ chức thi đọc.
C/ Củng cố dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
Gọi 2 HS đọc và trả lời câu hỏi bài Về ngôi nhà đang xây. 
Nhận xét
HS đọc.
HS nghe
1 HS đọc mẫu.
HS đoc nối tiếp đoạn.
HS đọc từ khó.
HS đọc chú giải.
Luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
HS trả lời
HS trả lời
Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãng Ông
HS luyện đọc.
Thi đọc.
 Môn: Luyện từ và câu
 Tuần 16 Bài: TỔNG KẾT VỐN TỪ
 I/ Mục tiêu :
 Tìm được một số từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với các từ nhân hậu, trung thực, dũng cảm , cần cù.(bt1)
2/ Tìm được từ ngữ miêu tả tính cách con người trong bài văn Cô Chấm (bt2)
 II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 H. ĐỘNG CỦA TRÒ
A/ Bài cũ:
Yêu cầu HS làm lại bài tập 2 của tiết trước.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu :
GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2/ Hướng dẫn hs làm bài tập:
Bài 1: Cho HS đọc nội dung bài tập.
Tổ chức trò chơi Ghi nhanh 
GV chia nhóm cho HS tìm từ và ghi nhanh lên bảng.
Tổ chức cho HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
GV chấm và bổ sung các từ còn thiếu ở mỗi nhóm.
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập.
 GV cho HS thảo luận nhóm đôi để tìm những từ ngữ tả tính cách của Cô Chấm.
GV treo bảng phụ ghi sẵn đoạn văn.
Cho HS gạch chân các từ tả tính cách .
Tổ chức bổ sung, nhận xét.
Hỏi: Qua các từ ngữ này , em có nhận xét gì về tính cách cô Chấm?
GV chốt: Cô Chấm là người trung thực, thẳng thắn, cần cù , chăm chỉ lao động. Cô cũng rất giàu tình cảm đẽ xúc động. Cô là hình ảnh đẹp của người phụ nữ lao động mới.
C/ Củng cố dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
HS nghe.
HS nghe.
Bài 1:
HS đọc và trả lời thảo luận để ghi ra bảng:
Nhóm 1: Đồng nghĩa và trái nghĩa với nhân hậu
Nhóm 2: đồng nghĩa và trái nghĩa với trung thực
Nhóm 3: đồng nghĩa và trái nghĩa với dũng cảm.
Nhóm 4: Đồng nghĩa và trái nghĩa với cần cù.
Bài 2:
HS gạch chân các từ: dám nhìn thẳng, dám nói thế, thẳng băng, dám nhận hơn, không có gì độc địa, không làm tay chân bứt rứt, không đua đòi, mộc mạc như hòn đất, hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương, khóc mất bao nhiêu nước mắt...
 Kể chuyện 
 Tuần 16 Bài: KỂ CHUYỆN ĐÃ ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
 I/ Mục tiêu 
 Kể được một buổi sum họpđầm ấm trong gia đình theo gợi ý của SGK.
 II/ Đồ dùng dạy học: Bảng lớp viết đề bài.
III/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
H.ĐỘNG CỦA TRÒ
A/ Kiểm tra bài cũ: 
B/ Dạy bài mới:
1/Giới thiệu: 
Nêu mục đích yêu cầu tiết học
2/ Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu đề bài:
Gọi HS đọc đề bài.GV gạch chân các từ chốt.
Yêu cầu HS đọc các gợi ý trong SGK.
Gọi HS nói tiếp nêu tên các câu chuyện định kể.
Gọi 1 HS kể mẫu.
HS chuẩn bị dàn ý.
3/ Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
Chọn HS kể hay nhất.
GV liên hệ giáo dục: 
Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có hạnh phúc, êm ấm, con người mới vui sống ,được nuôi dưỡng và thực hiện nhiều ước vọng cao đẹp.
C/ Củng cố dặn dò:
HS nghe bài hát : Ba ngọn nến lung linh của nhạc sĩ Ngọc Lễ.
GV nhận xét tiết học.
Tập kể chuyện cho người thân nghe, chuẩn bị chuyện kể của tiết sau.
Gọi HS kể lại một đoạn chuyện có nội dung góp sức mình chống đói nghèo lạc hậu. Cho biết ý nghĩa.
HS kể.
HS đọc đề
Nêu yêu cầu của đề :
Kể chuyện đựơc tham gia, chứng kiến
Nội dung: về buổi sung họp gia đình.
HS làm việc theo yêu cầu của GV.
HS kể trong nhóm đôi.
Cử HS kể chuyện trước lớp.
Cùng trao đổi tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
Tổ chức nhận xét theo các tiêu chí
Để gia đình hạnh phúc, bản thân các em phải ngoan, học giỏi, biết vâng lời cha mẹ, ông bà. 
Tập làm văn 
 Tuần 16 Bài: KIỂM TRA VIẾT TẢ NGƯỜI
I/ Mục tiêu :
 Viết được bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện được sự quan sát chân thực ,diễn đạt trôi chảy.
 II/ Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh minh hoạ cho đề bài.
III/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
H.ĐỘNG CỦA TRÒ
A/ Kiểm tra bài cũ:
không.
B/ Dạy bài mới:
1/Giới thiệu: 
Nêu mục đích yêu cầu tiết học
2/ Hướng dẫn HS làm bài
Gọi HS đọc đề .
GV nhắc: 
Các em đã quan sát ngoại hình, hoạt động của nhân vật, hãy chuyển kết quả quan sát thành dàn ý và dựa vào đó để viết thành bài.
Gọi vài HS nêu người định tả
GV nhận xét.
Cho HS làm bài trong 40 ph.
GV thu bài và chấm.
HS trình bày
HS đọc đề
Nêu yêu cầu của đề :
HS thảo luận và trình bày
HS làm bài
Luyện từ và câu Tuần 16 Bài: TỔNG KẾT VỐN TỪ
I/ Mục tiêu 
 -Bài kiểm tra vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho (Bt1)
- Đặt được câu theo yêu cầu Bt2,Bt3
 II/ Đồ dùng dạy học: Bảng ghi bài tập 1, 3.Phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
H.ĐỘNG CỦA TRÒ
A/ Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS đọc lại đoạn văn đã viết ở tiết trước
Nhân xét chấm chữa.
B/ Dạy bài mới:
1/Giới thiệu: 
Nêu mục đích yêu cầu tiết học
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
 Cho HS đọc nội dung bài tập.
Cho HS làm bài trong vở bài 1a: Xếp các từ thành nhóm từ đồng nghĩa.
HS làm bài 1b:
GV chấm và chữa bài.
Bài 2:
Cho 2 HS đọc bài văn. Cả lớp đọc thầm theo.
Hỏi: Bài văn nêu ra những cách so sánh nào?
Theo tác giả, để bài viết hay, truyền cảm thì người viết phải bắt đầu từ đâu?
GV chốt: Các nhà văn lớn đã thể hiện tài quan sát của mình và vận dụng so sánh để viết nên những câu văn miêu tả gợi cảm tài tình.
Bài 3: 
HS đọc bài tập.
Yêu cầu HS đặt câu .
Cho HS trình bày trước lớp.
Tổ chức nhận xét, chấm chữa.
 C/ Củng cố dặn dò:
HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
GV nhận xét tiết học.
HS đọc bài và sửa bài
HS đọc bài tập
Chọn những nhóm từ đồng nghĩa.
1a: làm miệng
Đỏ- hồng, điều, son , đào.
Trắng - bạch.
Xanh - lục- biếc.
bài 1b: bảng đen, mèo mun, chó mực, ngựa ô, mắt huyền, áo the thâm.
HS đọc bài và trả lời.
- so sánh với người, với con vật , với cây hoa, nhỏ so với to, so sánh kèm với nhân hoá....
HS đặt câu:
Dòng sông mặc áo lụa đào thướt tha.
Đôi mắt đen như hạt huyền.
Dáng mẹ đi tất bật như bị ai đó đuổi theo sau.
 Chính tả 
 Tuần 16 Bài: VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
 I/ Mục tiêu:
1/ Nghe viết đúng chính tả hai khổ thơ của bài Về ngôi nhà đang xây.
2/ Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu r /d/gi , vần iêm, im, iêp. ip..
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
 H/Đ CỦA TRÒ
A/ Bài cũ:
B/ Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu: GV nêu yêu cầu tiết học.
2/ Hướng dẫn HS nghe viết:
GV đọc đoạn viết
 Hỏi: Nội dung của đoạn nói lên điều gì?
Luyện viết từ khó: 
 - Nhắc HS cách trình bày đoạn thơ tự do.
HS nghe đọc và viết trong 15 ph.
Tổ chức chấm chữa.
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2a: Đọc yêu cầu đề.
Tổ chức trò chơi Đội nào nhiều nhất.
Chia lớp thành 3 đội để HS tìm và viết các từ chứa tiếng trong bảng.
Bài 3 b: HS đọc yêu cầu đề.
HS làm bài cá nhân: điền vào chỗ chấm tiếng bắt đầu bằng r/gi/v/d.
GV treo bảng phụ và tổ chức chấm chữa.
Chấm chữa chốt ý đúng.
C/ Củng cố dặn dò:
 Trò chơi: Đối nhanh đáp giỏi.
GV nêu thể lệ trò chơi: 
Nội dung trò chơi là bài tập 2c.
HS cả lớp tham gia trò chơi.
Chấm chọn đội thắng cuộc.
 Nhận xét tiết học
Đọc cho HS viết những từ ngữ còn sai nhiều ở tiết trước.
HS viết bảng con.
Vẻ đẹp của ngôi nhà đang xây.
bê tông, hươ, sẫm biếc vôi vữa, nồng hăng.
Viết bảng con
HS viết.
2a, b
- rẻ mạt, hạt dẻ, giẻ lau
- rây bụi, dây dừa, giây phút
- vàng vọt, dễ dàng.
- vào nhà, dạt dào.
- sóng vỗ, dỗ em.
3/ rồi, vẽ, rồi , vẽ, rồi ,dị.
HS tham gia trò chơi.
Tập làm văn : Tuần 16 Bài: LÀM BIÊN BẢN MỘT VỤ VIỆC
I/ Mục tiêu :
 - Nhận biết sự giống nhau và khác nhau giữa biên bản một vụ việc với biên bản một cuộc họp .
 - / Biết làm một biên bản về việc cụ Ún trốn viện (Bt2).
II/ Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ , tranh Đám cưới chuột
III/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
H.ĐỘNG CỦA TRÒ
A/ Kiểm tra bài cũ: 
B/ Dạy bài mới:
1/Giới thiệu: 
Nêu mục đích yêu cầu tiết học
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1.
Gọi HS đọc đề bài.
GV gạch chân các từ chốt.
Yêu cầu HS đọc các gợi ý trong SGK.
Hỏi: Biên bản ghi lại vụ việc gì?
Biên bản có những phần nào?
Biên bản này có gì khác so với biên bản cuộc họp đã học?
Cho HS thảo luận nhóm nêu sự giống nhau và khác nhau của 2 biên bản
Bài tập 2.
GV cho hs đọc đề và xác định yêu cầu .
GV cho HS đọc gợi ý ở SGK.
Cho HS làm bài vào vở.
Cử 1 HS làm bài trên bảng phụ để sửa chữa chung.
GV chấm bài 1 số HS và nhận xét.
Cho HS dọc các biên bản viết tốt để tham khảo.
C/ Củng cố dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS làm bài chưa đạt làm lại bài ở nhà.
HS đọc đề
Nêu yêu cầu của đề :
HS đọc các gợi ý trong SGK.
HS thảo luận và trình bày.
Giống: Có 3 phần: mở đầu, phần chính, phần cuối.
Khác: Biên bản cuộc họp có báo cáo , phát biểu.
Biên bản vụ việc có lời khai của người có mặt.
HS làm bài vào vở.
HS làm bài cá nhân
Lập biên bản Thầy Ún trốn viện.
HS dọc các biên bản viết tốt 
HS làm bài vào vở.
1 HS làm bài trên bảng phụ để sửa chữa chung.

Tài liệu đính kèm:

  • docF113 TUAN 16.doc