Giáo án môn Toán học lớp 5 - Tiết 138: Luyện tập chung

Giáo án môn Toán học lớp 5 - Tiết 138: Luyện tập chung

*Bài 1:

-Yêu cầu HS đọc đề bài câu a)

+ Có mấy chuyển động đồng thời?

+ Nhận xét về hướng chuyển động của hai người?

* GV vẽ sơ đồ lên bảng, HS quan sát

 Xe máy Xe đạp

 A 48 km B C

* GV: vừa chỉ sơ đồ, vừa giải thích: Xe máy đi nhanh hơn xe đạp. Xe đạp đi trước, xe máy đuổi theo thì đến lúc nào đó xe máy đuổi kịp xe đạp.

 

doc 2 trang Người đăng hang30 Lượt xem 383Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán học lớp 5 - Tiết 138: Luyện tập chung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư, ngày 16 tháng 3 năm 2011
TOÁN (138) 5A,B
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MUÏC TIEÂU:
- Biết giải bài toán chuyển động cùng chiều.
- Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường 
- Làm các BT Bài 1, bài 2, bài 3 và bài 3* dành cho HS khá giỏi.
II-®å dïng d¹y häc:
-B¶ng nhãm.
III. CAÙC HOÏAT ÑOÄNG DAÏY HOÏC CHUÛ YEÁU:
Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân
Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh
A-Dạy bài mới:
-HD HS lµm bµi tËp.
*Bài 1: 
-Yêu cầu HS đọc đề bài câu a)
+ Có mấy chuyển động đồng thời?
+ Nhận xét về hướng chuyển động của hai người?
* GV vẽ sơ đồ lên bảng, HS quan sát
 Xe máy Xe đạp
 A 48 km B C
* GV: vừa chỉ sơ đồ, vừa giải thích: Xe máy đi nhanh hơn xe đạp. Xe đạp đi trước, xe máy đuổi theo thì đến lúc nào đó xe máy đuổi kịp xe đạp.
+ Quãng đường xe máy cách xe đạp lúc khởi hành?
+ Khi xe máy đuổi kịp xe đạp tại C thì khoảng cách giữa xe máy và xe đạp là bao nhiêu?
*Như vậy theo thời gian từ lúc khởi hành , khoảng cách giữa hai xe ngày càng giảm đi.
+ Sau mỗi giờ xe máy đến gần xe đạp bao nhiêu km?
+ Thời gian đi để xe máy đuổi kịp xe đạp tính thế nào?
* GV nhận xét đánh giá: Bài toán này có thể trình bày gộp bằng 1 bước : 
 48 : (36 - 12) = 2 (giờ) 
 s ( v2 - v1 ) = t
* Muốn tính thời gian gặp nhau của 2 chuyển động cùng chiều “đuổi kịp” ta lấy khoảng cách ban đầu chia cho hiệu hai vận tốc.
b) Tương tự bài a)
* GV gợi ý: Muốn biết xe máy cách xe đạp bao nhiêu km, ta làm thế nào?
*Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài 
+ Bài toán thuộc dạng nào? Sử dụng công thức nào đã có?
+ Nêu quy tắc nhân phân số?
* Bài 3: 
- GV gọi HS đọc bài toán, nêu yêu cầu của bài toán.
- GV giải thích: đây là bài toán ô tô đi cùng chiều với xe máy và đuổi theo xe máy. 
- GV hướng dẫn HS phân tích và hiểu được các bước giải của bài toán. Sau đó, GV cho HS tự giải bài toán rồi chữa bài.
2. Nhận xét - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Về nhà xem lại bài .
- 1HS
- 2 chuyển động
- Cùng chiều nhau.
- HS nghe
- 48km
- 0km
- 36 - 12 = 24 (km)
- Lấy 48 chia cho 24
- HS làm bài
- HS theo dõi
- HS TL
+ HS ở lớp làm vở , 1 HS làm bảng
+ HS nhận xét
- Khoảng cách đó bằng quãng đường xe đạp đi trước trong 3 giờ
a)
Bài giải
Sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp là:
36 – 12 = 24 (km)
Thời gian đi để xe máy đuổi kịp xe đạp là:
48 : 24 = 2 (giờ)
Đáp số: 2 giờ 
b)
Bài giải
Thời gian xe đạp đi trước xe máy là 3 giờ.
Sau 3 giờ xe đạp đã đi được quãng đường là:
12 x 3 = 36 (km)
Sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp là:
36 – 12 = 24 (km)
Thời gian đi để xe máy đuổi kịp xe đạp là:
36 : 24 = 1,5 (giờ)
Đáp số:1,5 giờ 
- 1 HS
- Tính quãng đường, s = v x t
- HS nêu
+ HS ở lớp làm vở, 1 HS làm bảng
+ HS nhận xét, chữa bài 
Quãng đường báo gấm chạy trong giờ là:
120 x = 4,8 (km)
Đáp số: 4,8 km
- 1 HS lµm b¶ng nhãm líp làm vở:
Bài giải
Thời gian xe máy đi trước ô tô là:
11 giờ 7 phút – 8 giờ 37 phút = 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ.
Đến 11 giờ 7 phút xe máy đã đi được quãng đường AB là:
36 x 2,5 = 90 (km)
Sau mỗi giờ ô tô đến gần xe máy là:
54 – 36 =18 (km)
Thời gian đi để ô tô đuổi kịp xe máy là:
90 : 18 = 5 (giờ)
Ô tô đuổi kịp xe máy lúc:
11 giờ 7 phút + 5 giờ = 16 giờ 7 phút.
Đáp số: 16 giờ 7 phút.

Tài liệu đính kèm:

  • docToan (138).doc