3. Bài mới
Giới thiệu: (1)
- Trong bài học hôm nay, các em sẽ được học về các số từ 101 đến 110.
Phát triển các hoạt động (27)
Hoạt động 1: Giới thiệu các số từ 101 đến 110.
- Gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi: Có mấy trăm?
- Gắn thêm 1 hình vuông nhỏ và hỏi: Có mấy chục và mấy đơn vị?
- Để chỉ có tất cả 1 trăm, 0 chục, 1 đơn vị, trong toán học, người ta dùng số 1 trăm linh 1 và viết 101.
- Giới thiệu số 102, 103 tương tự như giới thiệu số 101.
- Yêu cầu HS thảo luận để tìm cách đọc và cách viết các số còn lại trong bảng: 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110.
Yêu cầu HS cả lớp đọc lại các số từ 101 - 110
Thứ ngày tháng năm THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MÔN: TOÁN Tiết: CÁC SỐ TỪ 101 ĐẾN 110 I. Mục tiêu Kiến thức: Giúp HS biết: Cấu tạo thập phân của các số từ 101 đến 110 là gồm: 1 trăm, 0 chục và các đơn vị. Đọc và viết các số từ 101 đến 110. Kỹ năng: So sánh được các số từ 101 đến 110 và nắm được thứ tự của các số này. Thái độ: Ham thích học toán. II. Chuẩn bị GV: Các hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, các hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, các hình vuông nhỏ biểu diễn đơn vị như đã giới thiệu ở tiết 132. Bảng kẻ sẵn các cột ghi rõ: trăm, chục, đơn vị, viết số, đọc số, như phần bài học của SGK. HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Các số tròn chục từ 110 đến 200. GV kiểm tra HS về đọc số, viết số, so sánh các số tròn chục từ 10 đến 200. Nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Trong bài học hôm nay, các em sẽ được học về các số từ 101 đến 110. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Giới thiệu các số từ 101 đến 110. Gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi: Có mấy trăm? Gắn thêm 1 hình vuông nhỏ và hỏi: Có mấy chục và mấy đơn vị? Để chỉ có tất cả 1 trăm, 0 chục, 1 đơn vị, trong toán học, người ta dùng số 1 trăm linh 1 và viết 101. Giới thiệu số 102, 103 tương tự như giới thiệu số 101. Yêu cầu HS thảo luận để tìm cách đọc và cách viết các số còn lại trong bảng: 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110. Yêu cầu HS cả lớp đọc lại các số từ 101 - 110. v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành. Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chép vở để kiểm tra bài lẫn nhau. Bài 2: Vẽ lên bảng tia số như SGK, sau đó gọi 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Nhận xét, cho điểm và yêu cầu HS đọc các số trên tia số theo thứ tự từ bé đến lớn. Bài 3: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Để điền dấu cho đúng, chúng ta phải so sánh các số với nhau. Viết lên bảng: 101 . . . 102 và hỏi: Hãy so sánh chữ số hàng trăm của 101 và số 102. Hãy so sánh chữ số hàng chục của 101 và số 102. Hãy so sánh chữ số hàng đơn vị của 101 và số 102. Khi đó ta nói 101 nhỏ hơn 102 và viết 101 101. Yêu cầu HS tự làm các ý còn lại của bài. Một bạn nói, dựa vào vị trí của các số trên tia số, chúng ta cũng có thể so sánh được các số với nhau, theo con bạn đó nói đúng hay sai? Dựa vào vị trí các số trên tia số trong bài tập 2, hãy so sánh 101 và 102 với nhau. Tia số được viết theo thứ tự từ bé đến lớn, số đứng trước bao giờ cũng bé hơn số đứng sau. Bài 4: Nêu yêu cầu và cho HS tự làm bài. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà ôn lại về cách đọc, cách viết, cách so sánh các số từ 101 đến 110. Hát Một số HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV. Trả lời: Có 1 trăm, sau đó lên bảng viết 1 và cột trăm. Có 0 chục và 1 đơn vị. Sau đó lên bảng viết 0 vào cột chục, 1 vào cột đơn vị. HS viết và đọc số 101. Thảo luận để viết số còn thiếu trong bảng, sau đó 3 HS lên làm bài trên bảng lớp, 1 HS đọc số, 1 HS viết số, 1 HS gắn hình biểu diễn số. Làm bài theo yêu cầu của GV. Bài tập yêu cầu chúng ta điền dấu >, <, = vào chỗ trống. Chữ số hàng trăm cùng là 1. Chữ số hàng trăm cùng là 0 1 nhỏ hơn 2 hay 2 lớn hơn 1. Làm bài. Bạn HS đó nói đúng. 101 101 vì trên tia số 102 đứng sau 101. Làm bài theo yêu cầu, sau đó 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp v Bổ sung: v Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: