I.Mục tiêu:
- Biết tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. Một năm nào đó thuộc thế kỉ nào. Đổi đơn vị đo thời gian.
- Rèn kĩ năng tính đúng, đổi đúng và thạo các số đo về thời gian.
- Giáo dục tính cẩn thận, chủ động trong học tập.
II. Chuẩn bị.
- GV: Máy chiếu.
- HS: Xem trước bài.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tiết 122 Ngày soạn:10/02/2012 Ngày dạy: 21/02/2012 Lớp dạy: Năm 1 Bài dạy: Bảng đơn vị đo thời gian Người dạy: Mai Văn Trọng I.Mục tiêu: - Biết tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. Một năm nào đó thuộc thế kỉ nào. Đổi đơn vị đo thời gian. - Rèn kĩ năng tính đúng, đổi đúng và thạo các số đo về thời gian. - Giáo dục tính cẩn thận, chủ động trong học tập. II. Chuẩn bị. - GV: Máy chiếu. - HS: Xem trước bài. III. Các hoạt động dạy học. Thầy Trò Hoạt động 1: - Ổn định. * Bài mới: Bảng đơn vị đo thời gian. Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức. - Trong tiết học toán này chúng ta cùng ôn tập về các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa chúng. - Hãy kể tên các đơn vị đo thời gian mà các em đã học. - Yêu cầu HS nhận xét. - GV NX. - GV cho HS chơi trò chơi “Đố bạn” - GV chiếu bảng đơn vị đo thời gian lên màn hình. 1 thế kỉ = năm 1 tuần lễ = ngày 1 năm = tháng 1 ngày = giờ 1 năm = ngày 1 giờ = phút 1 năm nhuận = ngày 1 phút = giây - GV nhận xét từng câu trả lời của HS. - GV giới thiệu đây là bảng đơn vị đo thời gian. - Yêu cầu HS đọc lại. - Cứ 4 năm lại có một năm nhuận. - Vậy năm 2000 là năm nhuận thì những năm nhuận tiếp theo là? - Em có nhận xét gì về số chỉ năm nhuận? - GV NX - Tìm số ngày trong tuần tháng. Làm việc cá nhân. - GV NX - GV hướng dẫn thêm về cách nhớ số ngày của các tháng trên bàn tay. - GV yêu cầu HS đọc lại bảng đơn vị đo thời gian rồi chuyển qua phần ví dụ. - GV chiếu các ví dụ trong sách lên màn hình. Một năm rưỡi = 1,5 năm = tháng 0,5 giờ = phút 2/3 giờ = phút 216 phút = giờ phút = giờ. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. Sau đó GV gọi HS lên trình bày - GV nhận xét và yêu cầu học sinh giải thích cách đổi trong từng trường hợp . - GV nhận xét tuyên dương học sinh. * GV hỏi - Để đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn ta thực hiện phép tình gì? - Để đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé ta thực hiện phép tình gì? - GV nhận xét - Hát - Giây, phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm, thế kỉ. - 1 HS nhận xét. - HS quan sát. - Lần lượt từng em sẽ đố nhau cho đến hết. 1thế kỉ = 100 năm 1 tuần lễ = 7 ngày 1 năm = 12 tháng 1 ngày = 24 giờ 1 năm = 365 ngày 1 giờ = 60 phút 1 năm nhuận = 366 ngày 1 phút = 60 giây - Nghe - 2 - 3 HS lặp lại. - Nghe - 2004, 2008, 2012, 2016, - Chia hết cho 4. - 2 – 3 HS trả lời. HS khác nhận xét - Tháng một, tháng ba, tháng năm, tháng bảy, tháng tám, tháng mười, tháng mười hai có 31 ngày. - Tháng tư, tháng sáu, tháng chin, tháng mười một có 30 ngày. - Tháng hai có 28 ngày ( vào năm nhuận có 29 ngày ) - HS quan sát. - 1 HS đọc. - HS quan sát - 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận. Một năm rưỡi = 1,5 năm = 18 tháng 0,5 giờ = 30 tháng 2/3 giờ = 40 phút 216 phút = 3 giờ 36 phút = 3,6 giờ - Học sinh giải thích . a.1,5 năm =12 tháng x 1,5 = 18 tháng b. 0,5 giờ = 60 phút x 0,5 = 30 phút c. 2/3 giờ = 60 phút x 2/3 = 40 phút d.216: 60 = 3( dư 36) nên 216 phút = 3giờ 36 phút 216:60 =3,6 nên 216 phút = 3,6 giờ - 1HS trả lời.HS khác nhận xét Ta thực hiện phép tính chia. - 1HStrả lời Ta thực hiện phép tính nhân. Hoạt động 3: Luyện tập - thực hành: Bài 1: GV yêu cầu học sinh đọc đề - Yêu cầu học sinh tự làm bài. Nhắc học sinh dùng chữ số La Mã để ghi thế kỉ. - GV nhắc lại 1 thế kỉ bằng một trăm năm. - Yêu cầu học sinh nhận xét - GV nhận xét Bài 2: GV yêu cầu học sinh đọc đề bài trong sách giáo khoa và hỏi bài tập yêu cầu chúng ta làm gì. - Yêu cầu HS làm vào vỡ. - Sửa bài trên màn hình. - GV yêu cầu HS giải thích một vài trường hợp. Bài 3a.GV yêu cầu học sinh đọc đề. - Yêu cầu HS làm vào vỡ. - GV sửa bài trên màn hình - Nhận 10 tập HS để chấm diểm. Hoạt động 4: Củng cố - GV cho HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Cấu 1. 3/5 giờ = phút 34 phút b. 36 phút 38 phút d. 40 phút Câu 2. Nguyễn Huệ sinh năm 1753 thuộc thế kỉ thứ mấy? a. XVI b. XVII c. XVIII d. XIX Câu 3. Bác Hồ sinh năm 1890 thuộc thế kỉ thứ mấy. a. XVI b. XVII c. XVIII d. XIX - Yêu cầu HS nhận xét tiết học. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài kế tiếp là bài Cộng số đo thời gian. - 1 học sinh đọc to trước lớp. - Hoc sinh làm nhẩm. Trả lời miệng - Nghe. - Mỗi học sinh nêu một sự kiện + Kính viễn vọng năm 1671 - Thế kỉ XVII + Bút chì năm 1794 - Thế kỉ XVIII + Đầu máy xe lửa năm 1804 - Thế kỉ XIX + Xe đạp năm 1869 - Thế kỉ XIX + Ôtô năm 1886 - Thế kỉ XIX + Máy bay năm 1903 - Thế kỉ XX + Máy tính điện tử năm 1946 - Thế kỉ XX + Vệ tinh nhân tạo năm 1957 - Thế kỉ XX - Mỗi học sinh nhận xét một ý - Bài tập yêu cầu đổi các đơn vị đo thời gian - HS làm bài. 6 năm = 72 tháng 3 giờ = 180 phút 4 năm 2 tháng = 50 tháng 1,5 giờ = 90 phút 3 ngày = 72 giờ ¾ giờ = 45 phút 3 năm rưỡi = 42 tháng 6 phút = 360 giây 0,5 ngày = 12 giờ ½ phút = 30 giây 3 ngày rưỡi = 84 giờ 1 giờ = 3600 giây - HS quan sát - HS giải thich. - HS đọc. - HS làm bài. a. 72 phút = 1,2 giờ b. 270 phút = 4,5 giờ - HS quan sát - Đáp án b - Đáp án c - Đáp án d - 1HS nhận xét - HS lắng nghe. Sinh viên thực tập Thứ ngày tháng năm Kí tên Mai Văn Trọng TRẦN THỊ NGỌC PHƯỢNG
Tài liệu đính kèm: