I.Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Bước đầu hiểu được vận tốc là đại lượng chỉ quảng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
- Biết cách tính vận tốc (lấy quãng đường đi được chia cho thời gian).
II.Đồ dùng dạy học:
Hai bảng bìa, hai bảng con.
III.Hoạt động dạy học:
Giáo án Môn: Toán Bài: VẬN TỐC I.Mục tiêu: Giúp học sinh: - Bước đầu hiểu được vận tốc là đại lượng chỉ quảng đường đi được trong một đơn vị thời gian. - Biết cách tính vận tốc (lấy quãng đường đi được chia cho thời gian). II.Đồ dùng dạy học: Hai bảng bìa, hai bảng con. III.Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên gọi hai học sinh lên bảng đổi đơn vị đo thời gian, cả lớp làm vào vở. 2 giờ 20 phút = . giờ. 3 giờ 24 phút = . giờ. * Tính: 17 giờ 30 phút 3 phút 30 giây - 05 giờ 30 phút x 3 - Giáo viên nhận xét và sửa bài. 3.Bài mới: - Tập thể lớp hát vui. - Hai học sinh lên bảng cả lớp làm vào vở. - Lắng nghe. Hoạt động 1: Giới thiệu vận tốc * Giáo viên đưa ra ví dụ 1 và gọi một học sinh đọc: - Yêu cầu một học sinh lên tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng. - Yêu cầu một học sinh lên bảng lập phép tính để tìm kết quả, cả lớp làm vào nháp. - Giáo viên hỏi: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - Nhận xét cách làm của học sinh và giới thiệu: trong ví dụ chúng ta vừa tìm hiểu trung bình 1 giờ ô tô đi được quãng đường là 42.5 km , mà ô tô đi được trong mỗi giờ gọi là vận tốc trung bình hay gọi vận tốc của ô tô. Vậy để biết vận tốc là gì? Và công thức tính của nó như thế nào? Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài vận tốc. - Giáo viên ghi tựa bài lên bảng và yêu cầu học sinh nhắc lại. - Giáo viên hỏi: Qua ví dụ 1 em nào cho cô biết đơn vị đo vận tốc là gì? - Giáo viên nhận xét và nêu lại. + Đơn vị đo vận tốc là km/giờ. + Viết là “km gạch chéo giờ”. + Đọc là “ki – lô – mét trên giờ”. - Yêu cầu một, hai học sinh đọc. - Giáo viên hỏi: Các em hiểu như thế nào về các đơn sau: + Vận tốc của ô tô là 42.5 km/giờ? + Vận tốc của người đi bộ: 190 m/phút? + Vận tốc của ánh sáng:3.000.000 km/giờ? - Yêu cầu ba học sinh trả lời. - Giáo viên nhận xét và nêu lại. - Qua ví dụ 1 em nào cho cô biết vận tốc là gì? - Giáo viên nhận xét và dán bảng phụ ghi sẳn nội dung “vận tốc là quãng đường đó ô tô đi được trong một đơn vị thời gian”. - Yêu cầu hai, ba học sinh nhắc lại. - Giáo viên nói thêm: Đơn vị thời gian có thể là một giờ, một phút hay một giây. - Giáo viên đưa ra ví dụ 2. - Yêu cầu một học sinh đọc. - Giáo viên hỏi: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - Giáo viên tóm tắt lại bài toán bằng sơ đồ. m 60m - Yêu cầu một học sinh lên bảng tính cả lớp làm vào vở. - Yêu cầu một học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét và kết luận.Vậy vận tốc của người đi - Một học sinh đọc. - Một học sinh lên tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng. - Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. 170 : 4 = 425 (cm) - Học sinh trả lời: + Trong 4 giờ ô tô đi được quãng đường là 170 km. + Trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu ki-lô-mét? - Học sinh nhắc lại. - Km/giờ. - Lắng nghe. - Một – hai học sinh đọc “ki-lô-mét trên giờ”. - Ba học sinh trả lời. - Học sinh lắng nghe và nhắc lại. - Học sinh trả lời. - Hai, ba học sinh nhắc lại. - Lắng nghe. - Một học sinh lên bảng tính cả lớp làm vào vở. 60 : 10 = 6 m/giây. Đáp số: 6 m/giây. Hoạt động 2: Công thức tính vận tốc - Qua hai ví dụ vừa tìm hiểu em nào cho cô biết để tính vận tốc ta làm như thế nào? - Gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét. - Giáo viên nói: Nếu gọi vận tốc là V, quãng đường là S, thời gian là t, em nào nêu công thức tính vận tốc cho cô? - Yêu cầu một học sinh nêu. - Gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét và nói thêm. - Để tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian. - Nhận xét. - Lắng nghe. - Một học sinh nêu. V = S : t Hoạt động 3:Thực hành Bài 1: - Yêu cầu một học sinh lên đọc yêu cầu bài toán. - Giáo viên hỏi: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán yêu cầu gì? + Gọi học sinh nêu cách tính vận tốc? - Giáo viên goi một học sinh lên bảng viết bài giải, các học sinh còn lại làm bài vào vở. - Gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét và sửa bài. Bài 2: - Yêu cầu một học sinh đọc yêu cầu bài toán. - Giáo viên: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán yêu cầu gì? - Yêu cầu một học sinh lên bảng giải, cả lớp làm vào vở. - Gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét và sửa bài. Bài 3: - Yêu cầu một học sinh đọc yêu cầu bài toán. - Giáo viên: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán yêu cầu gì? - Giáo viên hướng dẫn: Muốn tính vận tốc với đơn vị là m/giây thì các em phải đổi đơn vị của số đo thời gian sang giây. - Yêu cầu một học sinh lên đổi. 1 phút 20 giây = . giây. - Yêu cầu một học sinh lên bảng trình bày cả lớp làm vào vở. - Gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét và sửa bài. 4.Củng cố: - Tiết toán hôm nay chúng ta học bài gì? - Yêu cầu học sinh nêu lại công thức tính vận tốc. - Nhận xét tiết học. - Một học sinh đọc. + Một người đi xe máy trong 3 giờ đi được 105 km. + Tính vận tốc của người đi xe máy. + Học sinh nêu: V = S : t - Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. Vận tốc của xe máy là: 105 : 3 = 35 (km/giờ). Đáp số : 35 km/giờ. - Nhận xét. - Lắng nghe. - Một học sinh đọc. + Trong 2,5 giờ máy bay bay được 1.800 km. + Tính vận tốc của máy bay cả lớp thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. Vận tốc của máy bay là: 1800 : 2.5 = 720 (km/giờ) Đáp số: 720 (km/giờ) - Nhận xét. - Lắng nghe. - Một học sinh đọc. + Một người chạy được 400m trong 1 phút 20 giây. + Tính vận tốc chạy của người đó với đơn vị là m/giây. - Lắng nghe. - Một học sinh lên đổi. 1 phút 20 giây = 80 giây. - Một học sinh lên giải. cả lớp làm vào vở. Vận tốc chạy của người đó là: 400 : 80 = 5 (m/giây) Đáp số: 5 m/giây - Nhận xét. - Lắng nghe. - Vận tốc. - V = S :t.
Tài liệu đính kèm: