Toán
§46: LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về:
- Chuyển PSTP thành STP. Đọc STP.
- So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.
- Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số.
II. ĐỒ DÙNG
- GV : Bảng phụ
- HS : Bảng con
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ1. Kiểm tra bài cũ (3 - 5’)
- Bảng con : Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
1ha 430m2 = ha ; 5ha 8791m2 = ha ; 86005m2 = ha
HĐ2. Luyện tập - Thực hành (30 - 32')
a) Nháp : * Bài 1/48 ( 5 - 7’)
- KT: Chuyển PSTP STP ; đọc STP.
- DKSL : Thiếu chữ số ở phần thập phân.
- Chốt : Cách chuyển PSTP STP; Em đã đọc STP như thế nào?
b) Bảng con: * Bài 3/49 ( 5 - 7’)
- KT: Viết đơn vị đo độ dài và đơn vị đo diện tích dưới dạng STP.
- Chốt : + Nêu cách đổi đơn vị đo độ dài có tên 2 đơn vị đo ra STP ?
+ Khi đổi đơn vị đo diện tích có 1 tên đơn vị đo em làm thế nào ?
c) Vở : * Bài 2/49 ( 5 - 6’)
- KT: Số thập phân bằng nhau.
- Chốt : Hai STP bằng nhau khi nào ?
* Bài 4/49 ( 10 - 12’)
- KT: Giải toán có liên quan đến phương pháp rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số.
- DKSL : Lời giải.
- Chốt : Các bước giải dạng toán.
Thứ hai ngày 6 tháng 11 năm 2006 Toán §46: LUYỆN TẬP CHUNG I.MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về: - Chuyển PSTP thành STP. Đọc STP. - So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau. - Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số. II. ĐỒ DÙNG - GV : Bảng phụ - HS : Bảng con III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HĐ1. Kiểm tra bài cũ (3 - 5’) - Bảng con : Viết số thích hợp vào chỗ chấm : 1ha 430m2 = ha ; 5ha 8791m2 = ha ; 86005m2 = ha HĐ2. Luyện tập - Thực hành (30 - 32') a) Nháp : * Bài 1/48 ( 5 - 7’) - KT: Chuyển PSTP ® STP ; đọc STP. - DKSL : Thiếu chữ số ở phần thập phân. - Chốt : Cách chuyển PSTP ® STP; Em đã đọc STP như thế nào? b) Bảng con: * Bài 3/49 ( 5 - 7’) - KT: Viết đơn vị đo độ dài và đơn vị đo diện tích dưới dạng STP. - Chốt : + Nêu cách đổi đơn vị đo độ dài có tên 2 đơn vị đo ra STP ? + Khi đổi đơn vị đo diện tích có 1 tên đơn vị đo em làm thế nào ? c) Vở : * Bài 2/49 ( 5 - 6’) - KT: Số thập phân bằng nhau. - Chốt : Hai STP bằng nhau khi nào ? * Bài 4/49 ( 10 - 12’) - KT: Giải toán có liên quan đến phương pháp rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số. - DKSL : Lời giải. - Chốt : Các bước giải dạng toán. HĐ3. Củng cố (3 - 5’) - Tổng kết những kiến thức đã được luyện tập chung trong 3 tiết: Viết số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng STP. Cần phân biệt sự khác nhau khi đổi đơn vị đo diện tích với đơn vị đo khối lượng và độ dài. Giải bài tập có lời văn liên quan đến đổi đơn vị đó. Rút kinh nghiệm giờ dạy: Thứ ba ngày 7 tháng 11 năm 2006 Toán §47 : KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I I.MỤC TIÊU: Giúp HS: - Viết STP; giá trị theo vị trí của chữ số trong STP; viết số đo đại lượng dưới dạng STP. - So sánh STP; Đổi đơn vị đo diện tích. - Giải bài toán bằng cách “tìm tỷ số” hoặc “rút về đơn vị”. II. Đ Ề KI ỂM TRA Phần 1: Mỗi bài tập dưới đây có kèm theo một số câu trả lời A, B, C, D (là đáp số, kết quả tính,.). Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: 1. Số “Ba mươi bảy phẩy bốn mươi hai” được viết như sau: A. 307,402 B. 37,402 C. 37,42 D. 307,42 2. Viết dưới dạng số thập phân được A. 1,0 B. 10,0 C. 0,01 D. 0,1 3. Số lớn nhất trong các số 8,09 ; 7,99 ; 8,89 ; 8,9 là: A. 8,09 B. 7,99 C. 8,89 D. 8,9. 4. 6cm 28mm = mm. Số thích hợp để điền vào chỗ chấm là: A. 68 B. 608 C. 680 D.6800. 250 m 5. Một khu đất hình chữ nhật có kích thước ghi trên hình vẽ dưới đây. Diện tích của khu đất đó là A. 1 ha B. 1 km2 400 m C. 10 ha D. 0,01 km2 Phần 2. 1. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm a) 6m 25cm = m b) 25 ha = .km2 2. Mua 2 quyển vở hết 18 000 đồng. Hỏi mua 60 quyển vở như thế hết bao nhiêu tiền? III. Biểu điểm: Phần 1: (5 điểm) Mỗi lần khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng được 1 điểm. 1. Khoanh vào C ; 2. Khoanh vào D ; 3, Khoanh vào D 4. Khoanh vào B; 5. Khoanh vào C. Phần 2 (5 điểm). Bài1 (2 điểm). Viết đúng mỗi số vào chỗ chấm được 1 điểm. a) 6m 25cm = 6,25 m; b) 25 ha = 0,25 km2 Bài 2 (3 điểm) HS giải và trình bày đúng được 3 điểm. Việc phân chia số điểm cho từng bước do GV xác định. Bài giải: 60 quyển vở gấp 12 quyển vở số lần là: 60: 12 = 5 (lần). Số tiền mua 60 quyển vở là: 18000 ´ 5 = 90000 (đồng) Đáp số: 90 000 đồng * Rút kinh nghiệm giờ dạy: Thứ tư ngày 8 tháng 11 năm 2006 Toán §48: CỘNG 2 SỐ THẬP PHÂN I.MỤC TIÊU: Giúp HS: - HS đặt và thực hiện đúng phép cộng 2 STP. - Vận dụng giải các bài tập. II. ĐỒ DÙNG - GV : Bảng phụ - HS : Bảng con III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HĐ1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) - Bảng con : 11km 20m = ..m ; 184cm = m HĐ2 : Bài mới (12-15’) 2.1 : Hình thành phép cộng hai số thập phân : - Dựa vào VD1 yêu cầu tính độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài 2 đoạn thẳng, hình thành phép cộng 2 STP : 1,84 + 2,45 = ... (m) - GV hợp tác với HS tìm cách thực hiện phép tính ra bảng, HS trình bày cách làm : + Chuyển đổi về STN để tìm kết quả (theo cm). + Đổi kết quả từ cm về m. 2.2 : Giới thiệu kĩ thuật tính : Thông thường người ta sử dụng cách đặt tính. - Đặt tính : Viết số hạng nọ dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau. - Tính : Thực hiện như cộng số tự nhiên -> HS cộng - Viết dấu phẩy vào kết quả thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng. - Muốn cộng 2 STP ta làm như thế nào? 2.3 : Áp dụng : Ví dụ 2 : 15,9 + 8,75 = ? - Em có nhận xét gì về phép tính ở VD 2 so với VD 1 ? - HS đặt tính rồi tính ra bảng con, trình bày cách làm, chốt cách cộng 2 STP. - Qua 2 VD : Muốn cộng 2 STP em cần lưu ý gì ? -> Ghi nhớ/50. HĐ3: Luyện tập - Thực hành (17-19') a) SGK : * Bài 1/50 ( 5’) - KT: Cộng 2 STP. - DKSL : Đặt dấu phẩy ở tổng sai. - Chốt : Nêu cách cộng 2 STP ? b) Bảng con : * Bài 2/50 phần a+b ( 5’) - KT: Đặt tính rồi tính : Cộng 2 STP. - DKSL: Đặt tính chưa thẳng cột. c) Vở: * Bài 2 phần c + bài 3/50 ( 7 - 9’) - KT: Đặt tính rồi tính; Giải và trình bày bài toán có lời văn. - Chốt: Cách cộng 2 STP. HĐ4: Củng cố (2-3') - Muốn cộng hai STP ta làm như thế nào? Rút kinh nghiệm giờ dạy: Thứ năm ngày 9 tháng 11 năm 2006 Toán §49: LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: Giúp HS: - Củng cố kỹ năng cộng các STP. - Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng các STP. - Củng cố về giải bài toán có nội dung hình học; tìm số trung bình cộng. II. ĐỒ DÙNG - GV : Bảng phụ kẻ sẵn khung - HS : Bảng con III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HĐ1: Kiểm tra bài cũ (3'-5') - BC: Đặt tính rồi tính: 0,345 + 9,24 ; 104 + 27,67 - Muốn cộng 2 STP em làm như thế nào? HĐ 2: Luyện tập - Thực hành (30-32') a) SGK: * Bài 1/50 (7-8’) - KT: Cộng 2 STP, tính chất giao hoán của phép cộng các STP. - Chốt: Phép cộng các STP có tính chất gì? Biểu thức tổng quát? (a + b = b + a). b) Bảng con: * Bài 2/50 (5-7’) - KT: Đặt tính, tính kết quả phép cộng STP và áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng. - Chốt: + Nhận xét 2 kết quả giống (khác) nhau? + Không thực hiện phép tính cho biết 0,7 + 0,9 có bằng 0,9 + 0,7 không? Vì sao? c) Vở: * Bài 3 + Bài 4/51 (15-16’) - KT: Giải toán tính chu vi hình chữ nhật và tìm số trung bình cộng. - DKSL: Lời giải chưa gọn. - Chốt: Tính chu vi HCN; Tìm số trung bình cộng của nhiều số. HĐ3: Củng cố (3-5’) - Phát biểu tính chất giao hoán của phép cộng các STP. Dạng tổng quát? a, b có thể nhận giá trị là những loại số nào? Rút kinh nghiệm giờ dạy: Thứ sáu ngày 10 tháng 11 năm 2006 Toán §50: TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN I.MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết tính tổng nhiều STP (tương tự như tính tổng hai STP). - Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các STP và biết vận dụng các tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất. II. ĐỒ DÙNG - Bảng phụ kẻ khung bài 2 + Ví dụ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HĐ1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) - Bảng con: Đặt tính rồi tính: 14,9 + 4,36 ; 4,36 + 14,9 - Muốn cộng 2 STP ta làm như thế nào? - Phát biểu tính chất giao hoán của phép cộng 2 STP. Nêu dạng tổng quát. HĐ2: Bài mới (12'-14'): Hướng dẫn tính tổng nhiều số thập phân: 2.1: Ví dụ: Dựa vào VD để hình thành phép cộng: Muốn tìm cả 3 thùng có bao nhiêu lít dầu ta làm gì? - HS nhận xét phép tính, tìm cách tính tổng của 3 STP dựa trên cách tính tổng của 2 STP ® HS rút ra kết luận ® GV chốt cách tính theo 3 bước. 2.2: Bài toán: Áp dụng ví dụ tự làm bài vào bảng con. - Khi đặt phép tính hàng dọc này em cần chú ý gì? 2.3: Chốt cách cộng: - Muốn tính tổng của nhiều số thập phân em đã làm thế nào? HĐ3: Luyện tập - Thực hành (20’) a) Bảng con: * Bài 1/51 (6-7’) - KT: Tổng nhiều số thập phân. - DKSL: Đặt tính sai phần b. - Chốt: Muốn cộng nhiều STP ta làm như thế nào? b) Nháp: * Bài 2/52 (7-9’) - KT: Cộng các số thập phân để nhận ra tính chất kết hợp. - Chốt: Mỗi lần thay chữ bằng số giá trị của biểu thức (a + b) + c như thế nào với giá trị của biểu thức a + (b + c) ? ® dạng tổng quát ® kết luận tính chất kết hợp của phép cộng các STP. c) Vở: * Bài 3/52 (5-7’) - KT: Vận dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để tính nhanh. - DKSL: Vận dụng các tính chất chưa linh hoạt. - Chốt: + Phát biểu tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng? + Tính chất giao hoán, kết hợp được áp dụng với cả STP. HĐ4: Củng cố (2-3’) - Phát biểu và nêu dạng tổng quát của tính chất kết hợp của phép cộng các STP? Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Tài liệu đính kèm: