Toán
Đ 16: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS qua ví dụ cụ thể, làm quen với một dạng quan hệ tỉ lệ và biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ đó.
- Rèn kĩ năng giải toán cho HS .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ.
- HS: Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ (3 - 5)
- Bảng con : Yêu cầu HS giải bài toán: Một người đi bộ trong 2 giờ đi được 4 km. Hỏi 5 giờ người ấy đi được tất cả bao nhiêu km?
HĐ2: Ôn tập củng cố (12 - 13)
2.1: Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ:
- GV nêu ví dụ trong SGK/18 yêu cầu HS tìm quãng đường đi được trong 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ rồi ghi kết quả vào bảng.
- Hãy quan sát bảng và cho biết em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa thời gian và quãng đường đi ?
- Rút nhận xét : Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
Thứ hai ngày 25 tháng 9 năm 2006 Toán Đ 16: Ôn tập và bổ sung về giải toán I. Mục tiêu: - Giúp HS qua ví dụ cụ thể, làm quen với một dạng quan hệ tỉ lệ và biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ đó. - Rèn kĩ năng giải toán cho HS . II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ. - HS: Bảng con. III. Các hoạt động dạy học: HĐ1: Kiểm tra bài cũ (3’ - 5’) - Bảng con : Yêu cầu HS giải bài toán: Một người đi bộ trong 2 giờ đi được 4 km. Hỏi 5 giờ người ấy đi được tất cả bao nhiêu km? HĐ2: Ôn tập củng cố (12’ - 13’) 2.1: Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ: - GV nêu ví dụ trong SGK/18 yêu cầu HS tìm quãng đường đi được trong 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ rồi ghi kết quả vào bảng. - Hãy quan sát bảng và cho biết em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa thời gian và quãng đường đi ? - Rút nhận xét : Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần. 2.2: Giới thiệu bài toán và cách giải: - GV hợp tác với HS giải bài toán bằng 2 cách và chốt 2 cách giải : Cách 1: Rút về đơn vị ; Cách 2: Tìm tỉ số. HĐ3: Luyện tập - Thực hành (20’ - 22’) a) Bảng con : * Bài 1/ 19 ( 6’) b) Nháp : * Bài 2/19 ( 6’) - KT : Giải toán 1 trong 2 cách: Rút về đơn vị hoặc Tìm tỉ số. - DKSL : Lời giải cách 2 . - Chốt : Dạng toán này có mấy cách giải ? Là những cách nào ? c) Vở : * Bài 3/18 ( 10’) - KT : Giải toán có liên quan đến tỉ lệ. - DKSL: HS còn lúng túng trong cách trình bày bài giải. - Chốt : Cách làm. HĐ 4: Củng cố ( 2’ - 3’) - Nêu tên dạng toán hôm nay chúng ta vừa ôn lại? - Dạng toán này có mấy cách giải? Nhắc lại các bước giải trong mỗi cách? Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Thứ ba ngày 26 tháng 9 năm 2006 Toán Đ 17: luyện tập I. Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố, rèn kĩ năng giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ. - Rèn kĩ năng trình bày bài toán. II. Đồ dùng dạy học : - GV: Bảng phụ - HS: Bảng con III. Các hoạt động dạy học : HĐ1: Kiểm tra bài cũ (3’ - 5’) - Bảng con: Dựa vào tóm tắt sau giải bài toán : 3 bao: 150 kg 7 bao: kg ? - Em đã giải bài toán theo cách nào ? HĐ2: Luyện tập - Thực hành ( 30’ - 32’ ) a) Bảng con: * Bài 1/ 19 ( 6’) - KT: Giải toán có liên quan đến tỉ lệ. - Chốt: Bài toán thuộc dạng nào? b) Nháp: * Bài 2/ 19 ( 8’) - KT: Giải toán có liên quan đến tỉ lệ ( Đại lượng này giảm, đại lượng kia cũng giảm). - DKSL: Câu: Bạn Hà mua hai tá bút chì hết 30 000 đồng; Lời giải ( 8 cái bút kém 24 cái bút số lần là ) - Chốt: Vì sao Mai phải trả 10 000đồng ? c) Vở: * Bài 3, 4/ 19 ( 18’) - KT: Giải toán có liên quan đến tỉ lệ. - DKSL: Phần tóm tắt HS không xếp đơn vị cùng cột với nhau. - Chốt: Cách giải. HĐ3: Củng cố ( 2’ - 3’ ) - Miệng: Khi tóm tắt bài toán thuộc dạng toán vừa ôn em cần lưu ý gì? Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Thứ tư ngày 27 tháng 9 năm 2006 Toán Đ18: Ôn tập và bổ sung về giải toán ( tiếp theo) I. Mục tiêu: - Giúp HS: Qua ví dụ cụ thể, làm quen với một dạng quan hệ tỉ lệ và biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ đó. II. Đồ dùng dạy học GV: Bảng phụ. - HS: Bảng con. III. Các hoạt động dạy học: HĐ1: Kiểm tra bài cũ: (3’ - 5’) - Bảng con : Dựa vào tóm tắt giải bài toán sau: 3 người: 6 ngày 6 người: ngày? - Em giải bài toán theo cách nào? HĐ2: Ôn tập củng cố (12’ - 13’) 2.1. Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ: - GV nêu ví dụ trong SGK/ 20 yêu cầu HS tìm kết quả số bao gạo có được khi chia hết 100 kg gạo vào các bao, mỗi bao đựng 5 kg, 10 kg, 20 kg rồi điền vào bảng (viết sẵn). - Quan sát bảng và cho biết em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa số kg gạo ở mỗi bao và số bao gạo có được? -> Rút ra nhận xét. 2.2. Giới thiệu bài toán và cách giải: - GV hợp tác HS tìm hiểu, tóm tắt, giải bài toán theo cách 2 và trình bày bài giải ( như SGK/ 21). HĐ3: Luyện tập - Thực hành (20’ - 22’) a) Bảng: * Bài 1/ 21( 6’) - KT: Giải toán có liên quan đến tỉ lệ. - Chốt: Bài toán thuộc dạng nào ? Có những cách giải nào? b) Nháp: * Bài 2/2 ( 6’) - KT: Giải toán có liên quan đến tỉ lệ. - Chốt: Vì sao số gạo đủ ăn trong 16 ngày ? c) Vở : * Bài 3/21 ( 10’) - KT: Giải toán có liên quan đến tỉ lệ. - Chốt: Cách thực hiện. - DKSL: Cả 3 bài HS trình bày “câu lời giải ” còn chưa chính xác. HĐ4: Củng cố ( 2’ - 3’) - Dạng toán chúng ta học hôm nay có mấy cách giải ? - Nhắc lại các bước giải trong mỗi cách. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Thứ năm ngày 28 tháng 9 năm 2006 Toán Đ 19: luyện tập I. Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố, rèn kĩ năng giải bài toán liên quan đến tỉ lệ. II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ - HS: Bảng con III.Các hoạt động dạy học. HĐ1: Kiểm tra bài cũ (3’ - 5’) - Bảng con: Dựa vào tóm tắt sau giải bài toán : 2 máy bơm: 30 giờ 6 máy bơm: giờ? HĐ2: Luyện tập - Thực hành (32’) a) Bảng con: * Bài 1/ 19 ( 7’) - KT: Giải toán có liên quan đến tỉ lệ. - DKSL: Lời giải. - Chốt: Vì sao số tiền đó mua được 50 quyển vở? b) Nháp: * Bài 2/ 19 ( 8’) - KT: Giải toán có liên quan đến tỉ lệ. - Chốt: Vì sao số tiền thu nhập bình quân của gia đình đó giảm 200 000 đ ? c) Vở: * Bài 3, 4/ 19 ( 17’ ) - KT: Giải toán có liên quan đến tỉ lệ . - DKSL: Cả 4 bài phần tóm tắt HS không xếp đơn vị cùng cột với nhau. HĐ3: Củng cố ( 2’ - 3’ ) - Miệng : Khi tóm tắt bài toán thuộc dạng toán vừa ôn em cần lưu ý gì ? Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Thứ sáu ngày 29 tháng 9 năm 2006 Toán Đ 20: luyện tập chung I. Mục tiêu: - Giúp học sinh luyện tập, củng cố cách giải bài toán về “ Tìm hai số biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó ” và bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ đã học. - Rèn kĩ năng giải toán. II. Đồ dùng dạy học : - GV: Bảng phụ - HS: Bảng con III.Các hoạt động dạy học : HĐ1: Kiểm tra bài cũ (3’ - 5’) - Bảng con: Dựa vào tóm tắt sau giải bài toán : Tổng số vở và sách là 100 Tỉ số của số vở và sách là 4. - Nêu cách giải ? HĐ2: Luyện tập - Thực hành ( 30’ - 32’ ) a) Bảng con: * Bài 1/ 22 ( 6’ ) - KT : Giải toán dạng : Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số. - Chốt: Bài toán thuộc dạng nào ? Nêu các bước giải b) Vở: * Bài 2/ 22 ( 9’ ) - KT: Giải toán dạng : Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó. - DKSL: Bài 2 HS không tìm nửa chu vi mà lấy chu vi tính luôn. - Chốt: + Xác định dạng của bài toán ? Cách giải. + So sánh cách giải bài toán dạng này với dạng toán tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó. * Bài 3/ 22 ( 9’ ) - KT: Giải toán có liên quan đến tỉ lệ. - Chốt: Có mấy cách giải bài toán dạng này ? Là những cách nào ? c) Nháp: * Bài 4/ 22 ( 8’ ) - KT: Giải toán có liên quan đến tỉ lệ. - DKSL: Lời giải. - Chốt: Cách giải. HĐ3: Củng cố ( 2’ - 3’ ) - Miệng : So sánh điểm giống và khác nhau khi giải bài 3 và bài 4 ? Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Tài liệu đính kèm: