Giáo án môn Toán lớp 5 - Tiết 101: Luyện tập về tính diện tích

Giáo án môn Toán lớp 5 - Tiết 101: Luyện tập về tính diện tích

Tuần: 21

Toán (tiết101): LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH (Tr.103)

A) Mục tiêu: Giúp HS:

-Củng cố kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học như hình chữ nhật , hình vuông.

B) Các hoạt động dạy và học:

Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS

I) Bài cũ: Giới thiệu biểu đồ hình quạt.

-Nhận xét tiết học.

-HS lắng nghe.

II) Bài mới: Luyện tập về tính diện tích.

-Cho 1 em đọc ví dụ 1 trong SGK. Qua đó, hình thành cho các em quy trình tính như sau:

-Chia hình đã cho thành các hình quen thuộc (các phần nhỏ) có thể tính được diện tích. Cụ thể, chia hình đã cho thành hai hình vuông và một hình chữ nhật.

-Xác định kích thước của các hình mới tạo thành.Cụ thể: hình vuông có cạnh là 20 m; hình chữ nhật có kích thước là 70 m và 40,1 m.

-Tính diện tích của từng phần nhỏ, từ đó suy ra diện tích của toàn bộ mảnh đất.

III)Thực hành:

Bài 1: Cho HS thảo luận nhóm đôi. Tìm ra hướng giải quyết của bài toán.

+Diện tích mảnh chữ nhật nằm:

 (3,5+4,2+3,5) x 3,5=39,2(m2)

+Diện tích mảnh chữ nhật đứng:

 4,2 x 6,5=27,3(m2)

+Diện tích hình đó:66,5m2

Bài 2: Cho HS quan sat hình .GV gợi ý và cho HS làm cá nhân.

-Gv chấm bài và nêu nhận xét.

-Dựa vào SGK để tìm hiểu bài.

 3,5cm

 3,5cm 3,5cm

-Chia khu đất thành 3 hình chữ nhật.

-Hình chữ nhật có các kích thước là

140 m và 80 m bao phủ.

-Khu đất đã cho chính là hình chữ nhật bao phủ bên ngoài khoét đi hai hình chữ nhật nhỏ ở góc trên bên phải va fgóc dưới bên trái.

-Diện tích của khu đất bằng diện tích của cả hình chữ nhật nhỏ với kích thước là 50m và 40,5m.

 

doc 21 trang Người đăng hang30 Lượt xem 637Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán lớp 5 - Tiết 101: Luyện tập về tính diện tích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 21 
Toán (tiết101):	LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH (Tr.103)
A) Mục tiêu: Giúp HS:
-Củng cố kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học như hình chữ nhật , hình vuông.
B) Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
I) Bài cũ: Giới thiệu biểu đồ hình quạt.
-Nhận xét tiết học.
-HS lắng nghe.
II) Bài mới: Luyện tập về tính diện tích.
-Cho 1 em đọc ví dụ 1 trong SGK. Qua đó, hình thành cho các em quy trình tính như sau:
-Chia hình đã cho thành các hình quen thuộc (các phần nhỏ) có thể tính được diện tích. Cụ thể, chia hình đã cho thành hai hình vuông và một hình chữ nhật.
-Xác định kích thước của các hình mới tạo thành.Cụ thể: hình vuông có cạnh là 20 m; hình chữ nhật có kích thước là 70 m và 40,1 m.
-Tính diện tích của từng phần nhỏ, từ đó suy ra diện tích của toàn bộ mảnh đất.
III)Thực hành:
Bài 1: Cho HS thảo luận nhóm đôi. Tìm ra hướng giải quyết của bài toán.
+Diện tích mảnh chữ nhật nằm:
 (3,5+4,2+3,5) x 3,5=39,2(m2)
+Diện tích mảnh chữ nhật đứng:
 4,2 x 6,5=27,3(m2)
+Diện tích hình đó:66,5m2
Bài 2: Cho HS quan sat hình .GV gợi ý và cho HS làm cá nhân.
-Gv chấm bài và nêu nhận xét.
-Dựa vào SGK để tìm hiểu bài.
 3,5cm 
 3,5cm 3,5cm
-Chia khu đất thành 3 hình chữ nhật.
-Hình chữ nhật có các kích thước là 
140 m và 80 m bao phủ.
-Khu đất đã cho chính là hình chữ nhật bao phủ bên ngoài khoét đi hai hình chữ nhật nhỏ ở góc trên bên phải va fgóc dưới bên trái.
-Diện tích của khu đất bằng diện tích của cả hình chữ nhật nhỏ với kích thước là 50m và 40,5m.
IV) Củng cốvà dặn dò:
-Về nhà xem lại bài.-Bài sau: Luyện tập về tính diện tích (TT)
-HS lắng nghe.
 Tuần: 21 
Toán (tiết102):	LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH (Tiếp theo) (Tr. 104)
A) Mục tiêu: Giúp HS:
-Củng cố kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học như hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang...
B) Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
I)Bài cũ: Luyện tập về tính diện tích.
II)Bài mới: Luyện tập về tính diện tích .
1.Giới thiệu cách tính:
Cho HS đọc ví dụ 1. GV hướng dẫn cách tính:
Nối điểm A với điểm D, khi đó mảnh đất được chia thành hình thang ABCD và hình tam giác ADE. Kẻ các đoạn thẳng BM, EN vuông góc với AD.
Giả sử bảng số liệu:
Đoạn thẳng
Độ dài
BC
30m
AD
55m
BM
22m
EN
27m
c)Tính: Cho cả lớp cùng tính:
III)Thực hành:
Bài 1: Cho HS đọc và quan sát hình vẽ trên bảng.HS thảo luận nhóm đôi. GV quan sát các em làm việc.GV nhận xét chung.
Bài2: Hướng dẫn tương tự như bài 1.
-thành một hình tam giác và một hình thang.
-nêu theo bảng số liệu SGK.
-Tính diện tích của từng phần nhỏ, từ đó suy ra diện tích của toàn bộ mảnh đất.
Hình
Diện tích
HT. ABCD
935m2
HTG ADE
742,5m2
H.ABCDE
1677,5m2
Vậy diện tích mảnh đất là: 1677,5m2 B
 A
 D G C 
-HS xác định mảnh đất chia thành một hình chữ nhật và hai hình TG.
Giải:
Diện tích HCN AEGD:5292m2
Diện tích HTG BAE : 1176m2
Độ dài cạnh BG: 28+63=91m
Diện tích HTG BGC: 1365m2
Diện tích mảnh đất: 7833m2
 C
 B 
 A M N D
IV)Củng cố và dặn dò:
-Về nhà xem lại bài. -Bài sau: Luyện tập chung.
-HS lắng nghe.
Tuần: 21 
Toán (tiết 103):	 LUYỆN TẬP CHUNG (Tr106)
A) Mục tiêu: Giúp HS:
-Rèn kĩ năng tính độ dài đoạn thẳng; tính diện tích các hình đã học như hìnhchwx nhật, hình thoi,.. tính chu vi hình tròn và vận dụng để giải các bài toán có liên quan.
B) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
I) Bài cũ: Luyện tập về tính diện tích.
II) Bài mới: Luyện tập chung
Bài.1: Cho HS đọc đề. Căn cứ vào yêu cầu đề, cho HS nhận xét : 
Áp dụng công thức: 
S= a x h /2
è a = S x 2 /h
Bài 2: Cho HS làm nhóm đôi.GV theo dõi HS almf bài. GV nhận xét .
Bài 3: Cho HS đọc đề.Xác định yêu cầu đề. Hướng dẫn giải về nhà làm:
-Độ dài sợi dây chính là tổng độ dài của hai nửa hình tròn cộng với 2 lần khoảng cách giữa hai trục. Nói cách khác, độ dài sợi dây chính là chu vi hình tròn 
( có đường kính 0,35m) cộng với hai lần khoảng cách 3,1 m giữa hai trục.
-HS vận dụng và tính:
+Độ dài cạnh đáy: 
(5/8 x 2 ) : 1/2 = 5/2 (m)
-HS sửa bài.Cả lớp theo dõi.
-HS thảo luận nhóm đôi. 
-Diện tích khăn trải bàn chính là diện tích hình chữ nhật.
-Hình thoi có độ dài các đường chéolà
 2 m và 1,5 m.
-HS làm và trình bày.Cả lớp theo dõi và sửa bài.
-HS theo dõi và lắng nghe.
III)Củng cố và dặn dò:
-Về nhà bài 3.
- Bài sau: Hình hộp chữ nhật.Hình lập phương.
-HS lắng nghe.
Tuần: 21 
Toán (tiết 104):	HÌNH HỘP CHỮ NHẬT . HÌNH LẬP PHƯƠNG (Tr 107)
A) Mục tiêu: Giúp HS:
-Hình thành được biểu tượng về hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
-Nhận biết được các đồ vật trong thực tiễn các dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương, phân biệt được hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
-Chỉ ra được đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật và hình lập phương, vận dụng để giải các bài tập có liên quan.
B) Đồ dùng dạy học:
Gv chuẩn bị trước một số hình hộp chữ nhật và hình lập phương có kích thước khác nhau, có thể khai triển được .Bảng phụ có các hình vẽ khai triển.
C) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
I)Bài cũ: Luyện tập chung
-Gọi 1 em lên sửa bài 3.GV chấm 5 bài. Cho cả lớp theo dõi và sửa bài. Gv nhận xét chung.
+Chvi cuả hình tròn có đg kính 0,35m là: 0,35 x 3,14=1,099(m)
+độ dài sợi dây:
1,009 + 3,1 x 2=7,299(m)
II)Bài mới: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương.
1.Giới thiệu hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
a).GV giới thiệu các mô hình trực quan về HHCN để tất cả HS quan sát, nhận xét về các yếu tố hình hộp chữ nhật.
 Qua nhận xét của HS, GV tổng kết 
 biểu tượng về hình hộp chữ nhật.
b) Hình lập phương:
-Cho HS đo độ dài các cạnh hình lập phương để HS nhận xét xem hình lập phương có đặc điểm như thế nào?
III) Thực hành:
Bài 1: Cho HS thảo luận nhóm đôi. Tìm số thích hợp điền vào chỗ trống:
Hình
Số mặt
Số cạnh 
Số đỉnh
HH.CN
6
12
8
HLP
6
12
8
Bài 2: Hướng dẫn HS làm cá nhân .
a)Các cạnhbằng nhau của hình HCN:
AB=MN=QP=DC AD=MQ=BC=NP AM=DQ=CP=BN
-HS nhận xét về hình HCN:
+Tám đỉnh(.Kể ra)
+Mười hai cạnh.(kể ra)
+Có ba kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao.
-HS lên chỉ các mặt được triển khai, các đỉnh các cạnh...
*Nhiều HS lên thực hành.
-HS nêu những vật có trong thực tiễn.Thi giữa các nhóm tìm.
-Hs đo các cạnh: các cạnh dài bằng nhau.
-Các mặt hình lập phg bằng nhau.
-Hình lập phương có sáu mặt là các hình vuông bằng nhau.
-HS đọc kết quả.HS khác theo dõi và sửa bài.
-Yêu cầu HS nhận xét đúng các đặc điểm, tính đúng diện tích các mặt MNPQ,ABNM, BCPN của hình hộp chữ nhật.
-Diện tíchMNPQ:18cm2
-Diện tích ABNM:24m2
-Diện tích BCPN:12m2
IV) Củng cố và dặn dò: 
-Nêu các đặc điểm về hình chữ nhật và hình lập phương?
-Về nhà bài 3.Bài sau: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
Tuần: 21 
Toán (tiết 105) DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN
 CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT (Tr.109)
A) Mục tiêu: Giúp HS:
-Có biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
-Tự hình thành được cách tính và công thức tính Sxq, Stp của hình hộp chữ nhật
-Vận dụng được các quy tắc tính diện tích để giải một số bài tập có liên quan.
B) Đồ dùng dạy học:
GV chuẩn bị một số hình hộp chữ nhật , hai bảng phụ vẽ sẵn các hình triển khai
C) Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
I) Bài cũ: Hình hộp CN và HLP
-Gọi 1 em lên sửa bài3.GV chấm 5 bài.Nhận xét chung.
-yêu cầu HS giải thích kết quả.
+Hình C là hình lập phương.
II) Bài mới: Sxq và Stp hình HCN
*.GV hướng dẫn HS quan sát các mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật, chỉ ra các mặt xung quanh của HHCN:
a) Diện tích xung quanh của HHCN bằng diện tích của hình chữ nhật có:
-Chiều dài là: 5=8+5+8=26(cm)(tức là bằng chu vi mặt đáy hình hộp), chiều rộng 4cm (chính là chiều cao hình hộp)
Vậy diện tích xung quanh của HHCN:
 26 x 4 = 104 (cm2)
b) Diện tích toàn phần:
Cho HS quan sát Stp bao gồm những diện tích nào?
-Tính S một mặt đáy?-Tính Stp? -Nêu cách tính Stp?
III)Thực hành:
Bài 1: Cho HS vận dụng trực tiếp công thức tính.
-HS thảo luận.GV theo dõi HS làm.GV sửa bài chung cả lớp.
Bài 2: Cho HS đọc đề. GV cho HS nhận xét thùng có dạng hình gì? Đặc điểm của thùng có gì đặc biệt?
-HS chỉ trên mô hình khi tr. khai.
-HS phát hiện chiều dài.
-Chiều rộng chính là chiều cao.
+Sxq của HHCN ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo)
-Sxq và S hai mặt đáy.
- 8 x 5= 40cm2
-140 + 40 x2 = 184 cm2
-Tổng Sxq và S hai mặt đáy.
Stp= S xq + S 2 đáy
-Diện tích xung quanh: 
(5 +4) x2 x3=54 dm2
-Diện tích toàn phần: 
54 +5 x 4 x2=94dm2
HS sửa bài chung cả lớp.
-HHCN.Không có nắp.
-Cho HS làm cá nhân.HS sửa bài 
1 em lên bảng sửa. Cả lớp theo dõi:
-Diện tích xung quanh:180(dm2)
-Diện tích sắt phải dùng:204 (dm2)
IV) Củng cố và dặn dò:
-Muốn tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật ta làm thế nào?
-Về nhà học thuộc cách tính.
Bài sau: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
Tuần: 22 
Toán (tiết106):	 LUYỆN TẬP (Tr.110)
A) Mục tiêu: Giúp HS:
-Củng cố công thưc stính diện tích xung quanh và diện tích hình hộp chữ nhật.
-Luyện tập vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
B) Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
I) Bài cũ: Dt xq và dt toàn phần hhcn
-Nêu cách tính và viết công thức diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật?
-HS trả lời. Cả lớp theo dõi và bổ sung.
II) Bài mới: Luyện tập
Bài 1: Cho HS đọc đề, theo yêu cầu đề phải làm gì?
Bài 2: Cho HS đọc đề HS xác định được là cái thùng không có nắp.
-GV theo dõi HS làm bài.
-GV giúp đỡ HS yếu làm.GV nhận xét chung.
Bài 3: Cho HS làm miệng.Gv theo dõi trả lời của các em.
-HS xác định là vận dụng công thức tính trực tiếp. HS làm xong trao đổi cùng bạn .Cả lớp theo dõi và sửa.
-a) 1,1m=25dm
DTXQ:1440(dm2)
DTTP:1440+25 x 15 x2=2190(dm2)
b)DTXQ:(4/5 +1/3) x 2 x 1/4= A
DTTP: A +4/5 x 1/3 x 2=B
-HS làm cá nhân Sau đó, 1 em sửa bài. Cả lớp theo dõi chung.
Giải: 8dm=0,8 m
-DTXQ cái thùng;3,36(m2)
-Diện tích cần sơn:4,216(m2)
-HS làm miệng dưới hình thức thi phát hiện nhanh.
-a)Đ b)S c)S d)Đ
III) Củng cố và dặn dò:
-Muốn tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật ta làm thế nào?
-Bài sau: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần  ...  cùng một đơn vị đo.
-HS phát biểu: SGK
-HS nhắc lại:
 V= a x b x c
-HS th luận N2 . Cả lớp cùng sửa bài.
a)180 cm3 b)0,825 m3 
c)2/5 x1/3 x 3/4= dm3
-Chia khối gỗ thành hai hình chữ nhật, chẳng hạn chia như sau:
-Tính tổng thể tích của hai hình chữ nhật.
-HS nêu kết quả, cả lớp cùng sửa bài.
-HS quan sát bể nước trước và sau khi bỏ hòn đá.-HS kết luận:
+Lượng nước dâng cao hơn (so với khi chưa bỏ hòn đá vào bể) là thể tích hòn đá.
Giải:
-Thể tích của hòn đá bằng thể tích của hình hộp chữ nhật ( phần nước dâng lên) có đáy của bể cá và có chiều cao: 7 -5 =2 (cm)
Thể tích hòn đá:200cm3
+Bài này có thể nhiều cách giải.
IV) Củng cố và dặn dò:-Muốn tình thể tích hhcn ta ltn? Viết công thức?-Bài sau: V.hình lập phg.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
Tuần: 23 
Toán (tiết 115): THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG (Tr.122)
A) Mục tiêu: Giúp HS:
-Tìm được cách tính và công thức tính thể tích hình lập phương.
-Biết vận dụng công thức tính để giải các bài tập có liên quan.
B)Đồ dùng dạy học:
GV chuẩn bị mô hình trực quan về hình lập phương có số đo độ dài cạnh là số tự nhiên ( đơn vị đo xăng-ti-mét) và một số hình lập phương có cạnh 1 cm hình vẽ hình lập phương.
C) Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
I) Bài cũ: Thể tích hình hộp chữ nhật
-Nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật?
-HS trả lời.
-HS khác bổ sung.
II) Bài mới: Thể tích hình lập phương
1.Hình thnàh công thức tính thể tích hình lập phương.
-GV nêu ví dụ:
Nếu hình lập phương có cạnh 3 cm thì thể tích là:
V= 3 x3 x 3= 27 (cm3)
-Muốn tính thể tích hình lập phương ta thực hiện thế nào?
III) Thực hành:
Bài 1:
HLP
(1)
(2)
(3)
(4)
Độ dài a
1,5m
5/8m
?
?
S1 mặt
?
?
36cm2
S tp
600dm2
V
 Bài 2: Cho HS làm cá nhân.
-Đề toán hỏi gì?
-Đề toán cho gì?
-Muốn biết khối kim loại nặng bao nhiêu, trước hết chúng ta phải tính gì?
 a
 a
 a
-Dựa vào cách tính thể tích hình hộp chữ nhật, ta biết hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt có 3 kích thước đều bằng nhau.
- Cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
-Cho HS thảo luận nhóm đôi.Sau đó, các nhóm trình bày.
-Cả lớp theo dõi và sửa bài.
-khối kim loại nặng?
- cạnh 0,75m. 1 dm3 nặng : 15 kg
Giải: 
Thể tích khối kim loại;421,875dm3
Khối kim loại nặng:6328,125kg
IV) Củng cố và dặn dò:
-Nêu công thức tính thể tích hình lập phương?
-Bài về nhà bài 3.
Bài sau: Luyện tập chung.
-HS nêu.
-HS lắng nghe.
Tuần: 24 
Toán (tiết 116):	LUYỆN TẬP CHUNG (Tr.123)
A) Mục tiêu: Giúp HS:
-Hệ thống hoá, củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
-Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn.
B) Các hoạt động dạyvà học:
Hoạt dộng dạy của GV
Hoạt động học HS
I) Bài cũ: Thể tích hình lập phương.
-Nêu công thức tính thể tích hình lập phương?
-Gọi 1 em sửa bài toán số 3. GV chấm 5 bài.GV nhận xét.
-HS trả lời.
-HS sửa bài:
+Thể tích hình hộp chữ nhật; 540(cm3)
+Độ dài cạnh của hình lập phương: 8cm
+Thể tích hình lập phương; 512cm3
II) Bài mới: Luyện tập chung
Bài 1: Củng cố về quy tắc tính diện tích xung quanh và thể tích của hình lập phương.
-GV nêu hướng giải bài toán.HS làm cá nhân.
Bài2: Cho HS làm nhóm 4.GV theo dõi các nhóm làm việc và nhận xét.
HHCN
(1)
(2)
(3)
a
11cm
0,4m
1/2dm
b
10cm
0,25m
1/3dm
c
6cm
0,9m
2/5dm
S mặt đáy
S xq
V
Bài 3: Cho HS làm cá nhân.GV theo dõi và chấm bài.GV nhận xét.
III) Củng cố và dặn dò:
-Bài sau: Luyện tập chung.
-HS làm cá nhân.
-Giải:
+Dt 1 mặt:6,25cm2
+Dt toàn phần;37,5cm2
+Thể tích:15,625cm3
-Các nhóm lần lượt lên trình bày.Cả lớp theo dõi và sửa bài.
-HS quan sát. Cho HS làm bài.
Giải:
-Thể tích khối gỗ: 270cm3
-Thể tích khối gỗ hình lập phương: 64cm3
-Thể tích phần gỗ còn lại: 206cm
-HS lắng nghe.
Tuần: 24 
Toán (tiết 117) :	LUYỆN TẬP CHUNG (Tr.124)
A) Mục tiêu: Giúp HS:
-Củng cố về tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán.
-Tính thể tích hình lập phương, khối tạo thành từ các hình lập phương.
B) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy của
Hoạt động học của HS
I) Bài cũ: Luyện tập chung
-Nêu công thức tình thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương?
-HS trả lời.
II) Bài mới: Luyện tập chung
Bài 1: Gv hướng dẫn cách tính nhẩm theo bạn Dung.
a)17,5%=10% +5% +2,5%
 10%của 240 là 24
5% của 240 là 12
2,5% của 240 là 6
Vậy 17,5 % của 240 là 42
Bài 2: Cho HS quan sát hình, dựa vào hướng dẫn của GV để giải cá nhân.
Bài 3: -Cho HS quan sát hình vẽ rồi phân tích:
-HS tính nhẩm.Cả lớp theo dõivà sửa đúng. Có thể trình bày ý kiến của mình khi làm bài tập này.
-Nhận xét:
b)35 % của 520
 35%= 30 % + 5 %
 10% của 520 là 52.Vậy 30% của 520 là 156.
5% của 520 là 26
Vậy 35 % của 520 là 182.
-HS làm bài cá nhân. Giải:
Tỉ số thể tích của hình lập phg lớn và hình lập phg bé là 3/2. Như vậy, tỉ số phần trăm thể tích của hình lập phg lớn và thể tích của hình lập phg bé là: 3 : 2 =1,5; 1,5=150%
b)Vậy thể tích hình lập phg lớn: 69cm3.
a)Coi hình đã cho gồm 3 hình lập phưg, mỗi hình lập phg đó đều đã được xếp bởi 8 hình lập phương nhỏ 
( có cạnh 1 cm), như vậy hvẽ trong SGK có tất cả: 8 x 3= 24 (hình lập phg nhỏ).
c)Mỗi hình lập phương A,B, C có diện tích toàn phần: 2 x 2 x6 = 24 (cm2)
Do cách xếp hình A,B,C nên hình A có 1 mặt không cần sơn, hình B có 2 mặt ko cần sơn, hình C có 1 mặt ko cần sơn , cả ba hình có 1+2 + 1 = 4 (mặt ) ko cần sơn.
Diện tích toàn phần của cả ba hình A,B,C là: 24 x 3= 72 (cm2)
Diện tích không cần sơn: 2 x 2 x 4= 16 (cm2)
Diện tích cần sơn của hình đã cho: 
 72-16=56( cm2)
III) Củng cố và dặn dò:-Về nhà làm lại bài 3.
 Bài sau: Giới thiệu hình trụ. Giới thiệu hình cầu.
-HS trả lời.
Tuần: 24 
Toán (tiết 118): GIỚI THIỆU HÌNH TRỤ. GIỚI THIỆU HÌNH CẦU. (Tr.1250
A) Mục tiêu: Giúp HS :
-Nhận dạng hình trụ, hình cầu.
-Xác định đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu.
B) Đồ dùng dạy học:
-Một số hộp có dạng hình trụ khác nhau.
-Một số đồ vật có dạng hình cầu.
C) Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
I) Bài cũ: Luyện tập chung.
-Gọi 1 em nêu cách tính nhẩm bài 1b. Cả lớp theo dõi. GV nhận xét.
-b)35 % của 520
 35%= 30 % + 5 %
 10% của 520 là 52.Vậy 30% của 520 là 156.
5% của 520 là 26
Vậy 35 % của 520 là 182
II) Bài mới: Giới thiệu hình trụ. Giới thiệu hình cầu.
1.Giới thiệu hình trụ
-Gv đưa ra một vài hộp có dạng hình trụ: hộp chè, hộp sữa... GV nêu:
+ Các hộp này có dạng hình trụ.
GV cho HS quan sát và giới thiệu một số đặc điểm của hình trụ.
-GV đưa ra hình vẽ một vài hộp không có dạng hình trụ để giúp HS nhận biết đúng về hình trụ.
2.Giới thiệu về hình cầu
-Gv đưa ra một vài đồ vật có dạng hình cầu. Cho HS tìm thêm ví dụ.
-GV nêu: Quả bóng chuyền có dạng hình cầu.
-GV đưa ra một số đồ vật không có dạng hình cầu: như quả trứng, bánh xe ô tô.
III) Thực hành:
Bài 1: GV cho Hsquan sat số hình trong sách, thảo luận nhóm đôi, xác định hình trụ.
Bài2 : Quan sát hình và tìm hình trụ.
-quan sat hình trụ. Nêu số ví dụ.
-có hai mặt đáy là hai hình tròn bằng nhau và một mặt xung quanh.
-HS tìm: quả bóng chuyền, quả bóng bàn...
-Hs thảo luận tìm hình ttrụ.
-Hình A và E.
-Quả bóng bàn và viên bi có dạng hình cầu
IV) Củng cố và dặn dò:
-Bài về nhà bài 3.
-Bài sau: Luyện tập chung.
-HS lắng nghe.
Tuần: 24 
Toán (tiết 119): 	LUYỆN TẬP CHUNG (Tr.127)
A) Mục tiêu: Giúp HS:
-Ôn tập và rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.
B) Các hoạt động dạy và học:	
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
I) Bài cũ: Hình trụ. Hình cầu.
-Gọi 1 em lên trả lời miệng bài 3. GV chấm 5 bài.GV nhận xét.
-HS trả lời. HS khác bổ sung.
II) Bài mới: Luyện tập chung
Bài 1: Cho HS quan sát hình vẽ. Nắm yêu cầu của bài.
Bài 2: 
-Đề toán hỏi gì? Đề toán cho gì?
-Muốn so sánh, trước hết phải tính gì?
Bài 3: Cho HS thảo luận nhóm 4. Hướng dẫn HS quan sát.
III) Củng cố và dặn dò:
- Bài sau: Luyện tập chung.
-HS thảo luận nhóm đôi tìm ra hướng giải bài toán. Cả lớp theo dõi và sửa bài.
Giải:
-Diện tích hình tam giác ABD: 
 4 x3 : 2= 6 (cm2)
-Diện tích hình tam giác BDC:
 5 x 3 : 2=7,5 ( cm2)
b)Tỉ số phần trăm của diện tích hình tam giác ADB và diện tích hình tam giác BDC: 
6 :7,5=0,8=80%
-HS quan sát hình. Thảo luận cùng tìm ra hướng giải quyết của bài toán. Sau đó, HS làm cá nhân. 1 em lên bảng sửa. Cả lớp cùng theo dõi.
Giải:
Diện tích hình bình hành: 12x6=72
Diện tích hình tam giác KQP: 
12 x 6:2=36
Tổng diện tích của hình tam giácKQP bằng tổng diện tích của hìnhtam giác MKQ và hình tam giác KNP.
-HS giải bài toán:
-Bán kính hình tròn: 5 : 2 = 2,5 cm
-Diện tích hình tròn là: 2,5 x 2,5 x 3,14 = 19,625 cm2
-Diện tích hình tam giác vuông ABC là: 3 x 4 : 2 = 6 cm2
-Diện tích phần hình tròn được tô màu là: 19,625 – 6 = 13,625 cm2
 Đáp số: 13,625 cm2
-HS lắng nghe.
Tuần: 24 
Toán (tiết 120): 	LUYỆN TẬP CHUNG (Tr.128)
A) Mục tiêu: Giúp HS:
-Ôn tập và rèn luyện kĩ năng tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
B) Các hoạt động dạy và học:	
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
I) Bài cũ:Luyện tập chung.
-Muốn tìm diện tích hình thang, hình tam giác,hình tròn ta thực hiện như thế nào?
-HS trả lời.HS khác bổ sung.
II) Bài mới: Luyện tập chung
Bài 1: Cho HS nêu các công thức tính diện tích các khối hộp.
-Cho HS làm nhóm 4. HS tìm ra hướng giải bài toán. GV theo dõi và giúp các HS yếu làm.
Bài3: Cho HS đọc đề. GV hư ớng dẫn giải.HS làm bài cá nhân. GV giúp các em yếu hoàn thành bài.
HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh, diện tích đáy, thể tích hình hộp chữ nhật.
Từ đó HS tìm được cách giải toán .
*1m= 10dm
 ;50cm=5 dm ; 60cm=6dm.
Diện tích xung quanh của bể kính; 
(10 +5)x2x6=180(dm2)
Diện tích đáy của bể:
 10 x5=50(dm2)
Diện tích kính dùng làm bể cá: 
180 +50=230 (dm2)
b)Thể tích trong lòng bể kính:
10 x5 x 6=300(dm3)
c)Thể tích nước có trong lòng bể kính: 300:4 x3=225(dm3)
-a)Diện tích toàn phần của :
Hình N: a x a x 6
Hình M: (a x 3 ) x ( a x 3) x 6 = ( a x a x 6 ) x ( 3 x 3) = ( a xa x 6) x 9.
Vậy diện tích toàn phần của hình M gấp 9 lần diện tích toàn phần của hình N.
b)Thể tích của:
Hình N là: a x a xa
Hình M :
(a x 3) x ( a x 3 ) x( a x 3) = (a xa x a) x ( 3 x 3 x3 )= (a xa xa) x 27
Vậy thể tích hình M gấp 27 lần hình N.
III)Củng cố và dặn dò:
-Về nhà bài 2. 
-Bài sau: Kiểm tra.GKII
-HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet101-120ki II.doc