Toán
Đ 131: LUYỆN TẬP ( 139)
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh :
- Củng cố cách tính vận tốc.
- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
II. ĐỒ DÙNG:
- Bảng phụ, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5)
- Miệng: Muốn tính vận tốc ta phải làm như thế nào?
- Bảng con: Viết công thức tính vận tốc? Cho biết đơn vị của từng đại lượng trong công thức?
Hoạt động 2: Luyện tập - thực hành (32)
a) Bảng con: * Bài 1/139 ( 6-8)
- Kiến thức: Dùng công thức tính vận tốc để giải bài toán.
- Chốt: + Muốn tính vận tốc ta phải làm như thế nào?
+ Đơn vị của vận tốc: m/phút; m/giây
Thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2007 Toán Đ 131: Luyện tập ( 139) I. Mục tiêu: Giúp học sinh : - Củng cố cách tính vận tốc. - Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau. II. Đồ dùng : - Bảng phụ, bảng con III. Các hoạt động dạy và học : Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) - Miệng: Muốn tính vận tốc ta phải làm như thế nào? - Bảng con: Viết công thức tính vận tốc? Cho biết đơn vị của từng đại lượng trong công thức? Hoạt động 2: Luyện tập - thực hành (32’) a) Bảng con: * Bài 1/139 ( 6-8’) - Kiến thức: Dùng công thức tính vận tốc để giải bài toán. - Chốt: + Muốn tính vận tốc ta phải làm như thế nào? + Đơn vị của vận tốc: m/phút; m/giây b) SGK: * Bài 2/140 ( 8’) - Kiến thức: Tính đúng vận tốc của các chuyển động. Củng cố đơn vị của vận tốc. - Chốt: Cách tính vận tốc, ý nghĩa của đơn vị đo vận tốc. c) Vở : * Bài 3/140 ( 8-10’) - Kiến thức: Tính vận tốc của ô tô, đi bộ. - Chốt: + Tính quãng đường đi bằng ô tô? + Tính thời gian bằng ô tô? + Tính vận tốc của ô tô? * Bài 4/140 ( 8’) - Kiến thức: Tính vận tốc của ca nô, đổi số đo thời gian. - Chốt: Cách giải bằng 1 trong 2 cách: + Cách 1: 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ => đơn vị vận tốc là km/giờ + Cách 2: 1 giờ 15 phút = 75 phút => đơn vị vận tốc là km/phút, đổi tiếp đơn vị km/phút sang km/giờ. * Dự kiến sai lầm: - Sai đơn vị của vận tốc, lời giải thiếu chính xác. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò (2 – 3’) - Muốn tính vận tốc ta làm gì ? - Nêu cách tính vận tốc ? * Rút kinh nghiệm giờ dạy: Thứ ba ngày 20 tháng 3 năm 2007 Toán Đ 132: Quãng đường (140) I. Mục tiêu: Giúp học sinh : - Biết tính quãng đường đi của một chuyển động đều. - Thực hành tính quãng đường. II. Đồ dùng : III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (2-3’) - Miệng: Muốn tính vận tốc ta làm như thế nào? Nêu công thức? Hoạt động 2: Bài mới (12-15’) * Hoạt động 2.1: Bài toán 1: GV hợp tác HS giải bài toán 1 dựa vào công thức tính vận tốc, muốn tính quãng đường ta làm như thế nào? - HS giải bài toán 1. Nêu cách làm: 4,25 x 4 = 170 ¯ ¯ ¯ GV chốt: km/giờ giờ km - HS đọc nhận xét SGK/140; Muốn tính quãng đường ta làm như thế nào? Viết công thức tính quãng đường khi biết vận tốc và thời gian? Hoạt động 2.2: Bài toán 2: HS giải bảng con, trình bày, NX; Nêu các đơn vị quãng đường thông dụng? * Chốt: Muốn tính quãng đường em làm thế nào? Hoạt động 3: Luyện tập - thực hành (17-20’) a) Bảng con: * Bài 1/141 ( 5-6’) - Kiến thức: Tính quãng đường và ghi đúng đơn vị. - Chốt: Muốn tính quãng đường ca nô đi được em làm thế nào? b) Nháp: * Bài 2/141 ( 6’) - Kiến thức: + Vận dung công thức tính quãng đường đúng, vận tốc đúng. + Củng cố đơn vị quãng đường, vận tốc. - Chốt: Quy tắc, công thức tính quãng đường, đơn vị của quãng đường. c) Vở: * Bài 3/141( 6-8’) - Kiến thức: Vận dụng công thức tính quãng đường và giải bài toán có lời văn. - Chốt: Lời giải * Dự kiến sai lầm: - Học sinh thường không đọc kỹ bài, nên giải toán ngay khi các đơn vị của vận tốc, quãng đường, thời gian chưa tương ứng. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò (2’) - Muốn tính quãng đường ta làm như thế nào? nêu công thức? * Rút kinh nghiệm giờ dạy: Thứ tư ngày 21 tháng 3 năm 2007 Toán Đ 133: Luyện tập (144) I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố cách tính quãng đường. - Rèn luyện kỹ năng tính toán. II. Đồ dùng: - Bảng phụ, bảng con. III. Các hoạt động dạy và học : Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) - Miệng: Muốn tính quãng đường ta làm như thế nào? - Bảng con: Viêt công thức tính vận tốc và quãng đường? Nêu mối quan hệ giữa vận tốc và quãng đường? Hoạt động 2: Luyện tập - thực hành (32’) a) SGK: * Bài 1/141 ( 6-8’) - Kiến thức: Rèn kỹ năng tính quãng đường. Củng cố đơn vị của quãng đường. - Chốt: Công thức tính quãng đường, lưu ý học sinh đổi đơn vị ở cột 3: 36 km/giờ = 0,6 km/phút hoặc 40 phút = 2/3 giờ. b) Nháp: * Bài 2/141 ( 8’) - Kiến thức: Củng cố tính thời gian và quãng đường. - Chốt: Muốn tính độ dài quãng đường AB em làm thế nào? c) Vở: * Bài 3/142 ( 8’) - Kiến thức: Rèn kỹ năng tính quãng đường, củng cố đơn vị quãng đường. - Chốt: Lời giải, cách tính quãng đường của ong. * Bài 4/142 ( 8-10’) - Kiến thức: Giải toán tính quãng đường của kăng-gu-ru, phải đổi đơn vị đo thời gian về giây . - Chốt: Cách chuyển đổi đơn vị đo vận tốc và thời gian cho phù hợp. * Dự kiến sai lầm: - Bài 2, 3: Chưa đổi đơn vị tương ứng đã tính quãng đường; lời giải chưa gọn, thiếu chính xác. Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò (2-3’) - Muốn tính quãng đường ta làm như thế nào? - Khi giải bài toán về quãng đường ta cần chú ý gì? * Rút kinh nghiệm giờ dạy: Thứ năm ngày 22 tháng 3 năm 2007 Toán Đ 134: Thời gian (142) I. Mục đích: Giúp học sinh: - Hình thành cách tính thời gian của 1 chuyển động. - Thực hành tính thời gian của 1 chuyển động. II. Đồ dùng: - Bảng phụ, tranh sgk, bảng con. III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) - Bảng con: Viết công thức tính vận tốc và quãng đường? - Miệng: Nêu mối quan hệ giữa vận tốc và quãng đường? Hoạt động 2: Bài mới (13-15’) * Hoạt động 2.1: Bài toán 1: GV hợp tác với HS giải bài toán 1 và nêu nhận xét/sgk 170 : 42,5 = 4 ¯ ¯ ¯ km km/giờ giờ - Muốn tính thời gian ta làm như thế nào? - Nêu công thức tính thời gian khi biết quãng đường và vận tốc? -> Ghi nhớ s/142. * Hoạt động 2.2: Bài toán 2: Tương tự BT1, HS giải vào bảng con - BT2 có gì khác BT1? ( BT2 sau khi giải xong đổi đơn vị đo thời gian về cách nói như trong cuộc sống hàng ngày). - Chốt: HS nhắc lại công thức vận tốc, quãng đường, thời gian bằng sơ đồ dưới đây để thấy được mối quan hệ của chúng, khi biết 2 đại lượng, thì sẽ tìm được đại lượng thứ 3: v = s : t s = v x t ô t = s : v Hoạt động 4: Luyện tập - thực hành (17-19’) a) SGK: * Bài 1/143 ( 6-7’) - Kiến thức: Vận dụng công thức để tính thời gian rồi điền vào ô trống. - Chốt: Muốn tính thời gian em làm thế nào? b) Bảng con: * Bài 2/143 ( 6-7’) - Kiến thức: Vận dụng công thức để tính thời gian của người đi xe đạp, người chạy. - Chốt: Lời giải, cách tính thời gian, đổi đơn vị đo thời gian. c) Vở: * Bài 3/143 ( 6’) - Kiến thức: Giải toán có lời văn: tính thời gian máy bay đến nơi, đổi số đo thời gian. - Chốt: Để tính thời gian máy bay đến nơi ta phải biết được gì? * Dự kiến sai lầm: - Khi tính thời gian kết quả thường là phân số hoặc số thập phân thường quên không đổi thời gian ra cách nói thông thường. Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò (2 - 3’) - Muốn tính thời gian ta làm như thế nào? - Nêu công thức tính thời gian, mối quan hệ giữa vận tốc, quãng đường, thời gian? * Rút kinh nghiệm giờ dạy: Thứ sáu ngày 23 tháng 3 năm 2007 Toán Đ 135: Luyện tập (143) I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố cách tính thời gian của 1 chuyển động. - Củng cố mối quan hệ giữa tính thời gian với vận tốc và quãng đường. II. Đồ dùng: - Bảng con. III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5 phút) - Bảng con: Viết công thức tính thời gian, rút ra công thức tính vận tốc và quãng đường từ công thức tính thời gian? Hoạt động 2: Luyện tập và thực hành (32 phút) a) SGK: * Bài 1/143 ( 8’) - Kiến thức: Củng cố cách tính thời gian của 1 chuyển động. - Chốt: Cách tính thời gian. b) Bảng con: * Bài 2/143 ( 6-7’) - Kiến thức: Tính đúng thời gian và củng cố đơn vị của thời gian. - Chốt: Khi giải BT này em cần lưu ý gì? ( Đổi đơn vị cho phù hợp ) c) Vở: * Bài 3, 4/143 ( 16-18’) - Kiến thức: áp dụng công thức t = s : v để tính thời gian. - Chốt: Muốn tính thời gian em làm thế nào?; đổi đơn vị đo thời gian bài 4. * Dự kiến sai lầm: - 1 số học sinh kém tính kết quả thời gian thường để dưới dạng phân số hoặc số thập phân không đổi về đơn vị đo thông thường. - Bài 2, 4: Giải toán khi các đơn vị còn chưa tương ứng. Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò (2 - 3 phút) - Muốn tính thời gian, vận tốc, quãng đường ta làm như thế nào? - Nêu mối quan hệ giữa thời gian với vận tốc và quãng đường. * Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Tài liệu đính kèm: