Giáo án môn Toán Lớp 5 - Tuần 3 đến tuần 18

Giáo án môn Toán Lớp 5 - Tuần 3 đến tuần 18

B. Dạy học bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn luyện tập.

Bài 1: (15-sgk)

 - Yêu cầu học sinh đọc đề toán.

+Phân số như thế nào thì được gọi là phân số thập phân?

+Muốn chuyển một phân số thành một phân số thập phân, ta làm như thé nào?

 - Yêu cầu học sinh làm bài, chọn cách sao cho phù hợp.

- Gọi hs nhận xét bài làm của bạn.

Bài 2: (15-sgk)

 - Chuyển hỗn số thành phân số.

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

+Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

+ Ta có thể chuyển một hỗn số thành phân số như thế nào?

 - Yêu cầu học sinh làm bài.

- Nhận xét bài làm của học sinh.

 Bài 3: ( 15-sgk)

 - Yêu cầu học sinh đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu học sinh làm bài.

- Nhận xét, chữa bài cho học sinh.

 

doc 178 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 12/03/2022 Lượt xem 280Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 5 - Tuần 3 đến tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kể chuyện 1000 năm Thăng long- Hà Nội
Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ
 Kính thưa các vị đại biểu.
 Thưa toàn thể các bạn.
 Thời khắc LS 1000 năm Thăng Long- Hà Nội đã đến. Hòa chung không khí tưng bừng ấy, trường Tiểu học YB A tổ chức hội thi KC 1000 năm TL- HN. Về dự với hội thi hôm nay, em xin kể câu chuyện Chiếu dời đô của Lý thái Tổ.
 Chuyện kể rằng, cách đây hơn 1000 năm về trước, ở châu cổ Pháp, tỉnh Bắc Ninh, có người đàn bà họ Phạm. Một đêm bà nằm mơ thấy giao duyên với thần và có thai. Vào đêm trở dạ, bỗng cả 1 vùng xung quanh sáng rực ánh hào quang. Sau cơn vật vã, bà sinh hạ 1 bé trai mặt mũi khôi ngô sáng sủa. Khi cậu bé cất tiếng khóc chào đời thì bà mẹ cũng mất vì kiệt sức. Nhà sư Vạn Hạnh đem cậu bé về nuôi lấy tên là Lý Công Uẩn.
 Lên 3 tuổi, Công Uẩn được sư Vạn Hạnh gửi cho đệ tử của mình là Lý Khánh Văn nuôi dưỡng.Lý Khánh Văn dạy dỗ Công Uẩn bằng tất cả tình yêu thương của người cha dành cho con. Cậu bé Công Uẩn tuy nhỏ tuổi nhưng đã sớm bộc lộ tư chất của 1 bậc hào kiệt. 
 Sau bao năm trời xa cách, Công Uẩn gặp lại sư vạn Hạnh và theo ông về kinh đô. Chẳng mấy chốc, Công uẩn đã là một chàng trai 18 tuổi. Ngày ngày, chàng đọc sách thánh hiền, ôn luyện võ nghệ chờ đến hội thi chọn người tài giỏi thống lĩnh cấm vệ quân. Và ngày đó đã đến. Công Uẩn trảI qua 3 vòng thi xuất sắc, đứng đầu trong các tráng sỹ dự thi. Công Uẩn ở lại bên đức vua giúp việc nước.Một lần, ông cất quân đi dẹp đám quân nổi loạn ở Hồi Quan- Tam Điệp. Đến nơi, 1 thủ lĩnh tiến ra hô lớn: Có phải tướng quân Lý Công uẩn đó không?
 Ông cất tiếng hỏi: Nhà ngươi lượng sức ra sao mà dám đem quân chống lại triều đình.
 Kẻ đầu lĩnh khảng khái: Chúng tôi cũng biết tướng quân oai danh bốn bể, nhân nghĩa lừng lẫy, nhưng vì dân đen bị bóc lột trăm bề khổ cực mà sinh làm càn.
 Công Uẩn nghe hết sự tình bèn hô lớn: Hỡi dân chúng hồi quan, ai về nhà nấy, đừng động binh nữa, ta sẽ đem đầu mình về triều tau bày đổi lấy sự bình yên cho đất này.
 Ai nấy quỳ sụp xuống bày tr tấm lòng thành kính.Thế là Lý Công uuaanr dẹp yên được dát hồi quan.
 Khi vua Lê Ngọa Triều qua đời, Công Uẩn lên ngôi vua lấy hiệu là lý Thái Tổ.Đặt niên hiệu là Thuận Thiên. Vua lệnh đại xá cho thiên hạ.
 Năm 1010, tạ điện Trường xuân, các quan lại tề tựu đông đủ. đức vua cất lời: Ta thấy thành HoaLư chật hẹp, muốn dời đi nơi khác, tự tay ta viết chiếu dời đô, nay truyền các khanh xem xét.
 Nghe xong, bầy tôi đều nói: bệ hạ vì thiên hạ lập kế lâu dài, trên cho nghiệp đế thịnh vượng, dưới cho dân được đông đúc giàu có, điều lợi như thế, ai dám không theo.
 Vua nghe vậy rất mừng, tháng 7 năm đó LT Tổ từ thành Hoa lư dời đô ra Đại la. Ngự trên thuyền rồng, Lí Thái Tổ nhìn ra xa, và kì, trong đám mây ngũ sắc cuồn cuộn ẩn hiện 1 bóng rồng vàng. Thăng Long kinh thành được đặt tên từ đấy.
 Kính thưa các vị đại biểu. Thưa toàn thể các bạn.
 Kể lại chuyện xưa mà không bao giờ cũ, chúng ta càng cảm phục và biết ơn đức vua Lí Thái Tổ, tài cao chí lớn đã khai sáng đất Thăng long.Ngày nay, bằng tình yêu từ muôn triệu con tim, bằng sức lực từ muông triệu bàn tay, bằng trí tuệ từ muôn triệu khối óc, chúng ta hãy góp phần làm cho thủ đô nước Việt ngày càng văn minh hiện đại. Hãy thắp sáng lên cột mốc vàng 1000 năm Thăng Long- Hà Nội rực chiếu tương lai.
 Ôi! Thủ đô Thăng long- Hà Nội 
 Mãi muôn đời rạng rỡ thế rồng bay.
 Cuối cùng em xin kính chúc các vị đại biểu mạnh khỏe. Chúc hội thi thành công rực rỡ.
* ---------------------- *---------------------- *
 YB ngày 7-10-2010
 Người viết: Thu Hương
Bài thi kể chuyện đạt giải nhất cuộc thi KC 1000 năm Thăng Long- HN
Người trình bày: Nguyễn Thi Hải Yừn- Lớp 5A1
 Ngày 8-10-2010
phiếu bài tập
Bài tập 2
Khoanh vào chữ cái đặt trước số đo độ dài bằng 11,02 km.
 A. 11,20km C. 11km 20m 
 B. 11,020km D. 11 020m
Tuần 3
 Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2009 
 Kí duyệt của tổ
 Tiết 11
Luyện tập
 I/ Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Củng cố kĩ năng chuyển hỗ số thành phân số.
- Củng cố kĩ năng làm tính, so sánh các hỗn số ( bằng cách chuyển hỗn số thành phân số rồi làm tính, so sánh).
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: PHT.
III/ Hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài 2 và 3/sgk.
? Muốn chuyển hỗn số thành phân số ta làm như thế nào?
- Nhận xét, bổng sung, cho điểm
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1 ( 14-sgk)
 - Gọi học sinh nêu yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Chữa bài và hỏi học sinh:? Em hãy nêu cách chuyển hỗn số thành phân số 
 Bài 2 (14- sgk )
 - Gọi học sinh đọc đề toán.
- G viết lên bảng yêu cầu học sinh suy nghĩ và tìm các so sánh hai hỗn số trên.
- G nhận xét tất cả các cách học sinh đưa ra, khuyen skhích các em chịu khó tìm tòi, cách hay: Cac em chỉ việc chuyển hỗn số thành phân số rồi ta so sánh như so sánh hai phân số.
- Gọi học sinh đọc bài của mình.
- G nhận xét, chốt.
Bài 3( 14- sgk )
- Chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện tính.
 - Gọc học sinh đọc đề bài và nêu yêu cầu đề bài:
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
? Muốn cộng trừ hai phân số khác mẫu ( cùng mẫu ) ta làm như thế nào?
- Nhận xét, chốt nội dung.
 4. Củng cố dặn dò:
- Tóm nội dung: so sánh các hỗn số.
- Dặn dò về nhà: 
2 học sinh lên bảng chữa bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung.
- 2 họcc sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập.
- Học sinh trả lời
-Hs nêu yc Bt.
- Học sinh trao đổi để tìm cách so sánh.
- Một số học sinh trình bày.
* Chuyển cả hai hỗn số thành phân số rồi so sánh.
* So sánh từ phần của hỗn số.
Hs làm bài vào vở.
 Hs chữa bài.
Hs nx.
- Hs nêu yc bt.
- Hs làm bài trên bảng, vở.
-Hs nx.
- Hs nêu
-1,2 hs nêu lại nd bài.
Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2009.
 Tiết 12
Luyện tập chung
I/ Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố các kĩ năng:
- Nhận biết phân số thập phân và chuyển một phân số thành phân số thập phân.
- Chuyển hỗn số thành phân số.
- Chuyển các số đo có hai tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị ( Số đo viết dưới dạng hỗn số kèm theo một tên đơn vị đo.
II Đo dùng dạy học.
- GV: PHT.
III/ Hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ:
- Gọi học sinh chữa bài 3 sgk.
+Nêu cách chuyển hỗn số thành PS?
+Nêu cách chuyển PS thành số TP?
- Nhận xét, cho điểm.
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: (15-sgk)
 - Yêu cầu học sinh đọc đề toán.
+Phân số như thế nào thì được gọi là phân số thập phân?
+Muốn chuyển một phân số thành một phân số thập phân, ta làm như thé nào?
 - Yêu cầu học sinh làm bài, chọn cách sao cho phù hợp.
- Gọi hs nhận xét bài làm của bạn.
Bài 2: (15-sgk)
 - Chuyển hỗn số thành phân số.
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
+Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Ta có thể chuyển một hỗn số thành phân số như thế nào?
 - Yêu cầu học sinh làm bài.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
 Bài 3: ( 15-sgk)
 - Yêu cầu học sinh đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Nhận xét, chữa bài cho học sinh.
 Bài 4(15-sgk)
- G viết lên bảng số đo 5m7dm: ? Hãy suy nghĩ để tìm cách viết số đo 5m7dm thành số đo có một đơn vị là m.
- Lớp nhận xét chữa bài của hs trên bảng.
 Bài 5(15-sgk)
 - Yêu cầu hs đọc đề.
- Yc hs làm bài theo nhóm (PHT).
- Mời các N trình bày.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
 3. Củng cố, dặn dò:
- Tóm nội dung: Các chuyển phân số thành phân số thập phân, phân số thành hỗn số và ngược lại.
- Dặn dò về nhà
- 3 học sinh lên bảng.
- 2 học sinh trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung.
 - 1 học sinh đọc.
 - Những phân số có mẫu là 10, 100, 1000,..được gọi là các phân số thập phân.
- Tìm một số để nhân với mẫu ( hoặc chia) để có 10, 100, 1000,..sau đó nhân ( chia ) cả tử và mẫu với số đó để phân số thập phân bằng với phân số đã cho.
- H nêu yc bài.
- Ta lấy mẫu nhân với phần nguyên rồi cộng với tử số và mẫu số bằng mẫu số của phân số.
- 2 học sinh lên bảng làm bài.
- Hs nêu yc Bt.
- Hs làm bài rồi chữa bài.
- Hs nêu yc Bt.
- Học sinh suy nghĩ cách làm.
- Hs làm bài trên bảng.
- Hs nx.
 - 1hs đọc đề toán, nêu tóm tắt.
 - Hs là Bt theo N5.
 - Hs trình bày.
 - Hs nx.
Thứ tư ngày 23 tháng 9 năm 2009
 Tiết 13
Luyện tập chung
I/ Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố về:
- Phép cộng, phép trừ các phân số.
- Chuyển các số đo có hai tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị dưới dạng hỗn số.
- Giải bài toán tìm một số khi biết hiệu và tie số cua hai số đó.
- Bồi dưỡng tính tích cực.
II/ Đồ dùng DH.
- GV: PHT.
 III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài 3,4 trong sách giáo khoa.
- Nhận xét, bổ sung.
+Muốn chuyển một hỗn số thành một phân số ta làm như thế nào?
B. Dạy học bài mới:
1. Gới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1(15-sgk) phần a,b.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, nhắc học sinh khi quy đồng mẫu số các phân số, chú ý chọn mẫu số chung nhỏ nhất.
- Gv chấm, chữa bài.
Bài 2 (16-sgk)
 - G yêu cầu hs đọc đầu bài.
- Lưu ý học sinh:
+ Khi quy đồng mẫu số chọn mẫu số chung bé nhất.
+ Nếu kết quả chưa là phân số tối giản thì cần rút gọn thành phân số tối giản.
- Gv cho học sinh chữa bài trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
Bài 3 (16-sgk)
 - Học sinh nêu yêu cầu.
- Cho học sinh tự làm, nêu nhanh đáp án(hskg).
? Vì sao khoanh vào đáp án C.
 Bài 4 (16-sgk)
 - Học sinh nêu yêu cầu:
+Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở,
- Mời hs chữa bài.
- Nhận xét, chữa.
Bài 5 (16-sgk)
 - Yc hs đọc Bt, nêu TT.
 - Gv tổ chức hs làm Bt theo nhóm.
 - Gv nx.
Bài giải:
Từ sơ đồ ta nhận thấynếu chia quãng đường AB thành 10 phần bằng nhau thì 3 phần dài 12 km.
Mỗi phần dài là:
12 :3 = 4 (km)
Quãng đường AB dài là:
4 x10 = 40 (km)
 Đáp số: 40 km.
 3. Củng cố dặn dò:
- Tóm nội dung: ôn tập về cộng, trừ, nhân, chia, phân số.
- Tìm một số khi biết giá trị của phân số đó.
- 2 học sinh chữa bài
- Một học sinh nhận xét
Hs nêu yc Bt.
Hs làm BT vào vở.
Hs nêu yc Bt.
Hs làm Bt vào vở.
Hs chữa bài.
Hs nêu yc Bt.
Hs kg nêu đáp án.
Hs trả lời.
Hs nêu yc Bt.
Hs làm bài rồi chữa bài.
Hs nx.
Hs đọc Bt, nêu TT.
Hs làm Bt theo nhóm.
Các N trình bày.
N nx chéo.
- Hs nhắc lại Nd bài.
Thứ năm ngày 24 tháng 9 năm 2009.
 Tiết 14
Luyện tập chung
I/ Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố về:
- Phép nhân và phép chia các phân số.
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Đổi số đo 2 đơn vị thà ... 
Tiết 88
 Luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp HS :
- Rèn kĩ năng tính diện tích của hình tam giác.
- Giới thiệu cách tính diện tích của hình tam giác vuông khi biết độ dài hai cạnh góc vuông của nó.
- Bồi dưỡng tính tích cực.
II. Đồ dùng dạy học
- Các hình tam giác SGK
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- GV yc hs nêu qt, viết CT tính DT hình tam giác.
- GV nhận xét ghi điểm cho HS
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài : 
- GV GT, nêu yc tiết học.
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 
- GV cho HS đọc đề toán, nêu lại cách tính diện tích hình tam giác, sau đó làm bài.
 - GV nx chữa bài.
a, S = 30,5 x 12 : 2 = 183 (dm2)
b, 16dm = 1,6m
S = 1,6 x 5,3 : 2 = 2,42 (m2)
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV vẽ hình lên bảng, sau đó chỉ vào hình tam giác ABC và nêu : Coi AC là đáy, em hãy tìm đường cao tương ứng với đáy AC của hình tam giác ABC.
- GV yêu cầu HS tìm đường cao tương ứng với đáy BA của hình tam giác ABC.
- GV yêu cầu HS tìm các đường cao tương ứng với các đáy của hình tam giác DEG.
- GV hỏi : Hình tam giác ABC và DEG là tam giác gì ?
- KL:Trong hình tam giác vuông hai cạnh góc vuông chính là đường cao của tam giác.
- GV hỏi : Như vậy để tính diện tích của hình tam giác vuông ta làm như thế nào ?
*Để tính diện tích của hình tam giác vuông ta lấy tích số đo hai cạnh góc vuông rồi chia cho 2.
Bài 3 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở, GV giúp đỡ hsy.
 - Mời hs chữa bài. 
- GV nhận xét, chữa.
Bài giải:
a, DT của hình tam giác vuông ABC là :
 3 x4 : 2 = 6 (cm2)
b, DT của hình tam giác vuông DEG là :
 5 x 3 : 2 = 7,5 (cm2)
Bài 4a
 - GV cho HS đọc đề bài, tự làm phép đo và thực hiện tính diện tích hình tam giác ABC.
- Gọi 1 hs lên bảng tính.
- NX, chữa:
Diện tích của hình tam giác ABC là :
4 x 3 : 2 = 6 (cm2)
+ Vì sao để tính diện tích của hình tam giác ABC em lại lấy chiều rộng nhân với chiều dài hình chữ nhật rồi chia cho 2?
Bài 4b
- GV gọi HS đọc đề bài.
 - GV yêu cầu HS thực hiện phép đo để xác định độ dài cách cạnh của hình chữ nhật MNPQ và đoạn thẳng ME.
- GV yêu cầu HS thực hiện tính diện tích của hình tam giác mà bài yêu cầu.
Bài giải
Diện tích của hình chữ nhật MNPQ là :
4 x 3 = 12 (cm2)
Diện tích hình tam giác MQE là :
3 x 1 : 2 = 1,5 (cm2)
Diện tích hình tam giác NEP là :
3 x 3 : 2 = 4,5 (cm2)
Diện tích hình tam giác MQE và hình tam giác NEP là :
1,5 + 4,5 = 6 (cm2)
Diện tích hình tam giác EQP là :
12 - 6 = 6 (cm2)
Đáp số : 6cm2
3. Củng cố - dặn dò
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
- 2,3 HS nêu QT.
 - 1 HS lên bảng viết CT. 
- HS lắng nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
 - 1hs nêu yc BT.
 - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- NX.
- HS đọc đề bài trong SGK.
- HS trao đổi với nhau và nêu : Đường cao tưng ứng với dáy AC của hình tam giác ABC chính là BA vì đi qua B và vuông góc với AC
- Đường cao tương ứng với đáy BA của tam giác ABC chính là CA.
- HS qua sát hình và nêu :
+ Đường cao tương ứng với đáy ED là GD.
+ Đường cao tương ứng với đáy GD là ED.
- HS nêu ý kiến.
 - HS nhắc lại cách tính.
 - HS đọc thầm đề bài trong SGK
- HS cả lớp làm bài vào vở.
 - 2 HS lên bảng chữa bài. 
- HS nx.
- HS nêu yc BT.
- HS thực hiện đo và nêu KQ : 
AB = DC = 4cm
AD = BC = 3cm
- HS phát biểu. Chẳng hạn :
+ Vì theo hình vẽ hình tam giác ABC là hình tam giác vuông có hai cạnh đáy vuông trùng với hai cạnh của hình chữ nhật.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS tự đo và nêu :
MN = PQ = 4cm
MQ = NP = 3cm
ME = 1cm
NE = 3cm
- 1 HSKG lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- HS nêu kại nd bài.
Thứ năm ngày 7 tháng 1 năm 2010
 Tiết 89 
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
Giúp HS ôn luyện về :
- Các hàng của số thập phân và giá trị theo hàng của các chữ số thập phân.
- Tỉ số phần trăm của hai số.
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số thập phân.
- Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
- GiảI toán.
II. Đồ dùng dạy học
- BN.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 4a và 4b SGK.
- GV nhận xét ghi điểm cho HS
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài : 
- GV GT, nêu yc tiết học.
2. Tổ chức cho HS làm bài
* Phần 1.
- YC hs đọc từng bài, làm bài.
- GV cho HS đọc các đáp án mình chọn của từng câu.
- NX, chốt kq đúng:
1. Khoanh vào B
2. Khoanh vào C
3. Khoanh vào C
Phần 2
Bài 1 
- YC hs làm bài vào vở, 4 hs làm trên bảng.
Kết quả tính đúng là :
a, 39,72 + 46,18 = 85,9
b, 95,64 - 27,35 = 68,29
c, 31,05 x 2,6 = 80,73
d, 77,5 : 2,5 = 31
 Bài 2 
- YC hs đọc đề bài, làm bài. 
- Chữa bài. 
 a, 8m5dm = 8,5m
 b, 8m25dm2 = 8,05m2
Bài 3 ( hskg)
- YC hs đọc đề bài, qs hình-sgk.
- YC hs làm bài theo nhóm rồi trình bày.
- NX, chữa.
Bài giải
Chiều rộng của hình chữ nhật là :
15 + 25 = 40 (cm)
Chiều dài của hình chữ nhật là :
2400 : 40 = 60 (cm)
Diện tích hình tam giác MCD là :
60 x 25 : 2 = 750 (cm2)
 Đáp số : 750cm2
Bài 4 
- Gọi hs nêu yc BT.
- YC hs làm bài, nêu kq.
 3,9 < x < 4,1
Ta có : 3,9 < 4 < 4,01 < 4,1
Vậy x = 4; x = 4,01 ( Có thể tìm nhiều giá trị của x )
3. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét giờ học, dặn dò.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS lắng nghe để xác định nhiệm vụi của tiết học.
- HS đọc yc và làm bt.
- HS lần lượt nêu đáp án.
- HS nx.
- 1hs nêu yc bt.
- HS làm bài vào vở.
- 4 HS lên bảng làm bài trên bảng.
- 1 HS đọc yc bt.
- 2hs làm trên bảng, hs khác làm vở.
- Đọc bt, qs hình.
- Làm bt theo nhóm.
- Các N trình bày.
 - HS nx.
- HS KG làm bài rồi nêu kq.
- HS nx, chữa.
- Nêu lại nd bài.
Thứ sáu ngày 8 tháng 1 năm 2010
Tiết 90 
Hình thang
I. Mục tiêu
Giúp HS :
- Hình thành được biểu tượng về hình thang.
- Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang : Phân biệt được hình thang với một số hình đã học.
- Biết vẽ hình để rèn kĩ năng nhận dạng được hình thang và một số đặc điểm của hình thang.
II. Đồ dùng dạy học
- Sử dụng đồ dùng dạy học toán lớp 5.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ.
+ Nêu các yếu tố của hình tam giác?
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài
- GV hỏi : Các em đã được học những hình nào ?
- GV giới thiệu : Tiết học hôm nay sẽ giới thiệu với các em một hình học mới, đó là hình thang.
2. Dạy học bài mới
a. Hình thành biểu tượng về hình thang
- YC HS quan sát hình trong SGK
+ Em hãy tìm điểm giống nhau giữa hình cái thang và hình ABCD.
- GV nhận xét , GT hình thang.
b. Nhận biết một số đặc điểm của hình thang
- YC hs qs hình thang trong bộ đồ dùng toán.
+ Hình thang ABCD có mấy cạnh ?
+ Các cạnh cuả hình thang có gì đặ biệt ?
+ Vậy hình thang là hình như thế nào ?
 - GV gọi HS nêu ý kiến.
 - GV vẽ hình thang trên bảng.
- GV nhận xét các câu trả lời của HS .
*Kết luận : Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song. Hai cạnh song song gọi là hai cạnh đáy. Hai cạnh kia gọi là hai cạnh bên.
- GV yêu cầu : Hãy chỉ rõ các cạnh đáy, các cạnh bên của hình thang ABCD ?
 - GV nêu : cạnh đáy AB gọi là đáy bé, cạnh CD gọi là đáy lớn.
+ So sánh điểm khác nhau với các hình đã học?
- GV kẻ đường cao AH của hình thang ABCD sau đó giới thiệu tiếp : AH được gọi là đường cao của hình thang ABCD. Độ dài của AH gọi là chiều cao của hình thang ABCD.
- GV yêu cầu HS quan sát hình và hỏi : Đường cao AH như thế nào với hai đáy của hình thang ABCD ?
- GV yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của hình thang ABCD và đường caoAH.
3. Luyện tập thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV gọi HS lên nêu kết quả kiểm tra các hình.
- GV hỏi : Vì sao hình 3 không phải là hình thang ?
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV lần lượt nêu từng câu hỏi và yêu cầu HS trả lời.
+ Trong ba hình, hình nào có bốn cạnh và bốn góc ?
+ Trong ba hình dưới đây hình nào có hai cặp cạnh đối diện song song ?
+ Trong ba hình, hình nào chỉ có một cặp cạnh đối diện song song ?
+ Hình nào có bốn góc vuông ?
+ Trong ba hình, hình nào là hình thang ?
+ Có bạn nói hình 1 và hình 2 cũng là hình thang. Theo em, bạn đó nói đúng hay nói sai ? Giải thích ?
- GV kết luận : Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song.
Bài 3 
- GV yêu cầu HS quan sát hình và tự vẽ hình
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- GV yêu cầu các HS vẽ đúng giơ tay.
- GV hỏi : Để vẽ được hình thang chúng ta phải chú ý điều gì ? (hskg)
Bài 4
- GV vẽ hình thang vuông ABCD như SGK lên bảng, sau đó lần lượt yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau :
+ Đọc tên hình trên bảng ?
+ Hình thang ABCD có những góc nào là góc vuông ?
+ Cạnh bên nào vuông góc với hai đáy ?
- GV giới thiệu : Hình thang có cạnh bên vuông góc với hai đáy gọi là hình thang vuông.
- GV yêu cầu HS nhắc lại : Hình thang như thế nào gọi là hình thang vuông ?
3. Củng cố - dặn dò
+ Nêu các yế tố của hình thang?
- GV nhận xét giờ học.
- 2hs nêu.
- HS kể tên các hình đã học (hình tam giác, hình tứ giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành).
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- HS quan sát.
- 1 HS nêu ý kiến của mình
+ Hình thang ABCD giống như cái thang có hai bậc.
 - HS qs hình nêu ý kiến.
+ Hình thang là hình có 4 cạnh trong đó có hai cạnh song song với nhau.
- Mỗi HS nêu một ý kiến.
- 2 hs lên bảng chỉ và nêu.
- HS so sánh, nêu điêm khác nhau.
- HS quan sát hình và nghe giảng.
- HS : Đường cao AH vuông góc với hai đáy AB và CD của hình thang ABCD.
- Một vài HS nêu lại trước lớp để cả lớp cùng ghi nhớ 
- 1hs nêu yc bt.
- Qs hình sgk, nhận biết hình thang.
- Nêu ý kiến. 
- 1 số hs giải thích, nêu lại các yế tố của hình thang.
+ Vì hình 3 không có cặp cạnh đối diện song song với nhau.
- HS làm bài vào vở.
 - Mỗi câu hỏi 1 HS nêu ý kiến, sau đó các bạn khác theo dõi nhận xét :
+ Cả 3 hình đều có bốn cạnh và bốn góc.
+ Hình 1 và hình 2.
+ Hình 3 chỉ có một cặp cạnh đối diện song song.
+ Hình 1 có 4 góc vuông.
+ Hình 3 là hình thang.
- HS giảI thích.
- HS làm bài.
- HS kiểm tra chéo.
- Chúng ta cần chú ý vẽ được hai đường song song.
- HS quan sát hình và trả lời câu hỏi :
+ Hình thang ABCD.
+ Hình thang ABCD có góc A và góc D là hai vuông góc.
+ Cạnh bên AD vuông góc với hai đáy AB và DC.
- Một số HS nêu lại kết luận về hình thang vuông trước lớp. Cả lớp nghe, ghi nhớ thuộc ngay tại lớp.
- HS nhắc lại nd bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_lop_5_tuan_3_den_tuan_18.doc