Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần 31 - Nguyễn Thị Tuyết Mai

Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần 31 - Nguyễn Thị Tuyết Mai

Toán

Đ151: ÔN TẬP: PHÉP TRỪ

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS củng cố các kĩ năng thực hành phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số,tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ, giải bài toán có lời văn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

 - Bảng phụ.

III. CÁC HĐ DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ ( 2-3):

- BC: Tính kết quả: 68 – 68 = ? ; 54 – 0 = ?

- Em thấy các phép tính trên có gì đặc biệt?

Hoạt động 2: Ôn tập (5-7)

- Viết dạng tổng quát của phép trừ?

- Nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ?

- Biểu thức a – b còn gọi là gì?

- Nhắc lại trường hợp đặc biệt của phép trừ? (số bị trừ bằng số trừ ; số trừ bằng 0)

- Nêu các trường hợp đó dưới dạng tổng quát?

 

doc 6 trang Người đăng hang30 Lượt xem 467Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần 31 - Nguyễn Thị Tuyết Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 16 tháng 4 năm 2007
Toán
Đ151: ôn tập: phép trừ
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố các kĩ năng thực hành phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số,tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ, giải bài toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy- học:
	- Bảng phụ.
III. Các HĐ dạy- học chủ yếu:
Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ ( 2-3’):
- BC: Tính kết quả: 68 – 68 = ? ; 54 – 0 = ? 
- Em thấy các phép tính trên có gì đặc biệt?
Hoạt động 2: Ôn tập (5-7’)
- Viết dạng tổng quát của phép trừ?
- Nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ?
- Biểu thức a – b còn gọi là gì?
- Nhắc lại trường hợp đặc biệt của phép trừ? (số bị trừ bằng số trừ ; số trừ bằng 0)
- Nêu các trường hợp đó dưới dạng tổng quát?
Hoạt động3: Luyện tập - Thực hành (27’)
a. Bảng: * Bài 1/159 ( 10-12’)
- KT: Thực hiện phép trừ rồi thử lại.
- Chốt: + Muốn thử lại phép trừ ta làm thế nào? 
 + Nêu kĩ năng cộng số tự nhiên, số thập phân, phân số và cách thử lại phép trừ.
 b. Vở: * Bài 2/159 ( 7-8’)
- KT: Tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
- Chốt: Muốn tìm số hạng và số bị trừ chưa biết em làm thế nào? 
 * Bài 3/159 ( 7-9’)
- KT: Giải toán có liên quan đến phép tính + , - .
- Chốt : + Vì sao khi tính diện tích đất trồng hoa em lại lấy 540,8 – 385,5 ?
 + Cách giải, lời giải.
* Sai lầm HS thường mắc:
- Trình bày phép tính về số thập phân chưa khoa học, đặt tính sai, chưa thẳng hàng.
- Lời giải bài toán trình bày còn dài dòng.
Hoạt động4: Củng cố (3’)
- M: + Nêu tên các thành phần và kết quả của phép trừ? 
 + Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào? Nêu cách tìm số bị trừ?
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Thứ ba ngày 17 tháng 4 năm 2007
Toán
Đ152: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố việc vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải bài toán.
II. Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng phụ, bảng con.
III. Các HĐ dạy- học chủ yếu.
Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ ( 5’)
- M: + Nêu tên gọi thành phần kết quả của phép cộng và phép trừ?
 + Phép cộng, phép trừ có những tính chất, điều gì đặc biệt?
Hoạt động3: Luyện tập - Thực hành ( 32’)
a. Bảng: * Bài 1/160 ( 10’)
- KT: Tính kết quả của biểu thức với phân số, số thập phân. 
- Chốt: + Kĩ năng cộng số thập phân, phân số.
 + Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức?
b. Nháp + Vở: * Bài 2 a, c/160- b, c làm vở ( 10’)
- KT: Tính bằng cách thuận tiện.
- Chốt: Em đã vận dụng các tính chất nào của phép cộng và phép trừ để tính nhanh? 
 * Bài 3/160 ( 12’)
- KT: Giải toán có liên quan đến phân số, tỉ số phần trăm.
- Chốt : + Giải toán có liên quan đến kĩ năng cộng, trừ phân số và giải toán về tỉ số phần trăm: Vì sao khi tìm tỉ số phần trăm tiền lương của gia đình em lại lấy 1 - ?
 + Kĩ năng trình bày bài toán giải.
* Sai lầm HS thường mắc:
- Trình bày bài toán giải chưa khoa học.
- Bài 3 tính sai phần b
Hoạt động3: Củng cố ( 2-3’)
- M: Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào?
- Nêu những kiến thức vừa ôn?
*Rút kinh nghiệm sau giờ học:
Thứ tư ngày 18 tháng 4 năm 2007 
 Toán
Đ153:ôn tập: phép nhân
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép nhân số tự nhiên, các số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm, giải bài toán .
II. Đồ dùng dạy- học: 
	- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ ( 2-3’)
- BC: Viết dạng tổng quát của phép nhân?
- M: Nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân?
Hoạt động2: Ôn tập (10-12’)
- Phép nhân có những tính chất gì- Phát biểu tính chất giao hoán của phép nhân?
- Muốn tính tích của 2 thừa số đầu với thừa số thứ ba ta có thể làm thế nào? Đó là tính chất gì của phép nhân?
- Muốn nhân một tổng với 1 số ta có thể làm như thế nào?
- Phép nhân có thừa số bằng 1 thì tích bằng bao nhiêu? 
- Trong phép nhân tích bằng 0 khi nào? -> Nhắc lại các tính chất của phép nhân.
-> Các tính chất trên đều áp dụng được với số tự nhiên, phân số, số thập phân.
Hoạt động3: Luyện tập - Thực hành ( 25’)
a. Bảng: * Bài 1/162 ( 6’)
- KT: Tính kết quả của các phép nhân STN, STP, phân số.
- Chốt: + Kĩ năng nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số.
	 + Khi nhân nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số em cần chú ý điều gì?
b. Miệng: * Bài 2/162 ( 5’)
- KT: Tính nhẩm
- Chốt: Muốn nhân nhẩm một số thập phân với 10 ; 100 ; 1000và 0,1 ; 0,01 ; 0,001 em làm thế nào?
c. Nháp: * Bài 3/162 ( 6’)
- KT: Tính bằng cách thuận tiện.
- Chốt: Em đã vận dụng những tính chất nào để tính thuận tiện? Phát biểu các tính chất đó? (giao hoán, kết hợp và nhân nhẩm một số thập phân với 10).
d. Vở: * Bài 4/162 ( 8’)
- KT: Giải toán chuyển động đều có liên quan đến phép cộng, phép nhân.
- Chốt: Muốn tính quãng đường của hai chuyển động ngược chiều em làm thế nào?
* Sai lầm HS thường mắc:
- Trình bày phép tính về số thập phân chưa khoa học .
Hoạt động3: Củng cố (2-3’)
- M: Nêu tên thành phần, kết quả của phép nhân, phát biểu các tính chất cơ bản ? 
*Rút kinh nghiệm sau giờ học:
Thứ năm ngày 19 tháng 4 năm 2007
Toán
Đ154: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố ý nghĩa phép nhân,vận dụng kĩ năng thực hành phép nhân trong tính giá trị của biểu thức và giải toán.
II. Đồ dùng dạy- học:
	- Bảng phụ.
III. Các HĐ dạy- học chủ yếu:
Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút):
- M: + Nêu tên gọi thành phần kết quả của phép nhân?
 + Phép nhân có những tính chất gì?
Hoạt động2. Luyện tập - Thực hành ( 32’)
a. Bảng: * Bài 1/162 ( 6’)
- KT: Chuyển thành phép nhân rồi tính kết quả.
- Chốt: + Mối quan hệ giữa phép cộng và phép nhân: Em có nhận xét gì về các phép cộng trên? Khi chuyển thành phép nhân em cần chú ý gì? (Đơn vị đo) - Kĩ năng thực hành phép nhân	 
b. Vở: * Bài2 /160 ( 6’)
- KT: Tính giá trị của biểu thức
- Chốt: Nêu thứ tự thực hiện biểu thức trên? 
 * Bài 3/160 ( 8-10’)
- KT: Giải toán có liên quan đến tỉ số phần trăm
- Chốt : + Để tính số dân của nước ta đến hết năm 2001 em cần biết gì?
	 + Vì sao khi tính dân số nước ta đến cuối năm 2001 em lại lấy 77515000 + 1007695 ?
 	 + Kĩ năng trình bày bài toán giải.
c. Nháp: * Bài 4/ 162 ( 10-12’)
- KT: Giải toán về chuyển động
- GV gợi ý: Vận tốc của thuyền máy khi xuôi dòng sẽ chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? ; Tính vận tốc của thuyền máy khi xuôi dòng ta làm thế nào?
- Chốt: Để tính độ dài quãng sông AB em làm thế nào? ; Lời giải
* Sai lầm HS thường mắc:
- Lúng túng khi giải toán về tỉ số phần trăm. Đặc biệt là trình bày lời giải.
Hoạt động3: Củng cố ( 2-3 phút)
- Muốn tính vận tốc của vật chuyển động khi xuôi dòng ta làm thế nào?
- Nhắc lại các kiến thức vừa ôn?
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Thứ sáu ngày 20 tháng 4 năm 2007
Toán
Đ155:ôn tập: phép chia
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép chia số tự nhiên, các số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm.
II. Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng phụ.
III. Các HĐ dạy- học chủ yếu:
Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- BC: Tìm kết quả trong các trường hợp sau:	32,6 : 1 = ?
	68 : 68 = ? 	
	 0 : = ?
- Em có nhận xét gì về các phép chia trên?
Hoạt động2: Ôn tập (10-12’)
- Viết dạng tổng quát của phép chia?
- Nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép chia hết và phép chia có dư? Biểu thức a : b còn được gọi là gì?
- Nêu vai trò của số 0 trong phép chia hết?
- Trong phép chia hết, nếu số chia bằng 1 thì thương là bao nhiêu?
- Số bị chia bằng số chia khi nào? Số bị chia và số chia phải có điều kiện gì?
- Trong phép chia thương bằng 0 khi nào? Điều kiện của số chia là gì?
- Trong phép chia có dư, số dư so với số chia phải thế nào?
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành ( 20-22’)
a. Bảng: * Bài 1/163 ( 8’)
- KT: Tìm thương trong phép chia hết, phép chia có dư và thử lại 2 trường hợp chia đó.
- Chốt: + Muốn thử lại phép chia hết và phép chia có dư ta làm thế nào? 
 + Kĩ năng chia số tự nhiên, số thập phân và cách thử lại phép chia.
 b. Vở: * Bài 2 và Bài 4/164 ( 3’)
- KT: Thực hiện phép chia phân số
- Chốt: Muốn chia hai phân số em làm thế nào?
 c. Miệng: * Bài 3/164 ( 5-7’)
- KT: Tính nhẩm: nhân nhẩm một số với 0,1 ; 0,01 ; và10 ; 100 ;  chia nhẩm một số cho 0,1 ; 0,01 ; chia một số cho 0,25 và 0,5 
- Chốt: Nêu cách nhân nhẩm từng trường hợp?
 * Bài 4/164 ( 6-8’)
- KT: Tính bằng hai cách.
- Chốt: Em đã vận dụng tính chất nào để tính bằng hai cách? (tính chất một tổng chia cho một số để tính nhanh) ; Phát biểu tính chất đó?
* Sai lầm HS thường mắc:
- Thử lại sai trong phép chia có dư.
- Quên cách chia nhẩm một số cho 0,25 chính là lấy số đó nhân với 4.
Hoạt động4: Củng cố ( 2-3’)
- Nêu tên các thành phần và kết quả của phép chia? 
- Phép chia có những tính chất nào? Phát biểu các tính chất đó?
* Rút kinh nghiệm sau giờ học:

Tài liệu đính kèm:

  • docToan 31.doc