Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần 7 đến tuần 11

Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần 7 đến tuần 11

I. Mục tiêu:

Giúp HS củng cố về:

 - Quan hệ giữa 1 và 1 , giữa 1 và 1 , giữa 1 và 1

 10 10 100 100 1000

- Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số.

- Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng.

 

doc 50 trang Người đăng hang30 Lượt xem 431Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần 7 đến tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố về:
 - Quan hệ giữa 1 và
1
, giữa
1
và
1
,
giữa
1
và
1
10
10
100
100
1000
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
- Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng.
II. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung - Hoạt động dạy
Các hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học. 
2.2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- HS làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS đọc bài chữa trước lớp.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2 
- GV yêu cầu HS tự làm bài, khi chữa bài yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- HS nêu cách tìm số hạng chưa biết trong phép cộng, số bị trừ chưa biết trong phép trừ, thừa số chưa biết trong phép nhân, số bị chia chưa biết trong phép chia để giải thích.
Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- GV yêu cầu HS nêu cách tìm số trung bình cộng.
- 1 HS nêu, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- GV yêu cầu HS khá tự làm bài, hướng dẫn các HS kém.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài trong SGK.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- HS nhận xét bạn làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò: GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. 
 Số thập phân 
I. Mục tiêu: 
Giúp HS: - Nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân (dạng đơn giản) và cấu tạo của số thập phân.
	 - Biết đọc, viết các số thập phân ở dạng đơn giản.
ơ
	II. Đồ dùng dạy - học:
	Các bảng số a, b phần bài học, các tia số trong bài tập 1, bảng số trong bài tập 3 viết sẵn vào bảng phụ hoặc giấy khổ to (viết rời từng phần, từng bài).
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động dạy
Các hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV viết lên bảng:
1 dm . 1cm . 1mm, 5 dm 7 cm. 
- GV hỏi: Mỗi số đo chiều dài trên bằng một phần mấy của mét ?
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS chỉ cần nêu về 1 số đo chiều dài, nếu sai thì HS khác nêu lại cho đúng. - GV nhận xét.
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2.khái niệm ban đầu về số th ph
Ví dụ a - GV treo bảng phụ có viết sẵn bảng số a ở phần bài học, yêu cầu HS đọc.
- HS đọc thầm.
- GV chỉ dòng thứ nhất và hỏi: Đọc và cho cô biết có mấy mét, mấy đề - xi - mét ?
- GV: có 0 m 1 dm tức là có 1 dm. 1 dm bằng mấy phần mười của mét?
- HS: 1 dm bằng một phần mười mét.
- HS theo dõi thao tác của GV.
- GV chỉ dòng thứ hai và hỏi: Có mấy mét, mấy đề - xi - mét, mấy xăng - ti - mét ?
- HS theo dõi thao tác của GV.
- GV hỏi: 1 m được viết thành 
 10
bao nhiêu mét ?
- HS: 1 m được viết thành 0,1 m.
 10
- Vậy phân số thập phân 1 được 
 10
được viết thành gì ? 
- Phân số thập phân 1 được viết 
 10
thành 0,1.
- GV hướng dẫn tương tự với các số 0,01; 0,001.
- HS đọc và nêu.
- GV kết luận: Các số 0,1 ; 0,01 ; 0,001 được gọi là các số thập phân.
Ví dụ b - GV hướng dẫn HS phân tích ví dụ b hoàn toàn như cách phân tích ví dụ a.
- HS làm việc theo hướng dẫn của GV.
2.3. Luyện tập - thực hành:
Bài 1 - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- GV treo bảng phụ đã vẽ sẵn tia số như trong SGK.
- HS quan sát và tự đọc các phân số thập phân, các số thập phân trên tia số.
- GV gọi HS đọc trước lớp.
- HS lên bảng vừa chỉ tia số vừa đọc.
- GV tiến hành tương tự với phần b.
Bài 2 - GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- HS đọc đề bài trong SGK.
- GV hướng dẫn HS 
- HS làm theo hướng dẫn của GV.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3 - GV treo bảng phụ có sẵn nội dung bài tập, 
- HS đọc thầm đề bài.
- GV làm mẫu 2 ý đầu tiên, sau đó yêu cầu HS cả lớp làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò: GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. 
 Khái niệm số thập phân (tiếp theo) 
I. Mục tiêu: 
Giúp HS: - Nhận biết khái niệm về số thập phân (ở các dạng thường gặp) và cấu tạo của số thập phân.
	- Biết đọc, viết các số thập phân (ở các dạng đơn giản thường gặp)
	.II. Đồ dùng dạy - học:
	Bảng phụ kẻ sẵn nội dung của bảng số như trong phần bài học SGK.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung - Hoạt động dạy
Các hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng 
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Giới thiệu khái niệm về số thập phân (tiếp theo)
a) Ví dụ - GV treo bảng phụ có viết sẵn bảng số ở phần bài đọc, yêu cầu HS đọc.
- HS đọc thầm.
- GV chỉ dòng thứ nhất và hỏi: Đọc và cho cô (thầy) biết có mấy mét, mấy đề - xi - mét ?
- HS: Có 2 mét và 7 đề - xi - mét.
- HS theo dõi thao tác của GV.
- GV giới thiệu: 2,7 m đọc là hai phẩy bẩy mét.
- HS đọc và viết số: 2,7 m.
- GV chỉ dòng thứ hai và hỏi: Có mấy mét, mấy đề - xi - mét, mấy xăng - ti - mét ?
- GV theo dõi thao tác của HS.
- GV giới thiệu: 8,56 m đọc là tám phẩm năm mươi sáu mét.
- HS đọc và viết số: 8,56 m.
- GV giới thiệu: 0,195m đọc là không phẩy một trăm chín mươi lăm mét.
- HS đọc và viết số: 0,195 m.
- GV nêu kết luận: các số 2,7 ; 8,56; 0,195 cũng là các số thập phân.
- HS nghe và nhắc lại.
b) Cấu tạo của số thập phân
- GV viết to lên bảng số 8,56 yêu cầu HS đọc số, quan sát và hỏi: Các chữ số trong số thập phân 8,56 được chia thành mấy phần?
- HS thực hiện yêu cầu.
- GV yêu cầu HS lên bảng chỉ các chữ số phần nguyên và phần thập phân số 8,56.
- 1 HS lên bảng chỉ, các HS khác theo dõi và nhận xét: số 8,56 có một chữ số ở phần nguyên là 8 và hai chữ số ở phần thập phân là 5 và 6.
2.3. Luyện tập - thực hành:
Bài 1 - GV viết các số thập phân lên bảng, sau đó chỉ bảng cho HS đọc từng số. Yêu cầu nhiều HS trong lớp được đọc.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đề.
Bài 2 - GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- HS: Bài tập yêu cầu chúng ta viết các hỗn số thành số thập phân rồi đọc.
- GV cho HS đọc từng số thập phân sau khi đã viết.
- 2 HS lên bảng viết số thập phân, HS cả lớp viết vào vở bài tập.
Bài 3 - GV yêu cầu HS đọc đề bài toán và tự làm bài.
 - 1 HS đọc đề bài trước lớp. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò: GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. 
 Hàng của số thập phân.Đọc, viết số thập phân
I. Mục tiêu: 
Giúp HS: Bước đầu nhận biết tên các hàng của số thập phân (dạng đơn giản, thường gặp).
	- Tiếp tục học cách đọc, cách viết số thập phân. II. Đồ dùng : Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bảng a như phần bài học của SGK
	.III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung - Hoạt động dạy
Các hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng 
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- - HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học. 
2.2. Giới thiệu về các hàng, giá trị của các chữ số ở các hàng của số thập phân.
- Các hàng và quan hệ giữa các đơn vị của hai hàng liền nhau của số thập phân.
- HS theo dõi thao tác của GV.
- GV yêu cầu HS quan sát và đọc bảng phân tích trên.
- HS đọc thầm.
- GV hỏi: Dựa vào bảng hãy nêu các hàng của phần nguyên, các hàng của phần thập phân trong số thập phân.
- HS nêu.
- GV viết lên bảng số: 0,1985 và yêu cầu HS nêu rõ cấu tạo theo hàng của từng phần trong số thập phân nêu trên.
- GV yêu cầu HS đọc số thập phân trên.
2.3. Luyện tập - thực hành:
Bài 1 - GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- GV viết lên bảng phần a: 2,35 và yêu cầu.
- HS theo dõi và thực hiện yêu cầu.
- GV yêu cầu HS đọc và phân tích các số trong bài tương tự như 2,35.
- HS tiếp nối nhau đọc số và phân tích số trước lớp theo hướng dẫn như trên. Mỗi HS đọc và phân tích một số.
- GV nhận xét phần làm bài của HS.
Bài 2 - GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- HS nhận xét bạn làm đúng / sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- GV yêu cầu HS đọc các số vừa viết được.
- Một số HS lần lượt đọc trước lớp.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3 - GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- HS đọc thầm trong SGK.
- GV viết lên bảng số 3,5 và yêu cầu: Hãy nêu rõ phần nguyên và phần thập phân của số 3,5.
- HS nêu: số 3,5 có phần nguyên là 3 và phần thập phân 5
 10
- HS theo dõi và viết lại.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- HS nhận xét bạn làm đúng / sai. Nếu sai thì sửa lại cho đúng.
3. Củng cố, dặn dò: GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. 
 Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
	- Biết cách chuyển một phân số thập phân thành hỗn số rồi thành số thập phân.	
	- Chuyển số đo viết dưới dạng số thập phân thành số đo viết dưới dạng số tự nhiên với đơn vị đo thích hợp.
II. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung - Hoạt động dạy
Các hoạt động học
 5
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
32
2.2. Hướng dẫn luyện tập
Bài1 Hướng dẫn HS đọc yêu cầu của bài.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK và trả lời: Bài tập yêu cầu chúng ta chuyển các phân số thập phân thành hỗn số, sau đó chuyển hỗn số thành số thập phân.
- Phân tích và làm.
- HS trao đổ ... ằng sơ đồ rồi giải.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. 
- GV gọi HS chữa bài làm của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS. 
- 1 HS chữa bài của bạn. HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài của mình.
3. Củng cố:
Giáo viên nhận xét tiết học.
. 
Trừ hai số thập phân
I. Mục tiêu: 
Giúp HS:
	- Biết cách thực hiện phép trừ hai số thập phân.
	- áp dụng phép trừ hai số thập phân để giải các bài toán có liên quan.
II. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động của gv
hoạt động của hs
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập 
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- HS nghe ghi vở
2.2. Luyện tập
a) Ví dụ 1* Hình thành phép trừ
- GV nêu bài toán.
- HS nghe và tự phân tích đề bài toán.
Để biết.. ta làm thế nào?
- 1 HS nêu phép tính.
Có nhận xét gì về số bị trừ và số trừ của phép tính?
- Đều là số thập phân.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ để tìm cách thực hiện.
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi và cùng đặt tính để thực hiện phép tính. Sau đó nêu cách tính(2 cách).
* Giới thiệu kỹ thuật tính
- GV yêu cầu HS so sánh hai phép trừ.
- HS so sánh và nêu:
+ Giống nhau về cách đặt tính và cách thực hiện trừ.
+ Khác nhau ở chỗ một phép tính có dấu phẩy, một phép tính không có dấu phẩy.
b) Ví dụ 2: - GV nêu ví dụ: Đặt tính rồi tính 45,8 - 19,26.
- 1 HS lên bảng, HS cả lớp tính vào giấy nháp.
- GV yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của mình.
- HS nêu, cả lớp theo dõi, nhận xét và thống nhất.
2.3. Ghi nhớ
- GV yêu cầu HS đọc phần chú ý.
HS đọc phần ghi nhớ
2.4. Thực hành:
Bài 1:Trừ 2 số thập 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- 3 HS lên bảng, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
phân
- GV gọi HS nhận xét bài bạn.
- 1 HS nhận xét.
- GV yêu cầu HS nêu rõ cách thực hiện tính của mình.
- 3 HS vừa lên bảng lần lượt nêu. 
- GV nhận xét và cho điểm từng HS. 
Bài 2: Đặt tính và tính
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV gọi HS nhận xét bài bạn.
- HS nhận xét bài làm của bạn cả về đặt tính và thực hiện tính.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:Giải toán
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- 1 HS đọc.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng, HS cả lớp làm bài vào vở. HS có thể giải theo 2 cách.
- GV chữa bài cho HS nêu các cách làm khác nhau, sau đó nhận xét và cho điểm HS. 
3. Củng cố
Nêu các bước thực hiện phép trừ.
- 2 học sinh nêu.
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
Giúp HS:
	- Rèn luyện kỹ năng trừ hai số thập phân.
	- Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ với số thập phân.
	- Biết thực hiện trừ một số cho một tổng.
II. Đồ dùng dạy - học:
	Bảng số trong bài tập 4 viết sẵn vào bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Nội dung
 Hoạt động của gv 
hoạt động của hs
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập 
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
2.Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
2.2. Luyện tập
Bài 1: Đặt tính và tính 
- GV yêu cầu HS tự đặt tính và tính. 
- GV gọi HS nhận xét bài bạn.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 - HS nhận xét bài bạn làm cả về phần đặt tính và thực hiện phép tính.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:Tìm thành phần chưa biết
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- HS: Bài tập yêu cầu chúng ta tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- 4 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
- GV chữa bài, sau đó yêu cầu 4 HS vừa lên bảng nêu rõ cách tìm x của mình.
- HS lần lượt giải thích.
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 3: Giải toán 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- 1 HS đọc, HS cả lớp đọc thầm.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. 
- GV chữa bài và cho điểm HS
Bài 4:Trừ 1 số cho1 
tổng
- GV treo bảng phụ có kẻ sẵn nội dung phần a và yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. 
- GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra quy tắc về trừ một số cho một tổng
- HS nhận xét theo hướng dẫn của GV.
So sánh giá trị của hai biểu thức?
- HS: Giá trị của hai biểu thức luôn bằng nhau.
Qua phần a con thấy giống t/c nào đã học ở phần số tự nhiên?
- HS nhớ lại và nêu đó là quy tắc trừ một số cho một tổng.
- GV hỏi tổng quát.
- 1 HS nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV kết luận: Khi trừ một số thập phân cho một tổng các số thập phân ta có thể lấy số đó trừ đi các số hạng của tổng.
- 2 học sinh nhắc lại.
- GV yêu cầu HS áp dụng quy tắc vừa nêu để làm bài tập 4b.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. 
3. Củng cố
GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- Học sinh lắng nghe.
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố về:
	- Kỹ năng cộng, trừ hai số thập phân.
	- Tìm thành phần chưa biết của phép tính cộng, trừ với các số thập phân.
- Sử dụng các tính chất đã học của phép cộng, phép trừ để tính giá trị của biểu thức số theo cách thuận tiện.
	- Giải bài toán có liên quan đến phép cộng và phép trừ các số thập phân.
II. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Nội dung
 Hoạt động của gv
hoạt động của hs
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng 
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
2.2.Luyện tập
Bài 1:Tính 
- GV yêu cầu HS đặt tính và tính với phần a, b.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 2:Tìm thành phần
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. 
chưa biết 
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- 1 HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
Bài 3 
- GV yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu bài. 
- 1 HS nêu: Tính giá trị biểu thức bằng cách thuận tiện.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. 
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- 1 HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến. 
- GV hỏi: Em đã áp dụng tính chất nào trong bài làm của mình, hãy giải thích rõ cách áp dụng của em.
-2 học sinh lần lượt trình bày.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4 
- GV yêu cầu HS đọc và nêu đề bài toán.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- GV yêu cầu HS tự giải bài toán.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. 
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- 1 HS chữa bài, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. 
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 5 
- GV yêu cầu HS đọc và nêu đề bài toán.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. 
- GV yêu cầu HS trao đổi với nhau để tìm cách giải bài toán.
- HS thảo luận theo cặp.
- GV gọi HS trình bày cách làm của mình trước lớp.
- 1 -2 HS trình bày, cả lớp theo dõi và bổ sung. Cả lớp thống nhất.
- GV yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán.
- HS trình bày lời giải bài toán vào vở, sau đó 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố
GV tổng kết tiết học, dặn học sinh về chuẩn bị bài sau.
Nhân một số thập phân với một số tự nhiên
I. Mục tiêu: 
Giúp HS:
	- Nắm và vận dụng được quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
	- Bước đầu hiểu ý nghĩa của phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
II. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động của gv 
hoạt động của hs
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- HS nghe để xác định nhiệm vụ 
2.2. Giới thiệu quy 
a) Ví dụ 1* Hình thành phép nhân
- HS nghe và nêu lại bài toán ví dụ.
tắc nhân 1 số thập 
- GV yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tam giác ABC
- Học sinh nêu cách tính.
phân với 1 số tự nhiên
- GV yêu cầu HS cả lớp trao đổi, suy nghĩ để tìm kết quả của 1,2 m x 3
- HS thảo luận theo cặp.
- GV yêu cầu HS nêu cách tính của mình.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
* Giới thiệu kỹ thuật tính
- GV trình bày cách đặt tính và thực hiện tính như SGK.
- GV : Em hãy so sánh tích 1,2m x 3 ở cả hai cách tính.
- Bằng nhau.
- GV yêu cầu HS thực hiện lại phép tính 1,2 x 3 theo cách đặt tính.
- Học sinh làm nháp.
- GV: Dựa vào cách thực hiện 1,2 x 3 em hãy nêu cách thực hiện nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- 1 HS nêu, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến. 
b) Ví dụ 2- GV nêu yêu cầu ví dụ 2: 
Đặt tính và tính: 0,46 x 12
- 2 HS lên bảng thực hiện phép nhân, HS cả lớp làm phép nhân vào nháp. 
- GV gọi HS nhận xét bạn làm.
- HS nhận xét bạn tính 
- GV yêu cầu HS tính đúng nêu cách tính của mình.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV nhận xét cách tính của HS.
2.3. Ghi nhớ
 - GV cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK và yêu cầu học thuộc luôn tại lớp.
- Một số HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
2.4. Thực hành:
Bài1:Đặt tính và tính
- GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tính và tính.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 4 HS lên bảng, HS cả lớp làm bài vào vở.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- 1 HS nhận xét, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến. 
- GV nhận xét và cho điểm, lưu ý học sinh khi đặt dấu phẩy vào tích.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. 
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài.
- HS: Bài tập yêu cầu chúng ta tìm tích.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- HS tự làm bài vào vở bài tập.
- GV gọi HS đọc kết quả tính của mình.
- 1 HS đọc, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. 
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- 1 HS đọc, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
3. Củng cố
Nêu cách nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên?
- Học sinh nêu theo bước.

Tài liệu đính kèm:

  • docToan (tuan7-11).doc