Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần dạy 8

Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần dạy 8

Toán

SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU

I. Mục tiêu: - Giúp HS nhận biết viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của số thập phân không đổi.

- Rèn cho HS kĩ năng tìm số thập phân bằng nhau.

- Giáo dục HS yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị: Phấn màu, bảng phụ.

III. Hoạt động dạy – học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS lên bảng chuyển các phân số thập phân sau thành số thập phân:

- Giáo viên nhận xét cho điểm.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu – ghi bảng.

2. Đặc điểm của số thập phân khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hay khi xoá đi chữ số 0 ở bên phải phần thập phân:

a. Giáo viên nêu ví dụ: Hãy điền số thích hợp vào ô trống:

 9dm = 90cm; 9dm = 0,9m; 90cm = 0,90m.

- HS nêu và điền kết quả.

- Giáo viên nhận xét sau đó kết luận: Ta có 9dm = 90cm

mà: 9dm = 0,9m và 90cm = 0,9m, nên: 0,9m = 0,90m 0,9 = 0,90.

 

doc 6 trang Người đăng hang30 Lượt xem 539Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần dạy 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8	Toán
Số Thập phân bằng nhau
I. Mục tiêu: - Giúp HS nhận biết viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của số thập phân không đổi.
- Rèn cho HS kĩ năng tìm số thập phân bằng nhau.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: Phấn màu, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng chuyển các phân số thập phân sau thành số thập phân:
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu – ghi bảng.
2. Đặc điểm của số thập phân khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hay khi xoá đi chữ số 0 ở bên phải phần thập phân:
a. Giáo viên nêu ví dụ: Hãy điền số thích hợp vào ô trống:
	9dm = 90cm;	9dm = 0,9m;	90cm = 0,90m.
- HS nêu và điền kết quả.
- Giáo viên nhận xét sau đó kết luận: Ta có 9dm = 90cm 
mà: 9dm = 0,9m và 90cm = 0,9m, nên: 0,9m = 0,90m 0,9 = 0,90.
Vậy: 0,90 = 0,900;	 0,900 = 0,90.
- Qua ví dụ HS tự nêu được các nhận xét (dưới dạng các câu khái quát) trong SGK - trang 87.
- Giáo viên gắn nội dung nhận xét lên bảng – một số HS nhắc lại.
b. Giáo viên hướng dẫn HS nêu các ví dụ minh hoạ cho các nhận xét trên.
	8,75 = 8,750 = 8,7500 = 8,75000;	8,75000 = 8,7500 = 8,750 = 8,75
	12 = 12,0 = 12,00 = 12,000;	12,000 = 12,00 = 12,0 = 12.
- Cho HS tự lấy một số ví dụ, HS cùng giáo viên nhận xét.
3. Luyện tập:
Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - 2 HS lên bảng làm, HS – Giáo viên nhận xét.
Bài làm: a. 7,800 = 7,8;	64,9000 = 64,9;	3,0400 = 3,4.
	 b. 2001,300 = 2001,3;	35,020 = 35,02;	100,0100 = 100,01.
Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - HS làm vào vở, giáo viên chấm điểm.
Bài làm: a. 5,612;	17,200;	480,590
	 b. 24,500;	80,010;	14,678.
Bài tập 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - HS làm theo nhóm, giáo viên nhận xét
Bài làm: 0,100 = . Như vậy Lan và Mỹ viết đúng, bạn Hùng viết sai.
4. Củng cố – dặn dò:- Nhận xét tiết học, nhắc lại nội dung bài.
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Toán
 So sánh hai số thập phân
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS biết cách so sánh hai số thập phân và biết sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại.
- Rèn cho HS kĩ năng so sánh đúng.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: Phấn màu, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng chuyển phân số thập phân sang số thập phân: .
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu – ghi bảng.
2. Hướng dẫn HS cách so sánh hai số thập phân:
a. So sánh hai số thập phân có phần nguyên khác nhau:
- Giáo viên nêu ví dụ: So sánh 8,1m và 7,9m.
- Cho HS thảo luận nhóm để tìm cách so sánh.
- Một số HS trình bày trước lớp các cách so sánh, giáo viên nhận xét sau đó đưa ra cách so sánh trong SGK: 8,1m = 81dm; 7,9m = 79dm. 
Ta có: 81dm > 79dm, tức là: 8,1m > 7,9m. Vậy 8,1 >7,9 (phần nguyên có 8 > 7).
- Qua ví dụ trên HS tự nêu được nhận xét: Trong 2 số thập phân có phần nguyên khác nhau, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
- Cho HS tự nêu một số ví dụ và so sánh – 1 số HS nhắc lại cách so sánh.
b. Hướng dẫn HS cách so sánh hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau:
- Giáo viên nêu ví dụ: So sánh 35,7m và 35,698m.
- Gọi HS nêu cách so sánh (phần nguyên bằng nhau ta so sánh phần thập phân)
Phần thập phân 35,7m là m = 7dm = 700mm.
Phần thập phân của 35,698m là m = 698mm, mà 700mm >698mm
(700 > 698 vì ở hàng trăm có 7 > 6). Do đó: 35,7m > 35,698. Vậy 35,7 > 35,698.
- HS rút ra nhận xét cách so sánh số thập phân có phần nguyên bằng nhau.
- Giáo viên kết luận cách so sánh của cả 2 trường hợp và đưa phân ghi nhớ lên bảng – một số HS nhắc lại.
3. Luyện tập:
Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - 1 HS lên bảng làm, giáo viên nhận xét.
Bài làm: a. 48,97 96,38.	c. 0,7 > 0,65.
Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu.
	 - HS làm bảng nhóm, giáo viên nhận xét.
Bài làm: 	6,375;	 6,735; 7,19;	 8,72;	9,01.
Bài tập 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và làm bài.
	 - Giáo viên chấm điểm.
Bài làm: 	0,4; 0,321; 0,32; 0,197; 0,187.
4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Toán
Luyện tập 
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS củng cố về so sánh hai số thập phân, sắp xếp các số thập phân theo thứ tự, làm quen với một số đặc điểm về thứ tự của các số thập phân.
- Rèn cho HS kĩ năng so sánh đúng.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: Phấn màu.
III. Hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng làm bài tập: Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn: 8,123; 7,645; 8,231; 9,01; 7,546.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu – ghi bảng.
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - Gọi 1 HS lên bảng làm
 - HS – Giáo viên nhận xét.
Bài làm: 842 > 84,19;	6,843 > 6,85;	47,5 = 47,500;	90,6 > 89,6.
Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - 1 HS lên bảng làm, HS nhận xét.
Bài làm: 	4,23; 4,32; 5,3; 5,7; 6,02.
Bài tập 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - 1 HS lên bảng làm, HS nhận xét.
	 - Giáo viên chữa bài.
Bài làm: 	Để 978 < 9,718 thì .
	Vậy 
	Ta có 9,708 < 9,718.
Bài tập 4: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
	 - HS, giáo viên nhận xét.
Bài làm: 	a. 0,9 < < 1,2	 	 b. 64,97 < < 65,14
	 vì 0,9 < 1 < 1,2 	 vì 64,97 < 65 < 65,14.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 26 tháng 10 năm 2006
Toán
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS củng cố về đọc, viết so sánh các số thập phân, biết tính nhanh bằng cách thuận tiện.
- Rèn cho HS kĩ năng tính đúng.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: Phấn màu, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng làm bài: Tìm số tự nhiên thích hợp vào chỗ chấm: 
a. 12,31  > 13,57.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu – ghi bảng.
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu.
	 - Gọi HS đọc (đọc nối tiếp).
	 - HS, giáo viên nhận xét.
Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - Giáo viên đọc cho HS viết bảng con.
	 - Giáo viên nhận xét.
Bài làm: 	a. 5,7;	b. 32,85;	c. 0,01;	d. 0,304.
Bài tập 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - HS làm vào vở, giáo viên chấm điểm.
Bài làm: 	41,538; 41,835; 42,358; 42,538.
Bài tập 4: - Gọi HS đọc yêu cầu.
	 - Giáo viên hướng dẫn HS làm.
	 - 1 HS làm bảng lớp, giáo viên nhận xét.
Bài làm:	a. 
	b. 
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Toán
 Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS ôn tập về bảng đơn vị đo độ dài, quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Rèn cho HS kĩ năng viết đúng.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: Phấn màu, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng tính bằng cách thuận tiện nhất.
	a. 	b. 
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu – ghi bảng.
2. Ôn tập về các đơn vị đo độ dài:
a. Bảng đơn vị đo độ dài:
- Giáo viên treo bảng phụ có kẻ sẵn các cột của bảng đơn vị đo độ dài và yêu cầu HS nêu các đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ lớn đến bé.
- 1 HS lên bảng viết vào bảng, HS – Giáo viên nhận xét.
b. Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề:
- Giáo viên lần lượt hỏi HS mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền kề để hoàn thành bảng đơn vị đo độ dài.
- Cho một số HS đọc lại bảng đơn vị đo độ dài kết hợp nêu mối quan hệ giữa các đơn vị liền kề.
c. Hướng dẫn HS viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân:
- Giáo viên nêu ví dụ 1: 6m4dm =  m
- Gọi 1 số HS nêu cách làm: 6m4dm = m = 6,4m
	 vậy: 6m4dm = 6,4m.
- Giáo viên nêu ví dụ 2 và cho HS nêu cách làm tương tự: 3m5cm = 3,05m.
3. Luyện tập:
Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - 2 HS lên bảng làm , Giáo viên nhận xét.
Bài làm: a. 8m6dm = m = 8,6m	b. 2dm2cm = dm = 2,2dm
	 c. 3m7cm = m = 3,07m	d. 23m13cm = m = 23,13m.
Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - HS làm vào vở, giáo viên chấm điểm.
Bài làm: a. 3m4dm = 3,4m; 2m5cm = 2,05m; 21m36cm = 21,36m.
	 b. 8dm7cm = 8,7dm; 4dm32mm = 4,32dm; 73mm = 0,73dm.
Bài tập 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - HS làm vào vở, giáo viên chấm điểm.
Bài làm: a. 5km302m = 5,302km;	b. 5km75m = 5,075km;	c. 302m = 0,302km
4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8.doc