Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết học 115: Kiểm tra Tiếng Việt

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết học 115: Kiểm tra Tiếng Việt

I. MỤC TIÊU:

 - Củng cố kiến thức về các biện pháp tu từ, các thành phần chính của câu.

 - Luyện cách sử dụng biện pháp tu từ, dùng câu chính xác trong văn nói, viết.

 II. CHUẨN BỊ :

 - GV : Tham khảo tài liệu SGK, SGV, SBT, các đề trắc nghiệm, soạn đề.

- HS : Xem lại kiến thức đã học.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung hoạt động

+ Hoạt động 1 : Khởi động – Giới thiệu:

- Ổn định nề nếp, sỉ số.

- Kiểm tra sự chuẩn bị HS.

- Ghi đề kiểm tra (phát).

- Báo cáo sỉ số.

- Ghi đề (nhận).

 - Ổn định lớp.

 - Kiểm tra bài cũ.

 - Giới thiệu bài mới.

 

doc 2 trang Người đăng hang30 Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết học 115: Kiểm tra Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 31 Ngày soạn : 
 Tiết : 115 Ngày Kiểm tra 
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
S
I. MỤC TIÊU: 
 - Củng cố kiến thức về các biện pháp tu từ, các thành phần chính của câu.
 - Luyện cách sử dụng biện pháp tu từ, dùng câu chính xác trong văn nói, viết..
 II. CHUẨN BỊ :
 - GV : Tham khảo tài liệu SGK, SGV, SBT, các đề trắc nghiệm, soạn đề.
- HS : Xem lại kiến thức đã học.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung hoạt động
+ Hoạt động 1 : Khởi động – Giới thiệu:
- Ổn định nề nếp, sỉ số.
- Kiểm tra sự chuẩn bị HS.
- Ghi đề kiểm tra (phát).
- Báo cáo sỉ số.
- Ghi đề (nhận).
 - Ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ.
 - Giới thiệu bài mới.
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn và theo dõi HS làm bài. 
- Lưu ý HS đọc kỹ đề.
- Theo dõi HS làm bài.
- Đọc kỹ đề và làm bài nghiêm túc.
+ Hoạt động 3: Thu bài.
- GV thu bài và kiểm tra số bài.
- Nộp bài.
+ Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết kiểm tra.
- Yêu cầu HS về xem lại kiến thức trên.
- Chuẩn bị: Trả bài kiểm tra văn.
- Nghe, khắc phục.
- Thực hiện theo yêu cầu GV.
ĐỀ
I. Phần trắc nghiệm : HS chọn và đánh dấu X vào câu đúng nhất, mỗi câu 0.5 đ.
 Câu 1 : Phó từ là những từ chuyên đi kèm với:
a. Động từ, tính từ. b. Động từ, danh từ.
c. Tính từ, danh từ. d. Động từ, danh từ, tính từ.
Câu 2 : Những phó từ nào sau đây chỉ mức độ:
 a. Đã, đang, sẽ. b. Thật, rất, lắm.
 c. Không, chưa. d. Hãy, đừng, chớ.
 Câu 3 : So sánh là:
 a. Gọi tên sự vật, sự việc, hiện tượng này bằng tên sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt..
 b. Gọi tên sự vật, sự việc, hiện tượng này bằng tên sự vật, sự việc, hiện tượng khác có sự gần gũi nhằm để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 c. Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 d. Tất cả đều đúng.
 Câu 4 : Mô hình đầy đủ của phép so sánh là:
 a. Vế A + vế B + phương diện so sánh.
 b. Vế A + từ so sánh + phương diện so sánh.
 c. Vế A + Vế B + từ so sánh + phương diện so sánh.
d. Vế A + phương diện so sánh + từ so sánh + vế B.
Câu 5 : Trường hợp nào sau đây không thực hiện phép tu từ so sánh?
a. Ngôi nhà như trẻ nhỏ.
b. Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
 c. Aùo nâu liền với áo xanh
 Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
 d. Cô ấy đẹp như tiên.
 Câu 6 :Có mấy kiểu so sánh?
 a. 2 kiểu. b. 3 kiểu. c. 4 kiểu. d. 5 kiểu.
 Câu 7 : Những trường hợp nào sau đây không thực hiện phép tu từ nhân hoá?
 a. Trâu ơi, ta bảo trâu này
 Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
 b. Ông trời – mặc áo giáp đen – ra trận.
c. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.
 d. Người cha mái tóc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm.
Câu 8 : Điểm giống nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ là:
 a. Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.
 b. Có quan hệ gần gũi.
 c. Có sự tương đồng.
 d. Tất cả đều đúng.
 Câu 9: Trong hai câu thơ sau: “ Về thăm nhà Bác làng sen,
 Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.” Có sử dụng các kiểu ẩn dụ:
a. Aån dụ cách thức và ẩn dụ phẩm chất. b. Aån dụ hình thức và ẩn dụ phẩm chất.
c. Aån dụ cách thức và ẩn dụ hình thức. d. Aån dụ phẩm chất và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Câu 10 : Hai câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào?
 “ Vì sao? Trái đất nặng ân tình
 Nhắc mãi tên người : Hồ Chí Minh” a. Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
d.Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
 Câu 11 :Trong câu thơ sau từ nào thực hiện phép hoán dụ
a. Aùo nâu, áo xanh. b. Nông thôn. c. Thị thành. d. Tất cả đều đúng.
Câu 12 :Câu nào sau đây thuộc kiểu câu trần thuật đơn:
 a. Tôi đi học còn em tôi giữ nhà.
 b. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy.
 c. Bạn tên gì?
 d. A! Mẹ đã về.
 II. Phần tự luận: (7 đ)
 1. Câu trần thuật đơn là gì? Đặt một câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu. (2 đ)
 2. Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là. Đặt 1 ví dụ. (2 đ)
 3. Thế nào là thành phần chính của câu? Chủ ngữ là gì? Đặt 1 ví dụ có chủ ngữ trả lời câu hỏi: ai? (3 đ).

Tài liệu đính kèm:

  • docd7-115-KIEMTRATIENGVIET.doc