Giáo án Ngữ văn 7 - Tập 2

Giáo án Ngữ văn 7 - Tập 2

BÀI 18:

 Tiết: 73 VĂN BẢN: TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT

A-Mục tiêu:

 - Kiến thức: Giúp HS hiểu được khái niệm tục ngữ; Thấy được nội dung tư tưởng, ý nghĩa tiết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất.

 - Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu, phân tích nghĩa đen, nghĩa bóng của tục ngữ; Vận dụng ở mức độ nhất định ỏe một số câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất vào đời sống.

 - Thái độ: Giáo dục HS có ý thức vận dụng tục ngữ câu nói và viết hàng ngày.

 B-Chuẩn bị của thầy và trò:

 - Thầy: SGK, bài soạn, một số câu tục ngữ khác.

 - Trò: SGK, vở bài tập.

 C-Kiểm tra bài cũ:

 - Kiểm tra SGK, bài soạn HS.

 D-Bài mới:

 

doc 81 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1358Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tập 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KỲ II 
 TUẦN: 20+21
Ngày soạn: 31/12/2010 Ngày dạy: 03/01/2011 	 
BÀI 18:
 Tiết: 73 VĂN BẢN: TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
A-Mục tiêu:
	- Kiến thức: Giúp HS hiểu được khái niệm tục ngữ; Thấy được nội dung tư tưởng, ý nghĩa tiết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất. 
	- Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu, phân tích nghĩa đen, nghĩa bóng của tục ngữ; Vận dụng ở mức độ nhất định ỏe một số câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất vào đời sống.
	- Thái độ: Giáo dục HS có ý thức vận dụng tục ngữ câu nói và viết hàng ngày.
	B-Chuẩn bị của thầy và trò:
	- Thầy: SGK, bài soạn, một số câu tục ngữ khác.
	- Trò: SGK, vở bài tập.
	C-Kiểm tra bài cũ:
	- Kiểm tra SGK, bài soạn HS.
	D-Bài mới:
	· Vào bài: Ca dao và tục ngữ là hai thể loại VHDG. Ở học kỳ I các em đã tìm hiểu về ca dao, trong học kỳ II này chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung của các bài tục ngữ. Hôm nay các em sẽ được cung cấp thêm một số vốn kiến thức về tục ngữ có nội dung nói về thiên nhiên và LĐSX
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY- TRÒ
I/ Đọc và tìm hiểu chú thích:
 -Khái niệm tục ngữ: là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, có hình ảnh đúc kết những bài học của nhân dân về: uy luật của tự nhiên, kinh nghiệm lao động sản xuất, kinh nghiện về con người-xã hội.
- (Học chú thích * SGK/3,4).
II/ Tìm hiểu văn bản:
 1) Những câu tục ngữ về thiên nhiên:
 - Câu 1: 
 + Tháng năm (AL) đêm ngắn, ngày dài.
 + Tháng mười (AL) đêm dài, ngày ngắn 
 - Câu 2: Ngày nào đêm tối trời nhiều saoàhôn sau trời nắng; trời ít saoàsẽ mưa
 - Câu 3: Khi trên bầu trời xuất hiện sáng có sawcs màu vàng mỡ gà tức là sắp có bão.
 - Câu 4:Kiến bò nhiều lên cao vào tháng 7 là điềm báo sắp có lụt.
 2) Những câu tục ngữ về lao động sản xuất:
 - Câu 5: Đất quý như vàng
 - Câu 6: Nói về thứ tự các nghề, các công việc đem lại lợi ích kinh tế cho con người.
 - Câu 7: Khảng định thứ tự quan trọng của các yếu tố (nước, phân, lao động, giống lúa) đối với nghề trồng lúa nước của nhân dân ta.
 - Câu 8: Tầm quan trọng của thời vụ và đất đai đã được khai phá, chăm bón đối với nghề trồng trọt 
 3) Nghệ thuật:
 Đặc điểm chung về cách diễn đạt.
 - Hình thức ngắn gọn
 - Thường sử dụng vần lưng
 - Các vế đối xứng nhau về nội dung và hình thức
 - Hình ảnh sinh động, cụ thể, dùng cách nói quá.
III/ Tổng kết:
 Ghi nhớ SGK/5
IV/ Luyện tập:
* Hoạt động 1:
 - Dựa vào phần chú thích* em hãy nêu định nghĩa về tục ngữ.
 à GV bổ sung thêm.
 - Gọi HS đọc các câu tục ngữ 
à GV nhận xét cách đọc
 - Cho HS đọc một số từ khó.
* Hoạt động 2:
 - Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài làm mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Nêu nội dung của từng nhóm?
 + Cho HS đọc 4 câu trong nhóm 1
 - Câu 1 có ý nghĩa gì? Nó có tác dụng gì đến với cuốc sống con người.
 - Câu 2 có ý nghĩa gì? Câu tục ngữ giúp ích được gì cho con người.
 - Câu 3 đúc kết kinh nghiệm gì của nước ta?
 - Câu 4 nói lên kinh nghiệm gì? Nhờ đó nhân dân ta biết trước được điều gì?
 + Gọi HS đọc 4 câu tục ngữ tiếp theo.
- Nhắc lại nội dung của 4 câu tục ngữ?
- Gọi HS nêu nội dung, ý nghĩa của từng câu tục ngữ? Những kinh nghiệm mà nhân dân ta đúc kết được qua câu tục ngữ?
- Nêu vài nét về nghệ thuật của 4 câu tục ngữ này? 
* Hoạt động 3:
 + Đọc lại 8 câu tục ngữ.
-Những câu tục ngữ này có đặc điểm gì về cách diễn đạt?
 àGV tổng hợp ý kiến chung.
* Hoạt động 4:
 - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/5
* Hoạt động 5:
 - Cho HS thi (giữa các tổ) đọc các câu tục ngữ khác nói về thiên nhiên, lao động sản xuất.à GV nhận xét, ghi điểm
	E-Hướng dẫn tự học:
 1) Bài vừa học:	 
	- Nắm vững khái niệm về tục ngữ.	
	- Thuộc, nói rõ nội dung và nghệ thuật của từng câu tục ngữ.	 
	- Sưu tầm thêm một số câu tục ngữ khác có cùng chủ đề trên.	
 2) Bài sắp học:
- Chương trình địa phương
- Sưu tầm và phát biểu nhận xét về một số bài ca dao dân ca Phú Yên
	G- Bổ sung:
Ngày soạn: : 02/01/2011 Ngày dạy: 05/01/2011 	 
Tiết: 74	CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần văn và tập làm văn)	
A-Mục tiêu:
	- Kiến thức: Biết được những yêu cầu của việc sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương Phú Yên theo chủ đề và bước đầu biết cách thức sưu tầm, chọn lọc, sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng
	- Kỹ năng: Biết cách sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương. Biết cách tìm hiểu tục ngữ, ca dao địa phương ở mức độ nhất định.
	- Thái độ: Tăng thêm sự hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình.
	B-Chuẩn bị của thầy và trò:
	- Thầy: SGK, bài soạn
	- Trò: SGK, vở bài tập.
	C-Kiểm tra bài cũ:
	- Đọc 4 câu tục ngữ nói về thiên nhiên? Nêu nội dung, ý nghĩa của các câu tục ngữ trên?
	- Đọc 4 câu tục ngữ nói về lao động sản xuất? Nêu nội dung, ý nghĩa của các câu tục ngữ trên?
	- Nêu đặc điểm chung về cách diễn đạt của các câu tục ngữ?
	D-Bài mới:
	· Vào bài : Các em đã học rất nhiều câu ca dao, dân ca, tục ngữ của các địa phương. Hôm nay ta sẽ tiếp tục tìm, sưu tầm thêm một số câu ca dao, dân ca, tục ngữ của địa phương Phú Yên.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
I/ Một số câu ca dao, dân ca, tục ngữ của Phú Yên:
 - Tiếng đồn Bình Định tốt nhà,
Phú Yên tốt ruộng, Khánh Hòa tốt trâu.
 - Tiếng đồn chợ Xổm nhiều khoai,
Đất đỏ nhiều bắp, La Hai nhiều đường.
 - Chóp Chài đội mũ
 Mây phủ đá bia
 Ếch nhái kêu lia
 Trời mưa như đổ
 - Trời chớp Ba Gia ở nhà mà ngủ
 Trời chớp Múi Nây thức dậy mà đi
* Hoạt động 1:
 - GV nêu yêu cầu: HS sưu tầm 20 câu ca dao, dân ca, tục ngữ của Phú Yên (những câu đặc sắc mang tên riêng của địa phương, nói về sản vật, di tích, thắng cảnh, danh nhân, sự tích, tục ngữ địa phương) 
* Hoạt động 2: Ôn lại khái niệm tục ngữ, ca dao, dân ca
 - Em hãy nêu khái niệm tục ngữ, ca dao, dân ca? 
* Hoạt động 3:
- HS sưu tầm, sắp xếp theo từng nội dung
- HS trình bày à HS khác nhận xét kết quả sưu tầm, thảo luận về những đặc sắc của ca dao, tục ngữ địa phương mình
 - GV tổng kết rút kinh nghiệm.
E-Hướng dẫn tự học:
 1) Bài vừa học:	 
	- Thuộc các câu ca dao, dân ca, tục ngữ của địa phương
 2) Bài sắp học: Bài “Tìm hiểu chung về văn nghị luận “
- Đọc kĩ văn bản, trả lời câu hỏi SGK/ 9
	G- Bổ sung:
Ngày soạn: 02/01/2011 Ngày dạy: 08-10/01/2011 	 
Tiết: 75+76	TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
A-Mục tiêu:
	- Kiến thức: Giúp HS bước đầu làm quen với kiểu văn bản nghị luận về: Khái niệm văn bản nghị luận; Nhu cầu nghị luận trong đời sống là rất phổ biến và cần thiết và những đặc điểm chung của văn nghị luận.
- Kĩ năng: Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách ,báo , chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu , kĩ hơn loại văn bản này .
	- Thái độ: Giáo dục HS xác định đúng đắn thể loại văn nghị luận .
	B-Chuẩn bị của thầy và trò:
	- Thầy: SGK, bài soạn.
	- Trò: SGK, vở bài tập.
	C-Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn HS.
	D-Bài mới: * Vào bài : Trong cuộc sống ngoài việc kể , tả lại cho nhau nghe về một câu chuyện , một sự việc nào đó hay bày tỏ tâm tư tình cảm với nhau thì người ta cũng thường trao đổi , bàn bạc những vấn đề trong xã hội như phân tích , giải thích hay nêu nhận định một vấn đề nào đó . Đó là cách nói , viết văn nghị luận . Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ vấn đề này .
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
I/ Nhu cầu nghị luậïn và văn bản nghị luận :
 1) Nhu cầu nghị luận: 
 2) Thế nào là văn bản nghị luận:
 * Văn bản: “Chống nạn thất học”
 a) Bài viết nhằm mục đích kêu gọi, thuyết phục nhân dân chống nạn thất học.
 b) Luận điểm chủ chốt (vấn đề): Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí.
 c) Bài viết nêu ra những lý lẽ:
 - Chính sách ngu dân của thực dân Pháp àNgười dân Việt Nam mù chữ, lạc hậu, dốt nát.
 - Biết đọc, biết viết àCó kiến thức XD nước nhà
 - Làm cách nào để nhanh biết chữ quốc ngữ.
 - Góp sức vào bình dân học vụ.
 - Phụ nữ phải học, thanh niên giúp đỡ.
 - DC 95% DSVN mù chữ.
 * Ghi nhớ: 
- Vb nghị luận là kiểu vb được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng một quan điểm nào đó.
- Trong đời sống, khi gặp những vấn đề cần bàn bạc, trao đổi, phát biểu, bình luận, bày tỏ quan điểm người ta thường dùng văn nghị luận.
- Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống thì mới có ý nghĩa.
II/ Luyện tập:
 1) Văn bản: “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống XH”
 - Đây là một văn bản nghị luận vì: Nêu ra những vấn đề để bàn luận và giải quyết về vấn đề xã hội
 - Trong bài viết, tác giả sử dụng nhiều lý lẽ lập luận và dẫn chững để bảo vệ ý kiến của mình
 - Tác giả đề xuất ý kiến: Cần phân biệt thói quen tốt và xấu, cần tạo thói quen tốt và khắc phục thói quen xấu 
 2) Bài văn: Hai biển hồ
 - Kể chuyện để nghị luận
 - Hai cái hồ có ý nghĩa tượng trưng
à Nghĩ tới cách sống của con người
* Hoạt động 1:
 - GV cho HS đọc các vấn đề nêu ở sgk/4
 - GVcho HS thảo luận các câu hỏi sgk/4
 a- Trong cuộc sống em có thường gặp các vấn đề và câu hoỉ kiểu như dưới đây không ?
b- Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó ,em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện , miêu tả , biểu cảm hay không ? Hãy giải thích vì sao ?
c- Để trả lời những câu hỏi đó , hằng ngày trên báo chí , qua đài phát thanh, truyền hình em thường gặp những kiểu văn bản nào? Hãy kể tên một vài kiểu văn bản mà em biết ? 
* Hoạt động 2: HD HS tìm hiểu khái niệm
 - Gọi HS đọc văn bản “Chống nạn thất học”.
 - Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì? Để thực hiện mục đích ấy bài viết nêu ra những ý kiến nào? Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm nào? Tìm những câu văn mang luận điểm ấy?
 - Để ý kiến có sức thuyết phục, bài viết đã nêu nên những lý lẽ nào? Hãy liệt kê các lý lẽ ấy? (Vì sao dân ta ai cũng biết đọc, biết viết? Việc chống nạm mù chữ có thể thực hiện được không?)
 - Tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được không? Vì sao?
 ==> Tóm lại:
 + Trong đời sống ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng nào? 
 + Văn nghị luận được viết ra nhằm mục đích gì?
 + Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải như thế nào?
* Hoạt động 3:
 + Cho HS đọc văn bản: “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội”
 - Đây có phải là văn bản nghị luận không? Vì sao?
 - Tác giả đề đạt ý kiến gì? Những câu văn nào thể hiện ý kiến đó? Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu ra những lý lẽ và dẫn chứng nào? 
 - Tìm hiểu bố cục của bài văn.
 - Bài văn “Hai biển hồ” là văn bản tự sự hay nghị luận?
	E-Hướng dẫn tự học:
 1) Bài vừa học:	 
	- Nắm vững khái niệm v ... ông: 
 - Lừa Mãng ông sang ăn cữ cháu rồi trả con gái về, dúi ngã Mãng ông rồi bỏ vào nhà.
 - Thị Kính đã đau khổ vì nỗi oan giết chồng, còn đau đớn hơn khi cha đẻ bị khinh khi, hành hạ .
à Xung đột kịch lên đến đỉnh điểm
 6) Tâm trạng của Thị Kính khi ra khỏi nhà Thiện Sĩ:
 - Thở than, quay nhìn cảnh, vật cũ à Nỗi đau đớn trước bước ngoặt cuộc đời.
 - Cải trang nam nhi bước vào cửa phật à Đau khổ, bất lực, muốn được sống để tỏ rõ người đoan chính, muốn tu tâm.
IV/ Tổng kết:
 - Học ghi nhớ/SGK/121
IV/ Luyện tập: 
TIẾT 1:
* Hoạt động 1:
 + Gọi HS đọc chú thích */SGK/118
 + GV nói qua về hình thức chèo
 + GV hướng dẫn tóm tắt vở chèo: “Quan âm Thị Kính “
 + GV hướng dẫn cách đọc: đọc đúng giọng điệu, tính cách của từng nhân vật
==>Gọi 5 em đọc phân vai trích đoạn: Nỗi oan hại chồng
==>Gọi HS tóm tắt trích đoạn
* Hoạt động 2:
 - Đoạn trích có mấy nhân vật? Nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện xung đột kịch? Những nhân vật đó thuộc các loại vai nào trong chèo và đại diện cho tầng lớp nào trong xã hội phong kiến.
 - Khung cảnh ở phần đầu trích đoạn là khung cảnh gì?
 - Thị Kính có những lời nói và cử chỉ nào? Qua đó em có nhận xét gì về nhân vật này?
TIẾT 2:
 - Liệt kê và nhận xét nhôn ngữ, hành động của Sùng bà đối với Thị Kính ?
 (Thảo luận)
à Cử đại diện nhóm trình bày
à Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
à GV tổng hợp và ghi bảng
- Trong đoạn trích Thị Kính đã mấy lần kêu oan? Kêu oan với những ai? Những lần kêu oan ấy nàng được đáp lại như thế nào? 
- Lần kêu oan nào nàng được cảm thông? Sự cảm thông ấy có ý nghĩa gì?
- Thảo luận: Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà Sùng ông và Sùng bà còn làm điều gì tàn ác? Theo em, xung đột kịch trong trích đoạn này thể hiện cao nhất ở chỗ nào? Vì sao?
- Hãy phân tích tâm trạng của Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà?
 - Việc Thị Kính quyết tâm “ trá hình nam tử bước đi tu hành” có ý nghĩa gì? Đó có phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi đau khổ trong xã hội cũ không?
- Trình bày giá trị nội dung nghệ thuật của vở chèo và trích đoạn?
 + Đọc ghi nhớ /121
- Trình bày phần luyện tập 
- HS đọc 
- Đọc phân vai
- Ýù kiến cá nhân
 - Thảo luận nhóm à Cử đại diện trình bày
- Ý kiến cá nhân
- Thảo luận
- Ýù kiến cá nhân
- HS khá, giỏi trình bày
- Đọc
- HS trình bày
E-Hướng dẫn tự học:
 1) Bài vừa học:
	 - Nắm được nội dung đoạn trích: Ngôn ngữ, hành động của Sùng bà, nỗi đau khổ oan ức của Thị Kính .
	 2) Bài sắp học: Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy ==>Công dụng của 2 loại dấu trên
	G- Bổ sung:
Tiết:119 	 	 DẤU CHẤM LỬNG, DẤU CHẤM PHẨY
Ngày soạn:	 	
	 A-Mục tiêu:
	- Kiến thức:	Nắm vững công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
	- Kĩ năng: Rèn kĩ năng dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
	- Thái độ: Dùng 2 loại dấu đúng, chính xác
	B-Chuẩn bị của thầy và trò:
	- Thầy: SGK, bài soạn, bảng phụ
	- Trò: SGK, vở bài tập.
	C-Kiểm tra bài cũ:
	- Thế nào là phép liệt kê? Nêu các kiểu liệt kê?
	D-Bài mới:
	· Vào bài: Trong quá trình nói và viết người ta thường dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. Hai loại dấu này có những công dụng như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp ta hiểu rõ điều đó 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
I/ Dấu chấm lửng:
 · Bài tập :
 a- Dấu  à Tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc chưa liệt kê hết.
 b- Dấu  à Lời nói ngắt quãng vì mệt và hoảng sợ
 c- Dấu  à Làm giãn nhịp câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện 1 từ, ngữ biểu thị nội dung bất ngờ.
 · Ghi nhớ: SGK/ 122
II/ Dấu chấm phẩy:
 · Bài tập : (VD: SGK/122)
 1) a- Dấu ; à Đánh dấu ranh giới giữa 2 vế câu trong một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
 b- Dấu ; à Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong phép liệt kê phức tạp.
 à Không thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy được
 · Ghi nhớ: SGK/ 122
III/ Luyện tập:
 1) Công dụng của dấu chấm lửng :
 a- Lời nói ngập ngừng do sợ hãi, lúng túng
 b- Câu nói bị bỏ dở 
 c- Biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ 
 2/ 123: Công dụng của dấu chấm phẩy:
 Câu a, b, c đều dùng để đánh dấu ranh giới các vế của các câu ghép có cấu tạo phức tạp
 3) Đặt câu có dùng dấu:
 a- Chấm lửng 
 b- Chấm phẩy ==>HS trình bày
* Hoạt động 1:
 + GV treo bảng phụ à HS đọc các VD (SGK/121)
 - Dấu chấm lửng trong các câu văn sau được dùng để làm gì?
 - Nêu các công dụng của dấu chấm lửng ?
 + Đọc ghi nhớ
* Hoạt động 2:
 + Đọc VD1 (a, b) SGK/122
 - Dấu chấm phẩy trong VD (a) được dùng trong câu có công dụng gì?
 - Dấu chấm phẩy trong VD (b) được dùng để làm gì?
 - Có thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy được không? Vì sao?
==>Qua bài tập cho biết dấu chấm phẩy có những công dụng gì khi dùng trong câu?
 + HS đọc ghi nhớ 2/122
* Hoạt động 3:
 + Đọc bài tập 1/123
 - Nêu công dụng của dấu chấm lửng được dùng trong các câu?
 + Đọc bài tập 2/123
 - Nêu công dụng của dấu chấm phẩy dùng trong các câu?
 + Đọc bài tập 3/123
 - Viết đoạn văn có dùng dấu chấm lửng , dấu chấm phẩy 
==>HS trình bày à GV nhận xét, ghi điểm
- HS đọc 
- Ýù kiến cá nhân
- Ý kiến cá nhân
- Đọc ghi nhớ
- Đọc
- Ý kiến cá nhân
- Thảo luận
- Đọc
- Đọc
- Ý kiến cá nhân
 - Đọc
- Ý kiến cá nhân
- Đọc
- Thảo luận tổ à Cử đại diện trình bày
	E-Hướng dẫn tự học:
 1) Bài vừa học:
	 - Nắm vững công dụng của dấu chấm lửng , dấu chấm phẩy 
	 2) Bài sắp học: Văn bản đề nghị:
- Đặc điểm của văn bản đề nghị
- Cách làm văn bản đề nghị 
	G- Bổ sung:
Tiết:120 	 	 VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
Ngày soạn:	
	 A-Mục tiêu:
	- Kiến thức:	+ Nắm được đặc điểm của văn bản đề nghị : Mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm
	+ Hiểu được các tình huống cần viết văn bản đề nghị : Khi nào viết? Viết để làm gì?
	- Kĩ năng: Viết 1 đoạn văn bản đề nghị , viết đầy đủ 1 văn bản 
	- Thái độ: Viết văn bản đề nghị đúng qui cách, rõ ràng, mạch lạc, trình bày hợp lí các mục
	B-Chuẩn bị của thầy và trò:
	- Thầy: SGK, bài soạn
	- Trò: SGK, vở bài tập.
	C-Kiểm tra bài cũ:
	- Thế nào là văn bản hoàn chỉnh? Kể tên một số văn bản hành chính thường gặp?
	- Trình bày một số mục qui định khi viết văn bản hành chính ?
	D-Bài mới:
	· Vào bài: Ở tiết học trước ta đã biết được thế nào là văn bản hành chính và một số loại văn bản hành chính thường gặp. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về loại văn bản đề nghị .
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
I/ Đặc điểm của văn bản đề nghị :
 1) Đọc các văn bản :
 - Văn bản 1: Đề nghị cô giáo chủ nhiệm cho sơn lại bảng của lớp.
 - Văn bản 2: Đề nghị UBND phường có biện pháp giải quyết việc lấn chiếm trái phép
==>Hai văn bản có nội dung cụ thể, hình thức rõ ràng
 2) Các tình huống cần viết giấy đề nghị :
 - Tình huống a và c: Văn bản đề nghị 
 - Tình huống b : Bản tường trình
 - Tình huống c : Bản kiểm điểm cá nhân
 · Ghi nhớ: SGK/126
II/ Cách làm văn bản đề nghị :
 1) Tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị :
 a- Cả 2 văn bản được trình bày theo thứ tự: Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì? Đề nghị để làm gì?
 b- Phần quan trọng trong cả 2 văn bản : Đề nghị điều gì? Đề nghị để làm gì?
 2) Dàn mục một văn bản đề nghị :
 SGK/ 126
 3) Lưu ý: SGK/126
 · Ghi nhớ: SGK/ 126
III/ Luyện tập:
 (1/127)
 a- Viết đơn xin phép nghỉ học
 b- Viết giấy đề nghị cô giáo CN t/c cho tập thể lớp đi xem chèo
 - Giống nhau: Lí do viết đơn (a), viết giấy đề nghị (b) đều là những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng.
 - Khác nhau: a) guyện vọng cá nhân
 b) Nhu cầu của tập thể 
* Hoạt động 1:
 + Gọi HS đọc văn bản 
- Văn bản 1: Viết giấy đề nghị nhằm mục đích gì? 
 - Văn bản 2: Đề nghị điều gì? gửi lên cho cấp nào giải quyết?
 - Giấy đề nghị cần chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày?
- Hãy nêu 1 tình huống trong sinh hoạt và học tập ở trường, lớp mà em thấy cần viết đơn đề nghị ?
 + Đọc câu hỏi 3/125
 - Trong các tình huống trên, tình huống nào phải viết giấy đề nghị ?
==>Từ bài tập trên em hãy cho biết khi nào ta viết văn bản đề nghị ?
* Hoạt động 2:
 - Đọc lại 2 văn bản đề nghị trên? Xem các mục trong văn bản đề nghị được trình bày theo thứ tự nào?
 -Hai văn bản có những điểm gì giống nhau và khác nhau?
 - Những phần nào là quan trọng trong cả hai văn bản ?
==>Từ 2 văn bản trên, hãy rút ra cách làm một văn bản đề nghị ?
 - Hãy nêu dàn mục của một văn bản đề nghị ?
 - Khi viết văn bản đề nghị cần lưu ý: SGK/126 (đọc)
 + Đọc ghi nhớ /126
* Hoạt động 3:
 + Đọc bài tập 1/127
 - Suy nghĩ về hai tình huống và viết văn bản đề nghị ?
 - Từ 2 tình huống hãy so sánh lí do viết đơn và lí do viết đề nghị giống nhau và khác nhau ở chỗ nào?
- HS đọc 
- Ýù kiến cá nhân
- Ý kiến cá nhân
- Đọc ghi nhớ
- Đọc
- Thảo luận à Trình bày
- Ý kiến cá nhân
 - Thảo luận
- Ý kiến cá nhân
- Ý kiến cá nhân
- Đọc
- Đọc
- HS trình bày à Nhận xét, bổ sung
	E-Hướng dẫn tự học:
 1) Bài vừa học: Nắm được:	 2) Bài sắp học: Ôn tập văn học
	 - Đặc điểm của văn bản đề nghị 	- Đọc kĩ, trả lời câu hỏi SGK/ 129
- Cách viết văn bản đề nghị 	- Sưu tầm các văn bản đề nghị 
	G- Bổ sung:
TUẦN 33
Tiết:121 	 	 ÔN TẬP PHẦN VĂN
Ngày soạn:	 	
	 A-Mục tiêu:
	- Kiến thức: Nắm được nhan đề các tác phẩm trong hệ thống văn bản , nội dung cơ bản của từng cụm bài, những giả thuyết về văn chương , về đặc trưng thể loại của các văn bản 
	- Kĩ năng: So sánh, hệ thống hóa, đọc thuộc lòng thơ, lập bảng hệ thống phân loại.
	- Thái độ: Yêu, say mê văn học
	B-Chuẩn bị của thầy và trò:
	- Thầy: SGK, bài soạn
	- Trò: SGK, vở bài tập.
	C-Kiểm tra bài cũ: 
	- Kiểm tra trong quá trình ôn. 
	D-Bài mới:
	· Vào bài: Trong năm học qua chúng ta đã được học rất nhiều tác phẩm văn học, hôm nay chúng ta sẽ hệ thống lại toàn bộ những kiến thức đã học.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1) Các tác phẩm , tác giả văn học đã học trong cả năm:
 - HK I: 25 tác phẩm 
 - HK II: 10 tác phẩm ==> 35 tác phẩm 
 (HS nhớ và ghi lại đầy đủ vào vở bài tập )
2) Đọc lại các chú thích * bài 3, 5, 7, 8, 13, 16, 18, 26 nắm các định nghĩa về:
 - Ca dao dân ca (bài 3)
 - Tục ngữ (bài 18)
 - Thơ trữ tình (bài 16)
 - Các thể thơ Đường (bài 5, 7, 8)
 - Thơ lục bát (bài 13)
 - Thơ song thất lục bát (bài 7)
 - Phép tương phản, phép tăng cấp trong nghệ thuật 
(bài 26)
* Hoạt động 1:
- Hãy kể tên tất cả các tác phẩm , tác giả đã được học trong cả năm học?
 + HK I: = ?
 + HK II: = ?
* Hoạt động 2:
 - Đọc và nắm lại các định nghĩa ở các phần chú thích *
 - Ứng dụng vào việc hiểu các tác phẩm cụ thể. 
- Nhớ và ghi lại
- Đọc và ghi ra giấy
E-Hướng dẫn tự học:
 1) Bài vừa học:	
	 2) Bài sắp học: 
G- Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 7 T2.doc