Giáo án ôn tập hè môn Toán lớp 5 - Buổi 9, 10

Giáo án ôn tập hè môn Toán lớp 5 - Buổi 9, 10

TOÁN CHUYỂN ĐỘNG CÙNG CHIỀU, NGƯỢC CHIỀU

Ngày giảng:

 I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Học sinh giải được các bài toán chuyển động cùng chiều, ngược chiều.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải toán cho học sinh, cách lập luận bài toán.

3. Thái độ: có thái độ học tập tích cực, yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị:

Gv: SGK, Phiếu học tập

HS: Ôn tập kiến thức về toán chuyển động.

III. Hoạt động dạy và học:

1. Tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Không.

3. Bài mới:

 

doc 10 trang Người đăng hang30 Lượt xem 454Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập hè môn Toán lớp 5 - Buổi 9, 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi 9. 
Tiết: 25, 26, 27. ÔN TẬP 
 TOÁN CHUYỂN ĐỘNG CÙNG CHIỀU, NGƯỢC CHIỀU
Ngày giảng:
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh giải được các bài toán chuyển động cùng chiều, ngược chiều.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải toán cho học sinh, cách lập luận bài toán.
3. Thái độ: có thái độ học tập tích cực, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
Gv: SGK, Phiếu học tập
HS: Ôn tập kiến thức về toán chuyển động.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Tiết 25:
Bài tập 1:
Từ một nhà ga hai đoàn tàu hỏa xuất phát cùng một lúc chạy về một hướng. Vận tốc của đoàn tàu thứ nhất là: 60 km/ giờ. Vận tốc của đoàn tàu thứ hai là: 75 km/ giờ. Hỏi sau 3 giờ khoảng cách giữa hai đoàn tàu là bao nhiêu km?
GV: Gợi ý
Biết được vận tốc của đoàn tàu thứ nhất và đoàn tàu thứ hai, ta có thể tìm được hiệu vận tốc của hai đoàn tàu.Vận tốc đó nói lên rằng cứ mỗi sau giờ chạy, đoàn tàu thứ nhất chậm lại so với đoàn tàu thứ hai một quãng đường là bao nhiêu. Biết được vận tốc đó, ta tìm được khoảng cách giữa hai đoàn tàu sau 3 giờ chạy.
HS: Suy nghĩ giải bài toán
GV: Chữa lỗi sai nếu có.
GV: Nêu bài tập 2:
Anh Hùng và Anh Dũng hẹn nhau về quê . Nhà anh Hùng cách quê 50 km, nhà anh Dũng cách quê 36 km. Cả hai người đều rời nhà lúc 7 giờ, anh Hùng đi bằng xe máy, anh Dũng đi bằng xe đạp, hai người gặp nhau lúc 7 giờ 40 phút. Tìm vận tốc của mỗi người, biết vận tốc xe máy bằng vận tốc xe đạp.
GV: Hướng dẫn HS lập luận giải bài toán.
HS: làm bài tại chỗ
GV: Hướng dẫn, uấn nắn giúp đỡ hs gặp khó khăn trong cách diễn đạt, lập luận.
Tiết 26:
Bài tập 3:
Lan đi bộ mỗi giờ đi được 4,8 km, khởi hành lúc 7 giờ để đến thăm Huệ. Cùng lúc đó Huệ từ nhà đi xe đạp với vận tốc 15km/giờ để đến thăm Lan.Hai người gặp nhau lúc 7 giờ 20 phút. Tìm quãng đường từ nhà Lan đến nhà Huệ?
GV: Yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài toán
HS: Đọc bài tìm lời giải 
GV: Quan sát hỗ trợ học sinh còn gặp khó khăn trong việc lập luận và phương pháp giải toán có lời giải.
- Gọi 1 HS lên bảng trình bày
HS: Đưới lớp theo dõi và kiểm tra kết quả.
GV: Tổng hợp các ý kiến nhận xét của các nhóm, kết luận.
GV: Nêu dạng bài tập tiếp theo.
Bài 4:
Có hai nhóm học sinh tham gia cắm trại, họ phải đi 8 km mới đến địa điểm cắm trại.Nhóm thứ hất đi bộ khởi hành lúc 6 giờ sáng với vận tốc 4 km/giờ, nhóm thứ hai đi bằng xe đạp với vận tốc 10 km/giờ. Hỏi nhóm đi xe đạp phải khởi hành lúc mấy giờ để tới nơi cùng một lúc với nhóm đi bộ?
GV: Phân tích bài toán
? Nhóm đi bộ hết bao nhiêu thời gian
? Nhóm đi xe đạp mất bao nhiêu thời gian
? Vậy nhóm đi xe đạp cần khởi hành sau nhóm đi bộ bao lâu
? Cần xuất phát lúc mấy giờ
HS: Trả lời câu hỏi của GV, hoàn thành bài toán.
GV: Gọi 1 HS lên bảng trình bày lời giải
HS: Dưới lớp hoàn thành ra nháp, so sánh kết quả của bạn trên bảng rýt ra nhận xét.
GV: Chốt kiến thức và phương pháp giải.
 Bài tập 5: Toán vui
Một con sói đuổi bắt một con thỏ ở cách xa nó 17 bước sói, con thỏ ở cách hang của nó 80 bước thỏ. Biết rằng khi thỏ chạy được 3 bước thì sói chạy được 1 bước và một bước sói bằng 8 bước thỏ. Em hãy cho biết sói có bắt được thỏ không?
GV: trong cuộc đuổi bắt này, sói là kẻ săn mồi, thỏ là miếng mồi ngon của sói . Để biết được sói có bắt được thỏ không thì ta cần phải biết điều gì?
HS: Trả lời
GV: thỏ cách hang của mình 80 bước, vậy so với sói thì thỏ cách bao nhiêu bước sói?
HS: trả lời
GV: Để dduoir bắt được thỏ sói cần phải chạy bao nhiêu bước?
HS: trả lời
GV: Vậy sói có bắt được thỏ không? Lý do?
Tiết 27: 
Ôn tập toán chuyển động trên dòng nước.
GV: Nêu bài tập 6:
Một khúc sông có nước xuôi dòng từ A đến B dài 18 km. Một chiếc thuyền khởi hành lúc 6 giờ đi từ A về B, nghỉ lại B 30 phút sau đó đi về A. Hỏi thuyền về đến A lúc Mấy giờ? Biết vận tốc của thuyền là 27 km/giờ và vận tốc dòng nước là 3 km/ giờ?
Gv: Yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài toán
HS: Đọc kỹ bài toán và tìm phương án giải.
GV: Để biết thuyền về lúc mấy giờ ta cần ta cần biết những điều kiện gì?
HS: Biết vận tốc khi xuôi và ngược
GV: Vì thuyền xuôi trên dòng nước, vận tốc của dòng nước là 3 km/giờ
? Vận tốc thuyền khi xuôi là bao nhiêu
HS: trả lời
? tương tự vận tốc của thuyền khi ngược dòng ( Bỏ qua vận tốc của dòng nước)
HS: Trả lời
GV: Chốt phương pháp giải bài toán chuyển động trên dòng nước.
Bài 7.
một chiếc ca nô xuôi dòng một đoạn song hết 2 giờ 30 phút. Hãy tính chiều dài của đoạn sông đó, biết vận tốc của dòng nước là 3 km/giờ?
GV: Yêu cầu học sinh phân tích bài toán tìm cách giải
HS: Hoạt động theo nhóm bàn trong ít phút.
GV: Gọi đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày
HS: nhận xét, sửa sai nếu có
GV: Chốt
I. Toán chuyển động cùng chiều
Bài tập 1:
Bài giải:
Hiệu vận tốc của hai đoàn tàu là:
75 - 60 = 15 (km/ giờ)
Khoảng cách giữa hai đoàn tàu sau 3 giờ chạy là:
15 x 3 = 45 (km)
Dáp số: 45 (km)
Bài tập 2:
Bài giải:
Nhà anh Hùng cách nhà anh Dũng:
50 - 36 = 14 (km)
Thời gian để anh Hùng đuổi kịp anh Dũng là:
7 giờ 40 phút - 7 giờ = 40 phút = giờ
Trong 1 giờ anh Hùng đi hơn anh Dũng là:
14 : = 21 :(km)
Vận tốc xe đạp là
21 : 3 x 2 = 14 (km/giờ)
Vận tốc của xe máy là:
14 + 21 = 35 (km/giờ)
Đáp số: 14 (km/giờ), 35 (km/giờ)
Bài tập 3:
Bài giải:
Tổng hai vận tốc là:
4,8 + 15 = 19,8 (km/giờ)
T/gian từ lúc hai người đi đến lúc gặp nhau là:
7 giờ 20 phút - 7 giờ = 20 phút
20 phút = giờ.
Quãng đường từ nhà Lan đến nhà Huệ là:
19,8 : 3 = 87 (km)
 Đáp số: 87 (km)
Bài tập 4:
Bài giải:
Nhóm đi bộ mất thời gian là:
8 : 4 = 2 (giờ)
Nhóm đi xe đạp mất thời gian là:
8 : 10 = (giờ)
Nhóm đi xe đạp khởi hành sau nhóm đi bộ thời gian là:
2 - = (giờ)
 giờ = 1 giờ 20 phút.
Thời điểm xuất phát của nhóm đi xe đạp là:
6 giờ + 1 giờ 12 phút = 7 giờ 20 phút.
 Đáp số: 7 giờ 20 phút.
Bài tập 5:
Bài giải:
80 bước thỏ so với bước sói thì bằng:
80 : 8 = 10 ( bước sói)
Để chạy đến hang thỏ thì sói phải chạy số bước là:
17 + 10 = 27 (bước sói)
Khi sói chạy đến cửa hang thỏ thì thỏ đã chạy số bước là:
3 x 27 = 81 (bước thỏ)
Vì thỏ chỉ cách cửa hang 80 bước thỏ, cho nên khi sói chạy đến cửa hang thì thỏ đã vào hang trước 1 bước rồi.
Vậy sói không bắt được thỏ.
*Toán chuyển động trên dòng nước
Bài tập 6:
Bài giải:
Vận tốc của thuyền lúc xuôi dòng là:
27 + 3 = 30 (km/giờ)
Thời gian thuyền đi từ A đến B là:
18 : 30 = 0,6 (giờ)
0,6 giờ = 36 phút
Vận tốc của thuyền lúc ngược dòng là:
27 - 3 = 24 (km/giờ)
Thời gian thuyền đi từ B về A là:
18 : 24 = 0,75 (giờ)
0,75 giờ = 45 phút.
Thuyền về đến A lúc:
6 giờ + 36 phút + 30 phút + 45 phút = 7 giờ 51 phút.
 Đáp số: 7 giờ 51 phút.
Bài tập 7:
Bài giải:
Ta có 2 giờ 30 phút = 150 phút = 2,5 giờ
3 giờ 30 phút = 210 phút
Tỉ số thời gian ca nô xuôi dòng và ngược dòng là:
Vì vận tốc và thời gian trên cùng một quãng đường là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên tỉ số vận tốc xuôi dòng và ngược dòng là .
Hiệu số xuôi dòng và vận tốc ngược dòng là:
3 + 3 = 6 (km/giờ)
Vận tốc ca no lúc xuôi dòng là:
6 : 2 x 7 = 21 (km/giờ)
Chiều dài đoạn sông là:
21 x 2,5 = 52,5 (km)
 Đáp số: 52,5 (km)
4. Củng cố; ( 3 phút)
Nhắc lại các kiến thức cơ bản về toán chuyển động.
5. dặn dò; ( 2 phút)
Về nhà xem lại các bài tập đã chữa. ôn tập lại các bài toán tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó.
Buổi 10. 
Tiết: 28, 29, 30. ÔN TẬP 
 MỘT SỐ DẠNG TOÁN ĐẶC BIỆT
Ngày giảng:
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết cách giải các bài toán tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó, tổng và tỉ số của hai số, hiệu và tỉ số của hai số.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải toán cho học sinh, cách lập luận bài toán.
3. Thái độ: có thái độ học tập tích cực, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
Gv: SGK, Phiếu học tập
HS: Ôn tập kiến thức đã học về một số dạng toán cơ bản khác.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong giờ học.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Tiết 28:
GV: Nêu bài tập
Baì 1:
Dũng và Minh có 64 viên bi, biết rằng nếu minh cho Dũng 8 viên bi thì số bi của hai bạn sẽ bằng nhau.Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu viên bi?
GV: ? hai bạn Dũng và Minh có tổng số là bao nhiêu viên bi
HS: trả lời
Minh cho Dũng 8 viên bi thì số bi của hai bạn bằng nhau, vậy Minh có nhiều hơn dũng bao nhiêu viên bi?
HS: tìm số bi của Minh nhiều hơn Dũng
GV: yêu cầu học sinh lập luận tìm số bi của hai bạn
HS: Làm tại chõ ít phút
GV: Gọi đại diện 2 học sinh nêu phương án và trình bày bài toán trên bảng theo 2 cách.
GV: Chốt kiến thức bằng sơ đồ và cách giải.
GV: nêu bài tập 2:
Bài 2: Bố hơn con 28 tuổi, ba năm nữa tổng số tuổi của hai bố con sẽ là 46 tuổi. Hỏi hiện nay con bao nhiêu tuổi? Bố bao nhiêu tuổi?
GV: phân tích bài toán
? Bài toán đã cho biết gì?
HS: Bố hơn con 28 tuổi, 3 năm nữa tuổi của hai bố con là 46.
? Để tìm được tuổi của con và tuổi của bố ta làm ntn?
HS: trả lời
GV: Tìm tổng số tuổi của hai bố con hiện nay
HS: Tìm tổng tuổi hai bố con 
GV: Muốn tìm tuổi của bố hiện nay ta làm ntn?
HS: Nêu ý kiến
GV: Chốt: lấy tổng số tuổi của hai bố con hiện nay cộng với số tuổi bố hơn con rồi chia cho 2
từ đó tìm tuổi của con bằng cách lấy tuổi của bố trừ đi 28 sẽ tìm được tuổi của con.
Tiết 29:
GV: Nêu bài tập
Khối lớp 6 có 256 học sinh, biết Số học sinh nữ bằng số học sinh nam. Hỏi khối lớp 6 có bao nhiêu học sinh nam? Bao nhiêu học sinh nữ.
GV: Đây là dạng toán tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số.
Vậy muốn tìm số học sinh nam, nữ ta cần tìm điều kiện nào?
HS: Tìm tổng số phần bằng nhau
GV: Yêu cầu học sinh lượng hóa bằng sơ đồ giải bài toán.
HS: Thực hiện giải bài tập trong ít phút
GV: Hướng dẫn HS cùng thực hiện
Bài 4:
Tìm hai số biết tổng bằng 950, biết rằng nếu xóa đi chữ số 4 ở hàng đơn vị của số lớn thì được số bé?
GV: vẽ sơ đồ lên bảng hướng dẫn học sinh giải bài toán
HS: Vẽ sơ đò tóm tắt cách giải, 1 hs lên bảng thực hiện.
GV: Chốt kiến thức
HS: Hoàn thành bài giải vào vở.
Bài toán vui:
Tất cả học sinh khối 6 tham gia chào cờ. Nếu xếp mỗi hàng 12 em thì thừa 5 em, còn nếu xếp mỗi hàng 15 em thì cũng thừa 5 em nhưng ít đi 4 hàng. Hỏi khối lớp 6 có tất cả bao nhiêu học sinh?
GV: Cho học sinh suy nghĩ trong ít phút
? Nếu mỗi hàng vẫn xếp 15 em và số hàng vẫn để như khi xếp 12 em thì số học sinh sẽ tăng lên boa nhiêu?
HS: Trả lời
GV: Hàng 15 em hơn hàng 13 em bao nhiêu?
HS: Trả lời
GV: Số hàng khi xếp 12 em vào một hàng là bao nhiêu học sinh?
HS: trả lời
GV: Muốn biết tổng số học sinh khối 6 ta làm thế nào?
HS: Thực hiện, giáo viên sửa chữa nếu cần.
Tiết 30:
GV: nêu bài toán
Có hai hồ nước hồ thứ nhất chứa nhiều hơn hồ thứ hai 144 lít nước, biết số nước ở hồ thứ hai bằng số nước ở hồ thứ nhất. Hỏi mỗi hồ chứa bao nhiêu lít nước?
GV: Vẽ sơ đồ lên bảng
HS: Dựa vào sơ đồ phân tích và giải bài toán
GV: Trước hết để tìm số nước ở hồ thứ nhất ta phải đi tìm hiệu số phần bằng nhau của hai hồ.
HS: Tìm hiệu số phần bằng nhau
GV: Tìm được hiệu số phần bằng nhau cua rhai hồ ta tìm số nước ở hồ thứ nhất bằng cách lấy phần nước nhiều hơn ở hồ thứ nhất chia cho hiệu số phần bằng nhau nhân với 7
từ đó tìm số nước ở hồ thứ 2.
HS: Hoàn thiện bài toán
GV: goị 1 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
Bài 7:
Hiện nay tổng số tuổi của hai ông cháu là 72 tuổi, tuổi ông gấp 5 lần tuổi cháu. Hỏi trước đây mấy năm tuổi ông gấp 9 lần tuổi cháu?
GV: Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm giải bài toán
HS: làm việc theo nhóm bàn
GV: Theo dõi, giúp đỡ nhóm học sinh gặp khó khăn trong việc tìm lời giải.
GV: gọi đại diện 1 nhóm lên bảng giải bài toán học sinh các nhóm khác theo dõi bổ xung hoàn thiện bài toán.
I. Ôn tập toán tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó.
Bài tập 1:
Bài giải:
Dũng 	
Minh	 	
Số bi Minh có nhiều hơn Dũng là:
8 + 8 = 16 ( viên bi)
Hai lần số bi của Dũng là:
64 - 16 = 48 (viên bi)
Số bi của Dũng là:
48 : 2 = 24 (viên bi)
Số bi của Minh là:
24 + 16 = 40 (viên bi)
 Đáp số: Dũng: 24 viên bi
 Minh: 40 viên bi
Bài tập 2:
Bài giải:
Tổng số tuổi của hai bố con hiện nay là:
46 - 3 x 2 = 40 tuổi
Tuổi của bố hiện nay là:
( 40 + 28 ) : 2 = 34 (tuổi)
Tuổi của con hiện nay là:
34 - 28 = 6 (tuổi)
 Đáp số: Bố: 34 tuổi
 Con: 6 tuổi
II. toán tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Bài tập 3:
Bài giải:
Số học sinh nữ:	
Số học sinh nam:
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 5 = 8 (phần)
Số học sinh nữ là:
256 : 8 x 3 = 96 (học sinh)
Số học sinh nam là:
256 - 96 = 160 (học sinh)
Đáp số: 96 học sinh nữ
 160 học sinh nam
Bài tập 4:
Bài giải:
Khi xóa đi chữ số 4 ở hàng đơn vị của số lớn thì được số bé nên số lớn bằng số bé nhân với 10 rồi cộng với 4.
Số bé:
Số lớn:	
11 lần số bé bằng:
950 - 4 = 946
Số bé cần tìm là:
946 : 11 = 86
Số lớn cần tìm là:
950 - 86 = 864.
 Đáp số: Số lớn: 864
 Số bé: 86
Bài toán vui:
Bài giải:
Giả sử xếp mỗi hàng 15 em và số hàng vẫn bằng như xếp mỗi hàng 12 em thì số học sinh phải nhiều hơn tổng số học sinh khối 6 là:
15 x 4 = 60 (học sinh)
Một hàng 15 em hơn một hàng 12 em là:
15 - 12 = 3 ( học sinh)
Số hàng khi xếp 12 em vào một hàng là:
60 : 3 = 20 (học sinh)
Số học sinh khối 6 là:
(12 x 20 )+ 5 = 245 ( học sinh) 
III. Ôn tập toán tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số.
Bài tập 6:
Bài giải:
.
Hồ thứ nhất:	
Hồ thứ hai:
Hiệu số phần bằng nhau là:
7 - 4 = 3 (phần)
Số nước ở hồ thứ nhất là:
144 : 3 x 7 = 336 (l)
Số nước ở hồ thứ hai là:
336 - 144 = 192 (l)
 Đáp số: Hồ thứ nhất: 336 (l)
 Hồ thứ hai: 192 (l)
Bài tập 7:
Bài giải:
Hiện nay coi tuổi cháu là 1 phần thì tuoir ông là 5 phần:
Tổng số phần bằng nhau là:
1 + 5 = 6 ( phần)
Tuổi cháu hiện nay là:
72 : 6 = 12 ( tuổi)
Tuổi ông hiện nay là:
12 x 5 = 60 (tuổi)
Số tuoir ông hơn cháu là:
60 - 12 = 48 (tuổi)
lúc tuổi ông gấp 9 lần tuổi cháu ta có:
Ông	
cháu	
Hiệu số phần bằng nhau 9 - 1 = 8 (phần)
Lúc đó tuổi cháu là:
48 : 8 = 6 (tuổi)
Lúc đó cách hiện nay là:
12 - 6 = 6 (năm)
 Đáp số: 6 năm
4. Củng cố: Nhắc lại phương pháp giải các dạng toán đặc biệt có lời giải.
5. Dặn dò: Về nhà học bài xem lại các bài tập đã làm trên lớp.
BTVN: Giải bài toán vui:
Vừa gà, vừa chó
Bó lại cho tròn 
36 con, 100 chân chẵn
Hỏi: Có bao nhiêu con gà, bao nhiêu con chó?
Đáp án: 
Cách 1: Giả sử 36 con đều là gà. Khi dod tổng số chân là:
2 x 36 = 72 (chân)
Tổng số chân bị hụt là:
100 - 72 = 14 (chân)
Tống số chân bị hụt đi vì mỗi con chó đã bị tính hụt đi:
4 - 2 = 2 ( chân)
Số chó là: 28 : 2 = 14 (con)
Số gà là: 36 - 14 = 22 (con)
Cách 2: Giả sử 36 con đều là chó ( Giải tương tự )
 Đáp số: Gà: 22 (con); chó 14 (con)

Tài liệu đính kèm:

  • docBuổi 9,10 Toán 6 hè 2010..doc