Giáo án ôn tập hè môn Toán lớp 5 - Chương III: Hình học - Tiết 13 đến tiết 18

Giáo án ôn tập hè môn Toán lớp 5 - Chương III: Hình học - Tiết 13 đến tiết 18

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Học sinh nắm chắc kiến thức về hình vuông, HCN, HBH, hình thoi.

2. Kỹ năng: củng cố kỹ năng vẽ hình, kỹ năng giải toán một cách có hệ thống.

3. Thái độ: Thái độ trung thực, yêu thích bộ môn.

II. Chuẩn bị:

GV: SGK, Giáo án, Thước kẻ, Phấn màu, bài tập tham khảo

HS: Kiến thức đã học, vở ghi, thước kẻ, co pa.

III. Các hoạt động dạy và học.

1. Tổ chức:

2 Kiểm tra bài cũ: Nhận biết một số hình đã học.

 

doc 10 trang Người đăng hang30 Lượt xem 612Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập hè môn Toán lớp 5 - Chương III: Hình học - Tiết 13 đến tiết 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi 5: CHƯƠNG III. HÌNH HỌC
Tiết: 13,14,15 HÌNH VUÔNG, HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH BÌNH HÀNH, HÌNH THOI
Ngày giảng: 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
Học sinh nắm chắc kiến thức về hình vuông, HCN, HBH, hình thoi.
2. Kỹ năng: củng cố kỹ năng vẽ hình, kỹ năng giải toán một cách có hệ thống.
3. Thái độ: Thái độ trung thực, yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK, Giáo án, Thước kẻ, Phấn màu, bài tập tham khảo
HS: Kiến thức đã học, vở ghi, thước kẻ, co pa....
III. Các hoạt động dạy và học.
1. Tổ chức: 
2 Kiểm tra bài cũ: Nhận biết một số hình đã học.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
nội dung
Tiết: 13 
Ôn tập hình vuông, hình chữ nhật
Ôn lại một số công thức về hình vuông đã học:
GV: Em hãy viết công thức tính chu vi hình vuông
HS: trả lời
GV: Muốn tính chi vi HCN ta làm như thế nào?
HS: Trả lời, GV chốt công thức.
GV: Muốn tìm độ dài cạnh a của hình vuông ta làm ntn?
HS: Chu vi P chia cho 4.
GV: ?Nêu cách tìm độ dài 1 cạnh HCN
HS: Trả lời
GV: ? Muốn tìm diện tích hình vuông ta làm ntn?
HS: trả lời
GV: Chốt kiến thức.
Tương tự hs nêu lại công thức tìm diện tích, độ dài cạnh a hoặc b của HCN.
Tiết 14.
Làm bài tập áp dụng.
Bài tập 1:
Chu vi của hình chữ nhật có hai cạnh lần lượt bằng 30 cm và 50 cm và có chu vi bằng chu vi của một hình vuông.Tìm độ dài cạnh của hình vuông ấy?
GV: Yêu cầu hs vẽ hình, phân tích đề bài toán, tìm độ dài cạnh hình vuông.
GV: Gợi ý:
* Biết cạnh của hình chữ nhật, ta có thể tìm chu vi của hình chữ nhật bằng công thưc nào?
HS: P= (a + b) x 2
GV: Chu vi của HCN vừa tìm được cũng chính là chu vi của hình vuông, vậy muốn tìm cạnh hình vuông ta làm ntn?
HS: a = 
GV: Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện, chốt lại lời giải.
Bài 2:
Một hình chữ nhật có độ dài một cạnh bằng 150 cm, chu vi của nó bằng 3 lần độ dài của cạnh đó. Tìm chu vi hình chữ nhật, độ dài cạnh thứ 2 và diện tích của nó?
GV: Gợi ý:
Tìm chu vi HCN bằng cách nhân cạnh đã biết với 3.
Biết được chu vi hcn, biết được chiều dài 1 cạnh, ta tìm được chiều dài cạnh kia.
GV: Yêu cầu học sinh phân tích đề bài toán, hướng dẫn hs cách tìm
HS: 1 học sinh lên bảng thực hiện, hs đưới lớp làm tại chỗ, nhận xét bài làm của bạn
GV: Sửa sai ( Nếu có)
Bài 3:
GV: Nêu đề bài tập 3
Từ một mảnh giấy hình vuông có chiều dài cạnh bằng 50 cm, cắt lấy một hình chữ nhật có cạnh nhỏ bằng 10 cm. Tìm diện tích còn lại của mảnh giấy?
GV: Vẽ hình minh họa, phân tích bài toán
HS: Tìm hiểu bài, đưa ra phuwong án giải
- GV gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện
- HS dưới lớp làm ra nháp, so sánh kết quả.
GV: Chốt, chữa bài học sinh lư ý cách tìm cạnh và diện tích.
Tiết 15.
 Ôn tập về hình bình hành, hình thoi.
GV: yêu cầu học sinh nhắc lại một số kiến thức cơ bản về hình bình hành, hình thoi.
HS: Nhắc lại Cách tìm diện tích HBH?, hình thoi
GV: Nêu bài toán
Hình bình hành ABCD có chu vi 32cm, cạnh BC = 7cm. Chiều cao AH = cạnh DC. Hỏi hình bình hành ABCD có diện tích bằng bao nhiêu?
HS: Vẽ hình làm bài tại chỗ ít phút
GV: Quan sát, hướng dẫn học sinh làm
HS: 1 học sinh lên bảng làm bài tập 
HS dưới lớp quan sát sử sai ( Nếu có)
Từ đó hs rút ra công thức tính diện tích hình bình hành.
TQ: Diện tích HBH bằng số đo cạnh đáy nhân với chiều cao.
Bài 2: ( GV: Nêu đề bài tập 2)
Hình bình hành MNPQ có diện tích là 216 cm2, chiều cao MH = 12cm, cạnh MQ = 16cm.Hỏi chu vi của hình bình hành MNPQ bằng bao nhiêu xăngtimet?
GV: Vẽ hình lên bảng
HS: Tóm tắt bài toán, hoạt động nhóm nhỏ theo bàn
GV: Hỗ trợ nhóm học sinh còn gặp khó khăn trong việc tìm lời giải
* Gọi đại diện 1 nhóm học sinh lên bảng chữa bài 2
GV: Sửa sai ( Nếu có) và chốt kiến thức.
TQ: Muốn tìm cạnh đáy của hbh khi biết diện tích và chiều cao ta lấy diện tích chia cho chiều cao.
- Muốn tìm chu vi hbh ta lấy tổng độ dài cạnh đáy cộng với độ dài cạnh bên nhân với 2.
Bài 3:
GV: Nêu nội dung bài 3:
Tính diện tích hình thoi ABCD, biết hình chữ nhật MNPQ có chu vi 48cm và chiều dài gấp 3 lần chiều rộng.
HS: Đọc đề bài toán, vẽ hình, nêu hướng giải
GV: Hướng dẫn học sinh c minh bài toán.
I. Ôn tập về hình vuông, hình chữ nhật
* Nhớ lại một số công thức:
1. Công thức tính chu vi hình vuông.
P = 4 x a
2. Công thức tính chu vi hình chữ nhật
P = ( a+ b) x 2
3.Muốn tìm độ dài cạnh a của hình vuông, ta lấy chu vi P chia cho 4.
a = 
4. Muốn tìm độ dài một cạnh HCN, ta lấy chu vi P chia cho 2 rồi trừ đi độ dài cạnh kia ( a hay b) 
a = hay b = - a.
5. Muốn tìm diện tích ( S) hình vuông, ta lấy cạnh của nó nhân với chính cạnh của nó.
S = a x a
6. Muốn tìm diện tích (S) của HCN, ta lấy độ dài chiều dài nhân với độ dài chiều rộng( Cùng đơn vị đo)
S = a x b
7. Muốn tìm độ dài a hoặ b của HCN, ta lấy diện tích HCN chia cho độ dài cạnh đã biết.
a = hay b = 
II. Bài tập áp dụng.
Bài tập 1:
Bài giải:
Chu vi của hình chữ nhật là:
( 30 + 50 ) x 2 = 160 ( cm)
Cạnh của hình vuông là:
160 : 4 = 40 (cm)
Đáp số: 40(cm)
Bài tập 2:
Bài giải:
Chu vi hình chữ nhật là:
150 x 3 = 450 (cm)
Độ dài cạnh thứ hai của hình chữ nhật là:
450 : 2 - 150 = 75 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
150 x 75 = 11250 (cm2)
Đáp số: - Chu vi: 450 (cm)
 - Chiều dài cạnh kia: 75 (cm)
 - Diện tích hình chữ nhật: 11250 (cm)
Bài tập 3:
Bài giải:
Chiều dài một cạnh của mảnh giấy còn lại là:
50 - 10 = 40 (cm)
Diện tích còn lại của mảnh giấy là:
50 x 40 = 2000 (cm2)
Đáp số: 2000(cm2)
III. Ôn tập về hình bình hành, hình thoi
Bài toán 1:
Bài giải:
 A B
 D H C	
Nửa chu vi hình bình hành ABCD:
32 : 2 = 16 (cm)
Số đo cạnh đáy DC là:
16 - 7 = 9 (cm)
Chiều cao AH bằng:
9 x = 6 (cm)
Diện tích hình bình hành ABCD bằng:
9 x 6 = 54 (cm2)
Đáp số: 54 (cm2)
Bài toán 2:
Bài giải:
 M N
 Q H P 
Độ dài cạnh đáy QP bằng:
216 : 12 = 18 (cm)
Chu vi hình bình hành MNPQ là:
(18 + 16) x 2 = 68 (cm)
 Đáp số: 68 (cm)
Bài toán3:
Bài giải:
 A
 M 	N
 D 	B
 Q	P
 C
Nửa chu vi hình chữ nhật MNPQ bằng:
48 : 2 = 24 (cm)
Theo đề bài hình chữ nhật MNPQ có:
Chiều dài:
Chiều rộng:
Tống số phần bằng nhau:
3 + 1 = 4 (phần)
Chiều rộng hình chữ nhật:
24 : 4 = 6 (cm)
Chiều dài hình chữ nhật:
6 x 3 = 18 (cm)
Hình thoi ABCD có đường chéo DB = MN = 18cm, và Ac = NP = 6cm, nên có diện tích là:
= 54 (cm2)
Đáp số: 54 (cm2).
4. Củng cố: (2p)
- Khắc sâu kiến thức về HV, HCN, HBH, HT thông qua việc giải các bài tập
5. Dặn dò: (3p)
- Về nhà xem lại các công thức tính về hình vuông, xem lại các bài tập đã chữa trên lớp
Bài tập về nhà:
Một sân phơi hình chữ nhật có chu vi 82 m. Biết rằng nếu giảm chiều dài 8m và giảm chiều rộng 5 m thì được một hình vuông. Hãy tìm diện tích của sân phơi?
Đáp án:
Nếu sân phơi giảm chiều dài 8m và giảm chiều rộng 5m thì được một hình vuông có chu vi bằng:
82 - 8 x 2 - 5 x 2 = 56 (m)
Cạnh của hình vuông bằng:
56 : 4 = 14 (m)
Chiều rộng của sân phơi bằng:
14 + 5 = 19 (m)
Chiều dài của sân phơi bằng: 14 + 8 = 22 (m)
Diện tích của sân phơi bằng: 22 x 19 = 418(m2).
Buổi 6. 
Tiết 16,17,18. HÌNH TAM GIÁC - HÌNH THANG.
Ngày giảng:
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết cách tính diện tích hình tam giác- Hình thang, thông qua đó tìm được độ dài đáy, chiều cao của nó.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vẽ hình, khả năng suy luận lôgic...
3. Thái độ: Yêu thích môn học, trung thực trong học tập.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK, Giáo án, bảng phụ, phấn màu
HS: Kiến thức đã học, thước kẻ com pa
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Bài tập giao về nhà
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Tiết: 16(45p)
Ôn tập lý thuyết về hình tam giác:
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại công thức tính diện tích tam giác, cáh tìm chiều cao, cạnh đáy của hình tam giác.
HS: Trả lời theo yêu cầu của giáo viên.
GV: Chốt kiến thức cơ bản
Bài tập vận dụng:
GV: Nêu yêu cầu bài tập 1
Tính diện tích hình tam giác có độ dài đáy bằng 10 cm, chiều cao bằng độ dài dáy?
GV: Yêu cầu học sinh lên bảng vẽ hình, tóm tắt bài toán
HS: Làm bài tại chỗ, 1 hs lên bảng thực hiện bài giải
GV: nhận xét, chốt kiến thức.
Bài tập 2:
Một miếng đất hình tam giác có diện tích 64 m2, độ dài cạnh đáy bằng 8 cm. Hỏi chiều cao tương ứng với cạnh đáy đã cho bằng bao nhêu cm?
GV: yêu cầu 1 hs đứng tại chỗ trả lời ngay.
HS: 16 cm
Tiết 17:(45p)
GV: Nêu yêu cầu bài tập 3
Bài 3:
Hình bình hành MNPQ có chu vi 20 cm, cạnh NP bằng 4 cm, chiều cao MH kém độ dài cạnh MQ 1 cm. Hỏi hình tam giác MPQ có diện tích bằng bao nhiêu?
GV: Vẽ hình lên bảng, yêu cầu học sinh phân tích bài toán
HS: Phân tích bài toán
GV: Muốn tìm độ dài cạnh đáy ta làm ntn?
HS: Tìm nửa chu vi hình BH,
sau đó tìm độ dài đáy
GV: chiều cao MH = ?
vậy: Diện tích tam giác = ?
HS: Thảo luận và hoàn thành bài toán.
GV: Nêu bài tập 4
bài tập 4:
Cho tam giác ABC có độ dài cạnh AB bằng 50 cm. Biết rằng nếu kéo dài cạnh BC thêm một đoạn CD bằng 30 cm thì ta được tam giác ABD có cạnh AB bằng cạnh AD và tam giác ACD có chiều cao tương ứng với cạnh AD bằng 18 cm. Tìm diện tích tam giác ABC, biết chu vi tam giác ABD bằng 180cm.
GV: vẽ hình lên bảng, phân tích bài toán
bài toán đã cho biết: AD = AB, cho nên ta tìm ngay được SACD
GV: AH là chiều cao của tam giác ABC đồng thời cũng là chiều cao của tam giác ACD, vậy có tìm được AH không?
HS: Trả lời
GV: muốn tìm cạnh đáy BD ta làm thế nào khi đã biết chu vi của ABD
HS: Trả lời
GV: Từ đó tìm BC = ?
SABC = ?
GV: Gọi 1 học sinh lên bảng hoàn thiện bài toán hs dưới lớp làm vào vở.
GV: Cùng HS nhận xét sửa sai nếu có.
Tiết 18:( 40P) Ôn tập về hình thang
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại một số công thức cơ bản về tìm diện tích hình thang, chiều cao, độ dài hai đáy của hình thang.
HS: Nhắc lại theo yêu cầu của giáo viên
GV: Nêu bài tập vận dụng:
Bài tập 1:
Một hình thang có tổng hai đáy bằng 32 cm, tổng hai cạnh bên bằng 18 cm. Hỏi hình thang có chu vi bằng bao nhiêu?
GV: Gọi 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời;
HS: Trả lời
Bài 2:
Một hình thang có hiệu hai đáy bằng 12 cm, đáy bé bằng đáy lớn, đáy lớn bằng chiều cao. Hỏi hình thang có diện tích bằng bao nhiêu?
GV: Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
HS: thảo luận theo nhóm bàn làm bài tập
GV: Gọi HS lên bảng thực hiện trong ít phút
HS: Làm bài tại chỗ 1 Hs lên bảng Cm, HS khác nhận xét, GV chốt kiến thức.
Bài 3: 
Tìm chiều cao của một hình thang có diện tích là 1500cm2, đáy lớn 60 cm, đáy bé bằng đáy lớn.
Gv: Yêu cầu học sin vận dụng công thức tính chiều cao của hình thang.
HS: Làm tại chỗ ít phút, lên bảng 
chữa.
I. Lý thuyết:
1. Công thức tính diện tích tam giác:
Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao ( Cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2
 S = 
2. Cách tìm độ dài đáy:
Muốn tính độ dài đáy của hình tam giác, ta lấy diện tích nhân với 2 rồi chia cho chiều cao.
 a = 
3. Cách tìm chiều cao:
 Muốn tính chiều cao của hình tam giác, ta lấy diện tích nhân với 2 rồi chia cho độ dài đáy.
 h = 
II. Bài tập áp dụng:
Bài tập 1:
Bài giải;
Chiều cao của tam giác bằng:
10 x = 6 (cm)
Diện tích của tam giác bằng:
 (cm2)
Đáp số: 30 (cm2)
Bài tập 2:
Bài giải:
chiều cao cần tìm bằng:
 = 16 (cm)
Đáp số: 16 (cm)
Bài tập 3:
Bài giải:
 	M N
Q H P
Nửa chu vi hình bình hành MNPQ là:
20 : 2 = 10 ( cm)
Độ dài cạnh đáy QP bằng:
10 - 4 = 6 ( cm)
Chiều cao MH bằng:
4 - 1 = 3 (cm)
Diện tích tam giác MPQ bằng:
= 9 ( cm2)
 Đáp số: 9 (cm2)
Bài tập 4:
 A
 M
 B H C D 
Bài giải:
Theo đề bài ta có:
AD = AB = 50cm
Diện tích tam giác ACD bằng:
(cm2)
Độ dài đoạn AH là chiều cao của tam giác ABC đồng thời cũng là chiều cao của tam giác ACD.
Chiều cao AH bằng:
= 30 (cm)
Số đo cạnh đáy BD bằng:
180 - 50 x 2 = 80 (cm)
Số đo cạnh BC bằng:
80 - 30 = 50 (cm)
Diện tích tam giác ABC bằng:
= 750 (cm2).
Đáp số: 750 (cm)
II. Hình thang
* Công thức cơ bản:
1. Muốn tính diện tích hình thang, ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao ( cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.
S = 
2. Muốn tính tổng độ dài hai đáy hình thang, ta lấy diện tích nhân với 2 rồi chia cho chiều cao.
a + b = 
3. Muốn tính chiều cao hình thang, ta lấy diện tích nhân với 2 rồi chia cho tổng độ dài hai đáy.
h = 
4. Chu vi hình thang là tổng độ dài các cạnh của hình thang.
* Bài tập vận dụng
Bài tập 1:
Bài giải:
Chu vi của hình thah là:
32 + 18 = 50 (cm)
Đáp số: 50 (cm)
Bài tập 2:
Bài giải:
Hiệu số phần bằng nhau là:
5 - 3 = 2( phần)
Đáy bé hình thang bằng:
12 : 2 x 3 = 18 (cm)
Đáy lớn hình thang bằng:
18 + 12 = 30 (cm)
Chiều cao của hình thang bằng:
30 : 3 x 2 = 20
Diện tích hình thang bằng:
= 480 (cm2)
Đáp số: 480 (cm2)
 Bài tập3:
Bài giải:
Đáy bé hình thang là:
60 x = 40 ( cm) 
Chiều cao hình thang là:
1500 x 2 : (60 + 40 ) = 30 ( cm)
Đáp số: 30 (cm)
4. Củng cố: (3p)
Nhắc lại những kiến thức cơ bản về hình tam giác, hình thang.
5. Dặn dò: (2p)
Về nhà học bài xem lại các dạng bài tập đã làm trên lớp.
BTVN:
Một miếng đất hình thang có diện tích 1053 m2 . Biết rằng nếu tăng đáy bé thêm 4m thì được hình thang mới có diện tích bằng 1107 m2. Tìm độ dài mỗi đáy của miếng đất.
 Đáp số: Đáy bé 37 (m), đáy lớn: 41 (m).

Tài liệu đính kèm:

  • docBuổi 5,6 Toán 6 hè 2010..doc