Giáo án tăng buổi các môn lớp 5 - Tuần 10

Giáo án tăng buổi các môn lớp 5 - Tuần 10

Tuần 10.

Toán.

Ôn tập: Cộng hai số thập phân

I.Mục tiêu:

 + Ôn tập về cộng hai số thập phân.

 + Rèn kỹ năng cộng hai số thập phân.

II. Các hoạt động dạy và học.

1. Giới thiệu bài .

2. Hướng dẫn ôn tập.

Bài 1: Đặt tính rồi tính.

 a. 43,5+ 27 ; 6.234+ 2,4 ;

12+ 5,897 ; 0,238+ 0,5

 b. 3,75+ 678,9 + 87,9 ;

 c. 34,5+92 + 0,789.

Bài 2: Thực hiện phép tính

 1,1+ 2,2 + 3,5 + 4,8 + 5,9

 => HS tự làm .

 Gọi 3-4 hs lên bảng làm

 HS trình bày

 - Nhận xét.

Bài 3:

 Một người thợ sơn ngày đầu được 40 m2 , mỗi ngày sau sơn được nhiều hơn ngày trước 1,4 m2 . Hỏi sau 6 ngày lao động người thợ sơn được diện tích là bao nhiêu?

Bài 4. Thực hiện phép tính.

 3,54 x 73 + 0,23 x 25 + 3,54 x 27 + 0,17 x 25

Bài 5. Tính giá trị mỗi biểu thức sau.

 a. 0,1+0,2+ 0,3 + 0,4 + 0,5 + 0,6 + 0,7 + 0,8 + 0,9 + 0,10 + 0,11+ .+ 0,19 ( Tổng có tất cả 19 số hạng )

 b. ( 1999x 1998 + 1998x 1997) x ( 1+ : 1- 1)

- HS thảo luận theo nhóm đôi.

- HS trình bày cách làm .

- Nhận xét .

 

doc 5 trang Người đăng hang30 Lượt xem 424Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tăng buổi các môn lớp 5 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10.
Toán.
Ôn tập: Cộng hai số thập phân
I.Mục tiêu:
	+ Ôn tập về cộng hai số thập phân.
	+ Rèn kỹ năng cộng hai số thập phân.
II. Các hoạt động dạy và học.
1. Giới thiệu bài .
2. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
	a. 43,5+ 27 ; 6.234+ 2,4 ; 	
12+ 5,897 ; 0,238+ 0,5
	b. 3,75+ 678,9 + 87,9 ; 
	c. 34,5+92 + 0,789.
Bài 2: Thực hiện phép tính 
	1,1+ 2,2 + 3,5 + 4,8 + 5,9
	=> HS tự làm .
	Gọi 3-4 hs lên bảng làm 
	 HS trình bày 
	 - Nhận xét.
Bài 3:
 Một người thợ sơn ngày đầu được 40 m2 , mỗi ngày sau sơn được nhiều hơn ngày trước 1,4 m2 . Hỏi sau 6 ngày lao động người thợ sơn được diện tích là bao nhiêu?
Bài 4. Thực hiện phép tính.
	3,54 x 73 + 0,23 x 25 + 3,54 x 27 + 0,17 x 25
Bài 5. Tính giá trị mỗi biểu thức sau.
	a. 0,1+0,2+ 0,3 + 0,4 + 0,5 + 0,6 + 0,7 + 0,8 + 0,9 + 0,10 + 0,11+ ...+ 0,19 ( Tổng có tất cả 19 số hạng )
	b. ( 1999x 1998 + 1998x 1997) x ( 1+ : 1- 1)
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- HS trình bày cách làm .
- Nhận xét .
IV. Củng cố dặn dò .
Đạo đức:
 Tình bạn (T2)
I. Yêu cầu: Như T1
II. Lên lớp:
1. GV giới thiệu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Hưỡng dẫn các hoạt động.
a. Hoạt động 1: Giải quyết tình huống.
* GV nêu một số tình huống sau.
	+ Em nhìn thấy bạn mình làm việc sai trái.
	+ Bạn em gặp chuyện không vui.
	+ Bạn em bị bắt nạt.
	+ Bạn em bị ốm phải nghỉ học.
	+ Bạn bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo vào những việc không tốt.
- HS thảo luận nhóm bàn: Em sẽ làm gì ? trước các tình huống trên.
- Gọi một số nhóm trình bày trước lớp: GV ghi tóm tắt cách xử lý của mỗi nhóm.
? Em đã làm được như vậy với bạn bè trong những tình huống tương tự chưa ? Hãy kể một trường hợp cụ thể.
- GV khen ngợi những em có những hành động, việc làm đúng.
b. Hoạt động 2: Cùng nhau học tập gương sáng.
* Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm lựa chọn một câu chuyện về tấm gương trong tình bạn để kể cho nhóm nghe.
- Mời đại diện một số nhóm lên kể.
? Chúng ta học tập được gì từ câu chuyện em đã kể.
C. Hoạt động 3: Liên hệ bản thân.
* HS hoạt động cá nhân.
- Liệt kê những việc làm đúng và tốt cho tình bạn mà em đã thực hiện được.
- Nêu những việc em chưa làm được và dự định sẽ làm để vun đắp giữ gìn tình bạn.
* Một số em báo kết quả.
* Cả lớp nhận xét, góp ý.
	3. Tổng kết:
- Cho HS tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về tình bạn.
	VD: Tình bạn là tấm gương thân 
	Khó khăn thuận lợi ân cần bên nhau.
- Dặn dò: Chúng ta ai cũng có bạn bè: Cần phải biết yêu quý, xây dựng tình bạn ngày càng đằm thắm hơn.
- GV nhận xét giờ học.
Tiếng việt .
Ôn tập : Từ đồng nghĩa - Từ trái nghĩa
I Mục tiêu:
	+ Ôn tập và củng cố những kiến thức về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa.
	+ Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào quá trình thực hành .
II. Các hoạt động dạy và học .
A. Khởi động.
H: Thế nào là từ đồng nghĩa ?
H: Thế nào là từ trái nghĩa?
B. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1: Điền từ thích hợp vào mỗi chỗ trống:
	a. Một miếng khi đói bằng một gói khi ......
	b. Đoàn kết là sống, chia rẽ là ......
	c. Thắng không kiêu, ... không nản.
	d. Nói lời phải giữ lấy lời 
	Đừng như con bướm .....rồi lại bay.
	E, Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
	Xâú người.......nết còn hơn đẹp người.
Bài 2: 
a. Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
Thật thà , hiền lành, siêng năng.
b. ở mỗi từ trong từng cặp từ trái nghĩa nối trên, hãy tìm các từ đồng nghĩa .
Bài 3: Những từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ hòa bình :
	- Bình yên 
	- lặng yên
	- Hiền hòa
	- Thanh bình
	- Bình thản
	- Thái bình 
	- Thanh thản
	- Yên tĩnh
( các từ đồng nghĩa với từ hòa bình: Bình yên, thanh bình, thái bình)
 Bài 4: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê mà em biết.
Tập làm văn: Ôn tập (T6, SGK)
	I. Mục tiêu: Thực hành, luyện tập về nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
- Làm đúng các bài tập về nghĩa của từ.
- Rèn kỹ năng dùng từ đặt câu, mở rộng vốn từ.
	II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép sẵn bài tập 2.
	III. Lên lớp.
1. GV giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Gọi HS đọc nội dung, yêu cầu của bài tập.
? Nêu những từ in đậm trong đoạn văn ?	- Bê, Bảo, Vò, thực hành.
- Vì sao cần thay những từ đó bằng các từ	- Vì những từ đó dùng chưa được 
đồng nghĩa khác ?	chính xác, chưa phù hợp trong văn 
	cảnh.
- HS thảo luận cặp đôi tìm từ thay thế, giải	- Bê – Bưng (vì bê nghĩa là mang vật
rõ vì sao dùng từ đó.	khá nặng, chèn nước nhẹ, chỉ cần bưng
- Gọi một số em báo cáo kết quả, cả lớp bổ	- Bảo – mời
sung góp ý.	- Vò – xoa (Vò: Xoa đi xoa lại cho 
rối hoặc nhàu nát ở đây chỉ vuốt ve nhẹ – trìu mến.
Thực hành – làm:
- Gọi 1-2 HS đọc lại đoạn văn đã điền hoàn chỉnh.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- HS tự làm bài.
- Gọi 1 số em báo cáo kết quả, cả lớp bổ 	Đói/ no	Thắng/ bại.
sung.	Sống/ chết	Đậu/ bay.
	Xấu/ đẹp.
- Cho HS giải thích 1 số câu tục ngữ.
Bài 3:	- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
	- HS làm bài cá nhân.
 Gọi 1 số em đọc bài làm.
GV sửa thêm lỗi diễn đạt cho HS.
Bài 4: HS đọc yêu cầu bài tập.
? Trong 3 nghĩa a, b, c nghĩa nào là 	a) Nghĩa gốc.	b, c) Nghĩa chuyển.
 nghĩa chuyển.	
-> HS thì đặt câu với nghĩa gốc nghĩa chuyển của từ “đánh”.
- Gọi 1 số em đọc bài làm.
- GV nhận xét góp ý.
	3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài kiểm tra.
	--------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTang buoi t10.doc