Giáo án Tập đọc 2 tuần 17 tiết 3: Gà “tỉ tê” với gà

Giáo án Tập đọc 2 tuần 17 tiết 3: Gà “tỉ tê” với gà

Tiết : GÀ “TỈ TÊ” VỚI GÀ

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Đọc trơn được cả bài.

- Đọc đúng các từ ngữ: gấp gáp, roóc roóc các từ dễ lẫn có phụ âm đầu l/n (MB), gõ mõ, dắt bầy con (MN).

- Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm phẩy và giữa các cụm từ.

- Giọng kể tâm tình và thay đổi theo từng nội dung.

2. Kỹ năng:

- Hiểu ý nghĩa của các từ mới: tỉ tê, tín hiệu, xôn xao, hớn hở.

- Hiểu nội dung của bài: loài gà cũng biết nói chuyện với nhau và sống tình cảm như con người.

3. Thái độ:

- Ham thích học môn Tiếng Việt.

 

doc 3 trang Người đăng nkhien Lượt xem 2925Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc 2 tuần 17 tiết 3: Gà “tỉ tê” với gà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết : GÀ “TỈ TÊ” VỚI GÀ
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Đọc trơn được cả bài.
Đọc đúng các từ ngữ: gấp gáp, roóc roóc các từ dễ lẫn có phụ âm đầu l/n (MB), gõ mõ, dắt bầy con (MN).
Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm phẩy và giữa các cụm từ.
Giọng kể tâm tình và thay đổi theo từng nội dung.
Kỹ năng: 
Hiểu ý nghĩa của các từ mới: tỉ tê, tín hiệu, xôn xao, hớn hở.
Hiểu nội dung của bài: loài gà cũng biết nói chuyện với nhau và sống tình cảm như con người.
Thái độ: 
Ham thích học môn Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn các từ, câu cần luyện đọc.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Tìm ngọc
Gọi 3 HS lên bảng đọc bài Tìm ngọc.
Mỗi HS đọc 2 đoạn và trả lời 1 câu hỏi.
+ Do đâu mà chàng trai có viên ngọc quý?
+ Nhờ đâu Chó và Mèo tìm lại được ngọc?
+ Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?
Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Chủ điểm tuần này là gì?
Bạn trong nhà chúng ta là những con vật nào?
Hôm nay, chúng ta sẽ biết thêm về một người bạn rất gần gũi và đáng yêu qua bài Gà “tỉ tê” với gà
Ghi tên bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc
 Ÿ Phương pháp: Trực quan, giảng giải.
ị ĐDDH: Bảng cài: từ khó, câu.
a) Đọc mẫu
Treo tranh minh họa và đọc mẫu lần 1.
Chú ý: Giọng kể tâm tình, chậm rãi khi đọc lời gà mẹ đều đều “cúc cúc” báo tin cho các con không có gì nguy hiểm; nhịp nhanh: khi có mồi.
b) Luyện phát âm
Yêu cầu HS đọc các từ GV ghi trên bảng.
Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu và tìm các từ khó.
c) Luyện ngắt giọng
Yêu cầu HS đọc và tìm cách ngắt các câu dài.
Gọi HS nêu nghĩa các từ mới.
d) Đọc cả bài
Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
Chia nhóm và yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
e) Thi đọc giữa các nhóm
g) Cả lớp đọc đồng thanh
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Ÿ Phương pháp: Trực quan , giảng giải.
ị ĐDDH: Tranh. SGK.
Gà con biết trò chuyện với mẹ từ khi nào?
Gà mẹ nói chuyện với con bằng cách nào?
Gà con đáp lại mẹ thế nào?
Từ ngữ nào cho thấy gà con rất yêu mẹ?
Gà mẹ báo cho con biết không có chuyện gì nguy hiểm bằng cách nào?
Gọi 1 HS bắt chước tiếng gà?
Cách gà mẹ báo tin cho con biết “Tai họa! Nấp mau!”
Khi nào lũ con lại chui ra?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi 1 HS đọc toàn bài và hỏi nhiều HS:
Qua câu chuyện, con hiểu điều gì?
Loài gà cũng có tình cảm, biết yêu thương đùm bọc với nhau như con người.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà quan sát các con vật nuôi trong gia đình.
Chuẩn bị: Thêm sừng cho ngựa.
Hát
- HS đọc và TLCH. Bạn nhận xét.
Bạn trong nhà.
Chó, Mèo.
Mở SGK trang 141.
Nghe, theo dõi và đọc thầm theo.
Đọc các từ: gấp gáp, roóc roóc, nguy hiểm, nói chuyện, nũng nịu, liên tục (MB); gõ mỏ, phát tín hiệu, dắt bầy con (MT, MN).
Đọc nối tiếp và tìm các từ khó đọc.
Tìm cách đọc và luyện đọc các câu: Từ khi gà con nằm trong trứng,/ gà mẹ đã nói chuyện với chúng/ bằng cách gõ mỏ lên vỏ trứng,/ còn chúng/ thì phát tín hiệu/ nũng nịu đáp lời mẹ.//
Đàn con đang xôn xao/ lập tức chui hết vào cánh mẹ,/ nằm im.//
Đọc phần chú giải.
Đọc từng đoạn.
 Đoạn 1: Từ đầu đến lời mẹ.
 Đoạn 2: “Khi gà mẹ mồi đi”
 Đoạn 3: “Gà mẹ vừa bới nấp mau”
 Đoạn 4: Phần còn lại.
Lần lượt từng em đọc bài trong nhóm của mình, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- HS thi đua đọc.
Từ còn khi nằm trong trứng.
Gõ mỏ lên vỏ trứng.
Phát tín hiệu nũng nịu đáp lại.
Nũng nịu.
Kêu đều đều “cúc cúc cúc”
Cúc cúc cúc.
Xù lông, miệng kêu liên tục, gấp gáp “roóc, roóc”.
Khi mẹ “cúc cúc cúc” đều đều 
Đọc bài.
Mỗi loài vật đều có tình cảm riêng, giống như con người./ Gà cũng nói bằng thứ tiếng riêng của nó/
v Bổ sung:
v Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTAP DOC 3.doc