Tiết31
THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
I/ Mục tiêu :
1/ KT, KN :
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).
2/ TĐ : Kính trọng và biết ơn thầy thuốc Hải Thượng Lãn Ông.
II) Chuẩn bị :
- Bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc.
TUẦN 16 Tiết31 THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN I/ Mục tiêu : 1/ KT, KN : - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi. - Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3). 2/ TĐ : Kính trọng và biết ơn thầy thuốc Hải Thượng Lãn Ông. II) Chuẩn bị : Bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc. III) Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1,Kiểm tra bài cũ: - Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây ? - Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta ? - GV nhận xét ghi điểm, nhận xét phần KTBC - 2HS đọc và trả lời câu hỏi 2, Bài mới: HĐ1/Giới thiệu bài: 1’ Nêu MĐYC của tiết học, ghi tựa bài HĐ 2 : Luyện đọc: 10-12’ GV chia đoạn - HS lắng nghe - Ghi tựa bài vào vở - 1 HS giỏi đọc cả bài - Chia 3 đoạn * Đoạn 1: Hải Thượng Lãn Ông..thêm gạo, củi. * Đoạn 2: Một lần khác..càng nghĩ càng hối hận * Đoạn 3: Là thầy thuốc..chẳng đổi phương - Cho HS đọc nối tiếp (3 lượt) * Lượt 1: GV sữa cách phát âm, ngắt nghỉ, giọng đọc không phù hợp -HS tiếp nối đọc từng đoạn +HS luyện đọc từ ngữ * Lượt 2: GV giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó (có trong phần chú thích) * Lượt 3: Đọc lại cho tốt - GV đọc diễn cảm toàn bài +HS giải nghĩa từ khó - HS lắng nghe HĐ 3 : Tìm hiểu bài: 8-10’ - Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho con người thuyền chài ? -HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi *Lãn Ông nghe tin con của người thuyền chài bị bệnh nặng tự tìm đến thăm.Ông tận tuỵ chăm sóc....không lấy tiền mà còn cho thêm gạo củi. - Điều gì thể hiện lòng ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ? *Lán Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra, chứng tỏ ông là 1 người có trách nhiệm. - Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi? - Em hiểu nội dung 2 câu thơ cuối bài như thế nào? *Ông được tiến cử vào chức ngự y nhưng ông đã từ chối. * Dành cho HSKG : Lãn Ông không màng danh lợi, chỉ chăm làm việc nghĩa,... - Ý nghĩa bài văn ? -Ca ngơị tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông HĐ 4) Đọc diễn cảm: 6-7’ - Gọi 3 HS đọc nối tiếp toàn bài -GV đưa bảng phụ hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2 - GV đọc mẫu - 3 HS đọc nối tiếp - HS lắng nghe tìm giọng đọc -HS luyện đọc đoạn (nhóm đôi) - Cho HS thi đọc diễn cảm - HS thi đọc diễn cảm -Lớp nhận xét - GV nhận xét, ghi điểm 3/Củng cố, dặn dò: 1-2’ Nhận xét tiết học -Dặn HS về nhà đọc lại, chuẩn bị bài Thầy cúng đi bệnh viện ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG Tiết 32 THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN I) Mục tiêu : 1/ KT, KN : - Biết đọc diễn cảm bài văn . - Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái, khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện (trả lời được các câu hỏi SGK). 2/ TĐ : Cảnh giác, không tin mê tín, dị đoan. II) Chuẩn bị : -Bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc III)Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1,Kiểm tra bài cũ: 4-5’ - Qua câu chuyện Lãn Ông chữa bệnh nói lên điều gì? - Vì sao có thể nói Lãn Ông là người không màng danh lợi? - GV nhận xét ghi điểm, nhận xét phần KTBC -HS đọc và trả lời 2,Bài mới: HĐ 1/Giới thiệu bài : Nêu MĐYC của tiết học, ghi tựa bài HĐ 2 ) Luyện đọc: - Lắng nghe - Ghi tựa bài -1 HS khá đọc GV chia đoạn - Chia 4 đoạn * Đoạn 1: Cụ Ún làm nghề.học nghề cúng bái * Đoạn 2: Vậy mà gần một năm thuyên giảm * Đoạn 3: thấy cha càng ngày..không lui * Đoạn 4: Phần còn lại - Cho HS đọc nối tiếp (3 lượt) * Lượt 1: GV sữa cách phát âm, ngắt nghỉ, giọng đọc không phù hợp -HS tiếp nối đọc từng đoạn -HS luyện đọc từ ngữ: đau quặn, khẩn khoản, quằn quại * Lượt 2: GV giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó (có trong phần chú thích) * Lượt 3: Đọc lại cho tốt - Hướng dẫn đọc chậm rãi, linh hoạt phù hợp với diễn biến chuyện, nhấn giọng ở các từ: tôn cụ, đau quặn, dao cứa, khẩn khoản, quằn quại -GV đọc diễn cảm toàn bài HĐ 3)Tìm hiểu bài: 8-10’ - HS lắng nghe Cụ Ún làm nghề gì? *Cụ Ún làm nghề thầy cúng Khi mắc bệnh, cụ Ún chữa bằng cách nào? Kết quả ra sao? *Khi mắc bệnh, cụ Ún chữa bằng cách cúng bái nhưng không khỏi. Vì sao bị sỏi thận mà cụ không chịu mổ, trốn bệnh viện về nhà? *Vì cụ sợ mổ,cụ không tin bác sĩ người kinh có thể bắt được con ma người Thái. Nhờ đâu mà cu Ún khỏi bệnh? *Nhờ bệnh viện mổ lấy sỏi thận cho cụ cho HS thảo luận tìm nội dung bài - GV nhận xét chốt lại nội dung bài: Phê phán cách nghĩ mê tín dị đoan, giúp mọi người hiểu cúng bái không thể chữa khỏi bệnh, chỉ có khoa học và bệnh viện mới làm được điều đó. - Thảo luận nhóm 4 để tìm ý nghĩa câu chuyện - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung HĐ 4 ) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: 7-8’ - Gọi 4 HS đọc nối tiếp toàn bài -Đưa bảng phụ hướng dẫn đọc đoạn 3 - GV đọc mẫu đoạn 3 - 4 HS nối tiếp đọc toàn bài -HS lắng nghe - HS luyện đọc nhóm đôi -Thi đọc diễn cảm GV nhận xét ghi điểm 3/ Củng cố, dặn dò: 1-2’ -Nhận xét tiết học -Dặn HS về chuẩn bị bài Ngu Công xã Trịnh Tường -HS lắng nghe ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG TUẦN 17 Tiết 33 NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG I) Mục tiêu: 1/ KT, KN : -Biết đọc diễn cảm bài văn . -Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK) 2/ TĐ : Cảm phục tinh thần dám nghĩ, dám làm của ông Lìn. I) Chuẩn bị - Bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc. III) Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1,Kiểm tra bài cũ : 4-5’ Cụ Ún làm nghề gì? Khi mắc bệnh, cụ đã tự chữa bằng cách nào? Kết quả ra sao? - GV nhận xét ghi điểm, nhận xét phần KTBC -HS đọc và trả lời câu hỏi 2,Bài mới: HĐ 1/Giới thiệu bài: 1’ Nêu MĐYC của tiết học, ghi tựa bài H Đ 2) Luyện đọc: 10-12’ - Lắng nghe - Ghi tựa bài -1 HS khá đọc GV chia đoạn - Cho HS đọc nối tiếp (3 lượt) * Lượt 1: GV sữa cách phát âm, ngắt nghỉ, giọng đọc không phù hợp -Hướng dẫn đọc các từ ngữ: Bát Xát, ngoằn nghoèo, Phàn Phù Lìn, Phìn Ngan * Lượt 2: GV giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó (có trong phần chú thích) - Chia 3 đoạn * Đoạn 1: Khách đến xã Trịnh Tườngtrồng lúa * Đoạn 2: con nước nhỏ.như trước nữa * Đoạn 3: Phần còn lại -HS đọc nối tiếp đoạn -GV giảng từ: tập quán , canh tác * Lượt 3: Đọc lại cho tốt +HS đọc chú giải. - GV đọc diễn cảm cả bài - HS lắng nghe HĐ 3) Tìm hiểu bài: 8-10’ Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn? *Ông lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước ;cùng vợ con đào suốt 1 năm trời được gần 4 cây số xuyên đồi dẫn nước về thôn. Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào? *Đông bào không còn làm nương như trước mà trồng lúa nước; không còn nạn phá rừng.Về đời sống, nhờ trồng lúa lai cao sản, cả thôn không còn hộ đói. Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? - GV liên hệ giáo dục học sinh bảo vệ môi trường: ông Phàn Phù Lìn xứng đáng được chủ tịch nước khen ngợi không chỉ vì thành tích giúp đỡ bà con thôn bản làm kinh tế giỏi mà còn nêu tấm gương sáng về bảo vệ dòng nước thiên nhiên và trồng cây gây rừng để giữ gìn môi trường sống tốt đẹp. *Ông hướng dẫn bà con trồng cây thảo quả. *Bằng trí thông minh và sáng tạo,ông Lìn đã làm giàu cho mình và cho cả thôn từ đói nghèo vươn lên từ thôn có mức sống khá. Ý nghĩa bài văn là gì ? *Ca ngợi ông Lìn cần cù sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. HĐ 4) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: - Gọi 3 HS đọc nối tiếp toàn bài -Đưa bảng phụ hướng dẫn đọc đoạn 1 - GV đọc mẫu - 3 HS nối tiếp đọc cả bài Nhấn giọng các từ ngữ : ngỡ ngàng, ngoằn nghoèo, suốt một năm trời, xuyên đổi -HS luyện đọc đoạn 1 (nhóm đôi) - GV nhận xét ghi điểm -Thi đọc diễn cảm 3/Củng cố, dặn dò: 1-2’ - Cho HS liên hệ việc thay đổi cách sản xuất để làm giàu cho quê hương -HS lắng nghe, liên hệ về những việc làm của địa phương mình về việc thay đổi cách thức sản xuất để làm giàu cho quê hương. -Nhận xét tiết học -Dặn HS chuẩn bị bài ca dao về lao động sản xuất ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG Tiết 34 CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT I Mục tiêu 1/ KT, KN : - Ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát. - Hiểu ý nghĩa của các bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của những người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK) - Thuộc lòng 2-3 bài ca dao. 2/ TĐ: Giúp học sinh yêu lao động sản xuất II) Chuẩn bị : -Tranh ảnh về cảnh cấy cày. - Bảng phụ viết bài ca dao thứ 3 III) Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ : 4-5’ Nhờ có mương nước, cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã đổi thay như thế nào? Câu chuỵện giúp em hiểu điều gì? - GV nhận xét ghi điểm, nhận xét phần KTBC - 2HS đọc và trả lời B-Bài mới: HĐ 1/Giới thiệu bài : 1’ Nêu MĐYC của tiết học , ghi tựa bài HĐ 2) Luyện đọc: 10-12’ - Lắng nghe - Ghi tựa bài -1 HS khá đọc - Giọng đọc thể hiện sự đồng cảm với người nông dân trong cuộc sống lao động vất vả. - Đọc nhanh hơn, ngắt nhịp 2/2 ở bài1 , nhấn giọng ở những từ trông ở bài 1, từ:nơi, nước bạc, cơm vàngở bài 2; thánh thót, một hạt, muôn phần ở bài 3 - 1 HS khá giỏi đọc 1 lượt -HS lắng nghe - Cho HS đọc nối tiếp 3 lượt -HS đọc nối tiếp đoạn +HS đọc luyện đọc từ +HS đọc chú giải. -GV đọc diễn cảm cả bài - HS lắng nghe HĐ 3) Tìm hiểu bài: 8-10’ -Tìm những hình ảnh nói lên nổi vất vả, lo lắng của người nông dân trong sản xuất? Nỗi vất vả: Cày đồng buổi trưa, mồ hôi như mưa ruộng cày,dẻo dai 1 hạt đắng cay muôn phần. Sự lo lắng: Đi cấy còn trông nhiều bề. -Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân? *Công lênh chẳng quản bao lâu.Ngày nay nước bạc ngày sau cơm vàng. -Tìm những câu ứng với mỗi nội dung dưới đây: +Khuyên nông dân chăm chỉ cấy cày -Ai ơi,.....tấc đất tấc vàng bấy nhiêu. +Thể hiện quyết tâm trong lao động , sản xuất +Trông cho chân.....mới yên tấm lòng. +Nhắc người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo +Ai ơi,...dẻo thơm 1 hạt đắng cay muôn phần. -Nêu nội dung bài thơ ? *Lao động vất vả trên ruộng đồng của những người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no,hạnh phúc cho mọi người HĐ 4)Đọc diễn cảm: 7-8’ - Gọi 3 HS đọc nối tiếp đọc 3 bài ca dao -GV hướng dẫn cách đọc bài ca dao -GV đưa bảng phụ chép bài 3 và hướng dẫn cách đọc diễn cảm bài ca dao đó - GV đọc mẫu -HS luyện đọc diễn cảm bài ca dao -4 HS lên thi đọc diễn cảm -HS đọc thuộc lòng 2-3 bài ca dao. -GV nhận xét, khen những HS đọc thuộc và hay 3/Củng cố, dặn dò: 1-2’ -Nhận xét tiết học -Yêu cầu HS về nhà HTL 3 bài ca dao -Lớp nhận xét -HS lắng nghe TUẦN 18 Tiết 35 ÔN CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 1) I. Mục tiêu, 1/ KT, KN : - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng /phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - Lập được bảng thống kê bài Tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu của BT2. - Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu của BT3. - HSKG đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài 2/ TĐ : Có ý thức bảo vệ môi trường xanh –sạch – đẹp. II. Chuẩn bị : - Bộ đồ dùng chơi câu cá. - Băng dính, bút dạ và giấy khổ to cho các nhóm trình bày BT 2. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh HĐ1. Giới thiệu bài: 1’ Nêu MĐYC của tiết học, ghi tựa bài lắng nghe ghi tựa bài HĐ 2. Kiểm tra Tập đọc: 14-15’ a) Số lượng kiểm tra: khoảng 1/3 HS trong lớp. b) Tổ chức kiểm tra: - GV nêu tiêu chí đánh giá , ghi điểm - GV gọi từng HS lên chơi câu cá, trúng con cá có mang số nào thì đọc bài và trả lời theo thứ tự bài Tập đọc đó. -Từng HS lên bốc thăm chọn bài (Sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1- 2’ ) - HS đọc + trả lời câu hỏi. HSKG nhận biết được biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài. - GV cho điểm. HĐ 3. Lập bảng thống kê: 8-10’ - HS đọc yêu cầu đề . Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung như thế nào? Như vậy, cần lập bảng thống kê gồm mấy cột dọc? Bảng thống kê gồm mấy dòng ngang? - Thống kê theo 3 mặt: Tên bài – Tác giả - Thể loại -Bảng thống kê có 4 cột dọc ( có thêm cột thứ tự) - Có bao nhiêu bài tập đọc thì có bấy nhiêu hàng ngang. - GV chia lớp thành 5 hoặc 6 nhóm và phát phiếu cho HS làm bài. - Các nhóm làm bài vào phiếu. - HS làm bài + trình bày kết quả. - GV nhận xét, chốt lại. HĐ 4. Nêu nhận xét về nhân vật : 6-7’ - HS đọc yêu cầu đề bài 3. - HS làm bài cá nhân. -Trình bày bài của mình. _-Lớp nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại. HĐ 5. Củng cố, dặn dò: 1-2’ - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà luyện đọc thêm. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG Tiết 36 ÔN CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 2) I. Mục tiêu: 1/KT, KN : - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 35 -Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Vì hạnh phúc con người theo yêu cầu của BT2. - Biết trình bày cảm nhận về cái hay của một số câu thơ theo yêu cầu của BT3. 2/ TĐ : Yêu thích môn TV II.Chuẩn bị : - Bộ đồ chơi câu cá - 5, 6 tờ giấy khổ to + bút dạ để các nhóm HS làm bài. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh HĐ1. Giới thiệu bài: 1’ Nêu MĐYC của tiết học, ghi tựa bài Lắng nghe Ghi tựa bài HĐ 2. Kiểm tra Tập đọc: 14-15’ - Số HS kiểm tra: 1/3 số HS trong lớp + những HS kiểm tra ở tiết trước chưa đạt. Thực hiện như tiết 35 HĐ3. Lập bảng thống kê: 8-10’ - HS đọc yêu cầu đề .. - . GV phát giấy + bút dạ cho các nhóm. - Các nhóm thống kê các bài TĐ trong chủ điểm Vì hạnh phúc con người. - HS trình bày kết quả. STT Tên bài Tác giả Thể loại 1 Chuỗi ngọc lam Phun-tơn O-xlơ Văn 2 Hạt gạo làng ta Trần Đăng Khoa Thơ 3 Buôn Chư Lênh đón cô giáo Hà Đình Cẩn Văn 4 Về ngôi nhà đang xây Đồng Xuân Lan Thơ 5 Thầy thuốc như mẹ hiền Trần Phương Hạnh Văn 6 Thầy cúng đi bệnh viện Nguyễn Lăng Văn - GV nhận xét, chốt lại. HĐ4. Trình bày ý kiến: 7-8’ - HS đọc yêu cầu đề . - HS làm bài + phát biểu ý kiến. - GV nhận xét, khen những HS lí giải hay, thuyết phục. HĐ 5. Củng cố, dặn dò: 1-2’ - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở BT 2. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG ÔN CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 3) I. Mục tiêu: 1/KT, KN : - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1 - Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường. - HSKG nhận biết một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các bài thơ, bài văn II. Chuẩn bị : - Bộ đồ câu cá - Một vài tờ giấy khổ to, băng dính, bút dạ để các nhóm làm bài. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh HĐ1. Giới thiệu bài : 1’ Nêu MĐYC của tiết học, ghi tựa Lắng nghe - Ghi tựa bài HĐ 2. Kiểm tra TĐ: 12-14’ - Số lượng kiểm tra: Tất cả HS chưa có điểm TĐ. - Thực hiện như tiết 1 HĐ 3. Lập bảng tổng kết: 17-19’ - HS đọc yêu cầu của BT. - Giải nghĩa các từ: sinh quyển, thuỷ quyển, khí quyển - Cho HS làm bài. GV phát giấy, bút dạ, băng dính cho các nhóm làm việc. - Các nhóm làm bài vào giấy. - Đại diện các nhóm lên dán bài làm trên bảng. Sinh quyển ( môi trường động, thực vật) Thuỷ quyển (môi trường nước) Khí quyển (môi trường không khí) Các sự vật trong môi trường rừng; con người; thú (hổ, báo cáo, khỉ, vượn, thằn lằn,..)chim ( cò, vạc, bồ nông, đại bàng,..) ;cây lâu năm ( lim, sến, táu,...) ;cây ăn quả ( ổi, mận, mít,...) cây rau ( cải, muống xà lách,...); cỏ; vi sinh vật;... Sông, suối,ao, hồ, biển, đại dương, kênh,... bầu trời, vũ trụ , mây, ánh sáng, âm thanh, khí hậu,... Những hành động bảo vệ môi trường trồng cây gây rừng; phủ xanh đồi núi trọc; chống đốt rừng; trồng rừng ngập mặn; chống săn bắn thú rừng; chống buôn bán động vật hoang dã; ... giữ sạch nguồn nước; xây dựng nhà máy nước; lọc nước thải công nghiệp;... lọc khói công nghiệp; xử lí rác thải; chống ô nhiễm bầu không khí;... HĐ 4. Củng cố, dặn dò: 2-3’ - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh BT 2. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG ÔN CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 4) I. Mục tiêu: 1/ KT, KN : - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1 - Nghe- viết đúng chính tả, viết đúng tên riêng phiên âm nước ngoài và các từ ngữ dễ viết sai, trình bày đúng bài Chợ Ta-sken, tốc độ viết khoảng 95 chữ/ 15 phút 2/ TĐ : Yêu thích môn TV II.Chuẩn bị : - Bộ đồ chơi câu cá. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh HĐ 1: Giới thiệu bài : 1’ Nêu MĐYC của tiết học, ghi tựa Lắng nghe Ghi tựa HĐ 2. Kiểm tra học thuộc lòng: 12-14’ - Số lượng kiểm tra: 1/3 tổng số HS trong lớp. - Thực hiện như tiết 3 HĐ 3. Chính tả: 18-19’ a) Hướng dẫn chính tả. - GV đọc một lượt bài chính tả. -HDHS viết từ khó. - Lắng nghe - 2 HS đọc lại bài viết. -HS viết bảng con, 1 HS viết bảng lớn: Ta-sken, nẹp,thêu, xúng xính, chờn vờn,thõng dài, ve vẩy,... - GV nói về nội dung bài chính tả. b) GV đọc cho HS viết chính tả. - HS viết chính tả. c) Chấm, chữa bài. - Đọc toàn bài - Chấm 1/3 lớp, nhận xét. - Dò bài - Đổi vở chéo cho nhau để dò bài. HĐ 4. Củng cố, dặn dò: 1-2’ - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu những HS kiểm tra chưa đạt về nhà tiếp tục HTL. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG ÔN CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 5) I. Mục tiêu: 1/ KT, KN : Viết được lá thư gửi người thân đang ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của bản thân trong học kì I, đủ 3 phần (phần đầu thư, phần chính và phần cuối thư), đủ nội dung cần thiết. 2/ TĐ : Thể hiện tình cảm đối với người nhận thư. II. Chuẩn bị : - Bảng phụ ghi phần Gợi ý trong SGK. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh HĐ1. Giới thiệu bài: 1’ Nêu MĐYC của tiết học, ghi tựa lắng ghe ghi tựa HĐ2. Làm văn: Viết thư : 32-33’ - GV viết đề lên bảng: Viết một lá thư gửi người thân ở xa kể lại kết quả học tập của em. -3 HS đọc yêu cầu và gợi ý. - Cả lớp theo dõi trong SGK - GV nhắc lại yêu câu của bài và lưu ý các em về những từ ngữ quan trọng của đề bài. - Cho HS làm bài. - HS viết thư: cần viết chân thực, kể đúng những thành tích và cố gắng của em trong học kì một vừa qua. - Nhiều HS nối tiếp nhau đọc lá thư mình đã viết. - Lớp nhận xét, bình chọn người viết hay. - GV thu bài. HĐ 3. Củng cố, dặn dò: 1-2’ - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà đọc trước bài thơ Chiều biên giới. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG ÔN CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 6) I. Mục tiêu: 1/ KT, KN : - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1 - Đọc bài thơ và trả lời được các câu hỏi ở BT2. 2/ TĐ: Cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước. II. Chuẩn bị : - Bút dạ, băng dinh, 1 số tờ giấy khổ to đã phô tô bài tập cho HS làm bài. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh HĐ 1:Giới thiệu bài : 1’ Nêu MĐYC của tiết học, ghi tựa lắng nghe ghi tựa HĐ 2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: 12-13’ ( Thực hiện tương tự các tiết trước) - Những HS chưa đựợc kiểm tra và những HS chưa đạt yêu cầu của các tiết trước. HĐ 3. Bài tập 2 : 18-20’ - HD HS tương tự bài tập 2 của tiết 1. - Cho HS đọc bài thơ. - HS đọc yêu cầu + bài thơ Chiều biên giới. - Cho HS trả lời câu hỏi. - Chốt lại những ý đúng - HS trả lời : a,Từ trong bài đồng nghĩa với biên cương là biên giới. b,Trong khổ thơ 1,từ đầu với từ ngọn được dùng với nghĩa chuyển. c, Những đại từ xưng hô được dùng trong bài thơ : em và ta. d,Miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra,VD: lúa lẫn trong mây, nhấp nhô uốn lượn như làn sóng trên những thửa ruộng bậc thang. HĐ 4. Củng cố, dặn dò: 1-2’ - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh và viết lại vào vở câu văn miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra. - Xem lại bài để chuẩn bị cho 2 tiết kiểm tra học kì. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG ÔN CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 7) Kiểm tra (đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng HKI ( nêu ở Tiết 1, Ôn tập) ÔN CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 8) Kiểm tra (viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng HKI : - Nghe – viết đúng bài CT (tốc dộ viết khoảng 95 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ ( văn xuôi) - Viết được bài văn tả người theo nội dung, yêu cầu của đề bài. DUYỆT CỦA BGH
Tài liệu đính kèm: