TUẦN 19 TẬP ĐỌC
Tiết 37 NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật ( Anh Thành, anh Lê ).
2. Kĩ năng:
-Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. (Trả lời được c.hỏi 1,2 và câu hỏi 3 ( Không cần giải thích lý do )
HS khá, giỏi phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật (BT4)
3. Thái độ:
- Yêu mến kính trọng Bác Hồ.
TUẦN 19 TẬP ĐỌC Ngày dạy: / / Tiết 37 NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: -Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật ( Anh Thành, anh Lê ). 2. Kĩ năng: -Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. (Trả lời được c.hỏi 1,2 và câu hỏi 3 ( Không cần giải thích lý do ) HS khá, giỏi phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật (BT4) 3. Thái độ: - Yêu mến kính trọng Bác Hồ. II. Chuẩn bị: + GV: Tranh minh họa bài học ở SGK. Ảnh chụp thành phố Sài Gòn những năm đầu TK 20, bến Nhà Rồng. Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch luyện đọc. + HS: SGK. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 4’ 1’ 30’ 6’ 15’ 5’ 4’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Ôn tập – kiểm tra. Giáo viên nhận xét cho điểm. 3. Giới thiệu bài mới: Bài giới thiệu 5 chủ điểm của phần 2 (môn TĐ, chủ điểm đầu tiên “Người công dân”, giới thiệu bài tập đọc đầu tiên “Người công dân số 1” viết về chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi còn là một thanh niên đang trăn trở tìm đường cứu nước, cứu dân tộc. Ghi bảng người công dân số 1. 4. Phát triển các hoạt động: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc. Yêu cầu học sinh đọc bài. Giáo viên đọc diễn cảm trích đoạn vở kịch thành đoạn để học sinh luyện đọc. Giáo viên chia đoạn để luyện đọc cho học sinh. Đoạn 1: “Từ đầu làm gì?” Đoạn 2: “Anh Lê này nữa” Đoạn 3 : Còn lại Giáo viên luyện đọc cho học sinh từ phát âm chưa chính xác, các từ gốc tiếng Pháp: phắc – tuya, Sat-xơ-lu Lô ba Yêu cầu học sinh đọc từ ngữ chú giải và giúp các em hiểu các từ ngữ học sinh nêu thêm (nếu có) Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Yêu cầu học sinh đọc phần giới thiệu, nhân vật, cảnh trí thời gian, tình huống diễn ra trong trích đoạn kịch và trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài. Anh Lê giúp anh Thành việc gì? Em hãy gạch dưới câu nói của anh Thành trong bài cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước? Giáo viên chốt lại: Những câu nói nào của anh Thành trong bài đã nói đến tấm lòng yêu nước, thương dân của anh, dù trực tiếp hay gián tiếp đều liên quan đến vấn đề cứu dân, cứu nước, điều đó thể hiện trực tiếp của anh Thành đến vận mệnh của đất nước. Tìm chi tiết chỉ thấy câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau. Giáo viên chốt lại, giải thích thêm cho học sinh: Sở dĩ câu chuyện giữa 2 người nhiều lúc không ăn nhập nhau về mỗi người theo đuổi một ý nghĩa khác nhau mạch suy nghĩ của mỗi người một khác. Anh Lê chỉ nghĩ đến công ăn việc làm của bạn, đến cuộc sống hàng ngày. Anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân. Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. Giáo viên đọc diễn cảm đoạn kịch từ đầu đến làm gì? Hướng dẫn học sinh cách đọc diễn cảm đoạn văn này, chú ý đọc phân biệt giọng anh Thành, anh Lê. Giọng anh Thành: chậm rãi, trầm tĩnh, sâu lắng thể hiện sự trăn trở khi nghĩ về vận nước. Giọng anh Lê: hồ hởi, nhiệt tình, thể hiện tính cách của một người yêu nước, nhưng suy nghĩ còn hạn hẹp. Hướng dẫn học sinh đọc nhấn giọng các cụm từ. VD: Anh Thành! Có lẽ thôi, anh ạ! Sao lại thôi! Vì tôi nói với họ. Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì? Cho học sinh các nhóm phân vai kịch thể hiện cả đoạn kịch. Giáo viên nhận xét. Cho học sinh các nhóm, cá nhân thi đua phân vai đọc diễn cảm. Hoạt động 4: Củng cố. Yêu cầu học sinh thảo luận trao đổi trong nhóm tìm nội dung bài. 5. Tổng kết - dặn dò: Đọc bài. Chuẩn bị: “Người công dân số 1 (tt)”. Nhận xét tiết học Hát - HS lắng nghe Hoạt động cá nhân, lớp. 1 học sinh khá giỏi đọc. Cả lớp đọc thầm. Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn của vở kịch. 1 học sinh đọc từ chú giải. Học sinh nêu tên những từ ngữ khác chưa hiểu. 2 học sinh đọc lại toàn bộ trích đoạn kịch. Hoạt động nhóm, lớp. Học sinh đọc thầm và suy nghĩ để trả lời. Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn. Học sinh gạch dưới rồi nêu câu văn. VD: “Chúng ta là đồng bào không?”. “Vì anh với tôi nước Việt”. Học sinh phát biểu tự do. VD: Anh Thành gặp anh Lê để báo tin đã xin được việc làm nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó. Anh Thành không trả lời vài câu hỏi của anh Lê, rõ nhất là qua 2 lần đối thoại. “ Anh Lê hỏi làm gì? Anh Thành đáp: người nước nào “Anh Lê nói đèn Hoa Kì”. Hoạt động cá nhân, nhóm. Đọc phân biệt rõ nhân vật. - Học sinh các nhóm tự phân vai đóng kịch. Học sinh thi đua đọc diễn cảm. Hoạt động nhóm. Học sinh các nhóm thảo luận theo nội dung chính của bài. VD: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân. * RÚT KINH NGHIỆM Tiết 38 TẬP ĐỌC Ngày dạy: / / NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (tt) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: -Biết đọc đúng một văn bản kịch, phân biệt được lời các nhân vật, lời tác giả. 2. Kĩ năng: -Hiểu ND, ý nghĩa : Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quýet tâm cứu nước của ngưởi thanh niên Nguyễn Tất Thành. (Trả lời được câu hỏi 1,2 và câu hỏi 3 ( Không y/c giải thích lí do). Học sinh khá giỏi biết đọc phân vai, diễn cảm đoạn kịch; giọng đọc thể hiện được tính cách của từng nhân vật ( Câu hỏi 4) 3. Thái độ: - Yêu mến kính trọng Bác Hồ. II. Chuẩn bị: + GV: Bảng phụ viết sẵn đaọn kịch luyện đọc cho học sinh. + HS: SGK. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 4’ 1’ 30’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: “Người công dân số Một” Gọi 3 học sinh kiểm tra đóng phân vai: Người dẫn truyện anh Thành, anh Lê đọc trích đoạn kịch (phần 1) Tìm câu hỏi thể hiện sự day dứt trăn trở của anh Thành đối với dất nước. Đại ý của phần 1 vở kịch là gì? 3. Giới thiệu bài mới: Người công dân số 1 (tt). Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu phần 2 của vở kịch “Người công dân số 1”. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc. Yêu cầu học sinh đọc trích đoạn. Giáo viên đọc diễn cảm trích đoạn vở kịch thành đoạn để học sinh luyện đọc cho học sinh. Đoạn 1: “Từ đầu say sóng nữa”. Đoạn 2: “Có tiếng hết”. Giáo viên kết hợp sửa sai những từ ngữ học sinh phát âm chưa chính xác và luyện đọc cho học sinh các từ phiên âm tiếng Pháp như tên con tàu: La-tút-sơ-tơ-re-vin, r-lê-hấp Yêu cầu học sinh đọc từ ngữ chú giải và giúp các em hiểu thêm các từ nêu thêm mà các em chưa hiểu. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bộ đoạn kịch. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Yêu cầu học sinh đọc thầm lại toàn bộ đoạn trích để trả lời câu hỏi nội dung bài. + Em hãy tìm sự khác nhau giữa anh Lê và anh Thành qua cách thể hiện sự nhiệt tình lòng yêu nước của 2 người? + Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước, cứu dân được thể hiện qua những lời nói cử chỉ nào? + Em hãy gạch dưới những câu nói trong bài thể hiện điều đó? + Em hiểu 2 câu nói của anh Thành và anh Lê là như thế nào về cây đèn. Giáo viên chốt lại: Anh Lê và anh Thành đều là những công dân yêu nước, có tinh thần nhiệt tình cách mạng. Tuy nhiên giữa hai người có sự khác nhau về suy nghĩ dẫn đến tâm lý và hành động khác nhau. + Người công dân số 1 trong vở kịch là ai? Vì sao có thể gọi như vậy? Giáo viên chốt lại: Với ý thức là một công dân của nước Việt Nam, Nuyễn Tất Thành đã ra nước ngoài tìm con đường cứu nước rồi lãnh đạo nhân dân giành độc lập cho đất nước. Nguyễn Tất Thành sau này là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại xứng đáng được gọi là “Công dân số Một” của nước Việt Nam. Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. Giáo viên đọc diễn cảm trích đoạn kịch. Để đọc diễn cảm trích đoạn kịch, em cần đọc như thế nào? Cho học sinh các nhóm đọc diễn cảm theo các phân vai. Giáo viên nhận xét. Cho học sinh các nhóm, cá nhân thi đua phân vai đọc diễn cảm. Hoạt động 4: Củng cố. Yêu cầu học sinh thảo luận trao đổi trong nhóm tìm nội dung bài. 5. Tổng kết - dặn dò: Xem lại bài. Chuẩn bị: “Thái sư Trần Thủ Độ”. Nhận xét tiết học Hát Học sinh trả lời. Hoạt động nhóm, lớp. 1 học sinh khá giỏi đọc. Cả lớp đọc thầm. Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn của vở kịch. Nhiều học sinh luyện đọc. 1 học sinh đọc từ chú giải. Cả lớp đọc thầm, các em có thể nêu thêm từ khác (nếu có). - Lắng nghe Hoạt động nhóm, cá nhân. Học sinh đọc thầm và suy nghĩ để trả lời. Học sinh nêu câu trả lời. VD: Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên có lòng yêu nước nhưng giữa họ có sự khác nhau: Anh Lê: có tâm lý tự ti, cam chịu, cảnh sống nô lệ vì cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối trước sức mạnh của quân xâm lược. + Anh Thành: không cam chịu, rất tin tưởng ở con đường mình đã chọn là con đường cứu nước, cứu dân. Thể hiện qua các lời nói, cử chỉ. + Lời nói “Để giành lại non sông về cứu dân mình”. + Cử chỉ: “Xoè hai bàn tay ra chứ đâu?” + Lời nói “Làm thân nô lệ sẽ có một ngọn đèn khác anh ạ!” Học sinh trao đổi với nhau từng cặp rồi trả lời câu hỏi. VD: Anh Lê muốn nhắc đến cây đèn là mục đích nhắc anh Thành nhớ mang theo đèn để dùng vì tài sản của anh Thành rất nghèo, chỉ có sách vở và ngọn đèn Hoa Kì. Anh Thành trả lời anh Lê về cây đèn có hàm ý là: đèn là ánh sáng của đường lối mới, có tác dụng soi đường chỉ lối cho anh và toàn dân tộc. Người công dân số Một chính là người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, sau này là chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể gọi Bác Hồ là như vậy vì ý thức là công dân của một nước Việt Nam, độc lập được thức tỉnh rất sớm ở Nguyễn Tất Thành, với ý thức này, anh Nguyễn Tất Thành đã ra nước ngoài tìm con đường cứu nước. Hoạt động cá nhân, nhóm. Em phân biệt giọng đọc của từng nhân vật, ngắt giọng, nhả giọng ở các câu hỏi. VD: Lấy tiền đâu mà đi? Tiền ở đây chứ đâu? Học sinh các nhóm thi đua đọc diễn cảm phân vai theo nhân vật. Học sinh trao đổi nhóm rồi trình bày. VD: Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành khẳng định quyết tâm ra nước ngoài tìm con đường cứu dân, cứu nước. RÚT KINH NGHIỆM TUẦN 20 TẬP ĐỌC Ngày dạy: / / Tiết 39 THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: -Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời các nhân vật. 2. Kĩ năng: -Hiểu: Thái sư Trần Thủ Độ là người gươnhg mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ). 3. Thái độ: - Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước II. Chuẩn bị: + GV: - Tranh minh hoạ trong SGK - Bảng phụ ghi sẵn câu văn luyện đọc cho học sinh. + HS: SGK. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 4’ 1’ 30’ 6’ 13’ 6’ 5’ 1’ 1. Khởi ... chú giải. Giáo viên chia đoạn để luyện đọc. Đoạn 1: Từ đầu vui tươi. Đoạn 2: Yêu mến mái mẹ. Đoạn 3: Còn lại. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn. Tranh làng Hồ là loại tranh như thế nào? Kể tên 1 số tranh làng Hồ lấy đề tài từ cuộc sống làng quê VN. Kỹ thuật tạo màu trong tranh làng Hồ có gì đặc biệt? Yêu cầu học sinh đọc toàn bài và trả lời câu hỏi: Gạch dưới những từ ngữ thể hiện lòng biết ơn và khâm phục của tác giả đối với nghệ sĩ vẽ tranh làng Hồ? Vì sao tác giả khâm phục nghệ sĩ dân gian làng Hồ? Giáo viên chốt: Yêu mến quê hương, nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo những bức tranh có nội dung sinh động, kỹ thuật tinh tế. Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. Hướng dẫn đọc diễn cảm. Thi đua 2 dãy. Giáo viên nhận xét + tuyên dương. Hoạt động 4: Củng cố. Học sinh trao đổi tìm nội dung bài. Yêu cầu học sinh kể tên 1 số làng nghề truyền thống. 5. Tổng kết - dặn dò: Xem lại bài. Chuẩn bị: “Đất nước”. Nhận xét tiết học Hát Học sinh lắng nghe. Học sinh trả lời. Hoạt động lớp, cá nhân . Học sinh khá giỏi đọc, cả lớp đọc thầm. 1 học sinh đọc, cả lớp theo dõi. Học sinh tìm thêm chi tiết chưa hiểu. Học sinh luyện đọc nối tiếp theo đoạn. Học sinh phát âm từ ngữ khó. Hoạt động nhóm, lớp. Học sinh đọc từng đoạn Học sinh nêu câu trả lời. Dự kiến: Là loại tranh dân gian do người làng Đông Hồ vẽ. Tranh lợn, gà, chuột, ếch Màu hoa chanh nền đen lĩnh một thứ màu đen rất VN hội hoạ VN. 1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi. Dự kiến: Từ những ngày còn ít tuổi đã thích tranh làng Hồ thắm thiết một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Vì họ đã vẽ những bức tranh gần gũi với cuộc sống con người, kĩ thuật vẽ tranh của họ rất tinh tế, đặc sắc. Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh luyện đọc diễn cảm. Học sinh thi đua đọc diễn cãm. Các nhóm tìm nội dung bài. Học sinh nêu tên làng nghề: bánh tráng Phú Hoà Đông, gốm Bát Tràng, nhiếp ảnh Lai Xá. RÚT KINH NGHIỆM Tiết 54 TẬP ĐỌC Ngày dạy: / / ĐẤT NƯỚC I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Bết đọc diễn cảm bài thơ với giọng ca ngợi , tự hào. -Hiểu ý nghĩa : Nềm vui và tự hào về một đất nước tự do, ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thộc lòng 3 khổ thơ cuối). 2. Kĩ năng: - Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng trầm lắng, cảm thấy tự hào. 3. Thái độ: - Thể hiện niềm tự hào, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước với truyên thống dân tộc. II. Chuẩn bị: + GV: Tranh ảnh về đất nước. Bảng phụ ghi câu thơ. + HS: Tranh ảnh sưu tầm, SGK. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 1’ 30’ 6’ 15’ 5’ 4’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Tranh làng Hồ. Kĩ thuật tạo màu tranh làng Hồ có gì đặc biệt? Giáo viên kiểm tra 2 – 3 học sinh. Vì sao tác giả khâm phục và biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ? Giáo viên nhận xét, cho điểm. 3. Giới thiệu bài mới: “Đất nước.” 4. Phát triển các hoạt động: Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc. Yêu cầu học sinh đọc bài thơ. Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ. Nhắc học sinh chú ý: Ngắt giọng đúng nhịp thơ. Phát âm đúng từ ngữ. Yêu cầu học sinh đọc từ ngữ chú giải trong SGK. Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi, tìm hiểu nội dung bài thơ. Yêu cầu 1 học sinh đọc khổ thơ 1 – 2 và trả lời câu hỏi: Hai khổ thơ đầu tả cảnh mùa thu ở đâu? Đó là cảnh mùa thu nào? Học sinh đọc tiếp khổ thơ 2 – 3. Trả lời: Cảnh đất nước trong mùa thu được tả đẹp và vui như thế nào? Học sinh đọc tiếp khổ thơ 4 – 5. Hỏi: Lòng tự hào về đất nước thể hiện qua từ ngữ nào? Giáo viên chốt: Từ ngữ thể hiện niềm tự hào hạnh phúc về đất nước tự do. Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. Hướng dẫn học sinh xác lập kỹ thuật đọc, nhấn giọng, ngắt nhịp. Cho học sinh thi đua đọc diễn cảm. Hoạt động 4: Củng cố. Yêu cầu học sinh trao đổi tìm nội dung, ý nghĩa bài thơ. Giáo viên nhận xét. 5. Tổng kết - dặn dò: Kể thêm tên cảnh đẹp đất nước mà em biết. Chuẩn bị: “Ôn tập”. Nhận xét tiết học Hát Học sinh lắng nghe. Học sinh trả lời. Hoạt động lớp, cá nhân. 1 học sinh khá giỏi đọc bài. Cả lớp đọc thầm. Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ. Học sinh luyện đọc. 1 học sinh đọc từ ngữ chú giải, cả lớp đọc thầm. Học sinh nêu từ ngữ chưa hiểu. Hoạt động nhóm, cá nhân. 1 học sinh đọc. Trả lời câu hỏi. 1 học sinh đọc. 1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm. Học sinh gạch chân các từ ngữ rồi nêu thí dụ. Hoạt động lớp, cá nhân. Nhiều học sinh luyện đọc từng khổ thơ, cả bài thơ. Học sinh các nhóm thi đua đọc diễn cảm. Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ. Học sinh các nhóm thảo luận rồi trình bày. Nhóm bạn nhận xét. RÚT KINH NGHIỆM TUẦN 28 TẬP ĐỌC Ngày dạy: / / Tiết 55 ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II (TIẾT 1) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: -Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã hoc; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 – 5 bài thơ(đoạn thơ) đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. -Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2) - Học sinh khá, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.Biết nhấn giọng những tứ ngữ hình ảnh mang tính nghệ thuật 2. Kĩ năng: -Biết nhập vai cùng các bạn trong nhóm diễn lại một trích đoạn vở kịch “ Người công dân số 1”. 3. Thái độ: - Ý thức với bản thân, luôn sống có mục đích hết lòng vì mọi người. II. Chuẩn bị: + GV: Phiếu học tập photo bài tập 1, bài tập 2 (tài liệu). + HS: SGK, xem trước bài. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 1’ 32’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: “Đất nước” Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài thơ. Hai khổ thơ đầu mô tả cảnh mùa thu ở đâu? Lòng tự hào về đất nước về truyền thống bất khuất được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh nào qua 2 khổ thơ cuối? 3. Giới thiệu bài mới: Tiết học hôm nay các em sẽ ôn tập các bài tập đọc là truyện kể mà em đã đọc trong 9 tuần đầu của học kỳ II. Ôn Tập Kiểm Tra Giữa Học Kỳ (tiết 1) 4. Phát triển các hoạt động: Hoạt động 1: Liệt kê các bài tập đọc. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài. Giáo viên nhắc học sinh chú ý liệt kê các bài tập đọc là truyện kể. Giáo viên phát phiếu cho học sinh trao đổi viết nhanh tên bài vào bảng liệt kê. Giáo viên nhận xét chốt lại Hoạt động 2: Kiểm tra ( 1/5 số HS) Giáo viên yêu cầu học sinh bốc thăm chọn bài GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc và cho điểm . - GV nhận xét Hoạt động 3: Luyện tập Giáo viên dán bảng tổng kết - GV gợi ý : + Câu đơn : 1 VD + Câu ghép : Câu ghép không dùng từ nối : 1 VD / Câu ghép dùng từ nối : Câu ghép dùng QHT( 1 VD) - Câu ghép dùng cặp từ hô ứng ( 1 VD) 5. Tổng kết – dặn dò : Chuẩn bị: Tiết 4 Nhận xét tiết học Hát Học sinh lắng nghe. Học sinh trả lời. Hoạt động lớp, cá nhân . 1 học sinh đọc yêu cầu cả lớp đọc thầm. Học sinh trao đổi theo cặp viết tên bài vào bảng liệt kê. Học sinh phát biểu ý kiến Chủ điểm Tên bài Người công dân - Người công dân số Một, Thái sư Trần Thủ Độ, Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng,Trí dũng song toàn , Tiếng rao đêm Vì cuộc sống thanh bình Nhớ nguồn Lập làng giữ biển, Cao Bằng, Phân xử tài tình, Hộp thư mật, Chú đi tuần , Luật tục xưa của người Ê-đê Nghĩa thầy trò, Phong cảnh đền Hùng , Cửa sông, Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân , Tranh làng Hồ, Đất nước Hoạt động cá nhân. 1 học sinh xem lại bài khoảng 1- 2 phút HS đọc trong SGK 1 đoạn hoặc cả bài - Cả lớp theo dõi Hoạt động lớp, cá nhân . HS đọc lại đề bài Học sinh làm bài cá nhân và phát biểu ý kiến. Học sinh nhận xét bổ sung VD: (Tài liệu hướng dẩn) RÚT KINH NGHIỆM Tiết 56 TẬP ĐỌC Ngày dạy: / / ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II (TIẾT 3) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: -Mức độ yêu cầu , kĩ năng như tiết 1 - Đọc hiểu nội dung ý nghĩa của bài văn “Tình quê hương”. 2. Kĩ năng: - Tìm được các câu ghép ; từ ngữ được lặp lại , được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn . 3. Thái độ: - Yêu thích văn học, từ đó tiếp nhận những hình ảnh đẹp của cuộc sống. II. Chuẩn bị: + GV: Giấy khổ to viết sẵn nội dung BT2. + HS: Xem trước bài. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 1’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Yêu cầu 1 nhóm học sinh (3 học sinh) đóng vai. Giáo viên nhận xét, cho điểm. 3. Giới thiệu bài mới: Ôn tập kiểm tra giữa học kỳ II. 4. Phát triển các hoạt động: Hoạt động 1: Kiểm tra ( 1/5 số HS) Giáo viên yêu cầu học sinh bốc thăm chọn bài GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc và cho điểm . Hoạt động 2 : Luyện tập - GV đọc mẫu bài văn - Yêu cầu HS đọc nối tiếp BT 2 và chú giải - GV nêu câu hỏi : + Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương + Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương ? + Tìm các câu ghép trong bài văn - GV dán lên bảng 5 câu ghép và cùng HS phân tích - Chú ý : Câu 3 là một câu ghép có 2 vế, bản thân vế thứ 2 có cấu tạo như một câu ghép Câu 4 là câu ghép có 3 vế câu Câu 5 là câu ghép có 4 vế câu + Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn * Tìm các từ ngữ được lặp lại có tác dụng liên kết câu - GV nhận xét * Tìm các từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu - GV nhận xét Hoạt động 4: Củng cố. Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua đọc diễn cảm. 5. Tổng kết - dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà nhẩm lại bài tập 2. Chuẩn bị: “Một vụ đắm tàu”. Nhận xét tiết học Hát Học sinh đóng vai. Lớp nhận xét. Hoạt động cá nhân. 1 học sinh xem lại bài khoảng 1- 2 phút HS đọc trong SGK 1 đoạn hoặc cả bài - Cả lớp theo dõi Hoạt động nhóm 4 - 1 HS đọc bài “Tình quê hương” và chú giải từ ngữ khó : con da, chợ phiên, bánh rợm, lẩy Kiều - đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt - Những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó tác giả với quê hương - HS trả lời - HS đọc lại câu hỏi 4 và nhắc lại kiến thức về 2 kiểu liên kết câu (lặp từ ngữ , thay thế từ ngữ) - HS đọc thầm bài văn , tìm các từ ngữ được lặp lại : tôi , mảnh đất - HS phát biểu - HS gạch dưới các từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu - Đoạn 1 : mảnh đất cọc cằn (câu 2) thay cho từ làng quê tôi (câu 1) - Đoạn 2 : mảnh đất quê hương (câu 3) thay cho mảnh đất cọc cằn (câu 2) mảnh đất ấy (câu 4,5) thay cho mảnh đất quê hương ( câu 3) - HS phát biểu Lớp nhận xét. RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm: