Giáo án Tập đọc

Giáo án Tập đọc

I. Mục đích yêu cầu

- Đọc đúng một văn bản kịch : Đọc phân biệt lời các nhân vật, lời tác giả.

- Đọc đúng các ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, phù hợp với từng nhân vật.

- Hiểu nội dung : Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.

- Giáo dục học sinh yêu quê hương, đất nước.

II. Chuẩn bị : Tranh Bến cảng Nhà Rồng

-Tranh ảnh SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn đọc diễn cảm

III. các hoạt động dạy – học

A.Kiểm tra bài cũ( 3 Phút ) : GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

B.Dạy bài mới ( 37 phút )

1 Giới thiệu bài : Trực tiếp

2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài

 

doc 46 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1115Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
Người công dân số một
I. Mục đích yêu cầu
- Đọc đúng một văn bản kịch : Đọc phân biệt lời các nhân vật, lời tác giả.
- Đọc đúng các ngữ điệu các câu kể, câu hỏi,phù hợp với từng nhân vật.
- Hiểu nội dung : Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
- Giáo dục học sinh yêu quê hương, đất nước.
II. Chuẩn bị : Tranh Bến cảng Nhà Rồng
-Tranh ảnh SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn đọc diễn cảm 
III. các hoạt động dạy – học 
A.Kiểm tra bài cũ( 3 Phút ) : GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
B.Dạy bài mới ( 37 phút )
1 Giới thiệu bài : Trực tiếp 
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a.Luyện đọc: 1HS đọc cả bài. Chia đoạn : 3 đoạn 
 Đ1 từ đầu đến làm gì?. Đ2 tiếp đến này nữa. Đ3 còn lại.
*HS quan sát tranh trong SGK. HS đọc nối tiếp theo đoạn – luyện phát âm .
- HS đọc nối tiếp kết hợp giải thích từ. HS đọc theo cặp ( đọc theo nhân vật)
- GV đọc mẫu
b. Tìm hiểu bài . HS thảo luận nhóm trả lời
- Anh Lê giúp anh Thành việc gì? (tìm việc làm ở Sài Gòn)
- Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước? (Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưngkhông? Vì anh với tôi.. là công dân nước Việt)
- Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy?
( Anh Lê gặp anh Thành báo tin đã tìm được viẹc làm nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó. Anh Thành không trả lời vào câu hỏi của anh Lê.
Vì : Mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau.)
* HS rút ra toàn bộ nội dung của vở kịch . GV viết bảng - HS đọc lại
 Nội dung : Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân..
c..Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. HS đọc diễn cảm theo cách phân vai của từng nhân vật. Lời của anh Thành, anh Lê, người dẫn chuyện.
* Ví dụ anh Thành đọc nhấn giọng, hồ hởi, điềm tĩnh, ngạc nhiên, thắc mắc,
- Đọc theo phân vai. GV treo bảng đoạn đọc diễn cảm. 
- GV đọc mẫu đoạn kịch. 
- Từng tốp 3 HS đọc theo phân vai. 
- Thi đọc diễn cảm, GV nhận xét. 
- Bình chọn nhóm đọc phân vai tốt nhất, hay nhất
3.Củng cố, dặn dò: Cho học sinh nêu ý nghĩa của đoạn kịch. GV nhận xét giờ học.
 Chuẩn bị tiết sau : Người công dân số một (Tiếp)
Thứ tư ngày tháng năm 2007
Tập đọc
Người công dân số một (Tiếp)
I. Mục đích yêu cầu
- Đọc đúng một văn bản kịch : Đọc phân biệt lời các nhân vật, lời tác giả.
- Đọc đúng các ngữ điệu các câu kể, câu hỏi,phù hợp với từng nhân vật.
- Hiểu nội dung : Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra nước ngoài tìm con đường cứu dân, cứu nước. Y nghĩa: Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
- Giáo dục học sinh yêu quê hương, đất nước, kính yêu Bác Hồ.
II. Chuẩn bị : Tranh Bến cảng Nhà Rồng
-Tranh ảnh SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn đọc diễn cảm 
III. các hoạt động dạy – học 
A.Kiểm tra bài cũ( 3 Phút ) : Gọi 3 HS đọc phân vai đoạn 1. GV Nhận xét.
B.Dạy bài mới ( 37 phút )
1 Giới thiệu bài : Trực tiếp 
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a.Luyện đọc: 1HS đọc cả bài. Chia đoạn : 2 đoạn 
 Đ1 từ đầu đến lại còn say sóng nữa. Đ2 còn lại.
*HS quan sát tranh trong SGK. HS đọc nối tiếp theo đoạn – luyện phát âm .
- HS đọc nối tiếp kết hợp giải thích từ. HS đọc theo cặp ( đọc theo nhân vật)
- GV đọc mẫu
b. Tìm hiểu bài . HS thảo luận nhóm trả lời
- Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau? (Anh Lê có tâm lí tự tin, cam chịu cảnh sống nô lệ,Anh Thành không cam chịu, ngược lại, rất tin tưởng ở con đường mình đã chọn, ra nước ngoài học cái mới.)
- Quyết tâm của anh Thành đi tìm con đường cứu nước được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào? 
- “Người công dân số một” trong đoạn kịch là ai? Vì sao có thể gọi như vậy? ( Đó là Nguyễn Tất Thành, sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì ý thức là công dân của một nước Việt Nam độc lập được thức tỉnh rất sớm ở Người)
* HS rút ra toàn bộ nội dung của vở kịch . GV viết bảng - HS đọc lại
 Nội dung : Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra nước ngoài tìm con đường cứu dân, cứu nước.
C.Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. HS đọc diễn cảm theo cách phân vai của từng nhân vật. Lời của anh Thành, anh Lê, người dẫn chuyện.
Ví dụ anh Thành đọc nhấn giọng, hồ hởi, điềm tĩnh, ngạc nhiên, thắc mắc,
- Đọc theo phân vai. GV treo bảng đoạn đọc diễn cảm. 
- GV đọc mẫu đoạn kịch. 
- Từng tốp 3 HS đọc theo phân vai. 
- Thi đọc diễn cảm, GV nhận xét. 
- Bình chọn nhóm đọc phân vai tốt nhất, hay nhất
3.Củng cố, dặn dò: Cho học sinh nêu ý nghĩa của đoạn kịch. GV nhận xét giờ học.
 Chuẩn bị tiết sau : Thái sư Trần Thủ Độ
20	Tập đọc
thái sư trần thủ độ
I. Mục đích yêu cầu
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.
- Hiểu các từ ngữ khó trong truyện (thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu,).
- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ, một con người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị : Tranh minh họa trong SGK.
III. các hoạt động dạy – học 
A.Kiểm tra bài cũ( 3 Phút ) : Gọi 3 HS đọc phân vai đoạn 1 phần 2. GV Nhận xét
B.Dạy bài mới ( 37 phút )
1 Giới thiệu bài : Trực tiếp 
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a.Luyện đọc: 1HS đọc cả bài. Chia đoạn : 3 đoạn 
 Đ1 từ đầu đến tha cho. Đ2 tiếp đến thưởng cho. Đ3 còn lại.
*HS quan sát tranh trong SGK. HS đọc nối tiếp theo đoạn – luyện phát âm .
- HS đọc nối tiếp kết hợp giải thích từ. HS đọc theo cặp ( đọc theo nhân vật)
- GV đọc mẫu
b. Tìm hiểu bài . HS đọc thầm đoạn văn, thảo luận nhóm trả lời
- Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì? (Trần Thủ Độ đồng ý , nhưng yêu cầu chặt một ngón chân để phân biẹt với câu đương khác)
- Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao? 
 (không trách móc mà còn thưởng cho vàng, lụa)
- Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào? (Nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng.)
- Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào? (Ông cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương, phép nước.)
* HS rút ra toàn bộ nội dung của bài . GV viết bảng - HS đọc lại
 Nội dung : Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ, một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
C.Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. HS đọc diễn cảm theo cách phân vai của từng nhân vật. (Lời của người dẫn chuyện, viên quan, vua, Trần Thủ Độ)
- Đọc theo phân vai. 
- GV treo bảng đoạn đọc diễn cảm. 
- GV đọc mẫu đoạn kịch. 
- Từng tốp 4 HS đọc theo phân vai. 
- Thi đọc diễn cảm, GV nhận xét. 
- Bình chọn nhóm đọc phân vai tốt nhất, hay nhất
3.Củng cố, dặn dò: Cho học sinh nêu ý nghĩa của bài. 
 GV nhận xét giờ học.
 Chuẩn bị tiết sau : Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng.
Thứ tư ngày tháng năm 2007
Tập đọc
nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng
I. Mục đích yêu cầu
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với cảm hứng ca ngợi, kính trọng nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng. 
- Hiểu các từ ngữ trong bài. Nắm được nội dung: Biểu dương một công dân yêu nước, mpột nhà tư sản đã trợ giúp Cách mạng rất nhiều tiền bạc, tài sản trong thời kì Cách mạng gặp khó khăn về tài chính.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị : Tranh minh họa trong SGK.
III. các hoạt động dạy – học 
A.Kiểm tra bài cũ( 3 Phút ) : Gọi 2 HS đọc bài Thái sư Trần Thủ Độ. GV Nhận xét
B.Dạy bài mới ( 37 phút )
1 Giới thiệu bài : Trực tiếp 
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a.Luyện đọc: 1HS đọc cả bài. Chia đoạn : 5 đoạn. Đ1 từ đầu đến Hòa Bình. Đ2 tiếp đến 24 đồng. Đ3 tiếp đến phụ trách Quỹ. Đ4 tiếp đến Nhà nước. Đ5 còn lại.
*HS quan sát tranh trong SGK. HS đọc nối tiếp theo đoạn – luyện phát âm .
- HS đọc nối tiếp kết hợp giải thích từ. HS đọc theo cặp 
- GV đọc mẫu
b. Tìm hiểu bài . HS đọc thầm đoạn văn, thảo luận nhóm trả lời.
- Kể lại những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện qua các thời kì:
 + Trước Cách mạng: ông ủng hộ 3 vạn đồng Đông Dương.
 + Khi Cách mạng thành công: ủng hộ 64 lạng vàng, 10 van đồng Đông Dương.
 + Trong kháng chiến: ủng hộ hàng trăm tấn thóc.
 + Sau khi hòa bình lập lại: hiến toàn bộ đồn điền Chi Nê cho Nhà nước.
- Việc làm của ông thể hiện những phẩm chất gì? (ông là một công dẫn yêu nước, có tấm lòng vàng, sẵn sàng hiến tài sản của mình cho Cách mạng.)
- Từ câu chuyện này em có suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công dân với đất nước? (Người công dân phải có trách nhiệm với vận mệnh của đất nước,)
 * Rút ra nội dung, GV ghi bảng, HS đọc lại.
Nội dung: Biểu dương một công dân yêu nước, một nhà tư sản đã trợ giúp Cách mạng rất nhiều tiền bạc, tài sản trong thời kì Cách mạng gặp khó khăn về tài chính.
c.Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
 - Gọi 2 học sinh nối tiếp nhau đọc lại bài văn.
 - GV hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm bài văn thể hiện sự thán phục, kính trọng; nhấn mạnh những con số về số tiền, tài sản mà ông đã trợ giúp cho Cách mạng.
 - GV chọn đoạn 3 hướng dẫn cả lớp đọc. (GV viết trên bảng). GV đọc mẫu.
 - HS đọc diễn cảm. GV sửa sai cho HS.
 - Thi đọc diễn cảm, GV nhận xét. 
 - Bình chọn nhóm đọc phân vai tốt nhất, hay nhất
3.Củng cố, dặn dò: Cho học sinh nêu ý nghĩa của bài. 
21 GV nhận xét giờ học.
 Chuẩn bị tiết sau : Trí dũng song toà
Tập đọc
trí dũng song toàn
I. Mục đích yêu cầu
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng ; lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời nhân vật. 
- Hiểu ý nghĩa bài đọc : Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài..
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị : Tranh minh họa trong SGK.
III. các hoạt động dạy – học 
A.Kiểm tra bài cũ( 3 Phút ) :
Gọi 2 HS đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng. GV Nhận xét
B.Dạy bài mới ( 37 phút )
1 Giới thiệu bài : Trực tiếp 
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a.Luyện đọc: 1HS đọc cả bài. Chia đoạn : 4 đoạn. Đ1 từ đầu đến ra lẽ.
 Đ2 tiếp đến Liễu Thăng. Đ3 tiếp đến hại ông. Đ4 còn lại.
*HS quan sát tranh trong SGK. HS đọc nối tiếp theo đoạn – luyện phát âm .
- HS đọc nối tiếp kết hợp giải thích từ. 
- HS đọc theo cặp .GV đọc mẫu
b. Tìm hiểu bài . HS đọc thầm đoạn  ... đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. Ca ngợi ước mơ khám phá của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn.
- Học sinh học thuộc lòng bài thơ.
- Giáo dục HS lòng yêu quê hương đất nước.
II. Đồ dùng dạy – học : Tranh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học
A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút).
 HS đọc lại bài Ut Vịnh, trả lời câu hỏi về bài đọc. GV nhận xét.
B. Dạy bài mới: (37 phút).
1 Giới thiệu bài : Trực tiếp . HS quan sát tranh minh họa.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc. HS giỏi đọc toàn bài 
- HS nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ. HS đọc kết hợp nêu chú giải. 
- HS luyện đọc theo cặp. GV đọc mẫu toàn bài.
b) Tìm hiểu bài. HS đọc thầm bài thơ, trả lời câu hỏi.
 - Dựa vào những hình ảnh đã được gợi ra trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả cảnh hai cha con dạo trên bãi biể? (Bóng họ trải trên cát. Người cha cao, gầy, bóng dài lênh khênh. Cậu con trai bụ bẫm, lon ton bước bên cha làm nên một cái bóng tròn chắc nịch)
 - Thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con?
 - Những câu hỏi ngây thơ ấy cho thấy con có những ước mơ gì? (Khao khát mọi thứ trên đời.)
 - Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì? (Gợi cho cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình)
* Rút ra nội dung, GV ghi bảng, HS đọc lại.
c) Đọc diễn cảm bài thơ. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm : giọng nhẹ nhàng, tình cảm . 
thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ.
 - GV chọn 2 khổ thơ đầu cho học sinh đọc chú ý các từ in đậm.
Sau trận mưa đêm rả rích
Cát càng mịn, biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng
Con bỗng lắc tay cha / khẽ hỏi :
“Cha ơi!
Sao xa kia chỉ thấy nước / thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
Cha mỉn cười / xoa đầu con nhỏ:
“Theo cánh buồm / đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây, có cửa / có nhà
Nhưng nơi đó / cha chưa hề đi đến.”
* GV đọc mẫu. HS nhẩm học thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
 - HS thi học thuộc lòng cả bài thơ. Bình chọn bạn đọc hay nhất cho điểm.
 3.Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. 
 Chuẩn bị tiết sau: Luật Bảo vệ và chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Tập đọc
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
I. Mục đích yêu cầu
- Đọc lưu loát. Đọc đúng các từ mới và từ khó trong bài.
- Hiểu nghĩa của các từ mới, nội dung từng điều luật. Hiểu Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước đối với gia đình và xã hội.
- Biết liên hệ những điều luật với thực tế để có ý thức về quyền lợi và bổn phận của trẻ em, thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em..
II. Chuẩn bị : Tranh minh họa trong SGK.
III. các hoạt động dạy – học 
A.Kiểm tra bài cũ( 3p) : 
HS đọc thuộc lòng bài Những cánh buồm . GV Nhận xét
B.Dạy bài mới ( 37 phút )
1 Giới thiệu bài : Trực tiếp 
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a.Luyện đọc: 1HS đọc cả bài. 
*HS quan sát tranh trong SGK. 
 - Gọi 4 HS đọc nối tiếp theo các điều luật – luyện phát âm. 
 - HS đọc nối tiếp kết hợp giải thích từ
 - HS đọc theo cặp . 
 - GV đọc mẫu
b. Tìm hiểu bài . HS đọc thầm và trả lời lời câu hỏi:
 - Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam? (Điều 15, 16, 17)
 - Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên (điều 15, 16, 17)
 + Điều 15 : Quyền của trẻ em được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ.
+ Điều 16 : Quyền học tập của trẻ em.
+ Điều 17 : Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em.
 - Điều luật nào nói về bổn phận của trẻ em? (Điều 21)
 - Em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phjận gì cần tiếp tục cố gắng thực hiện? (Học sinh tự phát biểu suy nghĩ của mình, GV chốt lại ý đúng.)
 * Rút ra nội dung, GV ghi bảng, HS đọc lại.
c.Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
 - Gọi 4 học sinh nối tiếp nhau đọc lại bài văn.
 - GV chọn 21 HD cả lớp đọc. (GV viết bảng). 
 - GV hướng dẫn HS đọc.
 - HS đọc diễn cảm. GV sửa sai cho HS. 
 - Thi đọc diễn cảm, GV nhận xét. 
 - Bình chọn nhóm đọc tốt nhất, hay nhất
3.Củng c, dặn dò: Cho học sinh nêu ý nghĩa của bài. 
 	GV nhận xét giờ học. 
Chuẩn bị tiết sau: Sang năm con lên bảy.
Thứ tư ngày tháng năm 2007
Tập đọc
sang năm con lên bảy
I. Mục đích, yêu cầu
- Biết đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ trong bài, nghỉ hơi đúng nhịp thơ.
- Hiểu ý nghĩa bài thơ: Điều người cha muốn nói với con : Khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên.
- Học sinh học thuộc lòng bài thơ.
- Giáo dục HS lòng yêu quê hương đất nước, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy – học : Tranh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học
A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút).
 HS đọc lại bài Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. GV nhận xét.
B. Dạy bài mới: (37 phút).
1 Giới thiệu bài : Trực tiếp . HS quan sát tranh minh họa.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc. HS giỏi đọc toàn bài 
- HS nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ. HS đọc kết hợp nêu chú giải. 
- HS luyện đọc theo cặp. GV đọc mẫu toàn bài.
b) Tìm hiểu bài. HS đọc thầm bài thơ, trả lời câu hỏi.
 - Những câu thơ nào cho thấy thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp? (Khổ thơ 1 và 2.)
 - Thế giới tuổi thơ thay đổi thế nào khi ta lớn lên? (Thế giới của các em sẽ trở thành hiện thực. Trong thế giới ấy , chim không còn biết nói, gió chỉ còn biết thổi,)
 - Từ giã tuổi thơ con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu? (Con người tìm thấy hạnh phúc ở trong đời thật.)
 - Bài thơ nói với các em điều gì?
* Rút ra nội dung, GV ghi bảng, HS đọc lại.
c) Đọc diễn cảm bài thơ. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm : giọng nhẹ nhàng, tình cảm . 
thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ.
 - GV chọn 2 khổ thơ đầu cho học sinh đọc chú ý các từ in đậm.
 Sang năm con lên bảy
 Cha đưa con đến trường
 Giờ con đang lon ton
 Khắp sân vườn chạy nhảy
 Chỉ mình con nghe thấy
 Tiếng muôn loài với con
Mai rồi / con lớn khôn
Chim không còn biết nói
Gió chỉ còn biết thổi
Cây chỉ còn là cây
Đại bàng chẳng về đây
Đậu trên cành khế nữa
Chuyện ngày xửa, ngày xưa
Chỉ là chuyện ngày xưa.
* GV đọc mẫu. HS nhẩm học thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
 - HS thi học thuộc lòng cả bài thơ. Bình chọn bạn đọc hay nhất cho điểm.
 3.Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. 
 Chuẩn bị tiết sau: Lớp học trên đường.
Tập đọc
Lớp học trên đường
I. Mục đích yêu cầu
- Đọc lưu loát, diễn cảm đọc đúng tên riêng nước ngoài (Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi.).
- Hiểu ý nghĩa truyện : Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.
- Giáo dục HS lòng yêu quê hương đất nước, yêu thích môn học 
II. Chuẩn bị : Tranh minh họa trong SGK.
III. các hoạt động dạy – học 
A.Kiểm tra bài cũ( 3p) : 
HS đọc thuộc lòng bài Sang năm con lên bảy. GV Nhận xét
B.Dạy bài mới ( 37 phút )
1 Giới thiệu bài : Trực tiếp 
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a.Luyện đọc: 1HS đọc cả bài. - Chia đoạn : 3 đoạn. Đ1từ đầu đến đọc được.	 - Đ2 tiếp đến cái đuôi. Đ3 còn lại.
*HS quan sát tranh trong SGK. 
 - Gọi 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn – luyện phát âm. 
 - HS đọc nối tiếp kết hợp giải thích từ
 - HS đọc theo cặp . 
 - GV đọc mẫu
b. Tìm hiểu bài . HS đọc thầm và trả lời lời câu hỏi:
 - Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh nào? (học trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống)
 - Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh? (Học trò là Rê-mi và chú chó Ca-pi, sách là miếng gỗ mỏnglớp học ở trên đường đi.)
 - Kết quả học tập của Ca-pi và Rê-mi khác nhau như thế nào? 
 - Tìm những từ cho thấy Rê-mi là một cậu bé hiếu học? (Lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ đẹp, thuộc tất cả các chữ cái, không dám sao nhãng một phút nào, đấy là điều con thích nhất)
 - Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em? (Trẻ em cần được học hành, dạy dỗ) 
 * Rút ra nội dung, GV ghi bảng, HS đọc lại.
Nội dung : Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.
c.Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
 - Gọi 3 học sinh nối tiếp nhau đọc lại bài văn.
 - GV chọn đoạnk 3 HD cả lớp đọc. (GV viết bảng). 
 - GV hướng dẫn HS đọc.
 - HS đọc diễn cảm. GV sửa sai cho HS. 
 - Thi đọc diễn cảm, GV nhận xét. 
 - Bình chọn nhóm đọc tốt nhất, hay nhất
3.Củng c, dặn dò: Cho học sinh nêu ý nghĩa của bài. 
 	GV nhận xét giờ học. 
Chuẩn bị tiết sau: Nếu trái đất thiếu trẻ em.
Thứ tư ngày tháng năm 2007
Tập đọc
Nếu trái đất thiếu trẻ em
I. Mục đích, yêu cầu
- Đọc lưu loát, trôi chảy, diễn cảm bài thơ theo thể tự do.toàn bài. 
- Hiểu ý nghĩa bài thơ: Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với thế giới tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ.
- Học sinh học thuộc lòng bài thơ.
- Giáo dục HS lòng yêu quê hương đất nước, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy – học : Tranh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học
A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút).
 HS đọc lại bài Lớp học trên đường. GV nhận xét.
B. Dạy bài mới: (37 phút).
1 Giới thiệu bài : Trực tiếp . HS quan sát tranh minh họa.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc. HS giỏi đọc toàn bài 
- HS nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ. HS đọc kết hợp nêu chú giải. 
- HS luyện đọc theo cặp. GV đọc mẫu toàn bài.
b) Tìm hiểu bài. HS đọc thầm bài thơ, trả lời câu hỏi.
 - Nhân vật “tôi” và nhân vật “Anh” trong bài thơ là ai? Vì sao chữ “Anh” được viết hoa? (Tôi tên tác giả, “Anh” là phi công vũ trụ Pô-pốp. Chữ “Anh” được viết hoa để bày tỏ lòn kính trọng phi công vũ trụ Pô-pốp đã 2 lần được phong tặng danh hiệu)
 - Cảm giác thích thú của vị klhách về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết nào?
 - Tranh vẽ của các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh?
 - Em hiểu ba dòng thơ cuối như thế nào?
* Rút ra nội dung, GV ghi bảng, HS đọc lại.
c) Đọc diễn cảm bài thơ. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm : giọng nhẹ nhàng, tình cảm . 
thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ.
 - GV chọn khổ thơ 2 cho học sinh đọc chú ý các từ in đậm.
 Pô-pốp bảo tôi:
“- Anh hãy nhìn xem :
Có ở đâu đầu tôi to được thế? //
Anh hãy nhìn xem!
Và thế này thì “ghê gớm” thật
Trong đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt
Các em tô lên một nửa số sao trời” //
Pô-pốp vừa xem vừa sung sướng mỉm cười
Nụ cười trẻ nhỏ
Những chú ngựa xanh lại nằm trên cỏ
Những chú ngựa hồng lại phi trong lửa
Qua tấm lòng các em
Cả thế giới quàng khăn đỏ
Các anh hùng là những đứa trẻ lớn hơn.
* GV đọc mẫu. HS nhẩm học thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
 - HS thi học thuộc lòng cả bài thơ. Bình chọn bạn đọc hay nhất cho điểm.
 3.Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. 
 Chuẩn bị tiết sau: Lớp học trên đường.

Tài liệu đính kèm:

  • docTap doc ki hai.doc