Giáo án Tập đọc: Hành trình của bầy ong

Giáo án Tập đọc: Hành trình của bầy ong

I. Mục đích, yêu cầu:

- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát.

- Hiểu những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để góp ích cho đời.

- Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa, thuộc hai khổ thơ cuối bài.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài trong sgk.

 

doc 4 trang Người đăng huong21 Lượt xem 955Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc: Hành trình của bầy ong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THAO GIẢNG 
Tập đọc: HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
@Nguyễn Đức Mậu?
I. Mục đích, yêu cầu:
Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát.
Hiểu những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để góp ích cho đời.
Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa, thuộc hai khổ thơ cuối bài.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
Đọc bài “Mùa thảo quả” Trả lời câu hỏi về nội dung bài học.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Hãy nêu những điều em biết về loài ong?
Trên đường đi theo những bầy ong lưu động (được chuyển trên xe ô tô đi lấy mật ở những nơi có nhiều hoa) nhà thơ Nguyễn Đức Mậu đã cảm hứng viết bài thơ Hành trình của bầy ong. Các em hãy cùng đọc, cùng tìm hiểu trích đoạn bài thơ để cảm nhận được điều tác giả muốn nói.
Hành trình là chuyến đi xa và lâu, nhiều gian khổ, vất vả.
Để biết được hành trình của bầy ong gian khổ như thế nào chúng ta cùng luyện đọc bài.
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài:
Luyện đọc:
Bài thơ có mấy khổ?
Toàn bài đọc với giọng trải dài tha thiết, cảm hứng ca ngợi những phẩm chất cao quý của bầy ong.
Trong bài có những từ nào khó đọc?
Trong khổ thơ 1 tác giả dùng từ nào để chỉ ướt sũng?
Để chỉ nơi rừng rất sâu, ít người đến được tác giả còn dùng từ nào trong khổ thơ 2?
Tác giả dùng từ nào để chỉ bầy ong đi liên tục trên chặng đường dài, nhằm mục đích nhất định?
Em hiểu: nối liền mùa hoa nghĩa là thế nào?
Chất được dùng trong quá trình làm bia rượu, chất gây say gọi là gì?
Treo bảng phụ ghi khổ 4, yêu cầu hs nêu cách ngắt hơi:
Chắt trong vị ngọt mùi hươngtháng ngày.
GV đọc mẫu.
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
Chúng ta vừa luyện đọc bài xong, để biết được hành trình đi tìm hoa gây mật của bầy ong gian khổ ra sao chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài.
Tìm hiểu bài: (YCHS đọc thầm)
Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong?
Ghi: nẻo đường xa, bay đến chọn đời.
Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào?
Nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt?
Ghi bảng: bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban, hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa
YC hs xem tranh minh họa T118: Hàng cây chắn bão nở hoa
Em hiểu nghĩa câu thơ “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” thế nào?
Qua 2 dòng thơ cuối bài, nhà thơ muốn nói điều gì về công việc của bầy ong?
Công việc của loài ong có ý nghĩa thật đẹp đẽ, lớn lao: Ong giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn nhờ đã chắt được trong vị ngọt, mùi hương của hoa những giọt mật tinh túy. Thưởng thức mật ong con người như thấy những mùa hoa sống lại, không phai tàn.
Bài thơ ca ngợi con vật nào? Có phẩm chất gì đẹp?
Nội dung: Bài thơ ca ngợi phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để góp ích cho đời.
c) Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm và học thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài.
Gọi 1 em đọc khổ 1, 2, 3.
Bạn đọc khổ 1, 2, 3 với giọng thế nào? Phù hợp chưa?
Treo bảng khổ 4, các em đọc thầm khổ thơ 4 cho cô biết khổ thơ này cần đọc với giọng như thế nào?
 GV đọc mẫu.
Nhận xét, chấm điểm.
3. Củng cố- dặn dò: 
Bầy ong có phẩm chất đáng quý gì?
Giao bài về nhà: Học thuộc lòng bài thơ.
Chuẩn bị bài sau Người gác rừng tí hon.
2 em đọc, trả lời câu hỏi.
Ong là con vật chăm chỉ, chuyên cần, làm nhiều việc có ích: hút nhụy hoa làm nên mật ngọt cho người, thụ phấn làm cho cây đơm hoa, kết trái, ong rất đoàn kết có tổ chức.
HS nhắc lại tên bài.
1 học sinh khá đọc.
4 khổ thơ
4 em đọc nối tiếp
HS nêu và đọc: đẫm, rong ruổi, hành trình
1 em đọc khổ 1
Đẫm
1 em đọc khổ 2
Thăm thẳm
1 em đọc khổ 3
Rong ruổi
Bầy ong đi lấy mật từ mùa hoa ở nơi này đến mùa hoa ở nơi khác làm cho các mùa hoa như nối liền lại với nhau.
1 em đọc khổ 4
Men
HS nêu
2 em đọc khổ 4
Học sinh luyện đọc theo cặp. 
4 em đọc trước lớp.
1 học sinh đọc cả bài.
Học sinh đọc thầm khổ thơ đầu.
Thể hiện sự vô tận của không gian: đôi cánh của bầy ong đẫm nắng trời, không gian là cả nẻo đường xa.
Thể hiện sự vô tận của thời gian: bầy ong bay đến trọn đời, thời gian về vô tận.
Học sinh đọc thầm khổ thơ 2 và 3.
Ong rong ruổi trăm miền: ong có mặt nơi thăm thẳm rừng sâu, nơi bờ biển sóng tràn, nơi quần đảo khơi xa. Ong nối liền các mùa hoa, nối rừng hoang với biển xa. Ong chăm chỉ giỏi giang: giá hoa có ở trên trời cao thì bầy ong cũng dám bay lên để mang vào mật thơm.
Nơi rừng sâu: bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
Nơi biển xa: Có hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.
Nơi quần đảo: có loài hoa nở như là không tên.
Học sinh đọc khổ thơ 3.
Đến nơi nào, bầy ong chăm chỉ, giỏi giang cũng tìm được hoa làm mật, đem lại hương vị ngọt ngào cho đời.
Học sinh đọc thầm khổ thơ 4.
Học sinh trả lời.
HS nêu
HS nhắc lại nội dung.
1HS đọc khổ 1, 2, 3.
HS nhận xét
Đọc giọng trải dài, tha thiết, nhấn giọng ở những từ ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của bầy ong.
1 em đọc
Học sinh luyện đọc trong nhóm.
Thi đọc diễn cảm 2 khổ thơ cuối bài.
HS nhẩm đọc thuộc 2 khổ thơ cuối và thi HTL.
HS trả lời.

Tài liệu đính kèm:

  • docTap doc lop 5 hanh trinh cua bay ong.doc