I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Đọc trơn các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Biết thể hiện lời nhân vật trong khi đọc.
2. Kỹ năng:
- Hiểu được ý nghĩa các từ mới: rùng mình.
- Hiểu được nội dung của bài văn: Câu chuyện khuyên chúng ta không nên phá hoại cây cối và cây cối cùng giống như con người, biết đau đớn.
3. Thái độ:
- Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần luyện đọc.
HS: SGK
Thứ ngày tháng năm THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MÔN: TẬP ĐỌC Tiết: CẬU BÉ VÀ CÂY SI GIÀ I. Mục tiêu Kiến thức: Đọc trơn các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết thể hiện lời nhân vật trong khi đọc. Kỹ năng: Hiểu được ý nghĩa các từ mới: rùng mình. Hiểu được nội dung của bài văn: Câu chuyện khuyên chúng ta không nên phá hoại cây cối và cây cối cùng giống như con người, biết đau đớn. Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần luyện đọc. HS: SGK. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Cây đa quê hương. Gọi 3 HS lên bảng đọc bài Cây đa quê hương và trả lời các câu hỏi về nội dung của bài. Nhận xét, cho điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Hỏi: Theo các con, cây cối có biết đau không? Bài tập đọc Cậu bé và cây si già sẽ giúp các con trả lời câu hỏi này. Viết tên bài lên bảng. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Luyện đọc A) Đọc mẫu GV đọc mẫu toàn bài lần 1. Chú ý: đọc bài với giọng chậm rãi, tình cảm. Giọng cây si già đau đớn trách móc. Giọng cậu bé ngây thơ, ngạc nhiên. b) Luyện phát âm Yêu cầu HS tìm các từ cần chú ý phát âm: + HS phía Nam: Tìm tiếng trong bài có thanh hỏi/ ngã, âm cuối là n, c, t? (HS trả lời, GV ghi các từ này lên bảng) Đọc mẫu, sau đó gọi HS đọc các từ này. Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. C) Luyện đọc đoạn Hướng dẫn HS chia bài văn thành 3 đoạn: + Đoạn 1: Bờ ao đầu làng Cảm ơn cây. + Đoạn 2: phần còn lại. Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp. Tổ chức cho HS luyện đọc bài theo nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có 3 HS. D) Thi đọc giữa các nhóm Tổ chức cho HS thi đọc từng đoạn, đọc cả bài. v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài GV đọc mẫu toàn bài lần 2. Cậu bé đã làm điều gì không phải với cây si? Cây si già đã làm gì để cậu bé hiểu được nỗi đau của nó? Theo em, sau cuộc nói chuyện với cây, cậu bé có nghịch như thế nữa không? Vì sao? Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? Để bảo vệ cây cối, chúng ta nên làm gì và không nên làm gì? 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét giờ học, dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: Ai ngoan sẽ được thưởng. Hát 3 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4. Trả lời theo suy nghĩ. 3 HS đọc lại tên bài. Nghe GV đọc, theo dõi và đọc thầm theo. Xum xuê, ngả xuống, mặt nước, hí hoáy, đau điếng, vui vẻ, rùng mình, lắc đầu, 3 đến 5 HS đọc cá nhân, HS đọc theo tổ, đồng thanh. Đọc bài nối tiếp. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu. Đọc từ đầu cho đến hết bài. HS dùng bút chì đánh dấu từng đoạn vào bài. Nối tiếp nhau đọc hết bài. Lần lượt từng HS đọc trong nhóm. Mỗi HS đọc 1 đoạn cho đến hết bài. Mỗi nhóm cử 2 HS thi đọc. HS theo dõi và đọc thầm theo. Cậu bé dùng dao nhọn khắc tên mình lên thân cây làm cho cây đau điếng. HS thảo luận để tìm câu trả lời: Cây cố lấy giọng vui vẻ hỏi cậu bé. Khi biết cậu bé tên là Ngoan, cây khen cái tên của cậu thật đẹp và hỏi: “Vì sao cậu không khắc tên lên người cậu?”; “Vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?” Cậu bé rùng mình hiểu ra rằng dùng dao khắc lên người cây sẽ làm cho cây đau đớn. Như vậy, cây si già đã dùng cái cậu bé không muốn để dạy cho cậu một bài học. HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến: Cậu bé sẽ không nghịch như vậy nữa vì cậu đã biết cây cũng biết đau đớn như con người. Phải biết bảo vệ cây cối. HS tự do phát biểu ý kiến. v Bổ sung: v Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: