Giáo án Tập đọc lớp 3 - Tuần 17

Giáo án Tập đọc lớp 3 - Tuần 17

Tiết 1 + 2

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

MỒ CÔI XỬ KIỆN

I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

-Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.trả tiền,lạchcạch ,giãy nảy,phiên xử . Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc đúng trôi chảy toàn bài. Biết đọc phân biệt các câu kể với lời nhân vật.

-Dựa vào tranh minh hoạ kể lại được toàn bộ câu chuyện.

-Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: công đường, bồi thường

-Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh tài trí của mồ côi. Nhờ sự thông minh, tài trí mà mồ côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà

-Kể lại câu chuyện tự nhiên. Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.

-Giáo dục HS học tập chăm chỉ và học tập đức tính thông minh của mồ côi.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc (SGK)

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

* Kiểm tra bài cũ:

-Gọi 2 HS lên bảng đọc bài Về quê ngoại và trả lời câu hỏi:

-Nêu nội dung chính của bài

-Nhận xét cho điểm HS.

 

doc 6 trang Người đăng hang30 Lượt xem 437Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc lớp 3 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 	 Tiết 1 + 2 
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
MỒ CÔI XỬ KIỆN
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
-Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.trả tiền,lạchcạch ,giãy nảy,phiên xử . Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc đúng trôi chảy toàn bài. Biết đọc phân biệt các câu kể với lời nhân vật.
-Dựa vào tranh minh hoạ kể lại được toàn bộ câu chuyện.
-Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: công đường, bồi thường 
-Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh tài trí của mồ côi. Nhờ sự thông minh, tài trí mà mồ côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà
-Kể lại câu chuyện tự nhiên. Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
-Giáo dục HS học tập chăm chỉ và học tập đức tính thông minh của mồ côi.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc (SGK)
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Kiểm tra bài cũ: 
-Gọi 2 HS lên bảng đọc bài Về quê ngoại và trả lời câu hỏi:
-Nêu nội dung chính của bài
-Nhận xét cho điểm HS.
*Bài mới: Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Luyện đọc
Đọc mẫu:
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt. Chú ý giọng đọc:
+ Người dẫn chuyện: thong thả, rõ ràng.
+ Chủ quán: vu vạ, gian trá.
+ Bác nông dân khi kể lại sự việc thì thật thà phân trần, khi phải đưa ra đồng bạc thì ngạc nhiên.
+Mồ Côi: nhẹ nhàng, thong thả, tự nhiên khi hỏi han chủ quán và bác nông dân; nghiêm nghị khi bảo bác nông dân xóc bạc; oai vệ trong lời phán xét cuối cùng.
 b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
* Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Chỉ bảng và yêu cầu cả lớp luyện phát âm các từ khó, dễ lẫn
* Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó;
-YC 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa từ mới trong bài.
- YC 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc một đoạn.
* YC HS luyện đọc theo nhóm.
*Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Câu chuyện có những nhân vật nào ?
- Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì?
- Theo em nếu ngửi hương thơm của thức ăn trong quán có phải trả tiền không? Vì sao?
- Bác nông dân đưa ra lí lẽ như thế nào khi tên chủ quán đòi tiền?
- Lúc đó Mồ Côi hỏi bác thế nào?
- Bác nông dân trả lời ra sao?
- Chàng Mồ Côi phán quyết thế nào khi bác nông dân thừa nhận là mình đã hít mùi thơm của thức ăn trong quán?
- Thái độ của bác nông dân như thế nào khi nghe chàng Mồ Côi yêu cầu bác trả tiền?
- Chàng mồ côi đã yêu cầu bác nông dân trả tiền cho chủ quán bằng cách nào?
- Vì sao chàng Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần?
- Vì sao tên chủ quán không được cầm 20 đồng của bác nông dân mà vẫn phải tâm phục, khẩu phục?
Em hãy thử đặt một tên khác cho truyện.
Nội dung chính: Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của Mồ Côi. Nhờ sự thông minh tài trí mà Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc một câu, tiếp nối nhau từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- HS đọc các từ khó cá nhân, đồng thanh.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV.
- Đọc theo đoạn, chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, dấu phẩy và khi đọc các câu khó :
- Bác này vào quán tôi/ hít hết mùi thơm lợn quay,/ gà luộc,/ vịt rán/ mà không trả tiền.// Nhờ ngài xét cho.//
- bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền,// Một bên/ “hít mùi thịt”, / một bên/ “nghe tiếng bạc”. // Thế là công bằng.//
- YC HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới. HS đặt câu với từ bồi thường.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
- 1 HS đọc cả bài, lớp theo dõi đọc thầm.
- Câu chuyện có 3 nhân vật là Mồ Côi, bác nông dân và chủ quán.
- Chủ quán kiện bác nông dân vì bác đã vào quán của hắn ngửi hết mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà lại không trả tiền. 
- 2 – 3 em phát biểu ý kiến.
- Bác nông dân nói: “Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả.” 
- Mồ Côi hỏi bác có hít hương thơm của thức ăn trong quán không?
- Bác nông dân thừa nhận là mình có hít mùi thơm của thức ăn trong quán.
- Chàng yêu cầu bác phải trả đủ 20 đồng cho chủ quán.
- Bác nông dân giãy nảy lên khi nghe Mồ Côi yêu cầu bác trả 20 đồng
- Chàng Mồ Côi YC bác cho đồng tiền vào cái bát, úp lại và xóc 10 lần.
- Vì tên chủ quán đòi bác phải trả 20 đồng, bác chỉ có 2 đồng nên phải xóc 10 lần thì mới thành 20 đồng.
- Vì Mồ Côi đưa ra lí lẽ một bên “hít mùi thơm”, một bên “nghe tiếng bạc”, thế là công bằng.
- Đặt tên là : Vị quan toà thông minh
Phiên toà đặc biệt
Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
- GV chọn đọc mẫu một đoạn trong bài.
- Chia nhóm, YC HS luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Gọi 2 nhóm lên đọc phân vai trước lớp .
- Nhận xét và cho điểm HS. 
Hoạt động 4: Kể chuyện
1. Xác định yêu cầu.
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện trang 141 , SGK.
2. Kể theo mẫu
- Gọi HS kể mẫu nội dung tranh 1. nhắc HS kể đúng nội dung tranh minh hoạ và truyện, ngắn gọn không nên kể nguyên văn theo lời của truyện.
- Nhận xét phần kể chuyện của HS
3. Kể theo nhóm
- Yêu cầu HS chọn một đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
4. Kể trước lớp
-Gọi 3HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. Sau đó, gọi 4HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét và cho diểm HS.
- Tuyên dương HS kể tốt.
- Theo dõi đọc mẫu.
- Chia 4 nhóm theo 4 tổ, luyện đọc phân vai trong nhóm.
- 2 nhóm (mỗi nhóm 3 em) thi đọc phân vai trước lớp .
- 1HS đọc diễn cảm cả bài.
- 2 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét:
Xưa có chàng Mồ Côi thông minh được dân giao cho việc xử kiện trong vùng, một hôm, có một lão chủ quán đưa một bác nông dân đến kiện vì bác đã hít mùi thơm trong quán của lão mà không trả tiền.
- Kể chuyện theo cặp
- 4 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
*Bổ sung: 
TIẾT 3
TẬP ĐỌC 
ANH ĐOM ĐÓM
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Đọc đúng các từ , tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Gác núi, lên đèn, long lanh, lặng lẽ, ngủ,  Đọc trôi chảy được toàn bài ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ.
 -Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: đom đóm, chuyên cần, cò bợ, vạc,  Hiểu được nội dung bài: Bài thơ cho ta thấy sự chuyên cần của anh Đom Đóm. Qua việc kể lại một đêm làm việc của Đom Đóm tác giả còn cho chúng ta thấy vẻ đẹp của cuộc sống các loài vật ở nông thôn.
- Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước, có ý thức học tập tốt để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
-Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 4 HS lên bảng tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Mồ Côi xử kiện 
- Nhận xét cho điểm HS.
*Bài mới: Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Luyện đọc.
a. Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng. Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm: lan dần, chuyên cần, gió mát, êm, suốt một đêm, lo, lặng lẽ, long lanh, quay vòng, bừng nở, rộn rịp, lui.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
* HD đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- YC 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. Sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của các từ mới trong bài. 
- YC 6HS nối tiếp nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.
* YC HS luyện đọc theo nhóm.
* Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
* Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
+ Anh Đom Đóm làm việc vào lúc nào?
+ Công việc của anh Đom Đóm là gì?
- Anh Đom Đóm đã làm công việc của mình như thế nào? Những câu thơ nào cho em biết điều đó?
+ Anh Đom Đóm thấy những cảnh gì trong đêm?
- YC HS đọc thầm lại cả bài thơ và tìm một hình ảnh đẹp của anh Đom Đóm.
- Bài thơ cho em thấy điều gì?
Nội dung chính: Bài thơ cho ta thấy sự chuyên cần của anh Đom Đóm và vẻ đẹp của cuộc sống các loài vật ở nông thôn.
Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ.
- GV đọc mẫu lại bài một lượt. Sau đó cho HS cả lớp đọc đồng thanh bài rồi yêu cầu HS tự học thuộc lòng.
- Tổ chức cho HS thi học thuộc lòng.
- Nhận xét, tuyên dương những HS đã học thuộc bài. 
-HS theo dõi GV đọc mẫu
- Mỗi HS đọc một câu tiếp nối nhau từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. HS nhìn bảng đọc các từ ngữ cần chú ý phát âm đúng khi đọc.
- Đọc từng khổ thơ theo hướng dẫn của GV.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, dấu phẩy và cuối mỗi dòng thơ.
- HS đọc chú giải SGK.
- 6HS nối tiếp nhau đọc bài, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Mỗi nhóm 5 HS, lần lượt từng HS đọc một khổ thơ trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc nối tiếp.
- 1HS đọc, cả lớp cùng đọc thầm.
- Anh Đom Đóm làm việc vào ban đêm.
- Công việc của anh Đom Đóm là lên đèn đi gác lo cho người ngủ.
- Anh Đom Đóm đã làm công việc của mình một cách rất nghiêm túc, cần mẫn, chăm chỉ. Những câu thơ cho thấy điều này là: Anh Đóm chuyên cần. Lên đèn đi gác. Đi suốt một đêm. Lo cho người ngủ.
- Trong đêm đi gác, anh thấy chị Cò Bợ đang ru con ngủ, thấy thím Vạc đang lặng lẽ mò tôm, ánh sao Hôm chiếu xuống nước long lanh.
- HS suy nghĩ và trả lời tự do theo ý hiểu của mình.
- HS trả lời tự do theo cảm nhận của mình
- HS luyện học thuộc lòng bài thơ.
- Các nhóm thi học thuộc lòng bài thơ.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ 
*Bổ sung: 
TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17.doc