Giáo án Tập đọc lớp 3 - Tuần 33

Giáo án Tập đọc lớp 3 - Tuần 33

Tiết 1&2

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

CÓC KIỆN TRỜI

I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

* Tập đọc:

+ Đọc đúng các tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: nắng hạn, ruộng đồng, khát khô, nổi giận, nhảy xổ tới, cắn cổ, hùng hổ, nổi lọan, nghiến răng, . . Ngắt, nghĩ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy tòan bài.

+ Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài : thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, túng thế, trần gian. . .

+ Hiểu nội dung truyện : Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho thiên hạ.

* Kể chuyện

+ Rèn kỹ năng nói : Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể được một đoạn câu truyện Cóc kiện Trời bằng lời của một nhân vật trong truyện.

+ Rèn kỹ năng nghe cho HS : Biết nghe và nhận xét lời kể cho bạn.

+ Yêu thích, hứng thú với giờ học kể chuyện.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

+ GV : Tranh minh họa bài tập đọc , các đọan truyện . Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần HD luyện đọc .

 

doc 7 trang Người đăng hang30 Lượt xem 568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc lớp 3 - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 	 Tiết 1&2 
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
CÓC KIỆN TRỜI
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
* Tập đọc:
+ Đọc đúng các tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: nắng hạn, ruộng đồng, khát khô, nổi giận, nhảy xổ tới, cắn cổ, hùng hổ, nổi lọan, nghiến răng, . . Ngắt, nghĩ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy tòan bài. 
+ Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài : thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, túng thế, trần gian. . . 
+ Hiểu nội dung truyện : Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho thiên hạ.
* Kể chuyện
+ Rèn kỹ năng nói : Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể được một đoạn câu truyện Cóc kiện Trời bằng lời của một nhân vật trong truyện.
+ Rèn kỹ năng nghe cho HS : Biết nghe và nhận xét lời kể cho bạn.
+ Yêu thích, hứng thú với giờ học kể chuyện.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ GV : Tranh minh họa bài tập đọc , các đọan truyện . Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần HD luyện đọc .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Kiểm tra bài cũ: 
+3 em lên bảng đọc bảng, GV nhận xét, ghi điểm 
H : Thanh dùng sổ tay làm gì? 
H : Hãy nói 1 vài điều lý thú ghi trong sổ tay của Thanh? 
H : Đọc và nêu NDC? 
+ Nhận xét, ghi điểm, nhận xét chung.
*Bài mới: Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1(15’): Luyện đọc 
+ GV đọc mẫu 
+ Yêu cầu HS đọc từng câu. GV theo dõi ghi từ HS phát âm sai lên bảng. 
+ GV chia đoạn (3 đoạn), yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đọan. HD đọc ngắt nghỉ hơi đúng chỗ có dấu phẩy dấu chấm ở các cụm từ. 
+ Giải nghĩa từ mới trong bài. 
+ Gọi 3 em tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài lần 2
+Luyện đọc bài theo nhóm 
+ Tổ chức cho HS thi đọc bài giữa các nhóm. Nhận xét, tuyên dương những nhóm đọc hay.
+ YC đọc đồng thanh cả bài.
Hoạt động 2( 8’) : Tìm hiểu bài 
+ GV hoặc 1 em đọc lại cả bài 
+ GV đặt câu hỏi giúp HS tìm hiểu bài 
H: Vì sao Cóc phải lên kiện Trời ? 
H: Cóc cùng những bạn nào lên kiện Trời ? 
+ Chúng ta cùng tìm hiểu đọan 2 để biết cuộc chiến giữa Cóc và các bạn với đội quan nhà Trời như thế nào .
H : Cóc sắp xếp đội ngũ nhu thế nào trứơc khi đánh trống? 
H : Đội quân của nhà Trời gồm những ai? 
+ Em hãy kể lại cuộc chiến giữa Cóc và các bạn với đội quân của nhà Trời . 
+ Theo em , vì sao Cóc và các bạn lại thắng được đội quân hùng hậu của Trời? 
+ Sau cuộc chiến thái độ của Trời như thế nào? 
+ Trời đã đồng ý với Cóc những gì? 
+ Trong thực tế, khi nhân dân ta thấy Cóc nghiến răng là trời sẽ đổ mưa. Chính vì thế mà từ xa xưa nhân dân đã có câu ca : 
 Con Cóc là cậu ông trời
 Hễ ai đánh Cóc thì Trời đánh cho.
+ Qua phần đọc và tìm hiểu câu chuyện , em thấy Cóc có gì đáng khen? 
Giảng: Cóc đại diện cho nguyện vọng của người nông dân, luôn mong muốn mưa thuận gió hòa để sản xuất. 
*NDC: Do biết đòan kết nên Cóc và các bạn đã thắng được đội quân của Trời , buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới . 
Hoạt động 3( 10’): Luyện đọc lại bài 
+ GV đọc mẫu đọan tòan bài lần hai 
+ GV gọi 3 em YC đọc bài trứơc lớp theo ba vai Trời , Cóc , người dẫn truyện . 
+ GV chia lớp thành nhóm nhỏ , mỗi nhóm 3 em YC luyện đọc theo nhóm . 
+ Tổ chức cho 3 nhóm thi đọc bài theo vai trước lớp . 
+ Nhận xét và cho điểm HS 
+ HS nghe 
+ HS nối tiếp nhau đọc từng câu. Chú ý phát âm từ đọc sai. 
+ 3 HS nối tiếp nhau đọc theo đọan. Chú ý ngắt nghỉ đúng chỗ. 
+ 2em đọc chú giải trong SGK, lớp theo dõi. 
+ 3em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài lần 2
+ HS đọc bài trong nhóm 2. Mỗi em đọc 1 đoạn, các bạn trong nhóm theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho bạn.
+ Đại diện 3 nhóm đọc 
+ HS đọc đồng thanh1 lần cả bài
+ Theo dõi bài trong SGK . 
+ Trả lời câu hỏi của GV 
+ Vì đã lâu ngày Trời không làm mưa , hạ giới bị hạn hán , muôn lòai đều khổ sở . 
+ Trên đường đi kiện Trời , Cóc gặp Cua , Gấu , Cọp , Ong và Cáo , vậy là tất cả cùng theo Cóc lên kiện trời . 
+ 1 em đọc lại đọan 2 trước lớp , cả lớp theo dõi bài trong SGK . 
+ Trước khi đánh trống , Cóc bảo Cua bò vào chum nước , Ong đợi sau cánh cửa , Cáo , Gấu , Cọp thì nấp ở hai bên
+ Đội quân của nhà trời có Gà, Chó , , Thần Sét . 
+ HS đọc thầm đọan 2 và trả lời 
+ Cóc và các bạn thắng được đội quân nhà Trời vì các bạn dũng cảm và biết phối hợp với nhau . / Cóc và các bạn đại diện cho lẽ phải . 
+ Lúc đầu , Trời tức giận , sau cuộc chiến thấy mình núng thế Trời đành mời Cóc vào nói chuyện . 
+ Trời hứa sẽ làm mưa ngay cho hạ giới và còn dặn Cóc lần sau chỉ cần nghiến răng báo hiệu là Trời sẽ làm mưa ngay chứ không cần lên tận thiên đình . 
+ HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến : Cóc thật dũng cảm , dám lên kiện Trời ; Cóc biết sắp xếp , phân công các bạn một cách hợp lý nên đã thắng được đội quân hùng hậu của Trời ; Cóc thương muôn lòai dưới hạ giới . . .
+2 em nhắc lại NDC 
+ HS theo dõi và đọc mẫu 
+ 3 em đọc bài . 
+ HS trong nhóm phân vai để đọc lại bài 
+ Cả lớp theo dõi , nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất . 
KỂ CHUYỆN
Hoạt động 4 ( 8’) : Luyện đọc lại
+ Gọi 1 em đọc toàn bài
+ Gọi 3 em đọc bài theo vai
+ Chia nhóm, mỗi nhóm 3 em luyện đọc theo vai
+ Tổ chức cho HS thi đọc bài theo vai.
( Trời, người dẫn truyện )
+ Nhận xét, cho điểm những nhóm kể hay. Nhận xét chung.
Hoạt động 5 ( 27’) : Kể chuyện
1. Xác định YC . 
+ YC HS đọc YC của phần kể chuyện trang 123 , SGK . 
2. HD kể chuyện . 
+ Chúng ta phải kể lại câu chuyện bằng lời của ai ? 
+ Trong chuyện có nhiều nhân vật , em có thể chọn lời kể của Cóc , các bạn của Cóc, Trời nhưng lưu ý không kể bằng lời của các nhân vật chết trong cuộc chiến đấu . 
+ GV YC HS suy nghĩ để chọn một nhân vật mà mình sẽ kể theo lời của nhân vật đó 
+ Chúng ta phải xưng hô như thế nào khi kể theo lời của một nhân vật trong truyện? 
+ GV YC HS quan sát để nêu nội dung tranh các bức tranh . 
+ GV gọi 1 HS khá, YC kể lọai đọan đầu của câu chuyện.
+ Nhận xét . 
3. Kể theo nhóm 
+ GV chia lớp thành các nhóm nhỏ , mỗi nhóm 3 em , các em chọn cùng 1 nhân vật vào cùng 1 nhóm , YC các HS trong nhóm tiếp nối nhau kể chuyện. 
4. Kể chuyện 
+ GV gọi 3 em kế tiếp nối câu chuyện trước lớp . 
+ GV nhận xét . 
+ Gọi 1 em kể lại tòan bộ câu chuyện. 
+ 1 em đọc toàn bài
+ 3 em đọc bài theo vai
+ HS đọc bài trong nhóm
+ 3 nhóm thi đọc, cả lớp theo dõi, nhận xét
+ 1 em đọc thành tiếng . 
+ Bằng lời của một nhân vật trong truyện. 
+ HS nghe GV HD . 
+ HS tiếp nối nhau trả lời trứơc lớp : Em kể theo lời của Cóc . / Em kể theo lời của Trời ./ . . . 
+ Xưng là “ Tôi ” 
+ 4 em tiếp nối nhau phát biểu ý kiến : 
+ Tranh 1 : Cóc và các ab5n trên đường đi kiện Trời . 
+ Tranh 2 : Cuộc chiến giữa Cóc và các bạn với quân nhà Trời . 
+ Tranh 3 : Trời thương lượng với Cóc + Tranh 4 : Trời làm mưa . 
+ Ví dụ kể theo lời của Trời: Câu chuyện đã xảy ra lâu lắm rồi , chính tôi cũng không còn nhớ đó là năm nào . Năm đó , tôi quên không là mưa . Cả năm trời hạn hán nên các lòai vật dưới hạ giới khổ sở lắm . Cỏ cây thì khô héo , đồng ruộng thì nứt nẻ , chim muông khátkhô cả cổ . Một hôm , đang ngồi nghĩ ngơi tôi bỗng nghe thấy trống thiên đình giục lên ba hồi gióng giả . Tôi bực mình lắm khi chẳng thấy ai ngòai chú Cóc bé tí tẹo , xấu xí đang đánh trống của thiên đình , . . . 
+ Tập kể theo nhóm, các HS trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
+ 3 em kế tiếp nối câu chuyện trước lớp . 
+ 1 em kể lại tòan bộ câu chuyện.
+ Cả lớp theo dõi và nhận xét . 
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
+ Nhận xét tiết học . 
+ Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài mới 
*Bổ sung: 
Tiết 3
TẬP ĐỌC 
MẶT TRỜI XANH CỦA TÔI
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
+ Đọc đúng các tiếng khó và từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : tiếng thác , đổ về , thảm cỏ , lá xòe , mặt trời , . . . Ngắt ngỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ .Đọc trôi chảy được tòan bài . 
+ Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài : Thảm cỏ
+ Cảm nhận được vẻ đẹp của rừng cọ và tình yêu của tác giả với rừng cọ quê hương.
+ Học thuộc lòng bài thơ. Yêu thích hứng thú với giờ học.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ Tranh minh họa bài tập đọc 
+ Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần HD luyện đọc 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Kiểm tra bài cũ: 
+ 3 em lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi bài “Cóc kiện trời” .
H:Vì sao cóc phải lên kiện trời?
H: Kể lại cuợc chiến đấu giữa 2 bên? 
H: Đọc và nêu NDC của bài? 
+ Nhận xét, ghi điểm , nhận xét chung.
*Bài mới: Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 (12’): Luyện đọc 
a. Đọc mẫu 
+ GV đọc tòan bài một lượt với giọng vui tươi , nhanh . 
b. HD đọc từng khổ thơ 
+ GV YC HS tiếp nối nhau đọc bài, mỗi em đọc 2 dòng thơ. YC HS đọc 2 vòng như vậy. GV theo dõi HS đọc bài và sữa lỗi phát âm cho những HS phát âm sai . 
c. HD đọc từng khổ thơ kết hợp giải nghĩa từ 
+ GV yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc . Nhắc HS ngắt hơi đúng ở cuối các dòng thơ .
+ Yêu cầu HS giải nghĩa từ thảm cỏ trong bài . Thảm cỏ có nghĩa là cỏ mọc dày như 1 tấm thảm, êm , mượt.
+ YC 4 em tiếp nối nhau đọc lại bài thơ 2 lần 
d. Luyện đọc theo nhóm 
+ Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 em, yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 
+ Yêu cầu 3 đến 4 nhóm bất kì đọc bài trứơc lớp. Nhận xét, tuyên dương các nhóm đọc hay
e. Đọc đồng thanh 
Hoạt động 2( 8’) : Tìm hiểu bài 
+ Gọi 1 em đọc lại tòan bài 
+ GV lần lượt nêu câu hỏi cho HS trả lời để hiểu nội dung bài thơ : 
+ GV YC HS đọc thầm khổ thơ 1 và hỏi : Khổ thơ 1 miêu tả điều gì ? 
H: Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với gì ? 
H: Qua cách so sánh của tác giả, em hình dung được điều gì về mưa trong rừng cọ? 
H : Theo em, vì sao có thể so sánh tiếng mưa trong rừng cọ như vậy? 
+ GV YC HS quan sát tranh minh họa bài tập đọc và giảng: Trong rừng cọ, lá cọ lại xòe ngang lại rất dày, tạo thành vùng rộng lớn, nước mưa rơi xuống phải rơi trên hàng ngàn, hàng vạn lá cọ, chính vì thế mà tạo thành âm thanh lớn, có tiếng vang xa như tiếng thác đổ, như tiếng gió thổi ào ào . 
H: Khổ thơ thứ hai miêu tả rừng cọ vào lúc nào ? 
H: Mùa hè, trong rừng cọ có điều gì thú vị?
 H: Vì sao tác giả thấy lá cọ giống như mặt trời? 
H: Tác giả gọi lá cọ là gì? Em có thích cách gọi đó của tác giả không? Vì sao? 
H: Em thích nhất hình ảnh nào về rừng cọ trong bài? Vì sao? 
*NDC: Bài thơ tả vẻ đẹp của rừng cọ và lòng yêu quê hương của tác giả.
Hoạt động 3(10’): HD HTL bài thơ . 
 + GV YC HS cả lớp đọc đồng thanh bài thơ 
+ Hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ kết hợp xoá bảng.
+ Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ
+ Cả lớp nhận xét bình chọn những bạn đọc tốt nhất. GV ghi điểm, nhận xét chung.
+ Theo dõi GV đọc bài mẫu và đọc thầm theo 
+ Đọc bài tiếp nối theo tổ, dãy bàn hoặc nhóm. Cả lớp nghe GV hoặc bạn HS đọc mẫu các từ khó phát âm. HS mắc lỗi đọc lại theo mẫu, tổ, nhóm đồng thanh đọc các tiếng, từ ngữ này . 
+ 4 HS đọc bài theo yêu cầu của GV 
+ 1 số em giải nghĩa từ thảm cỏ
+ 4 em đọc bài theo YC của GV 
+ Mỗi HS đọc 1 lần bài thơ trứơc nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau . 
+ 3 đến 4 nhóm bất kì đọc bài trứơc lớp
+ Lớp đọc đồng thanh.
+ 1 em đọc trước lớp , lớp đọc thầm . 
+ Nghe câu hỏi của GV và trả lời : 
+ Miêu tả tiếng mưa trong rừng cọ .
+ Tiếng mưa trong rừng cọ được so ánh như tiếng thác đổ về , như ào ào trận gió 
+ Tiếng mưa trong rừng cọ rất lớn , ào ào như tiếng thác , như tiếng gió to . 
+ 2 đến 3 em phát biểu ý kiến . 
+ Quan sát tranh minh họa và nghe GV giảng 
+ Miêu tả rừng cọ vào buổi trưa hè . 
+ Vào trưa hè , nằm trong rừng cọ sẽ thấy trời xanh qua từng kẽ lá . 
+ Vì lá cọ tròn , có gân lá xòe ra như các tia nắng nên giống như mặt trời . 
+ Tác giả âu yếm gọi lá cọ là “ Mặt trời xanh của tôi” Cách gọi ấy thật hay vì lá cọ giống mặt trời nhưng lại có màu xanh, cách gọi ấy cũng thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó của tác giả đối với rừng cọ quê hương . 
+ 3 đến 5 em trả lời. Có thể thích : rừng cọ trong cơn mưa; thích vào buổi trưa hè; thích lá cọ “xòe từng tia nắng” . . . 
+ Đọc đồng thanh theo yêu cầu của GV
+ Đọc thuộc lòng (đồng thanh, nhóm, cá nhân).
+ 3 -4 em thi đọc.
+ Cả lớp theo dõi bình chọn những bạn đọc đúng, đọc hay
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
+ Nhận xét tiết học . Dặn dò HS về nhà làm bài và học bài mới 
*Bổ sung: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 33.doc