Tiết 1
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
BÀI TẬP LÀM VĂN
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
A/ Tập đọc:
-Giúp HS đọc đúng các từ tiếng khó. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết đọc phân biệt giọng của người kể và các nhân vật.Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: khăn mùi xoa, viết lia lịa, ngắn ngủn,
-Hiểu được nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện muốn khuyên các em lời nói phải đi đôi với việc làm, đã nói phải cố làm được những gì mình nói.
-Hỗ trợ tiếng việt : Giúp HS đọc trơn, rõ ràng, rành mạch, trả lời câu hỏi đủ ý, thành câu.
B/ Kể chuyện:
1.Rèn kĩ năng nói:
-Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự câu chuyện. Bước đầu kể lại được một đoạn câu chuyện bằng lời của mình
-Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
2. Rèn kỹ năng nghe:
-Học sinh ham đọc sách. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt.
-Hỗ trợ đặc biệt : Học sinh kể lại câu truyện đủ ý, trọn vẹn thành câu
Tuần 6: Tiết 1 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN BÀI TẬP LÀM VĂN I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: A/ Tập đọc: -Giúp HS đọc đúng các từ tiếng khó. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết đọc phân biệt giọng của người kể và các nhân vật.Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: khăn mùi xoa, viết lia lịa, ngắn ngủn, -Hiểu được nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện muốn khuyên các em lời nói phải đi đôi với việc làm, đã nói phải cố làm được những gì mình nói. -Hỗ trợ tiếng việt : Giúp HS đọc trơn, rõ ràng, rành mạch, trả lời câu hỏi đủ ý, thành câu. B/ Kể chuyện: 1.Rèn kĩ năng nói: -Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự câu chuyện. Bước đầu kể lại được một đoạn câu chuyện bằng lời của mình -Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. 2. Rèn kỹ năng nghe: -Học sinh ham đọc sách. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt. -Hỗ trợ đặc biệt : Học sinh kể lại câu truyện đủ ý, trọn vẹn thành câu II/ CHUẨN BỊ : -Tranh minh họa các đoạn truyện. 1 cái khăn mùi xoa. -Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Kiểm tra bài cũ: - Gọi 03 HS lên bảng đọc bài Cuộc họp của chữ viết, trả lời câu hỏi H.Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì? H.Cuộc họp đã đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng? H.Nêu các bước của một cuộc họp? *Bài mới: Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hỗ trợ đặc biệt Hoạt động2 (12’): Luyện đọc -GV đọc mẫu toàn bài một lượt. -Gọi 1 em đọc, chú ý lời các nhân vật -Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn: Cô- li –a -Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó +GV chia đoạn: 4 đoạn +Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp (Treo bảng phụ hướng dẫn HS ngẳt giọng đúng ở các dấu chấm, dấu phẩy ở 1 số đoạn khó). +Giải nghĩa các từ khó: khăn mùi soa (cho HS quan sát), viết lia lịa, ngắn ngủn *YC HS đặt câu với từ “ngắn ngủn”-GV nhận xét, tuyên dương. -YC HS luyện đọc theo nhóm. -Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. -YC các tổ tiếp nối nhau đọc đồng thanh cả bài Hoạt động 3 (8’): Hướng dẫn HS tìm hiểu bài. -Gọi 1 HS đọc lại bài trước lớp. -YC HS đọc thầm đoạn 1 và 2, trả lời các câu hỏi: +Hãy tìm tên của người kể lại câu chuyện này. Nêu câu hỏi SGK -1 HS đọc thành tiếng đoạn 3, cả lớp đọc thầm,trả lời: +Thấy các bạn viết nhiều, Cô- li- a đã làm cách gì để bài viết dài ra? -Yêu cầu HS đọc đoạn 4 và thảo luận trả lời câu hỏi 4. GV hỏi: Bài đọc giúp em hiểu ra điều gì? Nội dung chính: Câu chuyện khuyên các em lời nói phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói. Hoạt động 4 (10’): Luyện đọc lại - GV hướng dẫn cho HS đọc đoạn 1, 2 (Treo bảng phụ hướng dẫn cách đọc). -Tổ chức cho HS đọc đoạn 1,2 trong nhóm. -Tổ chức cho HS thi đọc đoạn 1,2 -Nhận xét, tuyên dương. -HS theo dõi SGK -1 HS khá đọc. -Mỗi HS đọc một câu nối tiếp nhau đến hết bài kết hợp luyện đọc từ khó . -Đọc từng đoạn theo hướng dẫn của GV -Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp. -Đọc chú giải SGK -HS đặt câu tự do. -HS đọc trong nhóm mỗi em đọc một đoạn, theo dõi Nxét. -2 nhóm thi đọc nối tiếp. -Mỗi tổ đọc đồng thanh một đoạn, 4 tổ nối tiếp nhau đọc. -1 HS đọc bài trước lớp. -HS đọc thầm đoạn 1- 2 trả lời câu hỏi. -Đó chính là Cô- li- a. Bạn kể về bài tập làm văn của mình. -1 em đọc đoạn 3 -Cô- li- a đã cố nhớ lại những việc mà thỉnh thoảng mình đã làm và viết cả những việc mình chưa làm. Cô- li- a còn viết rằng “em muốn giúp mẹ nhiều việc hơn để mẹ đỡ vất vả. - HS đọc đoạn 4 và thảo luận và TLCH -Lời nói phải đi đôi với việc làm.Những điều HS đã nói tốt về mình phải làm bằng được. -1-2 em đọc mẫu -HS luyện đọc trong nhóm -2-3 nhóm thi đọc -Hướng dẫn HS đọc thầm theo bạn. -Nhắc HS đặt câu đầy đủ, trọn ý. -GV hướng dẫn, giúp đỡ HS nếu các em không trả lời được. Tiết 2 Hoạt động 3 (10’):Luyện đọc lại -GV chọn đọc mẫu đoạn 3. 4 -YC HS đọc tiếp nối trong nhóm. -Tổ chức cho 1, 3 nhóm thi đọc nối tiếp Hoạt động 4( 20’): Kể chuyện Xác định yêu cầu. Hướng dẫn kể. a/Sắp xếp lại 4 tranh theo thứ tự trong câu chuyện. -YC HS quan sát 4 tranh. Sau đó tự sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự -GV ghi bảng số thứ tự 1, 2, 3, 4 YC 1 – 2 em lên chọn tranh phóng to gắn vào dưới mỗi tranh theo thứ tự -GV nhận xét b/Kể lại một đoạn của câu chuyện theo lời của em. -Gọi HS đọc YC kể chuyện và mẫu. -Hướng dẫn HS cách kể: Bài tập yêu cầu em chọn kể 1 đoạn của câu chuyện theo lời của em (không phải theo lời của Cô- li- a như trong truyện). -YC 1 HS khá kể mẫu 2-3 câu. - Tổ chức cho HS kể theo cặp. -Gọi HS thi kể cá nhân 1 đoạn bất kì của câu chuyện. -Nhận xét HS kể -HS theo dõi . -HS đọc trong nhóm. -Các nhóm thi đọc nối tiếp. -2 HS thi đọc diễn cảm toàn bài. -2 HS thi đọc cả bài. - HS đọc yêu cầu. -HS QS tranh sắp xếp lại theo đúng trình tự câu chuyện. -1 – 2 em lên chọn tranh phóng to gắn vào dưới mỗi tranh theo thứ tự - HS đọc yêu cầu và mẫu. - HS nghe giảng. -1 HS khá kể mẫu -Từng cặp tập kể . -HS xung phong kể cá nhân 1 đoạn bất kì. -GV hướng dẫn để HS kể trọn vẹn, đủ ý. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: - Em có thích bạn nhỏ trong truyện này không? Vì sao? - HS trả lời tự do. *Bổ sung: Tiết 3 NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: -Đọc đúng, đoc to, rõ ràng các từ tiếng khó : nao nức, bỡ ngỡ, ngập ngừng, trong sáng, nảy nở, mỉm cười, quang đãng, âu yếm, đường làng dài và hẹp, hoặc các tiếng từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các các dấu chấm, dấu phẩy và các cụm từ. Bước đầu biết đọc trôi chảy được toàn bài thể hiện cảm xúc của mình. -Hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài thơ: Bài văn là hồi ức cảm động của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu đi học. -Yêu quí ngôi trường của mình, và biết trân trọng những cảm xúc của buổi đầu đi học. -Hỗ trợ đặc biệt : Hướng dẫn, giúp đỡ cho HS luyện đọc đúng các tiếng từ khó,đọc trơn, rõ ràng, rành mạch các câu văn dài, ngắt nghỉ đúng ở các dấu câu. II/ CHUẨN BỊ : -Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc, những tiếng, từ khó cần luyện đọc. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: *Kiểm tra bài cũ: *Bài mới: Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1 ( 15’): Luyện đọc a.GV đọc bài văn một lượt -Yêu cầu cả lớp đọc toàn bài b.HD HS luyện đọc các từ khó trong bài. -GV yêu cầu HS đọc các từ khó trong bài (viết sẵn ở bảng phụ) -Đọc từng câu văn trong bài. HTĐB: Rèn đọc cho các em đọc yếu nhiều lần (đánh vần) -Đọc từng đoạn trước lớp(2 lượt). -Hướng dẫn HS chú ý ngắt giọng đúng khi đọc các khổ thơ (treo bảng phụ) +GV giải nghĩa cho HS hiểu thêm các từ khó trong bài. -Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. -Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. -Nhận xét, tuyên dương. -Cả lớp đọc đồng thanh lại bài. Hoạt động 3( 10’): Luyện đọc lại bài -Một HS đọc lại toàn bài. *Hướng dẫn HS biết đọc trôi chảy được toàn bài thể hiện cảm xúc của mình. -Tổ chức cho HS đọc bài trong nhóm chọn cho mình đoạn văn mà mình thích và luyện đọc đoạn đó. -Gọi 1 số em đọc lại bài thơ (những em đọc còn yếu) -Nhận xét, tuyên dương cho điểm những em đọc tốt. -Theo dõi GV đọc mẫu. -Đồng thanh -Cá nhân, đồng thanh -Mỗi HS đọc 1 câu nối tiếp nhau từ đầu đến hết bài. Đọc 3 lượt. -HS nối nhau đọc 3 đoạn (gọi những em đọc còn yếu). Đọc 3 lượt -HS đọc chú giải trong SGK. -Lần lượt HS đọc từng đoạn trong nhóm. Các bạn theo dõi chỉnh sửa lỗi cho nhau. -6 em (đọc còn yếu) tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ. Đọc 2 lượt -Đọc đồng thanh -1 em đọc, lớp đọc thầm theo bạn -HS lắng nghe - HS luyện đọc bài trong nhóm. - 5 -6 em đọc CỦNG CỐ – DẶN DÒ: - Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà đọc to, rõ ràng , rành mạch và luyện đọc lại nhiều lần chuẩn bị cho tiết tập đọc ngày mai. * Bổ sung:
Tài liệu đính kèm: